Phan Kế Bính với chuyên mục “Hán văn” và “Việt Hán văn khảo” trên ĐDTC

Một phần của tài liệu Văn nghiệp của Phan Kế Bính trong những chuyển động văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX (Trang 32)

trên ĐDTC

Phan Kế Bính là một nhà nho có vốn Hán học sâu rộng, và sở trường này

đã được phát huy khi ông chuyên giữ mục “Hán văn” trên ĐDTC. Riêng

chuyên mục này, chúng tôi đã có điều kiện khảo sát được các số báo từ 51 đến 104 (năm 1916) như sau:

- Số 51: Tham thì thâm (Lưu tử) (có kèm theo lời phê bình của ông Thang – thôi – Lâm)

- Số 52: Lão hay rượu (Lưu linh) (có kèm theo Lời phê bình của ông Lâm – tây – Trọng)

- Số 53: Truyện Tô Tần và Trương Nghi (Văn sử ký) - Số 54: Chuyện Mao – Toại (Sử ký)

- Số 55: Quách Ngôi tự tiến (Chiến quốc sách) (có kèm theo lời phê bình của ông Lâm tây Trọng)

- Số 56: Chuyện Dự Nhượng báo thù (Chiến quốc sách) - Số 57: - Đầy thì đổ (Tuân tử)

- Gặp may nhờ dịp (Úc ly – tử) (Có kèm theo lời phê bình của ông Ngụy – trọng – Tuyết)

- Số 58: Tùy thời (Lưu tử) (Nhời phê bình của ông Phan – nghĩa – Thắng)

- Số 59: Bài ký sự chơi núi Bao Thiền (Vương An Thạch) (Nhời phê bình của ông Lâm – tây – Trọng)

- Số 61: Ngoi rồi là thuốc độc (Đông lai tử)

- Số 62: Bài ký sự ở miếu Trung – tiết Báo khánh (La – cung – Tiên) - Số 63: Bài phú Tiền Xích – bích (Lục trong cổ văn)

- Số 64: Bài phú Hậu Xích – bích (Nhời phẩm bình của người dịch)

- Số 65: Bài ký Nhạc – dương lâu (Phạm – trọng – Yêm) (Tự - Trân dịch nôm) - Số 66: Bài tiểu – chuyện của Ngụy – văn – đế (Cổ văn)

- Số 67: Chuyện Khuất – nguyên (Sử ký) (Tự - Trân) - Số 68: Chuyện Khuất – nguyên (Tình sử) (Tự - Trân)

- Số 69: Bài ký Đào – hoa – nguyên (Tân Đào – uyên - minh) (Tự - Trân dịch nôm) - Số 70: Bài tựa hội Lan – đình (Nhời phê bình của người dịch)

- Số 71: Chuyện ông Vô-danh - Số 72: Truyện trinh – tiết (Tình sử)

- Số 73: Đức Khổng – tử và ngươi Hạng Thác

- Số 74: Bài tựa tiễn Lý – nguyện về đất Bàn – cốc (Trích trong Cổ văn) - Số 75: Chuyện Tư – mã – Tương – như và nàng Trác – văn – Quân (Tình sử) - Số 76: Bài phú ghét con nhặng xanh (Âu – dương - Tu) (Trích lục trong Cổ văn) - Số 77: Non – bộ gỗ (Tô lão - toàn) (Trích lục trong Cổ văn)

- Số 78: Yêu hoa sen (Chu Đôn Di) (Trích lục Cổ văn) - Số 79: Gốc loạn bởi tự không yêu nhau (Mặc tử)

- Số 80: Bài ký – sự núi Thạch chung (Tô – đông - pha) (Trích lục trong Cổ văn) - Số 81: Bài ký sự yết đền bà Siếu – mẫu (Hoàng – tỉnh - Tăng) (Trích lục Cổ văn) - Số 82: Tỳ - bà – hành diễn âm (Khuyết danh)

- Số 84: Chuyện ông Bùi – Độ và một quan tham tướng (Tình sử) - Số 85: Chuyện thôn Tam – nghĩa (Tình sử)

- Số 86: Chuyện người đàn bà dữ tợn (Tình sử)

- Số 87: Chuyện hai vợ chồng bậc cao hiền (Tình sử) (Nhời phê bình của người dịch) - Số 88: Chuyện vua Đường Minh – hoàng và nàng Dương quí – phi (Tình sử) - Số 89: Chuyện Ma – lặc (Tình sử)

- Số 90: Thuốc bất tử (Chiến quốc sách) (Nhời phê bình của người dịch) - Số 91: Chuyện Tôn – thúc – Ngao (Sử ký)

- Số 94: Chuyện Thạch-sùng và nàng Lục – châu (Tình sử) - Số 95: Chuyện Lạc – hòa và nàng Thuận – nương (Tình sử)

- Số 96: Bài Qui – khứ - lai – từ (Trích lục Cổ văn) (Trương – Phục – Hứa diễn nôm) - Số 97: Bụng khoát đạt (Trích lục văn Độc – thư lạc – thú)

- Số 99: Bụng khoát đạt (Trích lục trong Độc – thư lạc – thú) - Số 101: Lòng thanh tĩnh (Trích lục trong Độc thư lạc thú)

- Số 102: Hứng thú của người hiển đạt (Trích lục trong Độc thư lạc thú) - Số 103: Phóng khoáng điềm đạm (Trích lục trong Độc thư lạc thú) - Số 104: Luận về văn - chương (Trích lục trong Độc thư lạc thú)

Có thể thấy chuyên mục này được dịch chủ yếu từ: Chiến quốc sách, Liệt

Tử, Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Tình sử, Kim cổ kỳ quan, Tiền Hán thư, Sử kýCổ

văn… tức là những sách vở ngoài kinh điển Nho gia. Lựa chọn những câu

chuyện, áng văn thơ thiên về thưởng thức có lẽ Phan Kế Bính đã hiểu rõ thỏa mãn nhu cầu độc giả là điều kiện tối quan trọng để giữ cho tờ báo tồn tại. Mặt khác những câu chuyện dịch này sẽ đồng thời đảm nhiệm vai trò đưa tri thức quá khứ đến độc giả đương thời và cung cấp văn liệu cho những người cầm bút hiện đại, bên cạnh nhiệm vụ trau dồi câu văn quốc ngữ.

Ngoài chuyên mục “đinh” của Phan Kế Bính trên ĐDTC là “Hán văn”

thì “Việt Hán văn khảo” (đăng từ số 167 đến số 180) cũng được coi là một chuyên mục vô cùng quan trọng, tạo nên “bản sắc Phan Kế Bính”. Mặc dù,

chúng tôi không thu thập được đầy đủ các số của ĐDTC nhưng một điều may

mắn là nội dung của chuyên mục này đã được in thành sách Việt Hán văn

khảo năm 1934 khi nó được chọn làm sách giáo khoa trong các trường phổ

thông Pháp-Việt. Do cấu trúc của luận văn sẽ có phần tìm hiểu các công trình biên khảo của Phan Kế Bính (mục 2.2 dưới đây) nên ở phần này chúng tôi không bàn về phong cách biên khảo mà chú ý tới vị trí của nó như một mục

Hai chuyên mục “Hán văn” và “Việt Hán văn khảo” giữ vai trò hết sức

quan trọng trên ĐDTC. Điều này được thể hiện rất rõ trong tương quan với

các chuyên mục khác của ĐDTC (nhất là những chuyên mục có tính văn

chương). Từ số 4 (năm 1915), ĐDTC mở thêm mục mới “Một lối văn Nôm”,

đăng các bài văn của Tản Đà. Về sau, mục này đổi tên là “Tản Đà văn tập”(6).

Không phải ngẫu nhiên khi đánh giá về ĐDTC, Vũ Ngọc Phan đã nhận định:

“Người Tây học có thể thấy trong đó những tinh hoa của nền cổ học Trung Hoa mà nước ta đã chịu ảnh hưởng tự lâu đời; người Hán học có thể thấy trong đó những tư tưởng mới của Tây phương là những tư tưởng mà người

(6) Tầm Dương trong Tản Đà khối mâu thuẫn lớn đã khảo sát lại những bài trong chuyên mục này

của Tản Đà như sau:

* Mục “Một lối văn Nôm” (ký tên: Nguyễn Khắc Hiếu): - Cái chứa trong bụng người (số 4 – tr. 206) - Giá người; Giá ngày (số 5 – tr. 272)

- Luận về cách vợ chồng lấy nhau đời bây giờ; Luận đạo bố, con đời bây giờ (số 6 – tr. 336)

* Mục “Tản Đà văn tập” (ký tên: Tản Đà):

- Chơi xuân kẻo hết xuân đi (số 25 – tr. 1372)

- Thằng người ngây cưỡi con ngựa hay (số 27 – tr. 1462) - Luận cô Kiều (số 28 – tr. 1502)

- Người ta có cái không may, cái may (số 29) - Luận sự ghen tuông là không nên (số 32 – tr. 1680) - Thế giới; Văn chương (số 38 – tr. 1727)

- Luận cách vợ chồng lấy nhau đời bây giờ; Luận cái sự buồn; Văn minh nại cái; Tri kỉ (số 34 – tr. 1774, 1776)

- Bài tư tưởng về cảnh ngộ đã qua, cảnh ngộ hiện thời và cảnh ngộ về sau của người ta; Luận sự ăn ngon (số 35 – tr. 1824)

- Luận cái bụng người tự tử chết (số 37 – tr. 1919) - Bài giải sầu (số 38 – tr. 1968)

- Luận cơm gạo cá thịt (số 40 – tr. 2055, 2056) - Chủ định (số 41 – tr. 2095, 2096)

Việt Nam ta cần phải biết rõ để mà thâu thái” [41, tr. 51]. Nền văn hóa cổ kim, Đông Tây đó được minh chứng bằng những tác phẩm dịch, biên khảo, sưu tầm, hệ thống tư liệu, thư mục của Phan Kế Bính hướng về nền văn học cổ, cùng với những truyện Tàu dịch của Nguyễn Đỗ Mục, những truyện sáng tác của Tản Đà đi từ cổ văn đến kim văn, đặt cạnh bên những tiểu thuyết Pháp dịch sang chữ quốc ngữ của Nguyễn Văn Vĩnh… Điều này đem đến sự phong

phú đa dạng cho phần văn chương của ĐDTC. Nếu như mặt mạnh trong

chuyên mục của Tản Đà là gồm những truyện sáng tác thì Phan Kế Bính lại dẫn dụ người đọc tìm về với những tích truyện cổ, tư tưởng của các nhà triết học Tàu. Những câu văn dịch của ông đọc lên “đanh thép”, chắc nịch, “không thể nào dịch gọn và cứng hơn được” [40, tr. 52-53]:

Tiếng khen là cái ngòi tỏ giãi điều hay; tiếng chê là cái máy bới móc nết xấu. Tỏ giãi điều hay bởi cái tính tốt mà sinh ra; bới móc nết xấu bởi cái tình ghen mà sinh ra. Tính tốt thì mong cho nên việc; tình ghen mà sinh ra. Tính tốt thì mong cho nên việc; tình ghen thì chăm về hại người. Cho nên khen người không nói cho thêm hay thì người nghe không được sướng dạ, chê người không nói cho thêm xấu thì người nghe không được khoái tai (“Gươm đầu lưỡi”,

ĐDTC, số 33, tr. 267).

Trong “Việt Hán văn khảo”, những bài trích lục, trích dịch cũng gây ấn tượng đặc biệt. Với mỗi lối thơ, lối văn, ông đều có dẫn chứng với lựa chọn rất thích đáng và công phu. Nội dung khảo cứu, đúng như tên gọi, bao gồm:

thơ nôm, kinh nghĩa chữ nôm, như: Hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan, Khóc

ông phủ Vĩnh Tường của Hồ Xuân Hương, Hỏi tượng sành của Tam nguyên

Yên Đổ, Mẹ ơi, con muốn lấy chồng của Lê Quí Đôn, và những điệu dân ca

hành vân, lưu thủy; cho đến những bài biểu, chiếu, truyện ký, nghị luận, ký sự, tựa, dịch từ Hán văn ra quốc văn. Tất cả đều cho thấy rõ công phu của Phan Kế Bính trong việc lên thư mục, hệ thống tư liệu cũng như dịch thuật và

trình bày hệ thống văn chương cổ với độc giả tân học đang dần bị tách khỏi văn chương truyền thống.

2.2. Các công trình biên khảo của Phan Kế Bính

Đầu thế kỷ XX khi việc học và thi chữ Hán bị bãi bỏ, lớp thanh niên mới lớn và tầng lớp trung lưu ở thành thị hầu như không còn mối dây liên hệ nào để gắn bó với văn hóa quá khứ. Trường Tây, tiếng Tây, nền văn minh phương Tây đã tạo nên một không khí mới, sôi động, nhưng cũng từ đây dấy lên một nguy cơ mới – cái nguy mất gốc mà các nhà nho yêu nước, văn thi sĩ có tinh thần dân tộc thời đó đã luôn luôn lên tiếng cảnh tỉnh. Nguyễn Triệu Luật chì chiết: “Cái số kiếp dân tộc này như thế đó: bao giờ có khinh tiếng mẹ đẻ, thì bấy giờ mới đứng đắn; bao giờ có ngoại chủng hóa mình đi được thì mới là sang, là nền! Người ta không có cái kiêu ngạo làm người Việt Nam bao giờ” [69, tr. 28]. Lưu Trọng Lư sau này gay gắt: “xưa kia chúng ta là người Tàu, gần đây chúng ta là những người Tây và chưa có lúc nào chúng ta là người Việt Nam cả” [69, tr. 28]. Và để khắc phục nguy cơ này, các bậc trí thức đương thời ý thức được hai nhiệm vụ cấp bách của “trận địa” văn hóa. Một là làm sáng tỏ cái điều mà Nguyễn Trãi đã tuyên ngôn từ năm thế kỷ trước:

“Như nước Đại Việt ta, vốn là một nước văn hiến” (Bình Ngô đại cáo). Hai là

phải: “Làm sao mà gây được một nền văn hóa riêng cho dân tộc Việt Nam” [69, tr. 28]. “Trận địa” văn hóa này đã thu hút được khá nhiều cây bút học vấn sâu rộng trên các lĩnh vực. Chỉ trong vòng nửa thế kỷ mà số đầu sách biên dịch, biên khảo đã lên tới hàng trăm. Đó là chưa kể có những bài viết, công trình chỉ công bố trên một số tờ tạp chí có tính chất khảo cứu đậm đặc như:

ĐDTCNPTC. Chính vì vậy nhiều nhà nghiên cứu văn học sử đã coi đầu

thế kỷ XX là “giai đoạn phồn thịnh về biên khảo”. Trong xu hướng văn hóa

hải dị nhân (1909), Việt Nam phong tục (1915), Hán văn (1916) và Việt Hán văn khảo (1918).

Ngòi bút của Phan Kế Bính, dịch thuật cũng như biên khảo, hướng hẳn

về lịch sử. Trên ĐDTC có một mục là “Bổ quốc sử” mà ông đã giữ trong

nhiều năm và đăng tải nhiều tư liệu hữu ích cho việc tìm hiểu lịch sử nước

nhà. Tiếp tục mạch quan tâm này là ấn bản sách Nam Hải dị nhân. Ở đây,

Phan Kế Bính đã tầm khảo từ các trước tác Hán văn như: Việt điện u linh,

Lĩnh nam chích quái, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện hoặc dã sử. Sách gồm có 56 truyện, chia làm tám chương, như sau:

1, Các bậc đại anh kiệt: Trưng Vương – Bố cái Đại Vương – Đinh Tiên Hoàng – Lý Thái Tổ - Lê Thái Tổ - Bắc Bình Vương – Gia Long.

2, Các bậc danh thần: Lý Thường Kiệt – Tô Hiến Thành – Trần Hưng Đạo – Nguyễn Trãi – Trịnh Kiểm – Lương Hữu Khánh – Phạm Đình Trọng – Đào Duy Từ - Trịnh Hoài Đức.

3, Các bậc danh hiền: Mạc Đĩnh Chi – Chu Văn An – Nguyễn Bỉnh Khiêm – Đặng Đình Tướng.

4, Các bậc văn tài: Nguyễn Hiền – Lương Thế Vinh – Vũ Công Duệ - Giáp Hải – Phạm Trấn – Đỗ Uông – Lê Như Hổ - Phùng Khắc Khoan – Lê Quý Đôn.

5, Các bậc mãnh tướng: Lê Phụng Hiểu – Đoàn Thượng – Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Xí – Phạm Tử Nghi – Đinh Văn Tả - Võ Tánh – Nguyễn Văn Thành – Lê Văn Duyệt.

6, Các vị thần linh ứng: Chử Đồng Tử - Phù đổng Thiên Vương – Tản viên Sơn thần – Lý Hiệu Úy – Tô lịch giang thần – Bạch mã thần – Liễu Hạnh công chúa.

7, Các vị tiên thích: Từ Thức – Tú Uyên – Phạm Viên – Từ đạo Hạnh – Nguyễn minh Không – Trần Lộc.

8, Các người có danh tiếng: Ngô Soạn – Từ nhị Khanh – Tả Ao – Đoàn thị Điểm.

Phạm Quỳnh về sau trong bài khảo cứu về văn học Pháp có so sánh công việc ấy của Phan Kế Bính với công việc của Amyot hồi thế kỷ 16 ở Pháp đem

Danh nhân liệt truyện bằng La tinh dịch thuật ra chữ Pháp, làm cho Pháp văn mới chớm lên đã có vẻ trau chuốt dễ ưa, được người ta thưởng thức và tin tưởng.

Nam hải dị nhân như tên gọi gồm những câu chuyện về những nhân vật

kỳ lạ, phi thường trong lịch sử Việt Nam. Sự tích các nhân vật được kể theo phong cách bình dị. Nhiều truyện có yếu tố hoang đường tạo nên sức hấp dẫn. Đấy là lí do để sau này Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Văn cứng cỏi, lời ít ý nhiều, là một tập về tiểu sử, về sự nghiệp các bậc anh hùng hào kiệt, chí sĩ, cao nhân nước ta. Quyển này là một quyển danh nhân truyện ký, nhưng nhờ cái nhan đề có hai chữ “dị nhân”, nên ông đã có thể để nguyên nhiều sự huyền hoặc” [40, tr. 56]. Bản thân Phan Kế Bính trong lời đề tựa cho ta thấy rõ ý tưởng của tác giả:

Vả chăng mình là người nước Nam, mà sự tích các bậc danh giá trong nước Nam mình không biết, chẳng hóa ra kiến thức của mình kém lắm dư? Vì vậy chúng tôi kê cứu trong chính sử và các tạp ký tìm những truyện các người có danh vọng, có sự tích lạ lùng, chia ra từng môn từng mục, cứ theo thể thức trước sau mà đặt, gọi là Nam Hải dị nhân liệt truyện, trước là để lưu cái sự tích của người trước, sau là để các văn nhân tài tử xem cho biết anh tài nước mình, thì chẳng những là giúp được khi vui cười, mà cũng có thể tư ích trí khôn được cho người ta nữa. Còn như những sự quái lạ, là lời tục truyền để lại, thì chúng tôi cũng theo mà chép vào đây, hoặc có, hoặc không, tùy người xem nên lấy nghĩa lý mà đoán, chớ cũng không dám chắc là có những việc ấy cả.

Nói cách khác, cuốn sách mang mục đích kép: giáo dục và giải trí. Tuy nhiên việc bốn năm sau, năm 1913, sách được dùng làm sách giáo khoa dạy trong hệ thống trường phổ thông cho thấy tiêu đích giáo dục là vượt trội; hơn

thế nó chứng tỏ lối biên khảo của Phan Kế Bính có độ chuẩn mực đáng tin cậy.

Với Việt Nam phong tục (1915), Phan Kế Bính chuyển sang khảo cứu một lĩnh vực khác. Ông miêu tả lại một cách đầy đủ và kĩ lưỡng nếp sinh hoạt vật chất cũng như tinh thần, cá nhân cũng như của làng nước, xã hội Việt Nam xưa. Ở đây, tác giả chia làm ba thiên: phong tục trong gia đình, phong tục hương đảng và phong tục xã hội.

1. Phong tục gia đình (16 mục) (7) 2. Phong tục hương đảng (34 mục) (8)

3. Phong tục xã hội (47 mục) (9)

Những vấn đề mà Phan Kế Bính nói đến rất tỉ mỉ và cụ thể. Công việc

biên khảo Việt Nam phong tục dựa vào sử sách và cả những hương ước, điển

lệ. Cách viết đơn giản, dễ hiểu nhưng lại chứa đựng nhiều lượng thông tin cụ thể khiến người đọc dễ tiếp thu, nắm bắt. Là một nhà nho, Phan Kế Bính đã trình làng những kiến thức, hiểu biết quảng bác từ những đạo lý cao xa như

Một phần của tài liệu Văn nghiệp của Phan Kế Bính trong những chuyển động văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)