Nhân vật chìm đắm trong suy niệm

Một phần của tài liệu Nhân vật trong Tầng đầu địa ngục của A Solzhenitsyn (Trang 36)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.Nhân vật chìm đắm trong suy niệm

Khám phá địa hạt tinh thần của con người qua hệ thống nhân vật độc

đáo và riêng biệt, Tầng đầu địa ngục đã chứng minh cho sự tồn tại ý thức cá

nhân là điều kiện tiên quyết để có được tự do. Theo luận điểm của K. Marx,

mục đích cuối cùng loài người hướng đến đó là một xã hội trong đó "sự phát

triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả". Ở

phương diện là một hiện tượng xã hội, lịch sử, ý thức cá tính là kết quả của sự phát triển văn hóa xã hội trên cơ sở các thuộc tính tự nhiên. Nó chỉ được thức nhận rõ và đề cao khi con người được xem là một bản thể độc đáo. Ý thức cá tính là một dấu hiệu quan trọng trong đổi mới văn học. Vì thế luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ giữa việc nhận thức lại cá tính trong đời sống, cá tính sáng tạo với việc thúc đẩy sự thay đổi hệ hình tư duy nghệ thuật theo xu hướng mới. Đó là sự dịch chuyển từ con người ở phạm vi xã hội rộng lớn, từ biểu hiện cá thể của cái chung trở về cái riêng tự do với nhiều biến hóa đa dạng trong đời sống nội tâm. Biểu hiện cụ thể nhất trong cá tính sáng tạo của A.

37

tiên cảm mới về đời sống và con người. Thông qua hệ thống nhân vật đông đảo và phong phú về chất liệu sống, A. Solzhenitsyn muốn tái dựng lại một đời sống từng xảy ra ở trạng thái sống động và tự nhiên nhất. Mỗi nhân vật là một gương mặt riêng, một số phận riêng và vì thế là những quan điểm riêng, cách nhìn riêng về đời sống. Để cho nhân vật tự phát ngôn về hiện thực và suy niệm những giá trị sống nhà văn đã khẳng định sự chiến thắng của ý thức tự do cá nhân trong hoàn cảnh tù đày.

Tầng đầu địa ngục được kết cấu theo mô hình của một tiểu thuyết "đa

âm" hay "phức điệu", "đa thanh" (polyphone) tức một dạng tiểu thuyết chiều ngang (horizontal novel). Dưới góc độ trần thuật học, nguyên tắc được xem là căn bản nhất của dạng tiểu thuyết này chính là sự bình đẳng giữa các giọng, không có giọng nào được lấn át cũng như không có giọng nào chỉ làm phần đệm đơn thuần. Vì thế giữa tác giả và nhân vật cũng như giữa các nhân vật có một sự đồng đẳng về giá trị điểm nhìn. Biểu hiện của nguyên tắc này trên phương diện tổ chức nhân vật, đó là câu chuyện không có nhân vật chính mà theo cách lý giải của A. Solzhenitsyn "mỗi người đều trở thành nhân vật chính bất cứ lúc nào hành động truyện có liên quan đến anh ta". Về cơ bản sự tồn tại đồng đều giữa các nhân vật trên bề mặt văn bản là cơ sở cho mô hình đối thoại của tiểu thuyết. Các nhân vật được xác định trong các mẩu đối thoại với nhau. Từ những tranh luận, triết lý về ý nghĩa cuộc sống, cá tính nhân vật được bộc lộ rõ nét từ đó thể hiện một cách xuất sắc giá trị nhân văn và tinh

thần dân chủ của tiểu thuyết Tầng đầu địa ngục.

Trong trước tác nổi tiếng Bàn về tự do của học giả John Stuart Mill, tự

do tư tưởng, tự do thảo luận là tiêu chí đầu tiên và thuộc trong ba tiêu chí

quan trọng đánh giá sự tự do con người. Tác giả Tầng đầu địa ngục đã tiếp

nhận quan điểm này khi nhấn mạnh sự tự do tinh thần của các nhân vật thông qua những tranh luận và nghiền ngẫm tư tưởng. Đây là một hành động xã hội

38

thích đáng cho quyền tự do của con người. Theo John Stuart Mill, sự tự do này bao gồm "thế giới nội tâm của ý thức, sự đòi hỏi quyền tự do của lương tâm trong ý nghĩa đầy đủ nhất của nó, quyền tự do tư duy và cảm nhận, sự tự do tuyệt đối của nhận định và xúc cảm về mọi chủ đề, thực tiễn hay lý thuyết, khoa học, đạo đức hay thần học". Thảo luận và suy nghiệm tư tưởng vì thế có thể đưa lại tự do đích thực về tinh thần cho con người. Vì hoạt động ấy nằm trong giới hạn kiểm soát của ý thức con người, không xâm phạm đến lợi ích của người khác, không làm tổn hại đến ai. Những suy niệm của nhân vật thường xoay quanh những vấn đề bản thể của triết học và đời sống như: hạnh phúc, chiến tranh, tôn giáo và thơ ca… Với Glev Nerzhin, chìm đắm trong những suy nghĩ miên man là sở thích và cũng là cách anh quên đi thực tại.

"Nhưng Nerzhin chỉ muốn làm việc nhanh để sau khi làm hết phần việc được người ta trao cho chàng, chàng khỏi phải làm gì hết. Có lần chàng nói với Simochka : Tôi chỉ hoạt động vì tôi ghét hoạt động. Nàng e lệ hỏi chàng : Vậy thì anh thích cái gì ? – Tôi chỉ thích nhìn ngắm, thích suy tưởng…" (Chương

6, Trái tim một người đàn bà). Tuy cách biệt nhau về tuổi tác nhưng giữa Rubin và Nerzhin có vô số điểm chung. Họ nhập ngũ và chiến đấu cùng mặt trận, cũng bị bắt dưới tinh thần sắc lệnh mười điều, đặc biệt họ cùng chung những suy nghĩ, tâm sự. Những cuộc đối thoại giữa hai người có thể kéo dài hàng giờ.

"Này bạn, tôi đang trong một trạng thái tinh thần mơ mộng. Chúng ta có thể nói chuyện với nhau được lắm".

Khi lắng nghe băn khoăn của Rubin "Phải chăng là cả chiến tranh rồi

cũng trở thành một kỷ niệm đẹp của con người?". Nerzhin đã phản bác lại

bằng những dẫn chứng về sự trớ trêu và khốc liệt: là khi một người lính như Rubin may mắn được gặp người con gái anh yêu thì ở một nơi nào đó có những người lính khác đang bị giam trong xà lim. Chiến tranh với Rubin đẹp

39

vì anh may mắn không phải dự một cuộc tấn công nào, không phải đẩy binh sĩ dưới quyền vào chỗ chết, cũng không phải rút lui, không phải ra lệnh cho người khác ở lại phải chết. Và theo cách định nghĩa của Rubin chiến tranh tốt là cuộc chiến tranh đã qua, đã chấm dứt. Song với Nerzhin, sự từng trải của

một người đã vào sinh ra tử, thấm thía mọi mất mát "Tôi không nói là chiến

tranh tốt đẹp, tôi chỉ nói là những gì chúng ta nhớ lại đều tốt đẹp". Lời nói

của Nerzhin lay động đến trái tim Rubin bằng một ảo tưởng chua xót : "Và tôi

hy vọng rồi sẽ có ngày chúng ta nhớ lại những ngày sống trong trại tập trung là đẹp. Cả trong những trại tạm trú".

Từ những tranh luận về chiến tranh, suy nghĩ miên man dẫn họ về với thực tại của trại giam và định nghĩa về hạnh phúc. Rubin cho rằng hạnh phúc của con người ta là một cái gì tùy thuộc vào từng người, như một giả tưởng. Bởi ngay trong tù đày khốn khổ vẫn có những kẻ sung sướng trên sự bất công với đồng loại. Nerzhin thì khẳng định "hạnh phúc" phát sinh từ một tiếng có nghĩa là "giờ đây, lúc này" trong khi Rubin ảnh hưởng theo Vladimir Dahl: "hạnh phúc" xuất phát từ một tiếng có nghĩa là số phận của người ta, là những gì người ta muốn có ở đời. Để lấy dẫn chứng Nerzhin đã viện dẫn đến tư tưởng của Goeth trong tuyệt phẩm Faust với chi tiết cuối cùng của câu chuyện. Đó là khi nghe tiếng cuốc đào huyệt của Mephistopheles, Faust nhầm tưởng cánh đồng lầy đã hết nước đọng, nghĩ rằng mình đã đem lại hạnh phúc

cho mọi người nên hài lòng kêu lên: "Ồ… thời gian… xin ngừng lại". Nerzhin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lập luận chủ ý của Goeth là chế nhạo ảo ảnh hạnh phúc của con người. Nhân vật băn khoăn Faust liệu có phải là một bản nhạc ngợi ca hạnh phúc hay là sự chế nhạo hạnh phúc khi ngay từ mở đầu tác phẩm, thi hào đã đặt bút bằng hai câu thơ sau:

Tôi không có gì để nói về mặt trời và trái đất Tôi chỉ nhìn thấy sự đau khổ của con người

40

Đấy là những suy nghĩ và nhận xét sắc sảo của Nerzhin về bản chất của hạnh phúc để nhân loại tỉnh táo biết rằng không thể có điều gì được gọi là hạnh phúc nơi được gọi tù ngục. Nhưng từ nhà tù đã đưa lại cho anh cơ hội để thấu hiểu những chân lí giản dị mà anh và bạn bè đã đúc kết về nó. Nhân vật này luôn dồn hết năng lượng tinh thần vào tâm trí để luận giải và suy nghĩ về bàn về ý nghĩa cuộc sống và bản thể của hạnh phúc trong những cuốn sách

anh từng đọc khi còn tự do. Theo Nerzhin, "những người hiểu biết phải suy

nghĩ. Suy nghĩ là nghề của họ. Nhưng còn ý nghĩa cuộc sống ? Chúng ta sống – đó là ý nghĩa cuộc sống. Xin cảm tạ Thượng đế đã sinh ra nhà tù. Nhà tù giúp cho tôi cơ hội và điều kiện để suy nghĩ". Từ một nạn nhân Nerzhin đã

gắng biến bi kịch và khổ đau thành môi sinh cho sự rèn luyện tư tưởng và tâm hồn chàng. Chỉ ở con người dũng cảm và lạc quan mới có được sức mạnh hoán đổi hoàn cảnh như nhân vật này. Trong thế giới tĩnh lặng của những suy tư, Nerzhin phát hiện ra chân lý và những cách thức ứng phó với khổ nhục nơi

cuộc đời: "Lev, hạnh phúc không căn cứ trên việc chúng ta được hưởng

những gì ở cuộc đời mà là nằm ở thái độ của chúng ta đối với việc hưởng thụ những tiện nghi đó". Hai nhân vật tự đưa mình miên man trong dòng chảy của

những triết lí, luận đề của Thánh kinh, Đạo giáo, chủ nghĩa Marx, thơ Esenin… Họ ngồi đâu lưng lại, nói với nhau cả tiếng đồng hồ mà người ngồi xa họ vẫn không hiểu. Những đoạn đối thoại giữa các nhân vật chiếm dung

lượng khá lớn trong Tầng đầu địa ngục. Trong đó những mẩu đối thoại giữa

chuyên gia toán học Nerzhin với nhà ngôn ngữ học Rubin được tác giả ưu ái dành tới gần chục trang tiểu thuyết. Những suy niệm, chiết nghĩa về cuộc sống và hiện thực nối dài liên tiếp, chủ đề này móc nối với chủ đề kia, gợi hứng cho những suy ngẫm khác. Tất cả đều xoay quanh đủ mọi băn khoăn của nhân vật. Đối thoại không chỉ giúp làm nảy sinh chân lý mà qua đó tính cách người đối thoại cũng được bộc lộ. Ngôn ngữ mang tính xã hội nhưng lời

41

nói là sản phẩm đặc thù của mỗi cá nhân, mang tính cá thể. Miêu tả chân dung, tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại là một đặc điểm quan trọng trong nghệ thuật tiểu thuyết của A. Solzhenitsyn. Nhà văn đã dày công nghiên cứu ngôn ngữ và tiếng nói Nga trong thời gian dài bị bắt giam ở trại tập trung. Thành quả trên lĩnh vực văn học vì đó đã tôn vinh thêm những hiểu biết sâu sắc về con người Nga cũng như tiếng mẹ đẻ của tác giả. Thông qua những phát ngôn, nhận xét, cách đối thoại và hành động ngôn ngữ người ta dễ dàng nhìn ra bản chất tâm hồn và tư tưởng của mỗi cá nhân. Giọng điệu sôi nổi, cách lý giải hăng say và nồng ấm là khí chất riêng toát ra từ Nerzhin chàng thanh niên trẻ, chưa kịp tốt nghiệp đại học đã đi vào cuộc chiến. Hiện thực cuộc sống với chàng vừa tươi nguyên và khá ấn tượng vì thế với bộ óc của một nhà toán học Nerzhin không giấu nổi nồng nhiệt muốn truy nguyên

mọi nguồn gốc của hạnh phúc, khổ đau và lịch sử nhân loại. "Nerzhin lắc đầu.

Tóc anh xõa xuống trán. Anh đang say sưa nói. Trong lúc này, trông anh giống một thiếu niên mười tám tuổi". Ngược lại, ở Rubin chứa chất sự điềm

tĩnh đến lạnh lùng. Trong mỗi lời nói anh đều cẩn trọng và khách quan nhất là khi tranh luận với Nerzhin. Dù khá nhất quán với những suy nghĩ của người bạn trẻ song bản chất phức tạp của cuộc sống buộc Rubin luôn phải có thái độ dè chừng và đúng mực. Tuy nhiên chính anh lại bị hấp dẫn vào cuộc tranh

luận: "Rubin không thể ngồi im để nghe người khác nói lâu được. Trong bất

cứ cuộc nói chuyện nào, anh cũng là người hướng dẫn, đưa ra những đề tài mới, những nhận xét chưa được phát biểu". Nhờ có người bạn như Rubin

những ý tưởng được suy nghĩ rất chín cả một thời gian dài trong đầu Nerzhin mới có dịp được thổ lộ.

Độc giả tinh tường sẽ không khó nhận ra Nerzhin chính là điểm nối của mọi cuộc tranh luận, trao đổi tư tưởng và Nerzhin chính là hình chiếu của A. Solzhenitsyn trong tác phẩm này. Tác giả được biết đến không chỉ ở cương vị

42

một nhà văn mà còn là một nhà toán học, một nhà ngôn ngữ và hơn nữa còn là nhà tư tưởng. Những ý nghĩ, suy niệm của Nerzhin với các nhân vật khác

mang dấu ấn của tư duy và trí tuệ nhà văn. Tầng đầu địa ngục là tác phẩm

được viết trong tù khi nhà văn bị giam giữ lần đầu tiên kể từ khi bị bắt từ chiến trường vì thế nó chứa chất bao suy nghĩ, bao nhận thức sâu sắc của nhà văn về những gì mắt thấy tai nghe ở đây. Vì thế, không chỉ để giải tỏa cơn

bùng nổ sáng tạo của nhà văn trước hiện thực Tầng đầu địa ngục còn là thế giới riêng nơi A. Solzhenistyn có thể trốn mình vào đó. Tầng đầu địa ngục

mang tính chất của một tác phẩm ký bởi những ghi chép chân thật và thời sự, và mang tính luận đề bởi những lý luận và suy nghĩ đậm màu sắc triết học, nhất là ở những trang luận bàn về bản thể đời sống. Sự thống nhất cao độ giữa tác giả và nhân vật thể hiện ở việc chuyển dịch những suy nghĩ đó vào cho nhân vật, đồng dạng góc nhìn của nhân vật gần với tác giả, lời nhân vật song song và có lúc nhập trong lời trần thuật của tác giả. Qua giọng điệu của kiểu nhân vật suy niệm chúng ta nhận ra sự đồng thuận và tin tưởng của nhà văn về bản chất con người và ý nghĩa cuộc sống. Vì rằng "tự do tư tưởng được đòi hỏi không phải đơn thuần hay chủ yếu nhằm mục đích tạo ra các nhà tư tưởng lớn. Ngược lại, nó cũng là cần thiết và thậm chí còn là điều không thể thiếu được, để cho những người bình thường có thể đạt được sự phát triển đầy đủ về tính cách, phù hợp với khả năng của họ" [18, tr. 86]. Những nhân vật như Nerzhin, Rubin và Valentuya chiếm cảm tình của người đọc vì họ mang dáng dấp con người tinh thần của chính nhà văn, một con người ngoan cường và sắc bén chứa đựng trong văn phong vững vàng. Đắm chìm vào tư tưởng, suy niệm đã giúp những nhân vật đáng thương tránh khỏi những vụn vặt, chán nản trong đời sống tù đày lặp lại lặp lại bao nhiêu năm ròng. Suy niệm để chứng tỏ sự tồn tại của họ với thế giới, để nhân loại biết rằng giữa chốn giam cầm vĩnh viễn đã tước đoạt quyền tự do được thở không khí trong lành kia

43

con người ta vẫn phải sống và lao động. Họ không đầu hàng số phận, họ vẫn trăn trở về đời sống, vẫn thiết tha với cuộc đời bằng những cảm xúc yêu, ghét, căm hờn. Nhân vật được tự do trong những suy niệm của mình. Trong thế giới tinh thần, những ý nghĩa vẫn luôn là sở hữu riêng của họ, mọi suy xét đúng sai theo định giá riêng ở con người họ mà không ai có thể ép buộc và cản trở.

Nhà tù vì thế chỉ giam cầm được thể xác con người chứ không thể giam cầm được tư tưởng và suy nghĩ có thể vượt xa trăm dặm của con người. Thế giới tinh thần của con người rộng lớn và cao xa hơn thế giới thực tại mà họ sống nếu không nói không gian đời thực chỉ là một phần nhỏ được chứa đựng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong đó. "Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao/ Muốn nên sự nghiệp

lớn, tinh thần phải càng cao", Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bị giam trong nhà tù

Một phần của tài liệu Nhân vật trong Tầng đầu địa ngục của A Solzhenitsyn (Trang 36)