1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn hệ thống hóa bài tập hóa học phần kim loại lớp 12 nâng cao cho học sinh trường thpt sông ray

41 316 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 470 KB

Nội dung

Việc dạy và họcphần kim loại trong chương trình lớp 12 có ý nghĩa thiết thực đối với học sinh vìchẳng những cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học chuyên ngành màcòn góp p

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

Mã số:………

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HỆ THỐNG HÓA BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN KIM LOẠI

LỚP 12 NÂNG CAO CHO HỌC SINH TRƯỜNG

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2013 - 2014

Trang 2

HỆ THỐNG HÓA BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN KIM LOẠI

LỚP 12 NÂNG CAO CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT SÔNG RAY

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong báo cáo của BCH TW Đảng Khóa VIII, Đại hội IX Đảng Cộng SảnViệt Nam có đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội là “Đổi mới phương phápdạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo người học, coi trọng thựchành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”

Đất nước ta đã và đang có nhiều bước nhảy vọt trong nhiều lĩnh vực củacuộc sống Công cuộc đổi mới này đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáodục nước ta Một công cuộc đổi mới đòi hỏi những con người phải có bản lĩnh, tựchủ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, có năng lực tự giải quyết những vấn

đề do thực tiễn của cuộc sống đề ra

Trong công tác giảng dạy Hoá học theo phương pháp đổi mới hiện nay,nhiệm vụ chính của giáo viên là dẫn dắt học sinh tiếp thu các kiến thức cơ bản, rènluyện các kỹ năng, thao tác thực hành thí nghiệm, giúp học sinh nắm vững đượckiến thức sách giáo khoa Song bên cạnh đó, một nhiệm vụ không kém phần quantrọng là đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Học sinh lớp 12 không nhữngcần phải nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình để thi tốt nghiệp mà phải còn

có cả những kiến thức nâng cao để thi vào đại học, cao đẳng và phải được trang bịđầy đủ những kiến thức hóa học nền tảng làm hành trang vào đời Việc dạy và họcphần kim loại trong chương trình lớp 12 có ý nghĩa thiết thực đối với học sinh vìchẳng những cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học chuyên ngành màcòn góp phần giáo dục cho học sinh việc bảo vệ môi trường xanh và sạch, giáo dụcphong cách làm việc chính xác khoa học, tăng cường sự hứng thú học tập bộ môn,phát triển ở học sinh năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, tích cựcsáng tạo góp phần "Xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực"

Hiện nay ở nước ta, giáo dục đã có sự chuyển biến rõ rệt, đặc biệt là việc đổimới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên, đặc biệt có rấtnhiều giáo viên đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và có nhiều đóng góp trong việc nghiêncứu khoa học nhờ đó mà chất lượng giáo dục nước ta ngày một đi lên

Mặc dù đã đạt được những thành tựu bước đầu song ngành giáo dục nước tavẫn còn một số hạn chế Đặc biệt là trang thiết bị dạy học, số lượng và chất lượngsách giáo trình, sách tham khảo chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người học Mặtkhác, trong quá trình học tập đôi lúc lý thuyết chưa gắn liền với thực tế, chưa làmcho người học có tính năng động, sáng tạo

Với những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài:

“Hệ thống hoá bài tập hóa học phần kim loại lớp 12 Nâng cao cho học sinh

trường THPT Sông Ray” Hy vọng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc xây

dựng hệ thống các bài tập phù hợp với nhu cầu của học sinh lớp 12 nâng cao nhằmnâng cao chất lượng học tập

Trang 3

II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lí luận

Hệ thống hóa bài tập hóa học phần kim loại lớp 12 Nâng cao thuộc chươngtrình THPT với các phương pháp giải tự luận và phương pháp giải trắc nghiệmnhằm giúp cho HS nắm vững kiến thức khoa học, tiến đến phát huy năng lực vậndụng kiến thức, khả năng nhận thức, tư duy hóa học giúp học sinh vận dụng kiếnthức hoá học để làm rõ một số vấn đề trong hoá học vô cơ Bài tập có mở rộngnâng cao nhưng không làm mất đi tính cơ bản, tính hệ thống của chương trình

Bài tập hóa học là phương tiện cơ bản để dạy học sinh học tập, vận dụngkiến thức đã học vào thực tế đời sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học Nócung cấp cho học sinh kiến thức và con đường giành lấy kiến thức Bài tập hoá họcgiữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo nó vừa là mục đích,vừa là nội dung lại vừa là phương pháp dạy học thực nghiệm

Bài tập hoá học có những tác dụng to lớn về đức dục và trí dục sau đây: + Rèn luyện cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học, biến chúng thànhnhững kiến thức tiếp thu được qua các bài giảng của giáo viên thành kiến thức củamình Khi vận dụng được một kiến thức nào đó, kiến thức sẽ được nhớ lâu

+ Đào sâu mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động phong phú, hấpdẫn Chỉ có vận dụng kiến thức vào giải bài tập, học sinh mới nắm vững kiến thứcmột cách sâu sắc

+ Rèn luyện kỹ năng cho học sinh, như kỹ năng viết và cân bằng phươngtrình, kỹ năng tính toán theo công thức Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện trithức thông minh cho học sinh, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh và hìnhthành phương pháp học tập hợp lý

+ Bài tập hoá học là phương tiện kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng củahọc sinh một cách chính xác

+ Giáo dục đạo đức tác phong rèn luyện tính kiên nhẫn trung thực, chínhxác, khoa học (có tổ chức, kế hoạch….) nâng cao hứng thú học tập bộ môn, điềunày thể hiện rõ khi giải bài tập thực nghiệm

Việc nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập hóa học phần vô cơ lớp 12 phổthông trung học từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu Tôi xin nêumột vài nghiên cứu có liên quan đến bài tập hóa học như:

- Nguyễn Thị Thanh Thủy (2006), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy

cho HS trung học phổ thông thông qua bài tập hóa học vô cơ, luận văn thạc sĩ,

ĐHSP Hà Nội

- Nguyễn Thị Tuyết An (2009), Xây dựng bộ đề phần hóa vô cơ giúp HS

THPT tăng cường khả năng tự kiểm tra, đánh giá, luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP Hồ

chí Minh

- Nguyễn Thị Ngọc Hải (2009), Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

khách quan chất lượng cao dùng để dạy học hóa học lớp 12 nâng cao trường THPT, luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP Hồ chí Minh

Trang 4

- Phạm Thùy Linh (2009), Thiết kế e-book hỗ trợ khả năng tự học của HS

lớp 12 chương "Đại cương về kim loại" chương trình cơ bản, luận văn thạc sĩ, ĐHSP

TP Hồ chí Minh

- Nguyễn Ngọc Vân Linh (2009), Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm

khách quan phần "Các nguyên tố kim loại" lớp 12 THPT, luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP

Hồ Chí Minh

- Lê Thị Thanh Thủy (2009), Xây dựng hệ trống bài tập trắc nghiệm khách

quan và thiết kế trên máy vi tính để nâng cao chất lượng giảng dạy phần hóa vô cơ lớp 12 ban cơ bản, luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP Hồ chí Minh

- Nguyễn Cữu Phúc (2010), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học

phần kim loại lớp 12 THPT chương trình nâng cao, luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP Hồ

Chí Minh

Các đề tài về xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học tuy đã có nhiềungười viết nhưng viết cụ thể cho lớp 12 THPT chương trình nâng cao, cho đốitượng học sinh THPT ở các trường vùng sâu vùng xa hay trao dồi và học hỏi kiếnthức phù hợp thì chưa có người làm

2 Thực tiễn

Đa số giáo viên chỉ chú trọng bài tập vào mục đích vận dụng, ôn tập, củng

cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo Trong khi đó chỉ ít GV sử dụng bài tậptrong việc nghiên cứu kiến thức mới vì không đủ thời gian để truyền thụ kiến thức,nhưng thực chất theo cách biên soạn của sách giáo khoa mới (chủ yếu tăng cườngkhả năng tự đọc cho HS ít ghi chép nhiều) Nhiều GV chú trọng nhiều đến cácdạng bài tập tinh chế, tách, chuỗi phản ứng, điều chế, nhận biết, áp dụng các địnhluật bảo toàn, biện luận mà ngại dùng đến các bài tập thực nghiệm, giải thích hiệntượng, bài tập có hình vẽ, đồ thị hoặc các dạng bài tập khác vì không đủ phươngtiện làm thực hành hoặc ngại khó trong việc chuẩn bị đầu tư cho các dạng bài tậpnày Nếu GV chuẩn bị những bài tập ngắn phù hợp hoặc các bài tập thực nghiệmvới nội dung của bài học và lồng vào bài giảng sẽ giúp cho tiết học đỡ khô khantrừu tượng hơn Việc sử dụng bài tập vào mục đích hệ thống hóa kiến thức hoặcphát triển năng lực nhận thức và tư duy là hết sức cần thiết mà không ít GV lãngquên vì chỉ với mục đích này thì những kiến thức rời rạc mới được hệ thống lạitheo khối thống nhất liên hệ từ đầu đến cuối một cách liên tục giúp cho HS hiểusâu hơn về lí thuyết đã học, lúc này bài tập hóa học mới phát huy hết tác dụng tríđức dục của nó

Một số giáo viên đã lấy nguồn tư liệu về bài tập chủ yếu từ nội dung SGK,sách bài tập hóa học hoặc đề cương ôn tập của trường Chỉ một vài giáo viên là có

hệ thống bài tập của riêng mình để sử dụng và cũng chỉ xếp vào vị trí ưu tiên sauSGK hay đề cương của trường, dù thầy cô nào cũng hiểu việc sử dụng hệ thống bàitập hóa học tự xây dựng là việc cần làm nhưng để có được điều đó lại mất rất nhiềuthời gian và chưa thật sự hiệu quả vì ít được cập nhật thường xuyên, chưa đủ kinhnghiệm hoặc không đủ dạng bài hay không đúng nội dung trọng tâm

Thực tế, các dạng bài tập này sẽ giúp phát triển năng lực nhận thức và tư duy

Trang 5

việc họ thấy rõ được các hiện tượng thí nghiệm, các thao tác kỹ thuật chính xáckhoa học, phát triển khả năng tư duy thông qua việc quan sát nhận xét các hình vẽ,đồ thị rồi vận dung những kiến thức đã được học để giải quyết những vấn đề mới.

Về mặt phát triển tư duy sáng tạo, nếu sử dụng bài tập có nhiều cách giải, cótính khả thi cao, nhằm rèn luyện khả năng sáng tạo cho học sinh trong việc vậndụng kiến thức, kỹ năng cơ bản để giải quyết vấn đề Nhưng đa số các giáo viêngiảng dạy lâu năm cho rằng, việc yêu cầu học sinh tự tìm bài tập là một cáchkhuyến khích các em say mê học tập, rèn luyện năng lực tự nghiên cứu và pháttriển tư duy sáng tạo cho học sinh rất hiệu quả

Thực tế, nếu xây dựng được một hệ thống bài tập hóa học chọn lọc tươngđối hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả là một việc làm hết sứccần thiết đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nhưng là một việc làm thiết thực chogiáo viên và học sinh Do đó, tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài này mang tínhcấp thiết và tôi mong muốn rằng công trình nghiên cứu của mình sẽ góp một phầnnhỏ vào việc nâng cao hiệu quả quá trình dạy học hóa học lớp 12 nâng cao trườngTHPT Sông Ray trong xu thế đổi mới giáo dục ngày nay

Trang 6

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

1 Định hướng khi hệ thống hóa bài tập hóa học phần kim loại lớp 12 nâng cao

● Bài tập hóa học được tuyển chọn và xây dựng bao gồm bài tập tự luận và bàitập trắc nghiệm:

+ Bài tập tự luận giúp cho học sinh nắm được kiến thức trọng tâm cơ bảncủa bài học, hiểu và bước đầu vận dụng những kiến thức này cho đến khi trở nênnhuần nhuyễn, tăng cường hoạt động ghi nhớ

+ Bài tập trắc nghiệm giúp cho các em củng cố, hoàn thiện và kiểm tra lạinội dung kiến thức đã tiếp thu được một cách vững chắc có hệ thống

● Tuyển chọn hệ thống bài tập hóa học bao gồm:

+ Câu hỏi lý thuyết vận dụng tính chất vật lý, hóa học; bài tập về chuỗichuyển hóa, điều chế, nhận biết, tinh chế, tách chất, dự đoán, giải thích hiện tượngthí nghiệm, bài tập thực nghiệm, hình vẽ, đồ thị cho các đối tượng HS trung bìnhvà khá giỏi ở cả hai hình thức tự luận và trắc nghiệm

+ Bài toán hóa học dễ đến khó ở mỗi chương dựa trên cơ sở các phươngpháp giải toán từ cơ bản đến nâng cao cho các đối tượng HS khá giỏi ở cả hai hìnhthức tự luận và trắc nghiệm

● Nội dung câu hỏi lý thuyết và bài tập hóa học được xây dựng phải có tính baoquát chương trình đã học và theo đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng; giúp HS nắmvững hệ thống khái niệm cơ bản hóa học, không nặng về học thuộc lòng; phải đảmbảo tính chính xác, khoahọc và phù hợp với trình độ học sinh

● Hệ thống bài tập hóa học phải áp dụng được trong cả các bài lên lớp truyền thụkiến thức mới; bài củng cố, hoàn thiện kiến thức; bài thực hành; kiểm tra đánhgiá

● Chỉ ra những kiến thức bổ sung thật cần thiết trong mỗi chương để cụ thể hóaphương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh nhằm minh

chứng "Hệ thống hóa bài tập hóa học phần kim loại lớp 12 nâng cao là một phương

pháp dạy học hiệu nghiệm"

● Giúp cho những học sinh trung bình có điều kiện rèn luyện thêm kiến thức để

có thể dự thi vào các trường Đại học - Cao đẳng

2 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại lớp 12 nâng cao

● Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học

Bài tập là phương tiện để tổ chức hoạt động của học sinh, nhằm giúp học sinh khắcsâu, vận dụng và phát triển hệ thống tri thức đã học, hình thành và rèn luyện các kỹnăng cơ bản Vì thế, bài tập phải bám sát mục tiêu và góp phần thực hiện mục tiêumôn học

● Hệ thống bài tập cần phải bám sát nội dung học tập

Trang 7

Căn cứ vào mục tiêu của chương, bài và từng nội dung trong bài để xâydựng, lựa chọn bài tập cho phù hợp với mục tiêu đó.

● Đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại

Nội dung bài tập đưa ra phải được cập nhật phù hợp với việc đổi mớichương trình học Kiến thức phải chính xác, tránh ra bài tập với những kiến thứccòn đang tranh cãi

● Đảm bảo tính logic, hệ thống Các bài tập được sắp xếp theo:

+ Từng dạng bài tập tự luận và trắc nghiệm

+ Từng chương, từng bài, mức độ khó tăng dần theo trình độ phát triển củahọc sinh

● Đảm bảo tính sư phạm

Các kiến thức bên ngoài khi đưa vào làm bài tập đều phải qua khâu

xử lí sư phạm để phù hợp với phương pháp giảng dạy và thúc đẩy khả năng tiếpthu của học sinh

● Phù hợp với trình độ và phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh

Tùy theo trình độ học sinh mà xây dựng hệ thống bài tập cho phùhợp với khả năng của các em Các bài tập phải được xây dựng từ dễ đến khó, từvận dụng đến sáng tạo để phát huy tính tích cực của học sinh Nếu thấy học sinh đãđạt mức độ này thì từng bước nâng dần lên mức độ cao hơn

3 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại lớp 12 nâng cao:

● Bước 1: Xác định cấu trúc hệ thống bài tập

- Bài tập chương V: Đại cương về kim loại

- Bài tập chương VI: Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm

- Bài tập chương VII: Crom – Sắt – Đồng

Ở mỗi nhóm, các bài tập được sắp xếp theo thứ tự bài tập tự luận, bài tậptrắc nghiệm mức độ khó tăng dần

● Bước 2: Phân tích mục tiêu dạy học

- Phân tích mục tiêu của chương, bài, từng nội dung trong bài để định hướngcho việc thiết kế bài tập

- Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SBT, các tài liệu tham khảo và cácvấn đề có liên quan đến nội dung đó

- Nghiên cứu đặc điểm, trình độ nhận thức của học sinh để thiết kế bài tậpcho phù hợp

● Bước 3: Thu thập thông tin để xây dựng hệ thống bài tập

- Các bài tập trong SGK, SBT hóa học trung học phổ thông

- Bài tập trong các sách tham khảo, báo, tạp chí

- Các thông tin trên mạng internet,

Trang 8

● Bước 4: Tiến hành soạn thảo.

- Soạn từng bài tập

- Xây dựng phương án giải bài tập

- Dự kiến các tình huống, những sai lầm của học sinh có thể xảy rakhi học sinh giải bài tập và cách khắc phục

- Sắp xếp các bài tập thành từng loại theo cấu trúc đã đề ra

● Bước 5: Lấy ý kiến của đồng nghiệp và chỉnh sửa

4 Hệ thống hóa bài tập hóa học phần kim loại lớp 12 nâng cao

4.1 Bài tập chương V: Đại cương về kim loại

Bài tập 1: Dựa vào cấu trúc electron của nguyên tử, hãy cho biết các nguyên tố

kim loại được chia làm mấy họ? Hãy nêu đặc điểm chung của các họ đó

Trong chu kỳ 5 có 10 kim loại chuyển tiếp họ d từ ô thứ 39 (Y) đến ô 48(Cd) ở nhóm IIB, lớp ngoài cùng có cấu hình là 4d15s1 đến 4d105s2

+ Các nguyên tố họ f: Trong chu kỳ 6 ngoài 10 nguyên tố họ d có cấu hìnhnhư trên còn có 14 nguyên tố họ f bắt đầu từ ô thứ 57 (La) đến ô thứ 71 (Lu) Dãynguyên tố này không ứng với dãy nguyên tố nào được gọi là nguyên tố kim loại đấthiếm hay còn gọi là các nguyên tố họ lantannoit Lớp vỏ ngoài cùng là 4f16s2 đến4f146s2 Trong dãy có sự sai lệch: Ce (58): 4f15d16s2; Gd (64): 4f75d16s2; Lu (71):4f145d16s2 Những sai lệch trong dãy là do có sự khác nhau rất ít về năng lượng củacác phân mức (n -1)d, (n- 2)f gây ra

Sang đến chu kỳ VII ta có 14 nguyên tố họ f bắt đầu từ ô thứ 90 (Th) đến ô

103 (Lr) củng có lớp vỏ tương tự như trên 5f17s2 đến 5f147s2 Sự sai lệch về cấuhình e trong chu kỳ này cũng có một nguồn gốc như trên

Bài tập 2:

Câu 1 Trình bày bản chất liên kết trong kim loại?

Câu 2 Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa liên kết kim loại với liên kết

Trang 9

Hướng dẫn:

Câu 1 Bản chất liên kết trong kim loại liên quan đến hai tính chất cơ bản là

tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và ở điều kiện thường là chất kết tinh có số phối trí cao

Câu 2 Liên kết ion củng như liên kết kim loại đều được phát sinh do tương tác

tĩnh điện của các phần tử mang điện ngược dấu trong mạng tinh thể Tuy nhiên liênkết ion là do tương tác tĩnh điện của các ion dương và âm cố định trong tinh thểcòn liên kết kim loại là do tương tác tĩnh điện giữa các ion dương và các e hoá trịchuyển động tự do trong toàn mạng tinh thể Liên kết cộng hoá trị cũng như liênkết kim loại đều được phát sinh do sự dùng chung các e hoá trị Tuy nhiên liên kếtcông hoá trị được thực hiện bởi từng cặp e liên kết với từng đôi nguyên tử Còntrong liên kết kim loại tất cả các e hoá trị tự do trong kim loại đều được dùngchung cho tất cả các nguyên tử kim loại trong tinh thể

Bài tập 3:

Câu 1 Trình bày cách sắp xếp các nguyên tử lim loại để hình thành các mạng

lưới lục phương? lập phương tâm diện, lập phương tâm khối?

Câu 2 Vì sao kim loại kết tinh chủ yếu theo 3 loại mạng tinh thể đó?

Câu 3 Trong 3 loại mạng tinh thể của kim loại, mạng nào sắp xếp kém đặc khít

hơn cả?

Hướng dẫn:

Câu 1 Trong các kiểu mạng tinh thể, các nguyên tử của cùng một kim loại

được xem là những hạt cầu có kích thước như nhau và xếp đặc khít vào nhau thànhtừng lớp, mỗi hạt cầu được bao quanh bởi 6 hạt khác, và nếu nối tâm của các hạtcầu đó bằng các đoạn thẳng sẽ được hình tam giác đều hình này sát với hình kia

Nếu sắp xếp một lớp hạt cầu thứ hai lên lớp thứ nhất,để cho cách sắp xếpđắc khích nhất các hạt cầu lớp thứ hai phải xếp vào chổ lỏm của lớp thứ nhất,lúc

đo một phần chổ lỏm này được che khuất, số chổ lỏm còn lại không bị che khuấtbởi lớp thứ hai

Khi xếp lớp thứ ba lên lớp thứ hai xảy ra theo hai cách khác nhau:

+ Cách thứ nhất: Xếp các hạt cầu vào lõm của lớp thứ hai, lúc đó các hạt cầulớp thứ ba đứng trên hạt cầu lớp thứ nhất và hạt cầu lớp thứ tư đứng trên hạt cầulớp thứ hai… và được dãy ABABAB Cách sắp xếp này tạo ra mạng tinh thể lụcphương

+ Cách thứ hai: Các hạt cầu lớp thứ ba xếp vào lỏm của lớp thứ hai, chekhuất lõm, lúc đó lớp này không tương ứng với hai lớp trước và cách sắp xếp đượckí hiệu ABC, nghĩa là các hạt cầu lớp thứ ba không đứng trên lớp thứ nhất Cáchsắp xếp này tạo mạng lập phương tâm diện

+ Cũng cách sắp xếp như trên nhưng mỗi nguyên tử kim loại chỉ có támnguyên tử nằm gần nhất (thay cho mười hai) nguyên tử, mặc dù ở đây còn nguyên

tử tiếp theo nhưng khoảng cách lớn hơn 15% Cách sắp xếp này chỉ bằng 95% mật

độ có thể có của cách sắp xếp lập phương và lập phương tâm diện Cách sắp xếpnày tạo ra mạng lập phương tâm khối

Trang 10

Câu 2 Kim loại kết tinh chủ yếu theo ba loại tinh thể đó vì ba cấu trúc đó chặt

khít nhất

Câu 3 Trong mạng lập phương và lập phương tâm diện các hạt cầu chiếm 74%

thể tích của kim loại tạo ra mạng, trong mạng lập phương tâm khối thể tích củakim loại chiếm 68% thể tích kim loại tạo ra mạng lập phương tâm khối

Bài tập 4:

Câu 1 Số phối trí là gì?

Câu 2 Trong 3 loại mạng tinh thể của kim loại thì số phối trí của nguyên tử kim

loại là bao nhiêu trong mỗi mạng?

Hướng dẫn:

Câu 1 Số phối trí là số hạt (ion, nguyên tử, phân tử) trực tiếp bao quanh ion,

nguyên tử hay phân tử đang xét trong một ô mạng cơ sở xác định

Câu 2 Lập phương tâm khối: Có số phối trí bằng 8 (nguyên tử ở tâm bị bao

quanh bởi 8 nguyên tử ở góc)

Lập phương chặt khít số phối trí bằng 12 (mỗi nguyên tử được bao bởi 6nguyên tử cung lớp, 3 nguyên tử lớp trên, 3 nguyên tử lớp dưới)

Lập phương tâm diện: Cũng như mạng lập phương chặt khít, trong mạng này mỗinguyên tử kim loại được bao quanh bởi 12 nguyên tử khác nên số phối trí bằng 12

Bài tập 5:

Câu 1 Kim loại ở thể lỏng và thể hơi có dẫn điện không? Vì sao?

Câu 2 Vì sao các phi kim không tạo thành liên kết kim loại?

Câu 3 Nêu sự phụ thuộc theo nhiệt độ đối với tính dẫn điện các kim loại và các

chất bán dẫn?

Hướng dẫn:

Câu 1 Khi nóng chảy, các kim loại ở thể lỏng vẫn còn e tự do, liên kết kim loại

vẫn tồn tại nên kim loại lỏng vẫn dẫn điện

Ở thể hơi, kim loại tồn tại ở dạng đơn nguyên tử, không có e tự do không cóliên kết kim loại nên không dẫn điện

Câu 2 Các phi kim có năng lượng ion hoá lớn, trong khi các kim loại có năng

lượng ion hoá nhỏ, hạt nhân nguyên tử kim loại hút e kém chặt chẽ hơn hạt nhâncủa các phi kim

Electron hoá trị của các phi kim hầu hết là lớn: 5, 6, 7 Trong khi đó số e hoátrị của kim loại là:1, 2, 3 nhỏ hơn số obitan hoá trị

Vì vậy các e hoá trị chỉ chiếm một phần vùng năng lượng và một phần còntrống (vùng dẫn điện)

Câu 3 Khi nhiệt độ tăng, độ dẫn điện của các kim loại giảm Đó là do khi nhiệt

độ tăng, sự dao động của các ion kim loại trong mạng tinh thể tăng làm cản trở sựchuyển động của dòng e tự do

Trang 11

Khi nhiệt độ tăng, độ dẫn điện của các chất bán dẫn tăng Đó là do vùngnăng lượng của các e hoá trị đã được điền đầy còn vùng tự do tiếp theo cách nóbằng một vùng cấm tương đối hẹp Ở nhiệt độ thấp, chúng là vật cách điện Khităng nhiệt độ, một số e từ vùng hoá trị có thể vượt qua vùng cấm để chuyển lênvùng tự do, trở thành e dẫn điện.

Bài tập 6:

Câu 1 Dãy hoạt động hoá học cho biết những gì? Dựa vào đâu mà thiết lập lên

dãy đó?

Câu 2 Năng lượng ion hoá của các kim loại thay đổi như thế nào theo vị trí của

chúng trong dãy hoạt động hoá học?

Câu 3 Trong dãy thế điện cực chuẩn, Li sắp xếp trước các kim loại kiềm khác

điều đó có mâu thuẫn gì với cách sắp xếp trong nhóm IA không?

Hướng dẫn:

Câu 1 Dãy hoạt động hoá học cho biết một cách định tính và định lượng khả

năng oxi hóa – khử của các kim loại trong dung dịch Trước đây người ta dựa vàophản ứng kim loại chuyển chổ cho nhau để sắp xếp dãy hoạt động hoá học của kimloại

Vì phương pháp trên không tổng quát và không chính xác nên sau đó người

ta dựa vào thế oxi hóa – khử của chúng

Câu 2 Nói chung các kim loại hoạt động xếp ở đầu dãy có năng lượng ion hoá

nhỏ hơn các kim loại kém hoạt động xếp ở cuối dãy

Tuy nhiên, vì năng lượng ion hoá của một kim loại là năng lượng cần thiếtđể tách e ra khỏi nguyên tử tự do ở trạng thái khí, còn dãy hoạt động hoá học sắpxếp các kim loại (ở trạng thái rắn) theo khả năng oxi hóa – khử của chúng trongdung dịch Vì vậy không phải kim loại đứng trước bao giờ cũng có năng lượng ionhoá nhỏ hơn kim loại đứng sau Ví dụ:

Thứ tự trong dãy hoạt động hoá học: Al Zn Fe …

Năng lượng ion hoá thứ nhất (KJ/mol): 578 906 759

Câu 3 Thế điện cực tiêu chuẩn của kim loại phụ thuộc vào ba yêú tố:

- Năng lượng ion hoá càng bé, thế điện cực càng thấp

- Năng lượng hiđrrat hoá càng lớn, thế điện cực càng thấp

- Năng lượng mạng lưới càng nhỏ, quá trình oxihoa kim loại xảy ra càng dễ.Kim loại Li có năng lượng hiđrat hoá lớn nên có thế điện cực thấp Sự biếnthiên tính chất của các nguyên tố theo bảng hệ thống tuần hoàn phụ thuộc vào cấutrúc nguyên tử

Bài tập 7:

Câu 1 Dựa vào vị trí của các kim loại trong dãy hoạt động hoá học hãy nêu

phương pháp chung điều chế các kim loại đó?

Trang 12

Câu 2 Cần dùng các phương pháp nào để điều chế các kim loại từ các hợp

chất tương ứng sau: Cr2(SO4)3 ; KCl ; Fe2O3 ; Ag2S ; MgSO4

Hướng dẫn:

Câu 1 * Các kim loại đầu dãy: K Na Ca Mg Al điện phân các hợp chất

nóng chảy

* Các kim loại ở giữa dãy: Zn Fe Sn Pb

a Khử qụăng bằng than cốc (CO) Ví dụ:

Câu 2. + Điện phân dung dịch muối Cr2(SO4)3

+ Điện phân KCl nóng chảy

+ Khử Fe2O3 bằng than cốc

+ Điện phân Al2O3 nóng chảy

+ Dùng phương pháp thuỷ luyện:

Ag2S + 4CN-    2Ag(CN)2-(aq) + S

2Ag(CN)2- + Zn    [Zn(CN)4]2- + 2Ag

Bài tập 8: Cho 3,87g hỗn hợp A gồm Mg và Al vào 250ml dung dịch X chứa HCl

1M và H2SO4 0,5M, được dung dịch B và 4,368 lít H2 (đktc)

1 Tính % khối luợng mỗi kim loại trong hỗn hợp A

2 Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,01M tác dụng vừa hết với dung dịch B

Trang 13

để được l ượng kết tủa lớn nhất và nhỏ nhất

Đáp số: 1) 1,44 gam Mg; 2,43 gam Al; 2) 25 lit và 295 lit 5 lit

Bài tập 9: Hỗn hợp (A) gồm 3 kim loại X, Y, Z có hóa trị lần lượt là III, II, I với tỉ

lệ mol 1: 2: 3 ( trong đó số mol X là x mol) Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịchchứa y gam HNO3 (lấy dư 25%) Sau phản ứng thu được dung dịch B không chứaNH4NO3 và V lit (đktc) khí G gồm NO2 và NO Lập biểu thức tính y theo x và V

Đáp số: y = 78,75(10x + V/22,4)

Bài tập 10: Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Fe và M (hóa trị không đổi).

Chia hỗn hợp M thành 2 phần bằng nhau Hòa tan hết phần 1 trong dung dịch HClđược 2,128 lít H2 (đktc) Hòa tan hết phần 2 trong dung dịch HNO3 được 1,792 lítkhí NO (đktc) duy nhất

1) Xác định M

2) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp M

Đáp số: 1) Al ; 2) Fe (7756%) và Al (2244%).5 lit 5 lit

Bài tập 11: Cho 0,05 mol Fe và 0,03 mol Al vào 100 ml dd A chứa Cu(NO3)2 và

AgNO3 Phản ứng xong thu được dung dịch B và 8,12 gam rắn C gồm 3 kim loại.Cho C tác dụng với dung dịch HCl dư chỉ thu được 0,672 lít H2 (đkc) Tính nồng độmol/l của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch A

Đáp số: CAgNO3=0,3M ; CCu(NO3 )2=0,5M

Bài tập 12: Điện phân (điện cực trơ, có màng ngăn) 100 ml dung dịch MgCl2

0,15M với dòng điện I = 0,1A trong 9650 giây Tính nồng độ mol các ion trongdung dịch sau điện phân (thể tích dung dịch không đổi)

Đáp số: CMMg2+ = 0,1M và CMCl- = 0,2M

Bài tập 13: Hòa tan 1,12 gam hỗn hợp gồm Ag và Cu trong dung dịch H2SO4 đặc,

nóng dư (dung dịch A) thu được SO2 và dung dịch B Oxi hóa hết SO2 thành SO3trong điều kiện thích hợp rồi dẫn qua dung dịch BaCl2 dư thì thu được 1,864 gam

kết tủa Cô cạn dung dịch B, lấy muối khan hòa tan thành 500 ml dung dịch rồi đem điện phân 100 ml dung dịch trong thời gian 7 phút 43 giây với điện cực trơ và

cường độ dòng điện I = 0,5A

1 Tính khối lượng Ag và Cu trong hỗn hợp đầu

2 Tính khối lượng kim loại thoát ra ở catot sau điện phân

Đáp số: 1) 0,864 gam Ag; 0,256 gam Cu ; 2) 0,1728g Ag ; 0,0256g Cu

Bài tập 14: Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, vách ngăn xốp) 100 ml dung

dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho tới khi nước bắt đầu bị điện phân ở

hai điện cực thì dừng lại Ở anot, thu được 0,448 lit khí (đkc) Dung dịch sau điện

phân có pH = 0,4

1 Tính khối lượng của m

Trang 14

2 Tính khối lượng catot tăng lên trong quá trình điện phân

Đáp số: 1 m=5,97 gam ; 2 mcatot tăng = mCu = 1,92 gam

Bài tập 15: Mắc nối tiếp hai bình điện phân:

- Bình 1 chứa dung dịch có hòa tan 3,725g muối clorua của kim loại kiềm.Điện phân đến khi hết khí clo bay ra thì dừng lại, thu được dung dịch có pH = 13

- Bình 2 chứa 250 ml dung dịch CuSO4 Điện phân cho đến khi catot thuđược 1,6g Cu thì dừng lại Nhỏ Na2S vào dung dịch sau điện phân thấy có 2,4 gamkết tủa đen

1 Tính thể tích của dung dịch bình 1 sau điện phân và nồng độ mol dung dịchCuSO4

2 Xác định tên kim loại kiềm

Đáp số: 1) Vdd1 = 0,5 lit ; CMCuSO4= 0,2M ; 2) M=39 (K)

Bài tập 16: Nếu chỉ dùng H2O thì có thể phân biệt các chất trong dãy nào sau đây?

A Na, Al, Mg, Al(OH)3 B Na, Al, Zn, Mg, Al2O3, Fe

C Ba, Al2O3, ZnO, Fe, Al D Na, Ba, Al, ZnO, Fe

Bài tập 17: Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau:

Na2O và Al2O3, Fe và FeCl3, BaCl2 và CuSO4, Ba và NaHCO3 Số hỗn hợp có thểtan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là

Bài tập 18: Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau Hỗn hợp X

tan hoàn toàn trong dung dịch

A NH3(dư) B HCl (dư) C NaOH (dư) D.AgNO3

(dư)

Bài tập 19: Nhỏ từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch FeCl2 thu được chất

rắn có thành phần là

A AgCl B Ag C AgCl và Ag D AgCl và

Fe

Bài tập 20: Hòa tan hỗn hợp Fe, Cu vào dung dịch HNO3, phản ứng xong thu

được dung dịch X chỉ chứa 1 chất tan Chất tan đó là

A Fe(NO3)3 B Cu(NO3)2 C Fe(NO3)2 D HNO3

Bài tập 21: Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3,

(5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3

Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:

A (1), (3), (5) B (1), (2), (3) C (1), (3), (4) D (1), (4), (5).

Trang 15

Bài tập 22: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn

CuCl2 Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

Bài tập 23: Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng đồng (anot tan) và điện

phân dung dịch CuSO4 với anot bằng graphit (điện cực trơ) đều có đặc điểm chung làtại

A catot xảy ra sự khử: Cu2+ + 2e  Cu

B catot xảy ra sự khử: 2H2O + 2e 2OH- + H2

C anot xảy ra sự oxi hoá: 2H2O  O2 + 4H+ + 4e

D anot xảy ra sự oxi hoá: Cu Cu2+ + 2e

Bài tập 24: Cho hỗn hợp Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứngxảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm 2 muối và chất rắn Y gồm 2 kim loại.Hai muối trong X là :

A Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2 B Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2

C AgNO3 và Zn(NO3)2 D Fe(NO3)2 và AgNO3

Bài tập 25: Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn cách điều chế Ag từ

AgNO3 theo phương pháp thuỷ luyện ?

A 2[Ag(CN)2]- + Zn  2Ag + [Zn(CN)4]2-

B AgNO3 + Fe(NO3)3  Ag + 2Fe(NO3)2

C 4AgNO3 + 2H2O  4Ag + 4HNO3 + O2

D Ag2O + CO  2Ag + CO2.

Bài tập 26: Khi điều chế H2 và O2 từ phản ứng điện phân, người ta thường chothêm Na2SO4 Điều nay được giải thích là do :

A Na2SO4 đóng vai trò xúc tác cho phản ứng

B Na2SO4 làm tăng độ dẫn điện của dung dịch điện phân

C Na2SO4 sẽ trực tiếp điện phân để tạo ra H2 và O2

D Na2SO4 làm môi trường cho phản ứng điện phân

Bài tập 27: Hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO Cho khí CO dư qua X nungnóng được chất rắn Y Hòa Y vào dung dịch NaOH dư được dung dịch E và chấtrắn G Hòa tan chất rắn G vào dd Cu(NO3)2 dư thu được chất rắn F Xác định thànhphần của chất rắn F

Trang 16

Bài tập 28: Cho m gam Mg vào 200 ml dung dịch FeCl3 1M Kết thúc phản ứng

thấy thu được chất rắn có khối lượng m gam Giá trị của m là

Bài tập 29: Để thu lấy Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm a mol Al2O3, b mol CuO,

c mol Ag2O), người ta hoà tan X bởi dung dịch chứa (6a + 2b + 2c) mol HNO3được dung dịch Y, sau đó thêm (giả thiết hiệu suất các phản ứng đều là 100%)

A c mol bột Al vào Y B c mol bột Cu vào Y

C 2c mol bột Al vào Y D 2c mol bột Cu vào Y

Bài tập 30: Hoà tan hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3

trong dung dịch HNO3 loãng, nóng dư thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí NOthoát ra

a/ Xác định số mol HNO3 dã tham gia phản ứng

A 1 mol B 1,4 mol C 1,6 mol D 2,0 mol

b/ Khử hoàn toàn các oxit trong 37,6 gam hỗn hợp X bằng khí CO sau đóhấp thụ CO2 sinh ra bằng nước vôi trong dư Tính khối lượng kết tủa thu được sauphản ứng?

Bài tập 31: Cho 28 g bột Fe vào dung dịch có chứa 1,1 mol AgNO3 Phản ứng

hoàn toàn, lọc bỏ chât rắn, dung dịch muối đem cô cạn thu được bao nhiêu g muốikhan?

Bài tập 32: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol

Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được một dung dịchchứa 3 ion kim loại Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thỏa mãn trườnghợp trên?

Bài tập 33: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm

AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thuđược dung dịch X và m gam chất rắn Y Giá trị của m là

0,64

Bài tập 34: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp

gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra,rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bámhết vào thanh sắt) Khối lượng sắt đã phản ứng là

gam

Trang 17

Bài tập 35: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (bằng điện cựctrơ, có màng ngăn xốp) Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyểnsang màu hồng thì điều kiện của a và b là :

A

Bài tập 36: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2

0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòngđiện 5A trong 3860 giây Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan

m gam Al Giá trị lớn nhất của m là

Bài tập 37: Một khối nhôm hình cầu nặng 27 gam, sau khi tác dụng với một dd

H2SO4 0,25M (phản ứng hoàn toàn) cho ra một bình cầu có bán kính bằng ½ bánkính ban đầu Thể tích dd H2SO4 đã dùng là:

A 3 lít B 1,5 lít C 5,25 lít D 6 lít

Bài tập 38: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch

chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M Sau khi các phản ứng xảy rahoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất) Cho V mldung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất Giá trịtối thiểu của V là

Bài tập 39: Hoà tan hoàn toàn 17,88 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B và

kim loại kiềm thổ M vào nước thu được dung dịch C và 0,24 mol H2 Trung hoàvừa đủ 1/2 dung dịch C bằng dung dịch D (chứa a mol H2SO4 và 4a mol HCl) thuđược m gam muối Giá trị của m là

A 18,46g B 27,40 C 20,26 D 27,98

Bài tập 40: Hoà tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó

vào nước, thu được 500 ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224lít khí H2 (ở đktc) Kim loại M là

Bài tập 41: Hỗn hợp X gồm Na và Al Cho m gam X vào một lượng dư nước thì

thoát ra V lít khí Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được1,75V lít khí Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thểtích khí đo trong cùng điều kiện)

A 39,87% B 77,31% C 49,87% D 29,87%

Bài tập 42: X là hỗn hợp kim loại Mg và Zn (tỉ lệ mol tương ứng 2:3) Cho m gam

X vào 2 lít dung dịch H2SO4 aM, sinh ra 0,4 mol H2 Nếu cho m gam X vào 3 lítdung dịch H2SO4 aM, sinh ra 0,5 mol H2 Giá trị của a và m tương ứng là

A 0,2 và 48,6 B 0,17 và 24,3 C 0,2 và 24,3 D.0,17 và 48,6.

Trang 18

Bài tập 43: Hòa tan hoàn toàn 11,4 gam hỗn hợp X gồm kim loại M (hóa trị I) và

kim lọai N (hóa trị II) vào dung dịch chứa đồng thời H2SO4 và HNO3 đặc nóng thuđược 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm NO2 và SO2 có tỉ khối hơi so với hydro là28,625 và muối khan có khối lượng là

A 44,7 gam B 35,4 gam C 16,05 gam D 28,05gam

Bài tập 44: Hỗn hợp X gồm Al và một kim loại R Cho 1,93 gam X tác dụng với

dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 1,456 lít khí H2 (đktc) Nếu cho 1,93 gam

X tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư), thu được 3,36 lít khí NO2(đktc) Kim loại R là

Bài tập 45: Cho m gam bột sắt tác dụng với dung dịch gồm 0,01 mol Cu(NO3)2 và

0,02 mol AgNO3, sau khi phản ứng kết thúc thu được phần rắn A có khối lượng là2,72 gam Giá trị của m là

Bài tập 46: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch

AgNO3 1M Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Giátrị của m là

Bài tập 47: Cho 0,05 mol Fe và 0,03 mol Al vào dung dịch X chứa AgNO3 và

Cu(NO3)2 Phản ứng xong thu được dung dịch Y và 8,12 gam rắn Z gồm 3 kimloại Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 672 ml H2 (đo ở đktc) Số molcủa AgNO3 và Cu(NO3)2 theo trình tự là

A 0,05 ; 0,03 B 0,04 ; 0,04 C 0,03 ; 0,05 D.0,06 ; 0,02

Bài tập 48: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12

mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau

9650 giây điện phân là

A 1,792 lít B 2,240 lít C 2,912 lít D 1,344 lít

Bài tập 49: Điện phân (với điện cực trơ) 2 bình điện phân mắc nối tiếp: bình 1

chứa 500 ml AgNO3 0,2M và bình 2 chứa 500 ml Cu(NO3)2 0,2M Điện phân sauthời gian t giây (h=100%) thì dừng, bình 1 thu được 8,64 gam Ag thì khối lượngcatot bình 2 sẽ tăng

gam

Bài tập 50: Cho 12,58 gam hh bột X gồm Zn, Fe, Cu vào 300 ml dd CuSO4 nồng

độ 0,8M khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn Sau phản ứng, thu được 12,8gam kết tủa Y Hoà tan hoàn toàn kết tủa Y trong dd H2SO4 đặc, nóng dư thu đượcV(lit) khí SO2 (đktc) Xác định V

Trang 19

A 4,48 lít B 4,928 lít C 5,6 lít D 6,72 lít

4.1 Bài tập chương VI: Kim loai kiềm – Kim loại kiềm thổ - Nhôm

Bài tập 51:

Câu 1 .Nêu vị trí của kim loại kiềm trong bảng HTTH? Vì sao kim loại này có

tính khử mạnh?

Câu 2 Tại sao kim loại kiềm mềm và dễ bay hơi?

Câu 3 So sánh khả năng phản ứng của kim loại kiềm và hiđrô Có thể giải thích

như thế nào khi biết rằng hiđrô củng có phản ứng khác hẳn kim loại kiềm mặc dùlớp vỏ ngoài cùng có cấu trúc như nhau?

Hướng dẫn:

Câu 1 Các kim loại kiềm nằm ở phân nhóm chính nhóm I, ở đầu mỗi chu kì và

từ chu kì II trở đi Sở dĩ kim loại kiềm có tính khử mạnh vì chúng có một e ở lớpngoài cùng

Câu 2 Năng lượng ion hoá của hiđro lớn gấp vài ba lần năng lượng ion hoá của

kim loại kiềm

Khả năng nhường e của kim loại kiềm dể hơn hiđrô

Nguyên tử hiđro cũng giống như kim loại kiềm có một e hoá trị nên dễ dàngnhường đi 1e tạo thành ion H+ ,K+, nhưng ion H+không tồn tại trong dung dịchnước do H+ có một AO 1s trống duy nhất nên dễ dàng nhận cặp e tự do của nướctạo ra H3O+

Còn các ion kim loại kiềm không có khả năng này mà các ion kim loại kiềmtồn tại độc lập do các ion này có cấu hình khí trơ rất bền vững

Câu 3 Các kim loại kiềm kết tinh theo mạng lập phương tâm khối,năng lượng

kim loại trong mạng xếp khít không lớn và chỉ có một e hoá trị ở mỗi nguyên tửkim loại Vì vậy kim loại kiềm mềm và có nhiệt độ nóng chảy thấp

Bài tập 52:

Câu 1 Các kim loại kiềm đều có độ dẫn điện cao nhưng còn kém hơn so với

Ag, Au, Cu Điều đó có mâu thuẫn gì không khi so sánh hoạt tính hoá học của kimloại kiềm với các kim loại Ag, Au, Cu Giải thích nguyên nhân?

Câu 2 Tại sao độ dẫn điện của Na lớn hơn các Kim loại kiềm khác?

Hướng dẫn:

Câu 1 Khả năng hoạt động của các nguyên tố phụ thuộc vào cấu trúc e các kim

loại kiềm có khả năng hoạt động mạnh là do có 1e ở lớp ngoài lớp vỏ khí trơ nênkim loại này dễ nhường đi một điện tử Còn độ dẫn điện của kim loại phụ thuộcvào khối lượng riêng của kim loại tức phụ thuộc vào số nguyên tử kim loại trong1cm3 kim loại ở trạng thái rắn

Ví dụ : Theo tính toán số nguyên tử Na trong 1cm3: 0,24 1023 nguyên tử

Trang 20

Số nguyên tử Ag trong 1cm3: 5,85 1023 nguyên tử

Tương tự số nguyên tử Cu, Au lớn hơn rất nhiều so với kim loại kiềmtrong 1cm3

Câu 2 Na có độ dẫn điện cao hơn các kim loại kiềm khác do số nguyên tử

trong Na trong 1cm3 nhiều hơn các kim loại kiềm khác

Bài tập 53:

Câu 1 Nêu vai trò của NaCl và KCl khi điện phân nóng chảy NaCl để điều chế

kim loại Na

Câu 2 Viết phương trình phản ứng xãy ra trên bề mặt điện cực khi điện phân

NaCl nóng chảy hoặc NaOH nóng chảy

Hướng dẫn:

Câu 1 Để làm giảm nhiệt độ nóng chảy cho phép điện phân ở 6100C - 6500C

Câu 2 Na được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp điện phân NaCl nóng

chảy

Ở catốt 2Na + 2e  2Na(l)

Ở anốt 2Cl-  Cl2(k) + 2e

Bài tập 54:

Câu 1 Bằng phương pháp nào điều chế được các oxit: Li2O, Na2O, K2O?

Câu 2 Tại sao các kim loại kiềm dễ tạo ra các peoxit? Tại sao Li không có khả

năng đó?

Hướng dẫn:

Câu 1 Trừ oxit của Li2O các oxit của kim loại kiềm khác đều hấp thụ oxi tạothành peoxit nên việc điều chế monoôxit rất khó khăn Li2O tinh khiết có thể điềuchế bằng cách nung LiOH, Li2CO3, LiNO3 trong luồng khí hiđrô ở 8000C :

2LiOH 800 C0

   Li2O + H2OCòn các oxit của các kim loại kiềm khác điều chế bằng cách cho peoxit tác dụngvới kim loại tương ứng

M2O2 + 2M t0

  2M2O

Câu 2 Khả năng tạo peoxit phụ thuộc vào bán kính nguyên tử và năng lượng

iom hoá ái lực của phân tử oxi rất nhỏ 0,87eV, còn ái lực của phân tử oxi là1,46eV Do đó các nguyên tử có năng lượng ion hoá càng nhỏ bán kính càng lớnthì khả năng tạo ra peoxit càng lớn Li không có khả năng tạo ra peoxit vì nănglượng ion hoá thứ nhất I1 =5,339, bán kính rLi =0,68A0 không đủ sức để giữ anion

O22-

Bài tập 55:

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trịnh văn Biều (1999), Nâng cao hiệu quả quá trình dạy học môn hóa ở trường THPT, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997 - 1999, TP Hồ Chí Minh Khác
2. Trịnh Văn Biều (2000) , Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông , Nxb Đại học Sư phạm Tp.HCM Khác
3. Trịnh Văn Biều (2002), Lí luận dạy học Hóa học, Nxb Đại học Sư phạm Tp.HCM Khác
4. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb ĐHSP TP HồChí Minh Khác
5. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho HS THPT thông qua bài tập hóa học, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội Khác
6. Nguyễn Thị Ngọc Hải (2009), Xây dựng hệ trống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chất lượng cao dùng để dạy học hóa học lớp 12 nâng cao trường THPT, luận văn thạc sĩ, ĐHSP TP Hồ chí Minh Khác
7. Nguyễn Hiền Hoàng, Nguyễn Cửu Phúc, Lê Ngọc Tứ (2007), Phương pháp làm bài tập trắc nghiệm phần Hóa đại cương và vô cơ, Nxb Giáo Dục Khác
8. Lê Trọng Tín (2002), Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng bài lên lớp hóa học ở trường THPT, luận án tiến sĩ, ĐHSPHN Khác
9. Lê Trọng Tín (2007), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III 2004 - 2007, Nxb ĐHSP TP Hồ ChíMinh Khác
10. Nguyễn Xuân Trường (2008), Ôn luyện kiến thức Hóa học đại cương và vô cơ THPT, Nxb Giáo dục Khác
11. Nguyễn Xuân Trường (2008), Bài tập cơ bản và nâng cao Hoá học 12, Nxb Giáo dục Khác
12. Nguyễn Xuân Trường (2009), Hóa học với thực tiễn đời sống bài tập ứng dụng, Nxb ĐHQG Hà nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w