Nhân vật và những tình huống hiện sinh tiêu biểu

Một phần của tài liệu Một vài đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Milan Kundera (Trang 65)

B. NỘI DUNG

2.2.3. Nhân vật và những tình huống hiện sinh tiêu biểu

M.Kundera có nhiều cách để nắm bắt cái tôi các nhân vật của mình. Ông có thể nắm bắt họ qua những hành động, cử chỉ nhỏ nhất, đặc trưng nhất, ông cũng có thể đi sâu vào các trạng thái tâm lý và bí ẩn của những giấc mơ. Và, ông còn có thể nắm bắt cái tôi bằng cách đặt nhân vật của mình vào những tình huống hiện sinh tiêu biểu.

Như đã đề cập, những ảnh hưởng của triết học hiện đại tới quan niệm sáng tác của M.Kundera là không nhỏ. Nắm bắt con người cùng với cái tôi của họ qua những tình huống hiện sinh là một trong những biệt tài của M.Kudera. Nhân vật của M.Kundera nếu cứ sống trong những hoàn cảnh bình thường, các mối quan hệ bình thường, những mâu thuẫn bình thường… thì con người và tính cách của họ cũng hết sức bình thường, không bộc lộ đặc điểm nào đặc sắc, hay đáng ngạc nhiên, hoặc lập

63

dị. Nhưng, ông luôn đặt nhân vật vào trong những hoàn cảnh tiêu biểu, đột biến để họ thực sự bộc lộ bản chất của mình. Và đôi khi, qua những tình huống ấy, con người thật của họ hiện lên với những sắc thái mà chúng ta không thể ngờ trước, đến mức chính bản thân người trong cuộc cũng phải ngỡ ngàng khi khám phá ra đâu là con người thật của mình.

Khi đặt nhân vật vào các tình thế hiện sinh tiêu biểu, M.Kundera đã hoàn toàn đứng ngoài nhân vật. Ông không can thiệp vào bất cứ một hành vi nào của họ. Ông cũng không dùng những suy nghĩ, chiêm nghiệm hay vốn sống của mình áp đặt lên họ. Ông chỉ đơn giản đưa nhân vật của mình vào trong một tình huống, sự việc cụ thể để nhân vật tự xoay sở, vùng vẫy và tự bộc lộ mình. Thậm chí ở trong hoàn cảnh ấy, nhân vật cũng đứng ngoài bản thân mình, đứng ngoài những hành động, suy nghĩ của chính mình. Họ dường như tách làm đôi và không thể hiểu nổi tại sao mình lại có những suy nghĩ, cảm giác, hành động ấy.

Trong Điệu Valse giã từ , bởi một sự tình cờ mà Jakub, bạn của bác sĩ Skreta đã bỏ vào ống thuốc của nữ y tá điều dưỡng Ruzena một viên thuốc độc. Đây là viên thuốc anh đã hỏi xin bác sĩ Skreta khi anh bị tống giam vào tù bởi một loạt biến cố chính trị trong nước. Viên thuốc độc giữ cho anh chắc chắn một điều: nếu xã hội rối ren không cho anh cái quyền làm chủ, lựa chọn cuộc sống của mình, thì ít nhất có một điều anh có thể làm chủ, đó là cái chết.

Khi viên thuốc độc vô tình bị bỏ vào trong ống thuốc của Ruzena, thoạt tiên, anh vô cùng ngạc nhiên khi thấy mình dễ dàng đưa trả lại ống thuốc cho Ruzena đến vậy, rồi sau đó vẫn im lặng ngồi nói chuyện với Olga mà không tìm cách chạy theo Ruzena để giải thích. Đây là hành động vô lý đầu tiên mà chính Jakub cũng không thể lý giải.

Sau đó, bởi một sự vô tình nào đó (phải chăng cuộc sống vẫn hay diễn ra những cái “vô tình” chết người như vậy), anh không có cách nào tiếp cận với Ruzena để lấy lại viên thuốc, thật ra là do sự chần chừ của chính bản thân anh. Tận

64

ngày hôm sau, anh cũng chẳng dám làm gì thật dứt khoát (mà đáng ra trong hoàn cảnh của anh lúc ấy, anh có thể làm nhiều hơn thế để cầm lại viên thuốc độc). Chỉ đến lúc gọi điện cho cô, sau khi biết cô hiện đang ở bể bơi thì anh mới thở phào rằng cô không hề bị làm sao. Như vậy, mặc dù có một chút áy náy, anh đã hoàn toàn không làm gì để cứu chuộc Ruzena khỏi cái chết do chính bàn tay của mình gây ra.

Và liền sau đó, suy nghĩ của anh chợt bừng lên. Anh tin rằng Ruzena đã uống viên thuốc ấy, nhưng nó không phải là thuốc độc. Nó cũng chính là loại thuốc mà cô ta vẫn uống hàng ngày. Vậy là, bạn anh, bác sĩ Skreta đã đưa cho anh một viên thuốc bình thường. Thế mà anh cứ đinh ninh nó là viên thuốc độc và gìn giữ nó qua bao nhiêu biến cố của cuộc đời mình. Với suy nghĩ mới mẻ này, đồng thời trong anh là cảm giác nhẹ nhõm và biết ơn người bạn bác sĩ, lại vừa là cảm giác mất đi một người bạn thân. Một người bạn thân từng thấu hiểu Jakub, đã không chần chừ đưa viên thuốc độc cho anh, nó chứng tỏ sự thấu hiểu giữa hai người, chứng tỏ cái nhìn của bác sĩ Skreta đối với Jakub hoàn toàn khác với cái nhìn của những người khác, khi anh đề nghị họ cho một một liều độc dược, bởi họ nghĩ đó là cách anh “kịch hóa” cuộc đời của mình. Với hành động đưa viên thuốc giả, người bạn anh vốn coi là thân thiết đồng cảm bấy nay bỗng chốc trở thành một người bình thường như bao nhiêu người khác – trong Jakub.

Và, nếu thử thách của Jakub chỉ dừng lại ở đó, chúng ta sẽ không bị bất ngờ, cũng chưa thật sự khám phá đến tận cùng nhân vật này. Anh cũng chỉ còn lại ngày cuối cùng để ở trên quê hương đất nước mình. Chỉ một lúc nữa thôi, anh sẽ từ biệt nơi này để sang một đất nước xa xôi khác. Nếu cái kết của toàn bộ điệu valse dừng lại ở cảnh “Jakub bầu trời xanh và tự nhủ, hôm nay nó đã mang lại cho mình sự nhẹ nhõm và thanh bình” [34, c.5] và kế đó là cuộc ra đi của anh, thì điệu valse này sẽ thật nhẹ nhàng, êm ái. Dẫu rằng điệu valse ấy cũng khá kỳ dị bởi dù sao, việc Jakub không làm gì để đòi lại viên thuốc cũng chứng tỏ anh có khả năng giết người và anh

65

đã giết người, và “đó là một cuộc giết người không động cơ. Không có một lợi thế nào đó có lợi cho kẻ giết người để có thể làm mục đích. Ý nghĩa chính xác của nó là gì? Ý nghĩa duy nhất của cuộc giết người của anh rõ ràng là để anh biết mình là một kẻ giết người” [34, c.5].

Nhưng không, liền sau đó là cái chết tức tưởi của Ruzena cùng bào thai khi cô uống nhầm phải viên thuốc độc. Và Jakub, dẫu vẫn lầm tưởng rằng viên thuốc kia không độc, nhưng anh vẫn nhận thức được mình là kẻ giết người. “Bởi vì dù viên thuốc màu xanh nhạt có thuốc độc hay không, điều đó không quan trọng, mà quan trọng là anh đã tin điều dó và mặc dù tin điều đó anh vẫn đưa nó cho cô gái không quen và đã không làm gì để cứu cô ta” [34, c.5].

Khi đã hoàn toàn nhìn nhận mình là một kẻ giết người, và thử tưởng tượng nếu cô gái ấy thật sự chết vì viên thuốc của mình, Jakub hoàn toàn ngạc nhiên khi anh không một chút hối hận, lo sợ hay sám hối. “Không, anh không thấy gì như thế hết. Anh đưa tâm trí bình tĩnh và yên ổn đi qua một miền đất mềm dịu và tươi cười đang chào anh” [34, c.5]. Nhẹ nhàng, bình yên đến không ngờ!

Sự “bẻ ngoặt” tâm lý theo logic thông thường ấy không chỉ diễn ra với Jakub. Olga – người duy nhất biết được nguyên nhân cái chết của Ruzena cũng không hề cảm thấy hối tiếc, ngược lại, cô chỉ cảm thấy một niềm kiêu hãnh lớn lao theo cơn lạnh chạy dọc sống lưng, thấm suốt vào cơ thể. Và nguyên nhân của niềm kiêu hãnh ấy là do “hôm qua, cô đã làm tình với Jakub vào đúng lúc hẳn anh đang ngổn ngang những suy nghĩ ghê gớm nhất và cô đã nuốt anh hoàn toàn vào mình ,với cả những suy nghĩ đó… Cô càng cảm thấy dâng lên trong mình một sự kiêu hãnh lạ lùng và sung sướng” [34, c.5].

Cũng trong Điệu Valse giã từ, M.Kundera còn nêu lên một tình huống hiện sinh khác, đó là đặt con người trong mối quan hệ với Chúa. Chúa là ai? Có tác động như thế nào lên đời sống tinh thần của con người? Chúa thực sự có ý nghĩa trong đời sống của con người, hay Chúa chẳng có vai trò gì đối với họ? Hoặc, phải

66

chăng Chúa chính là ông bác sĩ Skreta? Khi ông lợi dụng nghề nghiệp của mình là chuyên chữa bệnh vô sinh để đưa tinh trùng của mình từ ống nghiệm vào tử cung của những phụ nữ đến chữa chạy, để rồi hàng loạt “Skreta con” phiên bản của “Skreta bố” xuất hiện mọi chỗ, mọi nơi. Và, nếu như một ngày nào đó trên đất này chỉ toàn là những “tiểu Skreta”, thì phải chăng bác sĩ Skreta đã hoàn toàn thay thế vai trò của Chúa trong việc in dấu ấn của mình trong mỗi cơ thể sống, từ thế hệ này sang thế hệ khác?

Ranh giới giữa thiện và ác, cao cả và tội lỗi trong họ là đâu? Chính bản thân họ cũng không nhận biết. Vốn tuyệt đối tin rằng loài người không có quyền sát hại lẫn nhau, vậy tại sao đứng trước một cái chết do chính mình gây ra, họ lại lạnh lùng và thấy mình vô tội đến vậy? Phải chăng đó là do cái cảm thức về sự khinh phù nhẹ bẫng của kiếp người? Điều mà họ thường trực nhận thấy trong cuộc sống của mình, cảm nghiệm qua đầy rẫy những sự việc vô lý mà họ trải qua, chứng kiến hàng ngày?

Họ không hiểu được, chúng ta cũng không hiểu được, nhưng vẫn buộc phải chấp nhận như vốn dĩ cuộc sống phải là như thế!

Cô gái và chàng trai trong Chơi trò xin đi nhờ xe – truyện ngắn thứ tư trong tuyển tập truyện ngắn Những mối tình nực cười cũng khám phá ra bản chất của nhau khi được đặt trong một tình huống hiện sinh tiêu biểu – khi chơi trò quá giang. Họ cùng nhau đi nghỉ mát, và trong một lần dừng chân để cô gái đi vệ sinh, lúc lên xe, họ đã giả bộ như cô gái là người qua đường, muốn đi nhờ xe với chàng trai. Trò chơi tiếp diễn từ lúc bắt đầu lên xe cho đến khi họ vào giường của khách sạn. Bởi vì đóng vai những người xa lạ, nên họ xư xử hoàn toàn khác với con người trước đây của mình. Nhưng thật ra, khi cùng đóng vai trong một trò chơi mà chính họ cùng tưởng tượng, cùng tham gia, họ bất ngờ khám phá ra bản chất thật sự của nhau. Chàng trai không phải là một người đàn ông dịu dàng, tinh tế, luôn nhường nhịn phụ nữ, mà thực chất là một kẻ cứng rắn, thô lỗ, vô sỉ. Còn cô gái không phải là một

67

phụ nữ dịu dàng yếu đuối, hay ngượng ngùng bối rối, mà chính là một cô gái cong cớn, đỏng đảnh, dễ bị sa ngã và đầy bản năng.

Kết thúc trò chơi sau cuộc phiêu lưu tình ái đầy nhục dục, không có sự hiện diện của tình yêu như các cuộc yêu từng có, họ cảm thấy nỗi trống rỗng đáng sợ len vào từng ngõ ngách của cơ thể, hút họ xuống hố sâu vô cảm, nơi mà “cái xa lạ được định nghĩa bằng chính cái xa lạ” [31, tr.123]. Cô gái nức nở khóc và lặp đi lặp lại “em là em, em là em, em là em…” [31, tr.122] như muốn tìm lại mình, tìm lại tình yêu trong niềm vô vọng đến cùng cực.

Họ có thực sự nhận ra bản chất của nhau không nếu như không có trò chơi đi nhờ xe kia? Có lẽ là không. Chỉ trong cảnh huống ấy, con người thật của họ mới vô tình bộc lộ, để rồi con người thật đầy xa lạ mà họ mới khám phá ấy nhấn chìm họ trong nỗi sợ hãi, cô đơn và tuyệt vọng. Họ tìm thấy con người thật của mình, nhưng cũng đồng thời đánh mất chính mình!

Mỗi một tác phẩm, M.Kundera lại khám phá nên một tình huống hiện sinh tiêu biểu. Trong Sự bất tử, Chậm rãi hay Đời nhẹ khôn kham, ông đặt con người vào thế giới của những kỹ thuật tiên tiến với máy quay, đài phát thanh, máy ảnh, máy nghe trộm… Những điều ấy đã thay cho con mắt, thay cho lời phán xét của Chúa. Trong Sự bất tử, anh chàng Bernard (bạn của Paul chồng Agnés) sau khi bị một người lạ mặt giúi vào tay tờ giấy có hàng chữ Con lừa 100%, thì lập tức đem kể chuyện ấy với mọi người do một nhu cầu không thể nào kiểm soát. Anh thấy vô cùng nhục nhã. Giả như trước đó, tất cả các nhân viên của đài phát thanh nơi anh làm việc không được chụp ảnh và được trương lên trên một tấm biển to trên phố, hẳn anh đã không thấy nhục nhã đến thế, và cũng vì thế mà anh bình tĩnh hơn để không đem tờ ấy đưa ra trước mắt mọi người. Áp lực khi nhận thức được mình là một-con-người-xã-hội khiến anh đánh mất sự tự chủ của bản thân.

Con mắt vô hồn của các thiết bị hiện đại, con mắt vô hồn của thời hiện đại không chỉ soi thấu, dò xét cuộc sống của riêng những con người hiện đại. Những

68

giá trị đã trở thành chân lý, những con người đã làm nên lịch sử, làm nên nền văn minh nhân loại cũng không thoát khỏi thứ bi kịch này. Goethe, Beethoven, Hemingway… tất cả họ đều bị con mắt của thời hiện đại săm soi phán xét. Họ bị mổ xẻ tới từng chi tiết: chuyện yêu đương, chuyện vợ chồng, chuyện bạn bè, chuyện sinh hoạt riêng tư hàng ngày, hoặc thậm chí là thói hư tật xấu… Điều đáng nói, là những tác phẩm, những giá trị đã được lịch sử công nhận của họ dường như chẳng có ý nghĩa gì đối với con mắt thời hiện đại. Họ chỉ được chăm chú quan sát ở những khía cạnh cá nhân nhất. Các giá trị truyền thống của quá khứ đã dần bị lu mờ, bị thay thế bởi những tình tiết, yếu tố có tính chất “mì ăn liền”.

Máy ảnh, ống kính máy quay khiến con người hiện đại không được quyền sống thật với chính bản thân như vậy. Bị vây bọc, ám ảnh trong những “con mắt” vô hồn mà tinh nhạy, họ phải sống dè chừng. Từng lời nói, từng câu chuyện phiếm trong cuộc sống thường nhật đều có thể bị ghi âm lại và để dành làm bằng chứng chống lại họ. Từng bức ảnh, từng thước phim mà họ vô tình lộ diện cũng có thể trở thành nhân chứng tố cáo. Do vậy, họ phải sống với một gương mặt giả tạo. Sống theo vỏ bọc tự tạo ra trước ống kính, máy quay, dần dần họ quên mất gương mặt thật của mình. Mô típ này còn lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm khác của M.Kundera. Ví dụ trong Chậm rãi, chính khách Berck đã thành danh, trở thành “người khiêu vũ” nổi tiếng nhờ biết cách tận dụng con mắt của các thiết bị hiện đại. Những chuyến thăm trẻ em Châu Phi, những bữa ăn với bệnh nhân AIDS, những hành động từ thiện mang tính chất cao cả (nhưng không thật sự xuất phát từ tấm lòng cao cả)… tất cả đã đưa ông lên nấc thang của danh vọng. Nhưng chính nó cũng khiến ông nhiều khi cảm thấy mình bị lột trần và không có gì có thể che đỡ nổi bộ mặt thật khi vô tình bị ống kính phơi bày.

Vậy đấy, khi tình nguyện trở thành tiêu điểm cho ống kính máy quay hướng tới, nhân vật của M.Kundera cũng đồng thời tình nguyện rời bỏ bản ngã, rời bỏ cái tôi của mình.

69

Chậm rãi còn đặt con người vào tình huống hiện sinh tiêu biểu khác, đó là thời gian và tốc độ. Quay cuồng trong nhịp sống gấp của cuộc sống hiện đại, người ta đánh mất bản thân. Họ ngơ ngác tìm lại con người mình giữa vô trùng sự kiện đang dồn dập xảy ra xung quanh. Vòng xoáy cuộc sống đã làm biến mất con người. Đời nhẹ khôn kham lại đặt con người vào tình thế hiện sinh với sự can thiệp của lịch sử. Ở tác phẩm này, sự biến mất của con người, của cái tôi cá nhân không chỉ do những thiết bị khoa học hiện đại, mà họ còn biến mất bởi lý do bao trùm hơn: lịch sử và chế độ xã hội thời họ sống. Bởi những diễn biến của các sự kiện trong nước mà con người phải thay đổi hoàn toàn lối sống, suy nghĩ của mình. Ước vọng của họ về một cuộc sống yên ả, ở đó họ được làm chủ chính bản

Một phần của tài liệu Một vài đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Milan Kundera (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)