Nhân vật chấp nhận tha hóa

Một phần của tài liệu Nhân vật trong Tầng đầu địa ngục của A Solzhenitsyn (Trang 95)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Nhân vật chấp nhận tha hóa

Tầng đầu địa ngục không chỉ là thế giới của những tù nhân bị tước đoạt

tự do mà còn là nơi những kẻ đứng đầu quyền lực với những bi kịch tất yếu trên hành trình tự tha hóa. A. Solzhenitsyn tái hiện một hệ thống nhân viên và lãnh đạo trong hệ thống cai trị Viện nghiên cứu Marfino vô cùng đông đảo.

96

Đây là bộ phận đối trọng với những người tù "vô thần và đức hạnh" trên nhiều phương diện từ thể xác lẫn tinh thần. Tù nhân bị giam giữ và khống chế về thân thể nhưng họ đạt đến sự tự do của tinh thần bằng sức mạnh của đạo đức trong sáng trong khi ngược lại, kẻ đứng đầu quyền lực phải chịu đựng sự giằng xé của lương tâm và mất tự do vì quyền năng và danh lợi do chính mình tạo ra trói buộc và thít chặt. Đây là số phận bi kịch khó tránh khỏi của những nhân vật bị tha hóa.

Như một hệ lụy xã hội, căn bệnh ảo tưởng tự say mê chính mình của vị lãnh tụ đã gieo rắc mầm bệnh dối trá cho toàn thể hệ thống cấp dưới của ông ta. Một xã hội bị lừa phỉnh bởi những chỉ tiêu không có thực, về một hiện thực tốt đẹp chỉ có ở thiên đường. Con người bị xóa nhòa ranh giới giữa sự thực và dối trá. A. Solzhenitsyn đã cảnh báo hơn thế còn ra sức ngăn cản sự lây lan của dịch bệnh này trong tinh thần con người qua những bằng chứng

thép về bản chất dối lừa của chế độ độc tài. Chương 15, Tam đầu chế gian dối

là một trong số những chứng cứ thuyết phục nhất cho sự tha hóa đến kiệt cùng của dối trá đối với lương tâm và sự thật chân chính. Yakonov cùng với Sevastyanov và Oskolupov, ba lãnh đạo cao cấp của Marfino bị gọi đến phòng làm việc của Tổng trưởng bộ An ninh Abakumov để trình bày về hạn định sáng chế ra máy điện thoại cho lãnh tụ. Để đẹp lòng ngài chính Abakumov đã lừa dối lãnh tụ của mình về dự án lý tưởng ấy nhưng trước sự câu thúc từ buổi trình diện đêm hôm trước, Abakumov trút mọi trách nhiệm

lên tam đầu chế của Marfino bằng giọng đe dọa: "Đừng nói dối! Tôi không

thích nghe nói dối!". Tuy nhiên, bằng thủ đoạn dối lừa quen thuộc để bảo toàn

sinh mạng của mình, Sevstyanov, Oskolupov lẫn Yakonov đều phải lặp lại sự dối lừa trơ trẽn để có thể tự giải cứu mình:

97

"Chúng ta có những ba trăm người ở Marfino kia mà. Ta có dư người để phụ trách thêm vụ này".

"Xin cho thêm một tháng nữa. Thêm một tháng nữa. Tới mùng một tháng hai".

Tuy nhiên cả ba đều không ngờ rằng mình đã rơi vào cái bẫy của Abakumov, y đã tra hỏi tù nhân những người trực tiếp tham gia sáng chế về triển vọng thực sự của dàn máy là vô thời hạn. Và kết cục đen tối của Mamurin sẽ lặp lại với số phận những kẻ dối lừa này. Dối trá dường như đã ăn sâu vào mạch máu của hệ thống phân quyền, làm tha hóa bộ máy và những con người thực thi nó. Có một mối quan hệ biện chứng giữa bạo lực và dối trá như lời của tác giả "Bạo lực chỉ có thể che đậy với một lời nói dối, và lời nói dối chỉ có thể được duy trì nhờ bạo lực. Ai từng đem bạo lực ra làm cách thức rồi chắc chắn sẽ buộc lấy dối trá làm nguyên tắc". Một xã hội dối trá với mọi con người đều dối trá biến công quyền thành cỗ máy bạo lực và nhà tù vì thế có lý do để tồn tại chính đáng. Sự an nguy của số phận dân tộc bị dối trá đẩy tới nguy vong. A. Solzhenitsyn đã cảnh tỉnh cho nhân loại về sự hiểm nguy này, dối trá trở thành kẻ thù còn nguy hiểm gấp nhiều lần so với chiến tranh.

Bởi nó tồn tại vô hình nhưng có khả năng lan bám khủng khiếp. “Giá mà có

kẻ ác ở đâu âm thầm thủ ác và chỉ cần phải tách chúng ra khỏi chúng ta để diệt trừ. Nhưng đường biên giới giữa cái thiện và cái ác chạy qua trái tim của mỗi con người. Và ai sẽ sẵn sàng phá hủy một phần trái tim của mình?”. Tầng đầu địa ngục nhắc nhở cho chúng ta về một cuộc tranh đấu mới để hủy

diệt mầm mống của cái ác đang len lỏi trong từng con người. Qua hệ thống nhân vật đứng đầu hệ thống kiểm soát ở Marfino, nhà văn đã tái hiện đặc sắc gương mặt điển hình của con người tha hóa đạo đức. Đó thực là những kẻ tự chối bỏ lương tâm và bản chất con người cá nhân để mang bộ mặt mới, đồng phục của đám đông dối trá.

98

Nhà văn rất chú ý miêu tả nhân vật qua những ấn tượng về ngoại hình. Hình ảnh về những người nắm giữ quyền lực có thể được khắc sâu trong tâm trí người đọc chỉ bằng một vài chi tiết đặc tả như khuôn mặt, dáng hình, giọng nói… Những yếu tố bình thường bên ngoài nhưng có sức ám dụ lớn cho bản chất tâm hồn và tính cách của con người đó. A. Solzhenitsyn thâu tóm trong ngòi bút của mình khả năng quan sát và miêu tả tài tình và có giá trị. Vì thế,

Tầng đầu địa ngục đã làm sống dậy vô số nhân vật từ trang viết đi vào đời

sống cũng như đem lại sức sống ở những khía cạnh mới cho nhân vật lịch sử quen thuộc. Những miêu tả ngoại hình không chỉ vậy còn mở cho người đọc dự ảm về sự tha hóa đến mục ruỗng trong con người qua những biểu hiện ra bên ngoài.

Đó là chân dung của những cỗ máy phục vụ quyền lực như Thiếu tá Shikin, một người đàn ông hơi thấp, vạm vỡ, tự coi mình là quan trọng và luôn luôn quan trọng hóa mọi việc. Ông có cái đầu lớn, mái tóc xám cắt ngắn và hai bàn chân nhỏ nằm trong đôi giày như giày học sinh. Ngược lại với vẻ máy móc, thô lậu của Shikin, kẻ ngu dốt chỉ biết chấp hành và thực thi mệnh lệnh thì Yakonov thể hiện xứng đang với vị thế là một viên chức cấp cao trong hệ thống chính trị. Đại tá kỹ sư Yakonov đã ngoài năm mươi nhưng trông vẫn còn trẻ và tráng kiện. Y có cái vẻ vạm vỡ của một vương tử Obolensky hay Dolgorukov. Những cử chỉ kiểu cách, quan dạng làm cho y

nổi bật lên giữa những viên chức khác trong Bộ An ninh… “Giọng nói của

Yakonov có những âm thanh trầm bổng như giọng một kép hát sân khấu. Người ta không hiểu sao con người có vẻ quý phái này lại không uốn lưỡi chữ “r” như kiểu nói những nhà quý phái thời xưa”. Tuy nhiên như bệnh dối trá

đã ăn sâu vào máu của nhân vật, mọi biểu hiện bên ngoài của Yakonov luôn khiến người ta thấy sự giả dối, khoa trương như muốn giấu giếm tâm hồn rỗng tuếch của y. Và đứng ở vị thế cao hơn là Tổng trưởng Bộ An ninh,

99

Abakumov hiện lên trong mắt cộng sự dưới quyền của ông ta với vẻ uy nghi

nhưng gian giảo và tàn ác. “Cao lớn, với mái tóc đen chải ngược về sau ót,

mang trên cầu vai cặp lon ba ngôi sao của Tướng ủy viên Đệ nhị, Abkumov uy nghi chống hai cùi chỏ lên mặt bàn rộng. Y to con nhưng không mập bự - y biết giá trị của một hình dáng đẹp và đôi khi y chịu khó chơi quần vợt. Đôi mắt của y là mắt của một người không mắc lừa ai bao giờ, không ai có thể đánh lừa được. Đôi mắt ấy biểu lộ sự nhanh trí, khả năng ứng biến và bản tính đa nghi”.

Sự tha hóa đã in hình trên những nét ngoại hình khiến nhân vật mang ấn tượng không thể trộn lẫn. Dường như chính những con người phụng sự cho tự do của dân tộc và nhân dân nhưng lại đều mang một gương mặt thỏa mãn với hưởng thụ vật chất và hèn nhát, nhục nhã với toan tính đa nghi hiểm ác trên đôi mắt và thần thái. Đó là những con người dị dạng và đầy khuyết tật tâm hồn.

Trong thế giới của những nhân vật tự đầu hàng trước sức mạnh quyền lực, chấp nhận để con người cá nhân của mình bị biến thành một cỗ máy phục vụ cho chính trị đàn áp phần vô tội còn lại của thế giới không hẳn con người nào cũng đã xấu xa ngay từ bản chất. Sẽ là một quá trình chằng níu giữa nhiều biến động và áp lực đủ lớn để khiến con người tự thấy không vượt qua giới hạn trước khi nhận ra con đường tha hóa đã kéo mình đi rất xa. Yakonov là một trong những nhân vật điển hình trong vòng quay trớ trêu đó.

Yakonov xuất hiện trong Tầng đầu địa ngục với địa vị của một Kỹ sư

trưởng ở Viện nghiên cứu Marfino, một chức danh quan trọng và uy quyền để đe dọa những tù nhân không phục tùng nhưng cũng là một chỗ ngồi khá chông chênh nếu dự án chế tạo điện thoại cho lãnh tụ không hoàn thành đúng ý ngài. Vậy nên Yakonov nằm trong thế lưỡng nan, bị giằng co giữa những hù dọa, khống chế lẫn sợ sệt, vâng lời và lừa dối. Những gì được miêu tả trong

100

tác phẩm về cuộc sống của nhân vật này đều là những khoảnh khắc đối mặt với những toan tính ứng phó với kẻ khác. Yakonov về cơ bản đã mất đi cá tính và bản sắc con người cá nhân của mình. Trước mặt tù nhân, y vô cùng oai vệ và khôn ngoan với những sắp đặt yên ổn cho mình. Căn phòng làm việc của y trên tầng lầu của Marfino là nơi tù nhân bị giải tới hàng ngày để trình báo về tiến độ công việc. Như một nô bộc chủ mẫn cán, Yakonov tận tụy và ý thức được bổn phận của mình đối với lãnh tụ vì vậy y không thể lơi là cho tù nhân của mình tự ý làm việc theo ý muốn. Thậm chí sự kiểm soát đẩy lên đỉnh điểm thành tham vọng thao túng thống lĩnh mọi số phận khác, tất cả nhằm mục đích thúc ép việc chế tạo nhanh dàn máy âm thính, điều kiện đảm bảo cho sự sống còn của địa vị và chính mạng sống của y. Song như hai mặt đối lập của cùng một bản thể sống, như thể sự đối lập và chông chênh giữa những thái cực cảm xúc khác nhau là trạng thái hiện hữu thường xuyên của con người, Yakonov chất chứa trong mình những nỗi niềm riêng, một bi kịch thời đại với những kẻ tự vứt bỏ lương tâm để theo đuổi tham vọng danh lợi. Thật may với chính tâm hồn nhân vật và với lương tâm nhân loại rằng Yakonov đã kịp tự nhận ra sự tha hóa của mình, tự nếm trải cảm giác dằn vặt và đau đớn mà anh ta từng gây ra cho những người xung quanh mình. Đó là giây phút nhân vật vừa ra khỏi căn phòng của lãnh tụ, người vừa ban cho y một hạn định về sự chết. Nỗi hoang mang về một hiện thực phũ phàng trút xuống tâm hồn nhân vật khiến Yakonov rơi vào một trạng thái vô hồn, bất động. Trên con đường trở về nhà, sự vô tình hay hữu ý từ vô thức của nhân vật đã dẫn bước anh đến ngôi giáo đường thưở xưa nơi Yakonov và Agnia người yêu đầu từng đến.

"Yakonov đi qua bãi đất trống nhưng y vẫn không biết là y đi đâu, đến đâu, y cũng không nhận thấy mặt đất thoải dốc và y đang vất vả lần bước lên dốc… Ký ức của Yakonov gợi lên một ghi nhớ mơ hồ nào đó khi y nhận thấy

101

những bậc thang đá trắng trên lưng đồi xác xơ. Y đi tới và bước lên những bậc đá, tâm trí vẫn hoang mang chưa nhớ đây là đâu và tại sao y lại có vẻ quen thuộc với những bậc đá này" (Chương 23, Giáo đường Thánh John)

Chính ở trường đoạn hồi tưởng và tự đối thoại với ký ức, lương tâm A. Solzhenitsyn đã để cho nhân vật tự phơi bày chính mình. Không có gì rõ nét hơn, chân thực hơn bằng chính cái nhìn tự soi chiếu và phản tỉnh của con người về bản thân họ. Đặc biệt cái nhìn ấy được hiển thị qua dòng chảy ký ức, sự đối sánh giữa hiện tại và quá khứ đã qua và vì thế người đọc trực tiếp tham chiếu cái nhìn của mình vào diễn trình tha hóa của nhân vật. Giọng điệu trần thuật khách quan của nhà văn dịch chuyển vào nội tâm nhân vật, cá nhân hóa điểm nhìn và hòa thành lời trần thuật độc thoại.

"Phải chăng đây là một nơi đổ nát vì trúng bom đạn trong thời chiến tranh? Chắc không phải. Chiến tranh đã qua lâu rồi. Tất cả những nơi bị bom đạn tàn phá trong thủ đô này đều đã được xây dựng lại. Nơi này dường như bị tàn phá vì một cái gì khác bom đạn".

Sửng sốt trước sự đổ nát của không gian trước mặt, Yakonov ngỡ ngàng với sự hiện diện tưởng như phi thực của một nơi vốn đã lùi sâu vào vùng ký ức. Anh lờ mờ nhận ra sự đổ nát của chốn này hẳn phải có căn nguyên đặc biệt.

"Hai mắt Yakonov bỗng nong nóng, cay cay như khi y chảy nước mắt. Y nhận ra, y nhớ lại và toàn thân y bủn rủn".

Nhân vật bỗng thức tỉnh trong nỗi xót thương cho khung cảnh và những gì mình vừa trải qua. Những kỷ niệm tươi đẹp của tuổi trẻ và tình yêu đầu đời với Agnia, người thiếu nữ yếu đuối nhưng có một trái tim hết sức nhạy cảm đang trở về. Chỉ có nàng như không phải sinh ra từ mặt đất này là người duy nhất thấu hiểu Yakonov đến từng khuyết điểm, tội lỗi. Ở bên Agnia, Yakonov được an ủi và nương tựa như soi mình vào một bầu nước cực

102

kì trong trẻo và tinh khiết. Khi Yakonov được Agnia dẫn đến tòa giáo đường thánh John, nơi đẹp nhất Mạc Tư Khoa, cô đã nói cho anh nghe về những dự cảm không lành từ trái tim đầy bất ổn. Agnia tin rằng những điều đẹp đẽ nhất đang dần mất đi. Nàng tin vào sức mạnh của đức tin, vào những giá trị giáo lý đã tồn tại hàng bao thế kỷ trong truyền thống đất nước của nàng. Dù cho Yakonov nghĩ nàng quá nông cạn và lạc hậu song trong tâm hồn của người con gái đã tiên cảm được sự mai một dần của cái đẹp xưa, và con người sẽ chìm trong trầm luân tất yếu của danh vọng. Nỗi lo sợ mơ hồ nhưng có căn nguyên của Agnia một ngày đã vận vào số phận của Yakonov một thanh niên luôn sẵn nhiệt huyết lao vào những chính biến của cách mạng mà không hề phân vân. Những lời nói cuối cùng của Agnia nói với anh đã bị Yakonov thờ ơ và quên lãng. Những lời nói như thốt từ gan ruột, chứa chất một nỗi đau xót khôn cùng trước nguy cơ tàn lụi của thế giới và lương tâm con người. Giờ đây, chỉ khi trượt quá xa trên con đường chạy theo quyền lực Yakonov mới thấu hiểu những lo sợ sâu xa phía sau lời chia phôi của Agnia.

"Danh vọng và thành công đang chờ đợi anh. Chắc chắn anh sẽ thành công, anh sẽ có danh vọng. Nhưng Anton, liệu anh có được sung sướng hay không?Rồi đời anh sẽ có hạnh phúc hay không? Anh cũng nên cẩn hận. Những người chú ý đến cuộc đời như anh… sẽ mất… Em không thể nào nói rõ với anh được…" (Chương 23, Giáo đường Thánh John)

Yakonov trong một giây như thấy toàn bộ cuộc đời mình vụt qua trước mặt như một thước phim cũ đầy những hình ảnh và kỷ niệm về Agnia. Không thể tưởng tượng được rằng ánh bình minh hôm nay cũng chiếu cùng trên khoảng đất Mạc Tư Khoa từng sáng ánh nắng vàng buổi chiều xa xưa, buổi chiều y và người thiếu nữ đó cùng ngồi bên nhau. Những ngọn đồi vẫn là ngọn đồi này, cảnh vật dưới chân đồi vẫn là cảnh cũ, và khúc sông quẹo được soi sáng bởi dãy đèn điện dưới kia vẫn là dòng sông ngày xưa. Chỉ là

103

Yakonov không còn là con người như trước kia, chàng thanh niên trẻ trung và tràn đầy ấp ủ về cuộc đời xán lạn. Sau lần gặp cuối cùng với Agnia ở khu giáo

Một phần của tài liệu Nhân vật trong Tầng đầu địa ngục của A Solzhenitsyn (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)