Tâm lý nhân vật và những giấc mơ

Một phần của tài liệu Một vài đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Milan Kundera (Trang 56)

B. NỘI DUNG

2.2.2.Tâm lý nhân vật và những giấc mơ

2.2.2.1. Tâm lý nhân vật

Tâm lý của con người là một thế giới rộng lớn vô cùng phức tạp. Chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài cũng có thể gây nên những xáo trộn nội tâm vô cùng sâu sắc, rất nhiều khi, những xao động nội tâm ấy được tái hiện lại trong những giấc mơ, và như vậy ở một giác độ nào đó, giấc mơ đã diễn lại một cách hình tượng và sinh động những ẩn ức của tâm lý. Những diễn biến, đổi thay từ vi tế đến phức tạp nhất ở nội tâm là một sự vận động kỳ diệu của tâm hồn mà con người may mắn được sở hữu.

“Các nhà tiểu thuyết đầu tiên của châu Âu chưa biết đến phân tích tâm lý. Boccace chỉ đơn giản kể cho chúng ta nghe những hành động và những biến cố” [37, p.2]. “Đến giữa thế kỷ XVIII Richardson khám phá ra hình thức tiểu thuyết gồm những lá thư trong đó các nhân vật thổ lộ ý nghĩ và tình cảm của họ” [37, p.2]. Và như vậy là, “đã đến lúc tiểu thuyết, trong cuộc săn tìm cái tôi, đành phải quay mặt đi khỏi cái thế giới có thể trông thấy được của hành động và chú mục vào cái vô hình của đời sống bên trong” [37, p.2].

Một trong những yếu tố quan trọng khi xây dựng nhân vật, đó chính là đi sâu thế giới tâm lý cảm xúc của nhân vật, trong đó, giấc mơ là một trong những “cửa

54

ngõ” dẫn lối. Để khám phá thế giới nội tâm, có một số phương thức phổ biến: Thứ nhất, tác giả đứng ở ngoài, nhìn vào nội tâm nhân vật. Thứ hai, tác giả sử dụng đối thoại hoặc độc thoại bên trong để phơi bày sự vận động, phát triển tâm lý của mình. Hình thức này xuất hiện nhiều ở các tiểu thuyết thế kỷ XX và là hình thức hiện đại nhất trong việc phát triển tâm lý nhân vật.

Mặc dù quan niệm: “Các tiểu thuyết của tôi không phải là tiểu thuyết tâm lý. Nói chính xác hơn: chúng nằm ngoài cái thẩm mỹ của loại tiểu thuyết mà người ta quen gọi là tiểu thuyết tâm lý” [37, p.2], nhưng dù sao thì M.Kundera cũng phải công nhận một sự thật hiển nhiên, đó là: “Tất cả các tiểu thuyết đều tất yếu phải là tiểu thuyết tâm lý… Tất cả mọi tiểu thuyết của mọi thời đại đều chăm chú vào bí ẩn của cái tôi” [37, p.2].

Như vậy, dù muốn hay không, M.Kundera cũng đi tới bước khám phá con người và cái tôi của họ qua những diễn biến tâm lý. Điều nổi bật ở M.Kundera khi khai thác tâm lý nhân vật, là ông không lách sâu theo cách thông thường, ông không chú trọng vào việc để nhân vật độc thoại nội tâm (điều đó lý giải tại sao độc thoại nội tâm của nhân vật M.Kundera rất hiếm hoi), ông cũng ít khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Khám phá thế giới nội tâm nhân vật nhưng lại không thực sự xuất phát từ nhân vật, ông muốn nêu bật lên cái “vô tri” thường trực của mỗi con người trong cuộc sống hiện đại. Ông để cho nhân vật phát ngôn và đứng hẳn bên ngoài sự đoán định về chính bản thân họ. Như thể giữa nhân vật và chính thể xác của họ không có mối liên quan đến nhau. Điều này đi trái lại trật tự thông thường. Thường mỗi con người có sự phát triển tâm lý từ thấp đến cao, và khi lên đến đỉnh điểm thì mạch truyện sẽ lên đến cao trào, và bùng nổ với những sự kiện, diễn biến mới. Song, tâm lý nhân vật của M.Kunbdera không đi theo con đường đã vẽ sẵn của quá trình phát triển như vậy. Không phải là con đường phát triển theo chiều ngang, chiều dọc hay hình xoáy trôn ốc, sự phát triển tâm lý các nhân vật của ông luôn bị “bẻ hướng”. Đột ngột, bất ngờ và thật khó đoán định, họ làm theo

55

những “chỉ bảo” ở tận sâu tâm hồn. Chính họ cũng không nhận thức được rằng mình sẽ có những suy nghĩ, cảm xúc như vậy. Một tiếng nói chẳng biết từ nơi nào vọng đến, và, không còn cách nào khác, họ chỉ biết làm theo sự chỉ dẫn của tiếng gọi như từ sâu trong tiềm thức – điều mà họ chưa từng nhận biết, chưa từng cảm nhận. Có lẽ bởi vậy mà trong tiểu thuyết của M.Kundera, không hiếm những nhân vật mà từ sự vận động nội tại dẫn đến những hành vi khiến người đọc bất ngờ. Một giáo sư có thể chuyên chạy bộ ban đêm để đâm nát những bánh xe ô tô như một cách giải trí (Sự bất tử), con rể có thể ngủ cùng với mẹ vợ (Vô tri), có thể giết người mà không cảm thấy tội lỗi (Điệu Valse giã từ)…

Vô tri kể về chuyến hồi hương của Irena và Josef. Sau 20 năm rời bỏ đất nước mình bởi những biến cố chính trị, Irena và Jossef trở về Praha, quê hương yêu dấu ngày xưa của mình. Họ vô tình gặp nhau do cùng chuyến bay. Sự kiện này được Sylvie (bạn của Irena) sánh với sự trở về của Ulysse trong sử thi Hy Lạp Odyssée - Cuộc Trở Về Vĩ Đại. Nhưng, thực chất những gì xảy ra lại hoàn toàn trái ngược với những gì Irena dự đoán. Nó đã manh nha ngay trong nỗi thất vọng mà Sylvie đã gieo vào Irena khi muốn chuyến trở về này phải mang một ý nghĩa nhân sinh lớn lao mà không chịu chấp nhận với suy nghĩ của Irena, rằng cô đã có 20 năm sống tại Paris.

Với Irena, cô hi vọng cuộc hồi hương của mình sẽ là một chuyến trở về có ý nghĩa. Cô sẽ được gặp lại người thân cũ, được nói thứ ngôn ngữ mẹ đẻ, được thấy lại một “Praha của những khu vườn bao quanh, vào lúc hoàng hôn, bí mật tiến hành lan tỏa mùi hương” [56], được mọi người hỏi thăm về cuộc sống nơi 20 năm phiêu bạt. Nhưng không, cô sớm bị thất vọng. Những người thân Praha không hỏi thăm cô lấy một lời, họ không để tâm cô đã sống ra sao, đã trải qua những gì. Họ hoàn toàn vô tâm. Họ bỏ qua thứ rượu vang cô cất công mang về từ Pháp, chỉ uống thứ bia chua lòm, họ ồn ào tán dóc, quên đi sự hiện diện của Irena. Và, như vậy, Irena bị vây chiếm bởi thứ cảm giác lưu vong trên chính quê hương mình.

56

Ảnh hưởng bởi triết học hiện đại, và phân tâm học của Freud, M.Kundera thương đưa nhân vật của mình tới những diễn biến tâm lý bất ngờ nhất. Không tìm được sự thân thuộc ấm áp nơi quê nhà, người thân và ở ngay cả Gustaf chồng mình, Irena dấn thân vào cuộc tình vội vàng với Jossef – anh cũng hồi hương trên cùng chuyến bay với hai vợ chồng Irena. Cũng như Irena, anh bị bủa vây bởi nỗi thất vọng, bởi cảm giác xa lạ trên chính mảnh đất chôn rau cắt rốn. Và, anh vội vã trốn chạy, quay trở về cuộc sống hiện tại, anh đã nhận ra rằng “mình chỉ có một cuộc đời và mình muốn sống ở nơi khác” [56].

Khi Irena và Jossef cuốn vào nhau trong một khách sạn tại Praha, cùng với niềm thất vọng chán chường sâu sắc bởi cuộc trở về, họ dường như càng đánh mất bản thân. Sự mâu thuẫn trong quá trình phát triển tâm lý này phản ánh cái “vô thường” khó nắm bắt trong đời sống nội tâm của nhân vật M.Kundera. Đáng lẽ nhờ vào tâm trạng giống nhau, họ sẽ có chung mối đồng cảm và sẽ cùng nhau sưởi ấm tâm hồn. Nhưng ngược lại, họ chỉ thấy trống rỗng đến vô hạn. Khi họ quyết định để cho toàn thể thân thể, tâm hồn và bản năng hòa quyện vào nhau để tìm đến một cuộc “trở về” đúng nghĩa, cũng chính là lúc họ thấy mình bị rơi xuống hố sâu của cô đơn và lạnh lẽo.

Trong Bản nguyên, từ một trò đùa của Jan-Mark nhằm khuyến khích sự tự tin về sức quyến rũ của người tình là Santal, đã dần khiến họ trở nên không hiểu nổi chính bản thân mình, khiến họ nhận ra cái mà họ gọi là tình yêu giữa họ hóa ra là một sai lầm, một trò đùa. Một lần, Santal phàn nàn rằng đàn ông không còn để ý gì đến mình nữa, Jan-Mark quyết định viết những lá thư gửi cho Santal hàng ngày, giả bộ rằng có một kẻ vô danh luôn ngưỡng mộ, yêu mến, tôn thờ Santal. Mới đầu, những bức thư như một thứ gia vị nêm vào cuộc sống của họ. Nhưng dần dần nó trở thành vị thuốc độc giết chết tình yêu, khi Jan-Mark cảm thấy ghen vì Santal thích thú và giấu kín những lá thư vô danh ấy, và khi Santal phát hiện ra người viết thư chính là Jan-Mark. Trong suốt quá trình dò xét lẫn nhau, tự vấn lại tình

57

cảm đích thực giữa hai người, họ nhìn thấy mình, nhìn thấy nhau là những con người hoàn toàn khác so với người mà họ từng biết, từng sống cùng, từng yêu thương, từng chia sẻ thấu hiểu.

Sự phát triển tâm lý của hai nhân vật mới đầu hoàn toàn đi theo quỹ đạo bình thường. Kể cả việc Jan-Mark ghen khi Santal giấu diếm những bức thư, hay Santal giận dữ khi nghĩ rằng Jan-Mark đưa mình ra làm trò đùa. Nhưng khi mối căng thẳng giữa họ bùng nổ, thì chính tại thời điểm này, họ mới thật sự nhận ra những gì mà họ từng quen thuộc bỗng trở nên xa lạ và khó hiểu quá. Santal bỏ đi London, Jan-Mark đi theo và bị lạc mất nàng. Chính trong những giờ khắc tại thành phố xa xôi này, họ không còn là bản thân mình nữa, họ ngỡ ngàng nhận ra con người mình, nhận ra người mình từng yêu thương với những suy nghĩ, sắc thái tình cảm hoàn toàn khác trước. Họ dường như đánh mất mình và quay cuồng trong cuộc tìm lại bản thể.

Để xoáy sâu vào những diễn biến nội tâm, không chỉ để nhân vật tự phát ngôn hoặc tự khám phá bản thân, khám phá lẫn nhau, M.Kundera còn khai thác nhân vật từ trong những giấc mơ.

2.2.2.2. Những giấc mơ

Giấc mơ phản ánh những suy nghĩ, mong muốn, ám ảnh của con người trong cuộc sống thường nhật. Bởi vậy, không có gì lạ khi giấc mơ trở thành tấm gương phản chiếu con người thật của hiện thực. Khai thác giấc mơ, cũng chính là khám phá vào chiều sâu nội tâm với những ẩn ức tâm lý.

M.Kundera bị ảnh hưởng bởi quan điểm mỹ học của hai tác giả Novalis và Kafka, ông nhận định “các tiểu thuyết của Kafka là sự hợp nhất không có kẽ hở giữa giấc mơ và thực tại” [37, p.4]. Theo nhà văn, “để đưa sự tưởng tượng không bị kiểm soát vào tiểu thuyết… vốn là một cuộc khảo sát tỉnh táo cuộc sống… đòi hỏi một thuật giả kim chính cống [34, p.4]. Và ông cũng khẳng định: “Cũng như Kafka (và cũng như Novalis), tôi thấy thích đưa những giấc mơ, sự tưởng tượng vốn là đặc

58

trưng của giấc mơ, vào tiểu thuyết” [34, p.4]. Bởi vậy mà nhân vật và các giấc mơ là một trong những mô típ thường xuyên trong tiểu thuyết của M.Kundera.

Với Santal trong Bản nguyên thì: “Hình ảnh hội truy hoan đã ám ảnh Santal từ lâu, nó len lỏi vào trong những giấc mơ chập chờn của nàng” [30, tr.738]. Trong chính chuyến đi đến London để rời bỏ Jan-Mark, nàng đã có lại giấc mơ ấy – giấc mơ mà như Jan-Mark từng bảo, “tất cả những người có mặt đều biến thành loài vật hết, kẻ thành cừu, kẻ thành bò, kẻ thành dê, khiến cho cả hội hoan lạc say sưa đó thành ra một cảnh điền viên” [30, tr.738]. Và, giấc mơ cụ thể của nàng là như thế này: “Vây quanh nàng là một đám người trần truồng... Nàng muốn nhắm mắt lại, không muốn trông thấy gì nữa: nhưng qua mí mắt khép chặt nàng vẫn trông thấy họ, không sao thoát được họ, thoát khỏi họ và các khí cụ của họ - chúng khi dựng lên khi rũ xuống, khi phồng to khi xẹp nhỏ. Nhìn chúng giống như bầy giun đất bò trên cánh đồng, cũng duỗi ra, gập lại, co tròn, rơi xuống. Sau đó thay cho bầy giun đất là bầy rắn; cảnh tượng vừa ghê tởm, nhưng lại vừa kích thích” [30, tr.738].

Những giấc mơ của Santal biểu lộ sự mất phương hướng và cái nhẹ bồng của kiếp nhân sinh. Nàng quanh quẩn trong những giấc mơ và ra sức vùng vẫy để tìm lại chính mình. Nhưng càng vùng vẫy, nàng lại càng tuyệt vọng hơn. Kết cục, giấc mơ ấy khiến “nàng nghĩ rằng cơ thể nàng không thuộc về bản thân nàng mà thuộc về cánh đồng đầy giun rắn đáng tởm đó” [30, tr.739]. Không tìm thấy con người thật của chính mình trong cuộc sống thật, nàng cũng không thể tìm thấy bản thân trong những giấc mơ nặng về xác thịt. Thân thể nàng đã hoàn toàn tách rời khỏi tâm hồn nàng.

Điều này cũng xảy ra tương tự với nhân vật Tereza trong Đời nhẹ khôn kham. Yêu Tomas điên cuồng, cô dành trọn tình cảm của mình với lòng chung thủy. Mang theo dấu ấn tuổi thơ không lấy gì làm tốt đẹp lên thành phố, những tưởng Tereza sẽ được hoàn toàn thoát khỏi quá khứ, nhưng cuộc sống hiện tại và

59

tình yêu với quá nhiều ghen tuông đã lấy đi của cô rất nhiều sức lực, khiến cô không ít lần phải quay đầu nhìn lại tuổi thơ bởi “người ta ý thức được sự yếu đuối của mình và người ta không thể cưỡng lại nó, mà buông thả mình theo nó [37, p.1]. Tereza thường trực bị ám ảnh bởi những giấc mơ khác nhau – những giấc mơ xảy lặp có chức năng tái hiện quá khứ và dự báo tương lai. Trước hết là những giấc mơ cảnh Tomas và Sabina gần gũi nhau trên chiếc giường đặt giữa phòng (người tình, cũng đồng thời là cô bạn họa sĩ thân thiết của Tomas), và Tomas ra lệnh cho Tereza đứng ở một góc phòng chứng kiến cảnh đó. Khi tỉnh dậy, Tereza “rên lên, tay nắm lại như thể máu từ đầu ngón tay đang thật sự rỉ ra” [33, tr.24]. Ở những giấc mơ khác, cô thấy những con mèo nhảy lên cào cấu mình. Trong tiếng Tiệp, những con mèo ám chỉ đến những người đàn bà đẹp. Rồi cô còn mơ một giấc mơ khủng khiếp khác, trong giấc mơ đó, cô thấy mình và những người đàn bà khác trần truồng đi quanh hồ bơi. Họ vừa đi vừa hát, và thỉnh thoảng phải uốn gối xuống. Nếu ai không uốn gối, sẽ bị Tomas dùng súng bắn chết. Giấc mơ này tái diễn đến lần thứ ba thì Tereza mơ mình bị bắn chết. Bị xếp cùng với những xác chết khác trong một chiếc xe quan, Tereza gắng sức kêu lên rằng mình chưa chết, và các xác chết cười rộ, chế giễu Tereza.

Ở giấc mơ đầu tiên về những con mèo, nó không chỉ ám chỉ tới những người phụ nữ mà Tomas ngủ cùng mà còn ám chỉ tới những nỗi đau Tereza đã trải qua. Giấc mơ thứ hai về việc cô cùng một bầy phụ nữ trần truồng đi vòng quanh hồ bơi, sau đó bị Tomas bắn chết tượng trưng cho những ám ảnh của cô – những ám ảnh của tuổi thơ và hiện tại. Hình ảnh những người phụ nữ trần truồng cùng hát, cùng uốn gối; hay hình ảnh những xác chết cười chế giễu Tereza khi cô nhất quyết không chịu tin rằng mình đã chết, gợi về người mẹ của Tereza. Bà luôn chế giễu Tereza mỗi khi cô biết xấu hổ, khi cô muốn đóng cửa phòng riêng của mình để tìm chút riêng tư, khi cô bước vào phòng tắm và đóng cửa lại. Bà chế giễu rằng Tereza cũng khác những người xung quanh, bản thân cô cũng thô tục, xấu xa như bao người với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

60

các hoạt động ăn, thở, bài tiết. Do vậy cô không cần giấu diếm, che đậy thân thể mình. Và bà thực hiện điều đó trên chính con người bà, bà có thể đi lại trong nhà mà trên người không có lấy một mảnh vải. Hình ảnh những người phụ nữ trần truồng bên hồ bơi trong giấc mơ nhắc cô về sự “đồng dạng” của con người, nó như muốn xói tới nỗi đau tuổi thơ của cô, rằng cô không được phép nghĩ mỗi người là một thực thể riêng biệt, có lối sống, suy nghĩ tính cách riêng, không được phép nghĩ rằng cô khác với những người xung quanh, mà cô giống họ, hệt như những bộ máy vô tri vô giác. Và, việc Tomas bắn cô chết có ý nghĩa, chính anh là người đẩy cô

Một phần của tài liệu Một vài đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Milan Kundera (Trang 56)