Nhân vật phản tư về mình

Một phần của tài liệu Nhân vật trong Tầng đầu địa ngục của A Solzhenitsyn (Trang 44)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3. Nhân vật phản tư về mình

Nhà thơ J. Brodsky trong bài diễn văn nhận giải Nobel Văn học năm

45

trước hết cho người nghệ sĩ) thì đấy là tính cá nhân của sự tồn tại con người".

Kể từ khi con người được "phát hiện lại" nhờ phong trào văn hóa Phục Hưng thế kỷ XIV đến nay lịch sử văn học vẫn luôn là hành trình kiếm bản ngã đích thực của con người. Mỗi thời đại với cách thể hiện riêng đều đặt ra những vấn đề có tính cấp bách đối với số phận con người. Với A. Solzhenitsyn mối quan tâm tới số phận chung của dân tộc Nga của ông không tách rời sự quan tâm đến quyền sống tự do của con người trong giới hạn đặt ra của quyền lợi quốc gia và quyền lực. Mỗi tác phẩm của nhà văn này là một bản anh hùng ca về sự chiến thắng của con người cá nhân trước nghịch cảnh bạo tàn. Và khi nhân

vật trong thế giới Tầng đầu địa ngục băn khoăn tìm lối thoát cho mình giữa

không gian của tù đày, bóng đêm, những hành lang, căn phòng khép kín, chật chội và bức bối thì tìm kiếm tự do về tinh thần đã trở thành điểm dựa chính cho sức nặng nhân văn của toàn bộ cuốn truyện. Nhân vật ở đấy đã tự tách biệt mình khỏi sự hỗn mang của bạo lực, dối trá và đàn áp để trở nên vô thần và đức hạnh trong lương tâm. Họ tìm đến những suy niệm về đời sống để nương dựa cho những đau khổ và vướng mắc không thể lý giải. Và trong sự tự do của chính tâm hồn, những nhân vật ấy vẫn không thôi chất vấn và phản tư về chính sự sống, tồn tại của mình. Chỉ với con đường ấy, lương tâm con người sẽ không bị mài mòn và thỏa hiệp.

Theo Lý luận và thi pháp tiểu thuyết của M. Bakhtin, "ý thức về mình

với tư cách là trọng tâm nghệ thuật xây dựng nhân vật không thể được xếp bên cạnh những đặc điểm khác của hình tượng nhân vật, nó thu hút vào trong nó tất cả những đặc điểm ấy như là chất liệu của nó và tước bỏ ở chúng mọi sức mạnh quy định và hòan kết nhân vật" [5, tr. 272] Miêu tả về con người

mà tước bỏ đi số phận tinh thần, đời sống nội tâm của bản thân ý thức, những khát vọng, tìm kiếm bên trong nó thì sự miêu tả sẽ rơi vào siêu hình, thiếu hụt tính nhân văn. Nhân vật thực sự là một thực thể sống động và hoàn chỉnh khi

46

nó được tái hiện đầy đủ những năng lực tinh thần, chiều sâu và sự phát triển phong phú của các quá trình tâm lý như tự ý thức, vô thức. Điều này làm nên khác biệt giữa tiểu thuyết của A. Solzhenitsyn và của một số nhà văn khác cùng thời. Con người mà A. Solzhenitsyn hướng đến không chỉ là con người "mới" trong tính tích cực cách mạng mà là con người trong toàn bộ tâm lí phức tạp, tất cả cái mới và cái cũ, cái tốt và cái xấu, tình yêu và lầm lạc. Đặc biệt, giá trị của con người được xác định như một sự tự ý thức về hiện thực và bản thân mình. Sự tự ý thức đó biểu hiện trong những trạng thái phản tư của nhân vật về chính mình, về cuộc sống và những khát vọng tự do chứa đựng trong ký ức và vô thức của nhân vật.

Tầng đầu địa ngục không có nhân vật nào đứng ở trung tâm song mỗi

nhân vật ở trạng thái tồn tại của mình trở thành hạt nhân nối kết toàn bộ cấu trúc cốt truyện. Cụ thể hơn, kết cấu tiểu thuyết này là dãy liên tiếp các phối cảnh điển hình trong đó miêu tả con người ở những mạch ngầm, tình huống tâm trạng có tính trọn vẹn. Việc đặt tên cho các chương không nằm ngoài dự định thâu tóm mọi chuyển biến trong thế giới tinh thần con người của tác giả :

Và anh là ai, Thời gian xin ngừng lại, Xin cho chúng tôi án tử hình, Tuổi già, Hố thẳm kêu gọi, Cấm không được hôn, Đi đày ? Dễ lắm !... Khắc hoạ tính

cách nhân vật trong mỗi cảnh huống này, nhà văn chú ý đến những chi tiết đối thoại và phản tỉnh của các nhân vật.

Trước hàng dài tù nhân mới được đưa về Marfino mỗi ngày, Vatentuya,

chàng thanh niên trẻ trung và nồng nhiệt luôn tự hỏi : "Chúng ta hiện đang

sống trong thời đại gì ?". Phản tỉnh về cuộc sống hiện tại của mình và đồng

loại là một trong những chiều hướng tất yếu của những nhân vật tù nhân. Mặc dù cùng tuổi nhưng khác với vẻ trầm tư của Nerzhin, Valentuya Pryanchikov mang tính cách sôi nổi và lạc quan. Chàng ý thức được giá trị cuộc sống và không muốn để uổng phí nó bằng sự yếm thế mềm yếu. Trong Marfino, chàng

47

vẫn nghe nhạc khi làm việc, chàng vẫn ăn mặc tươm tất dù chỉ là bộ áo tù nhân. Nhân vật này được nhà văn đã miêu tả bằng những chi tiết rất ấn tượng từ ngôn ngữ tỉnh bơ đến lối ăn mặc chỉnh mỉnh và tâm hồn khoáng đạt, vô tư.

Ở chương 16 Không có nước sôi pha trà, Valentuya bị giải đến gặp

Abakumov. Đứng trong căn phòng rộng của Tổng trưởng nhưng không gợi chút sợ hãi nào bởi đang chiếm lĩnh tâm trí chàng giờ đây chính là hình ảnh những đại lộ Moskva với ánh đèn điện sáng choang mà chàng vừa đi qua.

Hình ảnh về Moskva không được nhắc đến nhiều trong Tầng đầu địa ngục

song đó là một không gian luôn thường trực hiện hữu ngay tâm tưởng mỗi con người. Sự song chiếu giữa Marfino và Moskva mang tính biểu tượng cao độ trong toàn bộ tác phẩm. Đó là sự song chiếu giữa hai thế giới tù ngục và tự do. Marfino không cách Moskva bao xa nhưng đó là một không gian hoàn toàn khép kín và ràng buộc con người. Hình ảnh tươi đẹp về Moskva chỉ hiện lên trong thoáng chốc trong suy nghĩ, ký ức hay những chuyến di chuyển vội vã của tù nhân. Song hình ảnh ấy gợi lên ở con người một khát vọng tự do không có gì cản nổi:

"Đi từ vùng ngoại thành tối tăm quanh Marfino vào trung tâm thành phố, Pryanchikov ngây ngất khi nhìn thấy hiện ra những đại lộ sáng choang, những cửa nhà g axe điện ngầm đầy người, những cửa hàng rực ánh đèn neon. Pryanchikov quên mất người lái xe và hai nhân viên mật vụ bận thường phục ngồi hai bên chàng, dường như không phải là không khí mà là lửa được hít vào thở ra trong lồng ngực chàng" [Chương 16, Không có nước sôi pha

trà].

Hình ảnh tươi đẹp ấy xâm lấn đầu óc Valentuya khiến nỗi đến lúc vào đến phòng của Abakumov, chàng vẫn còn mê mẩn đến mức không nhìn rõ bàn ghế quanh đó. Những cảm giác ngây ngất vẫn chưa chịu rời bỏ chàng. Moskva, không gian của tự do, của cuộc sống đích thực mà nhân vật từng có

48

trước đây vẫn luôn ngự trị ở tâm khảm họ. Hình ảnh về nó xuất hiện chỉ thảng hoặc nhưng đầy ý nghĩa qua các chi tiết ám gợi: ánh đèn, cột sáng, đoàn tàu…

Đó là giữa cuộc tranh luận của Rubin và Nerzhin, "họ cùng nhìn ra cửa sổ về

khu cấm bên ngoài nhà giam, họ không nhìn thấy nhưng cảm biết tháp canh đứng sừng sững trong vùng đêm tối, họ nhìn thấy những ánh đèn trong sương mờ và cột sáng bốc lên nền trời đêm từ thành phố xa". Hai người vừa trải qua

những suy niệm, trầm tư về bản chất cuộc đời, họ vừa tranh luận về hạnh phúc và nhà tù. Thế nên hình ảnh Moskva hiện lên với họ như một ngầm ẩn nói hộ những khát vọng tự do bỏng cháy. Tuy nhiên chặng đường về với cuộc sống của một con người bình thường dường như quá xa, có thể rất gần với tới như Moskva đang thấy trước mắt kia nhưng vô cùng mờ mịt và gian khó. Và đó là khi Sologdin ngồi trong phòng làm việc của giáo sư Chelnov, nhìn qua

cửa sổ và thấy "xa kia là những mái nhà thấp của làng Marfino, rồi đến một

cánh đồng rồi xa nữa là đường xe hỏa chạy về Mạc Tư Khoa. Vào lúc này ở trên đường xe hỏa đó có một làn khói trắng từ một đầu tàu bốc lên – đứng trong khung cửa sổ này người ta không thể nhìn thấy con tàu và đường tàu".

Anh đang có trong tay bí mật chế tạo dàn máy ám thính, thứ mà những kẻ cầm quyền đang nóng lòng muốn biết. Tuy nhiên, Sologdin không hề có ý định sẽ công khai bí mật đó dù hy vọng của Sologdin về tự do vẫn chưa tắt ngấm. Đó là lí do vì sao hình ảnh Moskva lại xa vời đến vậy. Qua không gian Moskva, A. Solzhenitsyn đã đột nhập và những góc sâu kín nhất trong tâm hồn nhân vật để tìm ra nơi họ một khát vọng hạnh phúc, tự do âm thầm tỏa sáng. Hướng đến không gian tự do, trải nghiệm tinh thần với những phản tư về mình cũng là cách con người ở thế giới tầng đầu "đi tìm thời gian đã mất", để thấy rằng vượt lên hiện thực là một thử thách khó khăn nhưng không phải là không thể với những tâm hồn trong sáng và mạnh mẽ.

49

Xu hướng phản tư, đối thoại với chính mình còn thể hiện ở nhu cầu tìm về với những kỉ niệm, ký ức xưa của nhân vật. Đó là vào những đêm Nerzhin rơi vào trạng thái bất an, khó ngủ. Mọi nỗi lo toan, day dứt trở đi trở lại trong đầu anh và tất cả đều xoay quanh câu chuyện về lương tâm con người. Anh đã kể cho Rubin nghe về những tấm lát sàn nhà năm xưa do Nerzhin phụ trách. Anh băn khoăn đến mức khổ sở vì giờ anh không sao thể biết nó hư hỏng thế nào và làm sao sửa chữa những khuyết điểm ấy. Những trăn trở ấy là có lý do hợp lí bởi Nerzhin là con người có trách nhiệm, luôn phản tỉnh về trách nhiệm công dân của chính mình. Đặc biệt ở con người này không chỉ là một bộ óc tinh anh, suy xét đến tận cùng sự việc mà còn là một thói quen quan sát, nhìn nhận sự việc trong bản chất của nó. Anh không thể chấp nhận thực tế bất công khi những nhà khoa học như anh phải làm việc cả đêm thứ bảy mà lẽ ra họ đáng được hưởng thụ tự do vào những ngày cuối tuần. Có thể nói Gleb Nerzhin là nhân vật dành trọn tình cảm của nhà văn, một phiên bản của A. Solzhenitsyn trong văn học. Vì lẽ đó, những trải nghiệm của Nerzhin thường gắn bó hoặc trùng khớp với cuộc đời thật của tác giả. Sự chuyển hóa tuyệt vời từ chất liệu thực tế để đi vào văn học đã qua một hành trình đào sâu và tái khám phá nội tâm chính mình mà bản thân tác giả chính là một nguyên mẫu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa tác giả và nhân vật, sự thống nhất trong những trường đoạn cảm xúc, những dòng tâm tưởng chảy dài làm nên sức hấp dẫn

mạnh mẽ cho văn phong A. Solzhenitsyn. Tầng đầu địa ngục cũng như Một

ngày trong đời của Ivan Denisovich, Khu ung thư, Quần đảo ngục tù … khiến

độc giả quên đi khoảng cách biệt giữa văn học và đời sống, quên đi những kỹ thuật, biện pháp thuộc về hình thức để chỉ sức ấm nóng của ngôn từ và hình tượng nhân vật chảy trực tiếp vào trái tim con người. Nerzhin khi gặp lại giáo sư toán Verenyov trong căn phòng của Yakonov đã nhớ lại biết bao điều đã xảy ra với chàng lúc chiến tranh còn chưa xảy đến. Vị thế giữa hai người đã

50

thay đổi làm cho Nerzhin không khỏi phải giấu đi những bồi hồi. Trước chiến tranh, Nerzhin là cậu sinh viên tham dự giờ giảng của giáo sư Verenyov còn giờ đây anh là tù nhân còn giáo sư đồng ý tham gia dự án chế tạo của Marfino. Verenyov có được cuộc sống vô sự trong khi Nerzhin và những sinh viên cùng khóa với anh đã rơi vào một cuộc sống liên tục bấn loạn và cơ cực. Ký ức sống động trở lại trong tâm trí của Nerzhin, những hình ảnh hiện ra mồn một. Giáo sư Verenyov đứng trước mặt Nerzhin xanh xao, mang đôi kính trắng phản chiếu ánh đèn sáng lấp lánh như một bóng ma trở về từ thế giới đã bị quên lãng:

"Giữa thế giới xưa cũ đó với đêm nay có những khu rừng ở bên hồ

Hmen, những ngọn đồi và những thung lũng ở vùng Orel, những trang trại trù mật ở Ba Lan, những mái nhà ngói trong thị trấn nước Đức. Trong khoảng thời gian chín năm chia đôi hai thế giới ấy có những xà lim nhà tù trơ trọi sáng rực ánh đèn điện đến chói lòa hai mắt, những thùng gỗ của "khám đường" Bolshay Lubyanka, những trại giam tạm trú sặc mùi hôi thối, tanh tưởi, những to axe chở tù Stolopyn chật ních, có những cơn gió cắt da trên những cánh đồng cỏ bao la. Tất cả những cái đó làm cho Nerzhin không sao có thể trở lại được là anh sinh viên đứng viết một phương trình đại số trên bảng đen".

Sự khác giữa hai chặng sống của một con người, những chấn thương thật khó lành trong trái tim của mỗi người. Gặp lại Verenyov, Nerzhin như thấy tất cả tuổi trẻ mà anh đáng được sống trôi qua trước mắt. Thế nhưng không vì thế Verenyov có thể thuyết phục được người học trò này tham dự vào công tác nghiên cứu ám thính cùng ông như ý định của Yakonov. Trong lòng Nerzhin diễn ra những đợt sóng ngầm, chua chát và ngậm ngùi. Những gì đã qua không thể nào lấy lại chỉ càng khiến cho anh thêm nhận ra bản chất phũ phàng của cuộc đời. Và anh thà chấp nhận cuộc sống như đang có để tâm

51

hồn được thanh thản hơn là việc giúp sức cho việc chế tạo công cụ đưa lại bất hạnh cho người khác. Nerzhin lắng nghe Vereyov say sưa nói về toán học nhưng đầu óc chỉ nhớ đến những mẩu giấy li ti ghi chép những ý tưởng riêng anh lần đầu trong suốt 35 năm. Anh sẽ giữ nó cho mình, như một tài sản riêng, một vật báu ký gửi tất cả tâm hồn và tình cảm của anh. Nó là nơi anh trút bỏ được lo lắng và muộn phiền bởi mỗi khi viết những dòng chữ nhỏ bí mật ấy tâm hồn anh lại được nhẹ nhàng.

Ngay khi đã lựa chọn cho mình một quan điểm sống rõ ràng, trong lòng nhân vật không vì thế mà bớt đi những trăn trở, nghĩ suy. Con người là một sinh vật phức tạp, hơn thế nữa sự tồn tại của nó được xác định bằng hành

động tư duy - "Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại" như định đề của Descartes. Sau

cuộc gặp với giáo sư Verenyov, về phòng Nerzhin trằn trọc không ngủ được và chàng cũng không muốn ngủ:

"Giờ đây trong khi nằm thao thức nhớ lại từng chi tiết cuộc nói chuyện

vừa qua của mình với Verenyov trong văn phòng của Yakonov, Nerzhin hiểu rõ tất cả mọi chuyện một cách sáng sủa và tinh tường hơn. Việc anh từ chối tham gia công tác ám số không phải là một sự kiện ngẫu nhiên mà có, nó đánh dấu khúc rẽ quan trọng trong đời anh. Hành động từ chối của anh chắc chắn sẽ có hậu quả và hậu quả này có thể đến sớm hơn là anh tưởng, anh sẽ phải làm một chuyến đi dài và gian khổ tới Tây Bá Lợi Á hoặc Bắc Băng dương, đến cái chết hoặc đến cuộc chiến thắng cơ cực cái chết".

Bằng linh cảm và trải nghiệm những năm tháng trong tù, Nerzhin hiểu rằng không phải lúc nào cũng xuất hiện một cơ hội để đến gần tự do nên đứng trước lựa chọn khó khăn này anh thấy thật khó tự tin với quyết định của mình. Những câu hỏi và tự trả lời xoáy vào tâm trí của nhân vật, thôi thúc những dòng tâm tư kìm nén tuôn chảy. Trong khoảng lặng của lời đó là sự phản tư về bản thân mình của nhân vật. Nerzhin bị cuốn đi bởi những lời tự chất vấn:

52

"Anh đã làm được những gì trong ba năm sống tương đối đỡ khổ trong

Một phần của tài liệu Nhân vật trong Tầng đầu địa ngục của A Solzhenitsyn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)