B. NỘI DUNG
3.2.1. Tính tiết chế chặt chẽ, sắc sảo của ngôn ngữ
Sự tiết chế và chặt chẽ, sắc sảo và lạnh lùng là một điều dễ nhận thấy ở ngôn ngữ M.Kundera. Nhờ đặc điểm này, ông dễ đạt đến mục đích cuối cùng, là khái quát thâu tóm các tuyến cốt truyện lại trong một chủ đề chung. Ở M.Kundera, thứ văn phong rườm rà, những đoạn “trữ tình ngoại đề” thường vắng bóng trong tác phẩm.
Mặc dù dấu ấn của âm nhạc xuất hiện rất nhiều trong kết cấu và nội dung của các tác phẩm của M.Kundera, và nó khiến cho cấu trúc tác phẩm của ông đầy chất nhạc với nét duyên dáng và quyến rũ, nhưng ngôn ngữ, văn phong của ông lại không có cái mượt mà, trữ tình của một bản nhạc hay một điệu nhảy. Vắng bóng đi sự du dương êm ái thường thấy trong ngôn ngữ của một tác phẩm văn học, văn của M.Kundera như đi đến tận cùng của sự khô khan và tỉnh lạnh.
75
Cũng bởi đặc điểm này mà văn của ông được/bị giới nghiên cứu và độc giả nhận xét là khó đọc, khó nắm bắt. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng ông ác, đặc biệt là ác đối với những nhân vật nữ trong các tác phẩm của mình. Dường như ông không hề cảm thông thương xót cho những số phận mình tạo dựng nên.
Nhưng có lẽ, khi đã định hình cho mình một phong cách, các nhà văn sẵn sàng chấp nhận mọi “điều tiếng”. Với M.Kundera, chỉ khi nào độc giả chịu đào sâu khám khá bằng cả tâm hồn và lý trí của mình, lúc đó họ mới có thể cảm nghiệm được chiều sâu và những suy tư được bao bọc bởi lớp vỏ ngôn ngữ sắc sảo lạnh lùng kia.
Đặc điểm này phản ánh sự đồng nhất trong phong cách sáng tác của M.Kundera. Như ở chương I đã phân tích, có thủ pháp “cô đặc” về mặt kết cấu trong tiểu thuyết của ông. Thêm đặc điểm này, M.Kundera đã nhanh chóng tiến đến cái “hiền minh” của sự trong sáng, sự gọn gàng trong ngôn ngữ.
Tính tiết chế, chặt chẽ và sắc sảo trong ngôn ngữ của M.Kundera trước hết được thể hiện ở một lối viết giản lược, ngắn gọn và súc tích.
3.2.1.1. Lối viết giản lược, ngắn gọn và súc tích
Ngôn ngữ, vỏ bọc của nội dung chiếu sáng ý nghĩa của cốt truyện, với điều kiện có sự đồng thuận giữa nhà văn và độc giả trong mối quan hệ xây dựng - khám phá. Việc tìm ra ý nghĩa của một tác phẩm không chỉ phụ thuộc vào cách kết cấu, xây dựng, sắp xếp của tác giả, mà còn phụ thuộc vào năng lực và mong muốn khám phá của độc giả. Đây chính là đặc điểm quan trọng của tiểu thuyết hiện đại: nhà văn và độc giả tạo nên mối quan hệ chặt chẽ trong việc tạo nên dấu ấn của một tác phẩm. Trong đó, nhiệm vụ của nhà văn là khơi gợi, còn nhiệm vụ của độc giả là phải tìm cho ra lớp ý nghĩa mà nhà văn nén sau từng con chữ.
Với mong muốn tìm được sự đồng cảm, bằng tất cả thái độ tôn trọng đối với độc giả của mình, M.Kundera lựa chọn một lối viết chặt chẽ, thẳng gọn, giản lược và súc tích, đạt đến chiều sâu của tiết chế và sắc sảo.
76
Đọc M.Kundera, chúng ta ít thấy có những câu văn hay con chữ thừa thãi, dường như mỗi chữ, mỗi câu đều được nhà văn chủ ý sắp xếp theo chủ ý để đạt đến một hiệu quả thẩm mỹ nhất định. Ông đã tối giản sự cầu kỳ của ngôn ngữ. Cũng thật khó để thay đổi, cắt bớt một chương, một phần nào trong một tác phẩm bất kỳ của ông. Thay đổi hay cắt xén đều có thể dẫn đến việc người đọc không thể nắm bắt được mạch truyện, không hiểu được nhân vật. Điệu Valse giã từ, Đời nhẹ khôn kham, Sự bất tử, Chậm rãi, Bản nguyên, Những mối tình nực cười, Vô tri… tất cả đều sử dụng một lối viết giản dị gọn gàng. Không bình phẩm. Không cầu kỳ diêm dúa. Không sa vào tự sự. Không cảm xúc cá nhân. Không chú tâm tả cảnh vật đất trời. Không xoáy sâu vào việc kể lể những diễn biến cụ thể của nội tâm… Vứt bỏ đi tất cả những yếu tố rườm rà, M.Kundera chỉ đơn giản “kể” lại diễn tiến những câu chuyện mà ông “nhìn” thấy.
Nếu như không có sự tiết chế chặt chẽ và gọn gàng trong câu chữ, nếu như M.Kundera đưa vào mạch truyện những “khúc dạo”, “khoảng trống” hay “quãng lặng”, hẳn các tiểu thuyết của ông sẽ có độ dài gấp đôi gấp ba, thậm chí gấp nhiều lần. Thử tưởng tượng nếu Sự bất tử có thêm những đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lý của riêng nhân vật Agnés? Hẳn M.Kundera cũng có thể từ đó xây dựng riêng thành một phiên bản khác của Bà Bovary (Flaubert) hay một Anna Karenina (L.Tolstoi). Và nếu cứ dùng kiểu văn phong dàn trải, trữ tình, khi đọc đến trang cuối Sự bất tử, độc giả - rất có thể - quên đi những sự kiện đã xảy ra ở những trang sách đầu tiên. Vì như chúng ta đã biết, Sự bất tử là một hệ thống các tuyến nhân vật, các tuyến chủ đề được dồn nén lại rồi cài vào nhau trong cùng một chủ đề chung.
Tất nhiên, trong một tác phẩm, bao giờ cũng có những đoạn văn, những câu chữ quan trọng, bộc lộ rõ nét tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, và bên cạnh đó, có những đoạn văn ít quan trọng hơn, chỉ có vai trò như “nhân vật phụ” để làm nổi “nhân vật chính”. Nhưng những đoạn văn “phụ” trong tác phẩm của M.Kundera
77
cũng có tầm quan trọng rất lớn, không thể bỏ qua. Bởi vai trò của nó là dùng để triển khai, diễn giải những tư tưởng, đúc kết, chiêm nghiệm đã được rút gọn lại trong đoạn văn chính. Trong thực tế phong cách của M.Kundera, khi mà tất cả các câu chữ, ý tứ, sự diễn giải… đã được giản lược, nén lại đến mức tối thiểu thì việc lược bỏ chúng là càng không nên.
3.2.1.2. Dùng từ ngữ và thuật ngữ để chỉ những sự việc có tính khái quát
Trong tiểu thuyết, truyện ngắn và tiểu luận của mình, M.Kundera rất hay đưa ra những từ ngữ, thuật ngữ nhằm hướng tới mục đích: xây dựng được một hệ thống các quan niệm, xác lập được ý nghĩa cốt truyện và nêu bật được tính cách, nội tâm của nhân vật. Quy những vấn đề có ý nghĩa lớn lao vào trong một vài từ ngữ, thuật ngữ không phải là điều mà bất kỳ người cầm bút nào cũng có thể làm được. Điều này không những đòi hỏi sự tư duy, vốn kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, mà còn đòi hỏi sự sắc sảo của nhà văn.
Những từ ngữ, thuật ngữ trong các sáng tác của M.Kundera giúp nhà văn bày tỏ được quan điểm của mình, cũng đồng thời soi sáng được các nhân vật về mặt lối sống, tính cách và tâm hồn.
Trong Đời nhẹ khôn kham, liệu có khi nào người đọc cảm thấy mệt mỏi và đầy ngợp vì những đoạn “trữ tình ngoại đề” khi ông dành tới ba phần riêng biệt với rất nhiều trang sách trong chương III chỉ để bàn luận về cái gọi là Những từ ngữ bị hiểu sai? Trong đó, ông chỉ ra những thuật ngữ có lẽ là quen thuộc, nhưng được đào sâu tới tận cùng lớp ý nghĩa. Dưới mỗi hoàn cảnh, tình thế khác nhau, nó lại hiện lên với một ý nghĩa khác nhau, đặc biệt qua góc nhìn, tính cách của mỗi nhân vật, những từ ngữ ấy lại càng mang một sắc thái biểu trưng riêng biệt. Và, nếu như họ không có sự thấu hiểu lẫn nhau, thì họ luôn luôn bị đặt trong mối tương quan của
những từ ngữ bị hiểu sai - họ hiểu sai về chính nhau. Thông qua những từ ngữ bị hiểu sai ấy, nhân vật soi chiếu lên nhau, “phản quang” lẫn nhau để phát lộ rõ ràng tính cách, suy nghĩ của mình.
78
Mối quan hệ giữa Tomas-Sabina và Sabina-Franz là gì? M.Kundera đã lý giải các mối quan hệ này, đặc biệt là mối quan hệ Sabina-Franz thông qua hệ thống ba phần những từ ngữ bị hiểu sai bao gồm: Đàn bà; Chung thủy và bội phản; Âm nhạc; Ánh sáng và bóng tối; Diễn hành; Nghĩa trang; Quê hương của Sabina; Cái đẹp của New York; Ngôi nhà thờ cổ ở Amsterdam; Sức mạnh và Sống trong sự thật.
Thuật ngữ Đàn bà cho thấy thái độ và quan niệm của Franz về phụ nữ nói chung. Chính quan niệm này dẫn anh tới một cuộc hôn nhân êm ả nhưng hoàn toàn không được xác lập trên cơ sở tình yêu. Chung thủy và bội phản soi rõ quá trình luân chuyển của tâm hồn Sabina, từ tuyệt đối trung thành với đam mê của mình, cô đã bội phản nó với mong muốn tìm lại ý nghĩa thực sự của cuộc sống, tìm lại đam mê lý tưởng và chính bản thân. Bắt đầu từ Âm nhạc trở đi, Sabina và Franz đã bắt đầu bộc lộ sự khác nhau trong suy nghĩ. Âm nhạc với Franz là sự đồng hóa với cái đẹp, với cái mê đắm. Nhưng với Sabina, nó lại là ký ức hãi hùng khơi gợi về cách mà nhà nước của cô dùng nó để áp đặt lên dân chúng, và sau này, nó còn là biểu hiện của sự xâm chiếm quyền riêng tư của con người. Tương tự thế, Quê hương của Sabina với Franz là một chốn tuyệt vời với các sự kiện lịch sử hùng tráng, nhưng với Sabina, đó là nơi giết chết cuộc đời của bao người, trong đó có cô.
Vậy, cùng một từ ngữ, thuật ngữ, với Sabina nó mang ý nghĩa này, với Franz nó lại đưa anh tới những suy nghĩ khác. Điều đó cho thấy sự khác nhau trong quan niệm, lối sống và tính cách của mỗi người. Nó cũng chứng tỏ một điều: trong cuộc sống, cùng một sự việc, nhưng ý nghĩa của nó là khác nhau với mỗi người khác nhau. Không có gì là duy nhất, tuyệt đối.
Trong tất cả Những từ ngữ bị hiểu sai này, không có một thuật ngữ, khái niệm nào bị M.Kundera khai thác một cách dư thừa. Mỗi thuật ngữ lại có vai trò riêng trong việc tái hiện tính cách, suy nghĩ của hai nhân vật ở hai chế độ xã hội khác nhau. Thiếu đi một thuật ngữ với lối diễn giải cụ thể, hai nhân vật này sẽ
79
mất đi tính liên tục trong sự vận động của tâm hồn và tính cách. Đặc biệt với đặc điểm phác thảo nhân vật qua những nét nhỏ của hình dáng, cử chỉ, những từ ngữ, thuật ngữ này đóng vai trò quan trọng trong việc tái hiện nhân vật.
Mỗi từ ngữ bị hiểu sai ấy đóng vai trò như một mắt xích. Mỗi mắt xích có vai trò riêng của mình và tuyệt đối không thể thiếu trong cả một chuỗi liên tục. Mất đi chỉ một thôi sẽ dẫn tới sự “thiếu vắng”, khiến nhân vật trở nên “khuyết thiếu”. Do vậy, tất yếu dẫn đến sự “mất mát” của cả cốt truyện.
Đời nhẹ khôn kham còn đưa ra thuật ngữ về cái Kitsch. Chủ đề về cái Kitsch này còn thường xuyên xuất hiện ở mọi tác phẩm khác của nhà văn (Điệu Valse giã từ, Sự bất tử, Chậm rãi, Bản nguyên, Vô tri, Những mối tình nực cười… tất cả đều có chung thuật ngữ này, dù đôi khi nó không được M.Kundera trực tiếp nhắc tới). Thuật ngữ Kitsch có nguồn gốc từ tiếng Đức, ban đầu nó có nghĩa là “nghệ thuật tầm tầm”. Nhưng sau này nó được hiểu theo nhiều nghĩa khác và gây nên sự tranh cãi ở nhiều nhà nghiên cứu. Với M.Kundera, ông triển khai thuật ngữ Kitsch với quan điểm của riêng mình. Kitsch là “nhu cầu được nhìn mình trong tấm gương dối trá làm đẹp bản thân với một sự thỏa mãn đầy xúc động vì sự sợ hãi tự thể phơi bày” [14, tr.30]. Ông chia thành thái độ Kitsch, nhu cầu Kitsch, cách ứng xử Kitsch… Như vậy, Kitsch là sự che giấu, sự dối trá.
Với thuật ngữ cái Kitsch vô cùng ngắn gọn, M.Kundera đã thâu tóm một cách sắc sảo trong nó toàn bộ hiện thực của cuộc sống hiện đại: sống trong những con mắt soi mói của máy quay phim chụp ảnh tân tiến, con người sẽ trở nên giả trá, lừa lọc nhau.
Từ nhẹ bồng (légèreté) cũng được nhà văn khai thác trên rất nhiều tác phẩm khác nhau – một cách vô thức. Trước hết nó bộc lộ ở tiêu đề Đời nhẹ khôn kham
(còn được dịch là Nhẹ bồng cái kiếp nhân sinh). Có nghĩa rằng cuộc sống này nhẹ lắm, như lông hồng, kiếp người chỉ là kiếp khinh phù nhẹ bẫng. Trong Lời đùa cợt
80
của hư không đè nặng cuộc đời tôi” [37, p.6]. Trong Cuộc sống không ở đây thì: “Đôi khi Jaromil có những giấc mơ kinh hoàng: anh mơ thấy mình phải nâng lên một vật cực kỳ nhẹ, một chén trà, một cái thìa, một chiếc lông, và anh không làm sao nâng nổi, vật càng nhẹ thì anh càng yếu, anh quỵ gục xuống dưới sức nhẹ bồng của nó” [37, p.6]. Trong Điệu Valse giã từ: “Raskolnikov đã trải qua tội ác của mình như một bi kịch và cuối cùng đã gục ngã dưới sức nặng của hành động. Và Jakub ngạc nhiên vì hành động của mình nhẹ bồng đến thế, không nặng nề chút nào, không hề đè nặng lên anh. Và anh tự hỏi phải chăng sự nhẹ nhàng đó còn khủng khiếp hơn những tình cảm cuồng loạn của nhân vật người Nga nọ” [34, c.5]. Trong
Sách cười và lãng quên: “Cái túi rỗng không trong dạ dày anh đó, chính là sự phi trọng lượng không thể chịu đựng nổi. Và giống như một sự quá mức lúc nào cũng có thể biến thành cái ngược lại với nó, cái nhẹ bồng bị đẩy đến cực độ đã trở thành trọng lượng khủng khiếp của cái nhẹ bồng và Tamina biết rằng cô không thể chịu đựng được nó thêm một giây nào nữa” [37, p.6].
Từ nhẹ bồng thâu tóm các tác phẩm trong cùng một ý nghĩa: cái nhẹ bỗng của cuộc đời, của kiếp nhân sinh. Rút cuộc, vị trí của mỗi cá thể là ở đâu giữ thế giới rộng lớn này?
Trong Chậm rãi, M.Kundera đưa ra thuật ngữ Người khiêu vũ. Ông quan niệm rằng mỗi chính trị gia đều là một người khiêu vũ. Họ dùng môn “judo đạo đức” [30, tr.488] để chiếm lĩnh “sân khấu”. Và điều mà M.Kundera muốn nói là: những thiết bị hiện đại như ống kính, máy quay xui khiến con người ta đeo mặt nạ để che đi khuôn mặt thật của mình. Cuộc sống hiện đại khiến con người buộc phải sống lừa đảo, giả dối.
Phần 6 của Nghệ thuật tiểu thuyết có tiêu đề Bảy mươi ba từ, trong đó, M.Kundera đưa 73 từ ngữ vào “danh sách” cần giải nghĩa. 73 từ ấy chính là “cuốn từ điển cá nhân…, cuốn tự điển các tiểu thuyết,… là các từ - chìa khóa, các từ - vấn đề, các từ - yêu…” [37, p.6] của nhà văn. Với 73 từ và cách giải thích gọn gàng đơn
81
giản, người đọc hầu như có thể giải mã toàn bộ quan điểm của nhà văn về con người và sứ mệnh tiểu thuyết.
Tính tiết chế, chặt chẽ và sắc sảo trong ngôn ngữ của M.Kundera không chỉ thể hiện ở lối viết giản lược, ngắn gọn và súc tích, hay việc dùng những từ ngữ, thuật ngữ để chỉ những sự việc có tính khái quát, nó còn bộc lộ ở đặc điểm nhà văn luôn giữ một giọng văn, một thái độ khách quan, dửng dưng, bình tĩnh đến lạnh lùng trước mọi sự kiện chính trị xã hội, mọi biến cố quan trọng của mỗi cuộc đời.
3.2.1.3. Sự khách quan, dửng dưng, bình tĩnh
Chính bởi đặc điểm riêng này trong giọng văn của M.Kundera mà có một số ý kiến từ giới nghiên cứu và các độc giả cho rằng ông là một nhà văn lạnh lùng, đôi khi tàn nhẫn. Không sai. Có lẽ nếu chỉ đơn thuần đọc lướt qua các tác phẩm của ông, có lẽ nếu không chịu tìm hiểu sâu vào nội dung, nắm bắt, khám phá ra những gì mà M.Kundera gửi gắm trong đó - với tất cả lý trí và bằng cả tâm hồn - thì M.Kundera rất sắc sảo và lạnh lùng.
Ông không để lộ cảm xúc của mình qua con chữ và cũng không dùng con chữ để gán lên các nhân vật của mình những thứ thuộc về cảm xúc. Không tức giận,