6. Cấu trúc của luận văn
2.2. Nhân vật đấu tranh cho lương tâm và quyền sống tự do
Trong hệ giá trị của A. Solzhenitsyn, lương tâm có lẽ là thước đo lớn nhất để định giá về con người. Nhà văn từng tuyên bố "không sống bằng dối trá" và xem châm ngôn đó như một tuyên ngôn trong sự nghiệp sáng tác của mình. Trong Diễn từ nhận giải Nobel Văn học năm 1970 của A. Solzhenitsyn
có tên là "Cái đẹp cứu rỗi thế giới" (Beauty will save the world) nhà văn nhấn
mạnh sứ mệnh của văn chương là luôn đứng về phía sự thật, cổ vũ cho sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái giả dối, xấu xa. Hành trình sáng tạo đầy chông gai của nhà văn sở dĩ gặp thêm bao khúc ngoặt quanh co cũng vì để hoàn thành đến cùng nhiệm vụ cao đẹp đó. Chân, Thiện, Mĩ vẫn là những giá trị vĩnh cửu của văn học mọi thời đại mà theo lập luận của A. Solzhenitsyn nguồn gốc của cái Đẹp chính là sự thật. Viết về con người, sự thật hấp dẫn
68
nhà văn không phải là con người nói chung với tư cách tính cộng đồng mà bởi con người cá nhân bên trong cộng đồng, con người như đơn vị cuối cùng trong tự thân nó, bất biến đến lạ lùng dù điều kiện bên ngoài thay đổi đến đâu.
Tầng đầu địa ngục mở ra một góc nhìn mới về hiện thực xã hội vì vậy cũng
mang lại một nhân sinh quan độc đáo là vì thế. Cùng với việc tái hiện một thế giới mới A. Solzhenitsyn phát hiện ra chiều kích sâu rộng khi khám phá tính cách con người thông qua việc đào sâu và tái tạo những xung đột tâm lí gay gắt của các nhân vật. Có thể khẳng định nội tâm nhân vật chỉ được khắc họa rõ nét nhất nhờ biện pháp miêu tả xung đột. Sự lựa chọn, phân định gắt gay giữa các giá trị sẽ làm nảy sinh ở nhân vật những nguồn cảm xúc chân thật nhất, giúp họ bộc lộ cá tính một cách rõ nét. Xung đột được lựa chọn trong
Tầng đầu địa ngục không còn là những mâu thuẫn giai cấp, địch - ta, thắng –
bại… như mô típ quen thuộc của tiểu thuyết cách mạng. A. Solzhenitsyn ý thức sâu sắc từ trải nghiệm bản thân rằng xung đột gay gắt nhất luôn diễn ra bên trong nội tâm mỗi người, sự thử thách với chính mình mới thực sự là cuộc chiến khốc liệt nhất. Nhân vật bị đẩy tới những thử thách đạo đức có tính nghặt nghèo. Đó là việc lựa chọn các giá trị sống đúng đắn, như giữa việc chấp nhận làm việc theo sự áp đặt để hy vọng giảm án tù nhưng trái lương tâm mình hoặc chịu án lưu đày vĩnh viễn nhưng không phải làm tổn hại đến những con người vô tội khác. Không chỉ vậy, ngay khi chấp nhận cuộc sống khổ cực của tù đày trong con người họ vẫn nổi dậy những đợt sóng nghịch chiều giữa khát vọng tình yêu, hạnh phúc với hiện thực bất khả đầy vô vọng. Điều này thực không dễ dàng khi cuộc sống vốn là chuỗi những khả năng không thể đoán định được. Gánh nặng lịch sử đặt trên đôi vai của những con người bình thường, nhỏ bé cái giá quá đắt. Không phải là những anh hùng, vĩ nhân, những con người tầm vóc mà là nhân dân, số phận dân thường được lựa chọn để cáng đáng sứ mệnh lịch sử. Vậy văn học sẽ tìm về điều gì nếu không
69
phải là số phận bất hạnh của những hạt cát kiến tạo thế giới kia? Và phải chăng đó là câu hỏi mà A. Solzhenitsyn đặt ra cho độc giả qua tác phẩm của mình, như M.Kundera từng nói, rằng: "đâu là những khả năng còn lại của con người trong một thế giới mà những quyết định từ bên ngoài trở thành nặng trĩu đến nỗi những động cơ bên trong chẳng còn chút trọng lượng nào nữa?" [14].
Chủ đề lớn nhất trong Tầng đầu địa ngục xoay quanh cách con người
đối diện và sống còn qua nghịch cảnh lịch sử. Ngòi bút nhà văn luôn hướng vào lương tâm nhân vật, nơi luôn diễn ra cuộc chiến đấu âm thầm và quyết liệt cả trong suy nghĩ lẫn hành động. Trong bối cảnh xã hội còn tồn tại nhiều quy tắc cứng nhắc về cách đánh giá chất con người, tư tưởng và lập trường chính trị là điều kiện then chốt phân biệt các thành phần xã hội. Có một giai đoạn dài trong lịch sử người ta có quyền kết luận người nào tuân thủ theo chế độ là cách mạng, người nào chống lại đường lối, dám viết về cái xấu để bôi nhọ là phản cách mạng. Song phẩm chất con người không thể chấp nhận cách đánh giá giản đơn, máy móc và phản nhân văn như vậy.
Chương đầu tiên của tiểu thuyết Tầng đầu địa ngục mở ra trước mắt
người đọc một khung cảnh ảm đạm và chứa chất nhiều dụng ý. Volodin Innokenty lúc này hãy còn là cố vấn ngoại giao của quốc gia có cuộc đời riêng hạnh phúc và sự nghiệp công danh rạng rỡ. Nhưng ở nhân vật này những khắc họa của nhà văn đã dự báo cho một chuyển biến đột ngột sẽ xảy ra, một bất hạnh không xa sẽ ập đến. Volodin, con người trung thực và khảng khái đang đứng trước lựa chọn vô cùng khó khăn, lựa chọn ấy rất có thể sẽ đưa cuộc đời chàng rẽ sang một hướng khác. Từ nguồn tin của công việc an ninh Innokenty biết được một bí mật liên quan đến bác sĩ Dobroumov, người bạn thân quen của gia đình chàng. Ông bác sĩ trong những lần công tác nước ngoài đã hứa hẹn chuyển giao một số loại thuốc làm thí nghiệm cho đồng
70
nghiệp phương Tây. Việc này khiến Dobroumov lọt vào danh sách những người bị nghi ngờ làm gián điệp cho phương Tây. Và trên tay Innokenty lúc này chính là chỉ thị mật bắt giam vị bác sĩ này. Chàng đắn đo chưa biết báo tin này cho bác sĩ như thế nào, làm sao để an toàn nhất. Trước khi đi đến quyết định thực hiện cuộc gọi ở bốt điện thoại công cộng, trong lòng Innokenty đã dấy lên đủ mọi trạng thái cảm xúc rối bời trộn lẫn.
Bị sự việc choán hết tâm trí: "Innokenty nhìn xuống cảnh đó (từ phòng làm việc nhìn xuống dãy phố) nhưng không ghi nhận được gì hết, chàng đứng
dựa vai vào thành cửa sổ, miệng khẽ huýt sáo một điệu nhạc mệt mỏi. Những ngón tay chàng lật mở từng tờ giấy bóng, in sặc sỡ nhiều màu của một tập san ngoại quốc nhưng mắt chàng cũng không nhìn thấy những hình ảnh trên những trang báo đó".
Bối rối và đầy lo sợ: "Những ngón tay bối rối, hơi run của Volodin lơ
đãng lật nhanh những trang tập san. Suốt trong thời gian đó cảm giác sợ hãi dâng lên trong chàng, nó bốc lên như lửa một lúc rồi tàn đi và sau cùng, đông lại".
Đầu óc anh bị ám ảnh và đè nặng: "Innokenty liệng tập báo xuống bàn
và thần kinh chàng căng thẳng, bối rối, khó nghĩ, chàng đi đi lại lại trong phòng".
Innokenty càng thấy phân vân và hoang mang khi nhìn lại tờ chỉ thị
mật: "Hai vai chàng rung động trong một cái rùng mình, vai chàng chưa bào
giờ bị đè nặng như thế này. Nếu chàng đừng biết gì hết về vụ này, chàng sẽ đỡ khổ biết chừng nào. Nếu chàng đừng biết…"
Những kỷ niệm và ý nghĩ tốt đẹp về bác sĩ Dobromov khiến Innokenty vô cùng đau lòng nghĩ đến việc con người tài năng ấy bị hãm hại oan ức:
71
tựa vai vào thành tủ sắt, đầu cúi xuống, hai mắt nhắm lại. Chàng đứng như thế ở đó một lúc khá lâu".
Innokenty vội vã rời nhiệm sở, đi bộ rồi bắt taxi đến một khu phố đông đúc. Khi chàng quyết định sẽ gọi điện cho Dobromov từ một bốt điện thoại
công cộng: "Bỗng dưng tâm trí chàng an định gần như hoàn toàn. Tất cả
những de dọa dường như vừa trở thành không đáng kể nữa. Chỉ trong vài giây đồng hồ ngắn ngủi, Innokenty bỗng thấy tâm hồn bình thản như chàng chưa bao giờ sợ hãi, chưa từng bao giờ do dự trước việc làm này. Vì chàng vừa nhận ra chàng không sao làm khác được. Việc này có thể nguy hiểm nhưng chàng vẫn phải làm…".
Trong gần bốn trang giấy, tác giả đã miêu tả trọn vẹn cả quá trình suy tính, lựa chọn, quyết định để đi đến hành động của nhân vật. Một quá trình tâm lí chỉ diễn ra trong khoảng vài giờ nhưng tràn ngập những trạng thái tinh thần rối bời và đau khổ. Sẽ là vô số trường hợp oan ức như bác sĩ Dobromov rồi sẽ bị đưa đến những trại lao động xa xôi hay những Viện nghiên cứu như Marfino. Song trước một con người cụ thể, một trường hợp Innokenty biết rành mạch về tài năng và sự đức độ, anh không khỏi bị choáng váng, bất ngờ. Đó thực sự là một cú sốc nặng nề khiến nhân vật rơi vào những luồng cảm xúc dữ dội. Đời sống đã chớm báo những dấu hiệu của sự suy thoái nhân tính và mối đe dọa của quyền lực đen tối đến mọi số phận bất kì trở thành hiện
thực đáng sợ. Nó là nỗi ám ảnh bao trùm lên toàn bộ Tầng đầu địa ngục, từ
chương đầu khi Innokenty đang dằn vặt lương tâm trước những suy tính, lựa chọn cho đến những chương sau với những con người tù nhân ở Marfino và trở lại chương gần cuối, Innokenty khi đã bị bắt và giam cầm. Đồng nghĩa
rằng Tầng đầu địa ngục là cuốn tiểu thuyết được hình thành từ tập hợp những
nếm trải đắng cay của từng nhân vật, từng phận người nhờ đó đảm bảo cho tính liên tục của chủ đề. A. Solzhenitsyn đã tận dụng tối đa lợi thế phân tích
72
tâm lí, đột nhập vào mạch ngầm suy nghĩ của nhân vật để ghi lại những giằng xé, lựa chọn đạo đức căng thẳng nhất. Chỉ ở những con người hành động theo lương tâm và đạo đức mình mới có những khoảnh khắc đấu tranh khó khăn đến vậy. Trước sinh mệnh của đồng loại Innokenty đã dũng cảm vượt qua nỗi sợ hãi quyền lực để tìm cách bảo vệ họ. Anh không chấp nhận tình trạng ngang trái khi con người bị bắt bớ vô lí và càng không thể nhắm mắt để quyền lực tự cho nó quyền được đè nén, tước đoạt tự do của chính mình. Innokenty là con người hành động. Ở chương đầu hành động kháng cự với quyền lực đen tối của anh mới chỉ là gián tiếp qua việc tìm cách bảo vệ người khác khỏi sự bắt giam vô lí thì ở chương gần cuối hành động đó trực tiếp phản kháng lại chế độ nhà tù, công cụ đê hèn của quyền lực, nơi chỉ có thể giam cầm con người ta về thể xác. Bị nhốt trong những phòng giam chật chội, ẩm thấp như tên gọi của nó - "thùng", bị lột quần áo, bị khám xét, bị giải đi từ "thùng" này hết "thùng" kia tâm trí Innokenty tưởng như đã rệu rã, suy sụp không gượng dậy nổi. Nhưng tinh thần tranh đấu của chàng không lụi tắt. Trong sự khốn cùng nhất có thể của một tù nhân đã bị tước đoạt tất cả, Innokenty tự vượt lên bằng cách chấp nhận sự thê thảm như một phần tất yếu phải trải qua và nhất thiết là không để nó kéo sụp tâm hồn mình. Sau những ngỡ ngàng, phản kháng lại việc bắt giam, Innokenty tự nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới, một cách đấu tranh trực diện để nghịch cảnh không bao giờ đánh bại được ý chí con người. Và đặc biệt, khi ở trong tù, nghĩ lại chuyện báo tin cho Dobromov, biết rằng đó là một việc thật nguy hiểm như thể tự tử nhưng Innokenty vẫn không lần nào hối hận vì quyết định đó của mình. Lương tâm dẫn dắt nhân vật hành động thì cũng chính lương tâm bảo trợ cho tâm hồn anh ta khỏi mọi nguy hại của ngoại cảnh.
Tin vào lương tâm của mình, dám đứng về phía sự thật để kháng cự lại moi mưu toan biến con người thành công cụ thi hành quyền lực độc tài đó là
73
phẩm chất cao đẹp và đáng trọng ở những con người tù của Marfino. Khác với kiểu nhân vật tự do về tinh thần như Nerzhin, Rubin hay Chelnov, nhân vật kháng cự với hoàn cảnh sống là những con người có cá tính mạnh mẽ, đấu tranh quyết liệt cho quyền sống của chính mình dù họ nhận thức được rất rõ về giới hạn của tự do, quyền lực và sự bất lực của chính mình trong việc cải tạo môi trường sống. Tin vào lương tâm của mình, dám đứng về phía sự thật để kháng cự lại moi mưu toan biến con người thành công cụ thi hành quyền lực độc tài đó là phẩm chất cao đẹp và đáng trọng ở những con người tù của Marfino. Khác với kiểu nhân vật tự do về tinh thần như Nerzhin, Rubin hay Chelnov, nhân vật kháng cự với hoàn cảnh sống là những con người có cá tính mạnh mẽ, đấu tranh quyết liệt cho quyền sống của chính mình dù họ nhận thức được rất rõ về giới hạn của tự do, quyền lực và sự bất lực của chính mình trong việc cải tạo môi trường sống. Valentuya khi bị dẫn đến gặp Abakumov để trình bày về kế hoạch sản xuất máy nhận biết giọng nói đã hết sức ngạc nhiên trước ý muốn điên rồ của những kẻ đứng đầu định dùng quyền lực áp đặt những bộ óc khoa học làm theo mệnh lệnh. Chàng thanh niên cười phá lên trước cái hạn định ngốc nghếch mà người ta muốn anh và các đồng nghiệp bắt buộc phải hoàn thành. Thật là một chuyện phản khoa học, làm sao người ta có thể chi phối được ý tưởng khoa học theo đúng thời hạn. Trước sự tức giận, ngỡ ngàng của Tổng trưởng Bộ An ninh, Valentuya liên tục đả kích ý nghĩ điên rồ của y bằng cách vạch cho y biết thực chất của công việc ra sao. Lời giảng giải chứa đựng sự say mê công việc khiến con người hồn nhiên này không biết đến cả sợ hãi, không nhận ra người tra vấn mình là ai. Chỉ khi bị bắt trở ra, như nhớ ra mọi hành vi độc ác của cai tù và kiến nghị bạn bè đã
dặn dò, Valentuya ngoái lại kêu lớn: "Nước sôi, chúng tôi làm việc khuya
nhưng không có nước sôi pha trà". Đề nghị giản dị nhưng thiết thực của anh
74
sự chân thật và thẳng thắn của nhân vật. Sâu xa hơn chúng ta có thể thấu hiểu được rằng họ, những con người khát khao tự do và sự tôn trọng phẩm giá đã tự làm chủ cuộc sống lao tù của mình, không để chính mình rơi vào thế bị động và làm cho thảm hại. Trên nghĩa cao cả, những con người này đã tự kiến tạo ra cuộc sống riêng của mình, họ đã chiến thắng được hoàn cảnh, chế ngự được những khó khăn để tồn tại vững vàng. Vì thế ta cũng hiểu lí do vì sao Nerzhin từ chối hợp tác với Verenyov để nghiên cứu ám số. Anh hiểu bản chất đích thực của việc sống trên đời là thế nào. Marfino cho anh một cuộc sống tươm tất hơn hẳn những nhà tù khác anh từng qua nhưng không phải vì thế anh chấp nhận thỏa hiệp với nó. Nhân vật khảng khái từ chối cơ hội làm công việc có thể đưa lại được tự do cho anh. Trong cuộc đấu tranh nội tâm để lựa chọn giữa hai con đường, Nerzhin đã lí giải được ý nghĩa đời sống nằm ở
cách con người lựa chọn giá trị cho mình: "Nhưng tại sao phải sống suốt cả
một đời dài? Sống chỉ để mà sống? Sống chỉ là việc giữ cho thân thể khỏi chết? Nếu sống chỉ có thế thôi và không còn gì khác chúng ta cần sống để làm gì?". Chính vì thế nhân vật đã tìm ra lối thoát cho mình, đó là nghe theo lí trí
của lương tâm mình. "Sự khôn ngoan thúc giục: "Chịu đi" nhưng trái tim nói:
"Satan, đem những thứ đó đi khỏi mắt ta".
Một điểm tương đồng quan trọng có thể thấy trong cuộc đấu tranh nội
tâm của các nhân vật ở Tầng đầu địa ngục, đó là những quyết định thường
được đưa ra rất nhanh và dứt khoát. Có vẻ như sức mạnh chân chính của sự