1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn xây dựng hệ thống ngữ liệu rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thông

21 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 142 KB

Nội dung

Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: XÂY DỰNG HỆ THỐNG NGỮ LIỆU RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Đơn vị Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

XÂY DỰNG HỆ THỐNG NGỮ LIỆU RÈN LUYỆN

KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

BM 01-Bia SKKN

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: Ngô Đình Vân Nhi

2 Ngày tháng năm sinh: 03/04/1982

8 Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: thạc sĩ

- Năm nhận bằng: 2008

- Chuyên ngành đào tạo: Văn học Việt Nam

III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy Ngữ Văn

Số năm có kinh nghiệm: 10 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

1 Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh thông qua dạy - học Văn (2008)

2 Giáo viên là chiếc cầu nối đa chiều (2010)

3 Giúp học sinh làm bài văn hay (2012)

BM02-LLKHSKKN

Trang 3

Biên Hòa , ngày 29 tháng 04 năm 2014

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 2013-2014

–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng hệ thống ngữ liệu rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn

bản cho học sinh trung học phổ thông

Họ và tên tác giả: Ngô Đình Vân Nhi Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)

- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn 

- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác:  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 

1 Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)

- Có giải pháp hoàn toàn mới 

- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 

2 Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 

3 Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)

- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

BM04-NXĐGSKKN

Trang 4

XÂY DỰNG HỆ THỐNG NGỮ LIỆU RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

PHẦN 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết29/NQ-TW, ngày 6/3/2014, Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 103/KH-BGDĐT về việc tổ chức hội thảo “Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tậpmôn Ngữ văn trong trường phổ thông”

Hội thảo nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng kế hoạch triển khai việc đổimới phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường phổthông theo định hướng phát triển năng lực người học với cách thức xây dựng đềthi/kiểm tra và đáp án theo hướng mở; tích hợp kiến thức liên môn; giải quyết vấn

đề thực tiễn

Trong hội nghị đó, đáng quan tâm là lời phát biểu của các chuyên gia giáo dục đầungành về mục đích thực sự trong tiến trình dạy học văn ở trường trung học Xindẫn ra đây lời kết luận của Giáo sư Trần Đình Sử “khởi điểm của môn Ngữ văn làdạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh khôngtrực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu,mục tiêu cao đẹp của môn Văn đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tớitình yêu văn học”

Có thể nói, rèn luyện năng lực, kĩ năng đọc – hiểu văn bản cho học sinh là mộttrong những yêu cầu quan trọng, khoa học và đúng đắn để các em tiếp cận mônNgữ văn, đánh thức tình yêu đối với môn Văn và có khả năng vận dụng sáng tạokiến thức đã học trong nhà trường vào cuộc sống

2 Thời gian qua, do mục đích, động cơ học tập chính của học sinh là học để vượtqua các kì thi, chương trình đọc - hiểu môn Ngữ văn THPT vẫn “nặng” về trang bịkiến thức hơn là yêu cầu rèn kĩ năng, năng lực nhất là tư duy sáng tạo, tự học, tựnghiên cứu, năng lực thực hành và giải quyết vấn đề cuộc sống

Trong “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” môn Ngữ văn lớp 10, 11,

12, ở phần "Hướng dẫn thực hiện", đối với các văn bản nghệ thuật, văn bản nhậtdụng có hai phần:

1- Tìm hiểu chung: (Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Đối với tìm hiểu tác phẩm, cóthể chia ra các yêu cầu nhỏ: hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại, vị trí đoạn trích,

Trang 5

Tất nhiên, “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” chỉ là định hướng đểgiáo viên giảng dạy Nhưng các đề thi và đáp án môn Ngữ văn thời gian quathường chú trọng các yêu cầu về nội dung, nghệ thuật của văn bản nên để đáp ứngcác yêu cầu của đề thi, giáo viên cũng tập trung cung cấp kiến thức cho học sinh Tóm lại năng lực “hiểu văn bản” của học sinh thường phụ thuộc rất nhiều vào kiếnthức của giáo viên giảng dạy Hầu hết giáo viên tập trung hướng đến cung cấp kiếnthức cho các em học sinh Do đó, năng lực đọc – hiểu văn bản của các em chưađược phát huy tối đa.

3 Bộ giáo dục và đào tạo đã quyết định trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh

ĐH, CĐ năm 2014, cần đổi mới cách ra đề theo hướng đánh giá năng lực Ngữ văncủa người học và yêu cầu cao dần qua các năm theo hướng sau:

Đề thi gồm 2 phần: Phần 1 (5 điểm): Kiểm tra đánh giá (KTĐG) kĩ năng đọc của

HS (theo hình thức của PISA); Phần 2 (5 điểm): KTĐG kĩ năng viết (làm văn) của

HS (theo hướng mở, tích hợp)

4 Là một giáo viên dạy văn, người viết đồng tình với cách đổi mới của Bộ Giáodục Và người viết nhận thấy rằng: để đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới ấy, giáoviên dạy Văn cần thay đổi phương pháp dạy học văn Dạy học văn không còn làviệc truyền giảng kiến thức, cho học sinh cách hiểu của giáo viên mà là dạy họcsinh phương pháp tìm ra kiến thức ấy Mục tiêu của dạy học văn trong thời gian tới

sẽ chú trọng nhiều hơn đến năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh

Để giúp cho quá trình rèn luyện năng lực đọc hiểu của học sinh, giáo viên cầnchuẩn bị một hệ thống ngữ liệu gần gũi nhưng mới mẻ Những ngữ liệu này giúphọc sinh làm quen với quy trình đổi mới kiểm tra đánh giá Ngữ văn trong kì thi tốtnghiệp và đại học

Người viết xin trình bày quy trình xây dựng ngữ liệu rèn luyện năng lực đọc hiểucho học sinh phổ thông

Trang 6

PHẦN 2: NỘI DUNG I/ Cách thức tìm kiếm, lựa chọn ngữ liệu

1 Hướng dẫn của Bộ Giáo dục

Bộ Giáo dục đã đưa ra các phương án đổi mới đề thi kiểm tra Ngữ văn, người viết

đã căn cứ vào các hướng dẫn sau:

Phương án 1: Đưa ra một số văn bản ngắn (gồm cả văn bản hoàn chỉnh và đoạnvăn), lấy từ những nguồn khác nhau, ngoài chương trình SGK (như sách báo,Internet ); nội dung bàn về một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệthuật, y học, khoa học ; thuộc hai dạng: văn bản văn học và văn bản thông tin;được viết theo các phong cách ngôn ngữ mà học sinh THPT đã học, tập trung vàocác phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/văn học, khoa học, báo chí, hành chính Các văn bản phù hợp với trình độ nhận thức của HS; khuyến khích các văn bản cóhình thức trình bày đa dạng (gồm cả chữ viết, hình ảnh )

Phương án 2: Đưa ra một văn bản văn học (thơ hoặc văn xuôi, có thể là văn bảnhoàn chỉnh hoặc một đoạn trích) không có trong chương trình SGK nhưng cùngchủ đề hoặc đề tài và thể loại với các văn bản đã học

Mục đích của phương án này là kiểm tra đánh giá kĩ năng đọc văn bản văn học –loại văn bản mà học sinh được học nhiều nhất trong chương trình, SGK hiện nay.Kết luận: Tóm lại, để xây dựng hệ thống ngữ liệu rèn luyện kĩ năng đọc hiểu vănbản cho học sinh phổ thông, giáo viên phải mở rộng nguồn tư liệu ngoài sách giáokhoa, theo hướng dẫn của bộ giáo dục đào tạo

2 Một số lưu ý khi tìm kiếm, lựa chọn ngữ liệu

Dù theo phương án nào, chúng ta dễ thấy rằng ngữ liệu học sinh tiếp cận trong các

kì thi phải là ngữ liệu mới

Thế nào là ngữ liệu mới?

Đó là ngữ liệu học sinh chưa được giáo viên hướng dẫn tiếp cận trong chương trìnhngữ văn tại lớp

Đó là ngữ liệu chưa xuất hiện trong bất cứ cuộc thi ngữ văn nào trước đó

Nói ngắn gọn, nó nằm ngoài sách giáo khoa

Ngữ liệu mới nhưng không thể đánh đố học sinh, vì vậy, tính mới mẻ đi liền với

tính gần gũi.

Thế nào là ngữ liệu gần gũi?

Đó là ngữ liệu nằm trong tầm tiếp nhận của học sinh trung học;

Đó là ngữ liệu của một tác giả/ một đề tài/ một thể loại mà học sinh đã từng họctrong chương trình sách giáo khoa

Đó là ngữ liệu viết về một đề tài quen thuộc, có tính thời sự mà học sinh quan tâm

3 Kênh tìm kiếm ngữ liệu

Trang 7

Người viết xin cung cấp một vài gợi ý như sau:

- Văn học dân gian là kho tàng đẹp đẽ, phong phú Giáo viên có thể lựa chọn một

số bài ca dao thuộc vào ba mảng chủ đề mà học sinh đã từng tiếp cận trong sáchgiáo khoa ngữ văn 10: tiếng hát than thân, tiếng hát tình nghĩa, tiếng cười hài hước,châm biếm

Xin ví dụ cụ thể như bài ca dao Mười thương

Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên

Ba thương má lúm đồng tiền Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua

Năm thương cổ yếm đeo bùa Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng

Bảy thương nết ở khôn ngoan Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh Chín thương cô ở một mình Mười thương con mắt hữu tình với ai.

- Tác phẩm hay, nổi tiếng của các tác giả quen thuộc trong phong trào thơ Mới(1930-1945): Ví dụ nhà thơ Xuân Diệu, giáo viên có thể chọn ngữ liệu là bài thơ

Giục giã Thứ nhất, học sinh đã quen với phong cách thơ Xuân Diệu Thứ hai, bài Giục giã có nội dung tư tưởng gần gũi với quan niệm thời gian mà Xuân Diệu đã

thể hiện trong thi phẩm Vội vàng (Sách giáo khoa Ngữ văn 11).

Hoặc chúng ta có thể chọn một đoạn trích trong tác phẩm Tỏa nhị kiều của Xuân Diệu Về chủ đề, Tỏa nhị kiều gần gũi với Hai đứa trẻ của Thạch Lam

- Đoạn trích văn xuôi bàn về một đề tài gần gũi với học sinh, ví dụ đoạn trích trong

Hoa học trò của Xuân Diệu:

Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ ngó đến cây, đến hàng, đến những tàn lớn xòe ra, trên dậu khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm Màu hoa phượng chói lói, sinh sống như sắc máu người

Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng lửa

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường Vì sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học

Trang 8

sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất Hoa phượng là hoa học trò Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài cùng với phượng thắm tươi?

Mùa xuân, phượng ra lá Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy Lòng học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng

Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu! Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ

dữ vậy!

Bình minh cùa hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu Ngày xuân dần đến, số hoa tăng, màu cũng đậm dần Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lói, màu phượng mạnh mẽ kêu vang; hè đến rồi !

Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ

Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng; thôi, nghĩ hè sắp đến đây!

- Một tác phẩm ngắn, hay, có ý nghĩa với cuộc sống của học sinh Người viết xinđơn cử một vài ngữ liệu hay

Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?

- Chúng tôi tôn cao nhau

Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?

- Chúng tôi làm đầy nhau

Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?

- Chúng tôi đan vào nhau

Làm nên những chân trời

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:

- Người sống với người như thế nào?

Trang 9

Phù thủy ló ra nhìn

“Anh muốn gì?”

“Tôi muốn mua tình yêu

Mua hạnh phúc, bình yên, tình bạn”

“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non

Còn quả chín anh phải trồng

Không bán”

(Quán hàng phù thủy – K.Badjadjo Pradip - Ấn Độ)

II/ Cách thức xây dựng hệ thống câu hỏi rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản.

Lựa chọn, tìm kiếm ngữ liệu là điều kiện cần, nhưng xây dựng hệ thống câu hỏidựa trên ngữ liệu đó mới là điều kiện đủ cho mục đích rèn luyện năng lực đọc hiểucủa học sinh

1 Dựa vào hướng dẫn của Bộ giáo dục

Hạn chế các câu hỏi nhận biết, tăng cường các câu hỏi thông hiểu và vận dụng.Yêu cầu học sinh tìm kiếm thông tin từ văn bản; tích hợp và suy luận thông tin đãđọc; phản ánh và đánh giá, tìm hiểu văn bản và liên hệ với kinh nghiệm bản thân Theo tinh thần công văn số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD, Bộ giáo dục đã có nhữnghướng dẫn cụ thể về cách thức ôn tập như sau: Để làm tốt phần đọc hiểu, giáo viêncần giúp học sinh nắm được thế nào là một văn bản; các yêu cầu và hình thức kiểmtra cụ thể về đọc hiểu; lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức vànăng lực của học sinh để làm ngữ liệu hướng dẫn đọc hiểu; xây dựng các loại câuhỏi và hướng dẫn chấm một cách phù hợp với mục đích và đối tượng học sinh.Sau đây là một dạng đề gợi ý của Bộ Giáo dục:

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT(Thời gian làm bài: 120 phút)

Phần I – Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc bài thơ sau: Mẹ và quả

Nguyễn Khoa Điềm

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Trang 10

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Trích từ Mẹ của nhà thơ, NXB Phụ nữ, 2008)

Câu 2: Nêu chủ đề của bài thơ?

Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần Chữ “quả” ở dòngnào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?

Câu 4: Nghĩa của “trông” ở dòng thơ Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng là gì? Câu 5: Trong hai dòng thơ Những mùa quả lặn rồi lại mọc - Như mặt trời, khi như

mặt trăng, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh Hãy nêu tác dụng của biện

pháp so sánh đó

Câu 6: Ở khổ thơ thứ nhất, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Cảm xúc củanhà thơ dành cho mẹ là gì?

Câu 7: Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên - Còn

những bí và bầu thì lớn xuống là gì? A Sử dụng từ trái nghĩa B Sử dụng hình ảnh

nhân hóa C Sử dụng thủ pháp miêu tả D Sử dụng phép tương phản, đối lập

Câu 8: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ Chúng mang

dáng giọt mồ hôi mặn - Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi? Ghi lại cảm xúc của em

khi đọc hai dòng thơ này

Câu 9: Ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Hãy ghi lạicảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được?

Câu 10: Phần in đậm trong dòng thơ: Và chúng tôi, một thứ quả trên đời được gọi

là: A Phụ chú B Khởi ngữ C Tình thái D Gọi đáp

Câu 11: Chữ “hái” trong dòng thơ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái có nghĩa làgì?

Câu 12: Chữ “mỏi” trong dòng thơ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi có nghĩa làgì?

Câu 13: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ cuối bài? Tácdụng của những biện pháp đó là gì?

Câu 14: Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Hình dung vàghi lại tâm trạng của nhà thơ trong hai dòng thơ cuối bài

Câu 15: Suy nghĩ, cảm xúc nào của nhà thơ để lại ấn tượng sâu đậm nhất với em?Câu 16: Đọc xong bài thơ, em nghĩ đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lạicâu tục ngữ hay ca dao đó

Ngày đăng: 28/02/2015, 11:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ giáo dục hướng dẫn ôn thi Ngữ văn theo dạng mới – vnexpress.net, ngày 15/04/2014 Khác
2. Công văn 1933/BGD ĐT-GDTrh về việc hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đối với môn Ngữ văn Khác
3. Đổi mới cách hỏi trong môn văn tốt nghiệp THPT 2014 – danviet.com, ngày 16/04/2014 Khác
4. Tìm hiểu về chương trình Pisa – Ths Nguyễn Từ Sinh, trang web của Sở giáo dục và đào tạo Gia Lai Khác
6. Vận dụng Pisa trong đánh giá năng lực đọc – hiểu văn bản Ngữ văn của học sinh THPT – baomoi.com, ngày 03/04/2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w