NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MILAN KUNDERA

Một phần của tài liệu Một vài đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Milan Kundera (Trang 46)

B. NỘI DUNG

2.2.NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MILAN KUNDERA

Như đã đề cập, M.Kundera chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những quan điểm triết học hiện đại của một số triết gia như Nietzsche, Heidegger… và học thuyết Freud. Triết học hiện đại đã quan tâm sâu sắc tới vấn đề con người và bản thể. Mặc dù trước đó, triết học cũng đã nói nhiều tới nhân sinh và con người, song đến thời kỳ này mới tạo ra một nền triết học với chủ nghĩa Hiện sinh.

Triết học Nietzsche đề cập tới con người trong xã hội tư sản với chủ nghĩa duy lý và niềm tin mù quáng vào Chúa. Ông cho rằng nhà nước và giáo hội là những thứ khiến con người đánh mất đi cái riêng, khát vọng và tự do. Con người phải được sống với đúng bản thân mình, có được quyền khẳng định cái tôi riêng. Bên cạnh đó, Nietzsche còn cho rằng cuộc sống không tĩnh tại, ổn định mà luôn luôn vận động với những biến cố khó ngờ, khó lường trước. Do vậy, các giá trị chỉ

44

mang tính tương đối. Mỗi sự vật, sự việc mang một ý nghĩa, sắc thái tùy vào cảm nhận, cách đánh giá của mỗi cá nhân… Bởi thế mà con người phải biết chấp nhận sự biến đổi, đa dạng, phong phú vốn dĩ luôn tồn tại ở cuộc sống. Đây chính là những đặc điểm quan trọng trong triết học Nietzsche để qua đó, M.Kundera hình thành nên thế giới nhân vật cho các tác phẩm của mình, đặc biệt là khi ông xây dựng nhân vật trong các tình huống hiện sinh tiêu biểu.

Triết học và phân tâm học của Freud cũng ảnh hưởng sâu sắc tới cách tạo dựng nhân vật của Kundera. Theo Freud, bản năng trong mỗi con người có “quyền lực” rất to lớn, thường là con người không thể kiểm soát nổi bản thân để thoát khỏi sự chi phối của bản năng và những gì ngoài tầm vóc của con người. Họ sống mà không thể hiểu, không thể làm chủ được chính bản thân mình. Và, phân tâm học của Freud nhìn nhận tình dục như một nhu cầu tự nhiên, thiết yếu, có từ thuở sơ khai, là “bản năng gốc” ở mỗi con người. Chính bởi lẽ đó mà nhân vật trong các tiểu thuyết của M.Kundera thường quay cuồng tìm mình trong tình yêu, họ sa vào những cuộc tình vô nghĩa đến phi lý, và họ thất vọng khi tình dục không bao giờ có thể là câu trả lời mà họ mong muốn tìm kiếm, thỏa mãn. Đôi khi, tình dục còn là thuốc độc giết chết tình yêu thực sự trong họ.

Không chỉ cái nhìn về thời hiện đại trong triết học Nietzsche, cái nhìn mới về con người, về bản năng và dục tính của học thuyết Freud có ảnh hưởng sâu sắc đến việc tạo dựng nhân vật ở M.Kundera, học thuyết của Heidegger là những suy nghiệm về tính hiện thể, vong tính. Điều đó giải thích tại sao nhân vật trong tiểu thuyết của M.Kundera thường thể hiện một bộ mặt giả tạo, khác hoàn toàn với bộ mặt thật trước ống kính, máy quay (và thậm chí ở ngay trong cuộc sống thường nhật) – nơi mà họ biết sẽ có hàng nghìn con mắt nhìn vào mình. Nó cũng giải thích tại sao nhân vật của M.Kundera luôn quay cuồng trong hành trình tự khám phá con người thật của mình và luôn vô vọng trên con đường tìm lại bản thân - tìm lại, để đôi khi vì thế mà đánh mất chính mình.

45

Bên cạnh đó, cách xây dựng nhân vật của nhà văn cũng bị ảnh hưởng bởi Kafka, đặc biệt là ở thủ pháp tìm hiểu con người qua các giấc mơ. “Milan Kundera loại bỏ những kích thước có vẻ siêu hình của tình thế ngộ nhận, hay nói đúng hơn, thay cái tầm vóc siêu hình truyền thống đã kết thúc với triết học về tồn tại bằng các viễn tượng hậu-Kafka của tầm nhìn về nhân vị – một phiên bản muộn của “thân phận con người” [71].

Để tìm hiểu sâu hơn về những nét đặc sắc, mới lạ trong nghệ thuật xây dựng, miêu tả nhân vật của M.Kundera, chúng ta tạm gác những ảnh hưởng về mặt triết học của ông để đi vào từng khía cạnh nhỏ. Trong quá trình phân tích, chúng ta sẽ quay lại với những vấn đề triết học này.

Một phần của tài liệu Một vài đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Milan Kundera (Trang 46)