Điểm mới của đề tài: Điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm này là dùng các chức năng của máy tính bỏ túi làm ví dụ và bài tập khi dạy các bài khó của Tin học 11 để kích thích sự tò mò khá
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC ĐỂ GIẢNG DẠY
BÀI “CẤU TRÚC LẶP” CÓ HIỆU QUẢ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiên Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác:
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2013 - 2014
BM 01-Bia SKKN
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
1 Họ và tên: NGUYỄN THỊ HIÊN
2 Ngày tháng năm sinh: 01/11/1986
3 Nam, nữ: nữ
4 Địa chỉ:
7 Chức vụ: Giáo viên
8 Nhiệm vụ được giao: Phó bí thư Đoàn trường
9 Đơn vị công tác: THPT Xuân Lộc
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Tin học
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:
Số năm có kinh nghiệm: 4
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
BM02-LLKHSKKN
Trang 3I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Từ năm 2006-2007, Xuất phát từ tầm quan trọng của ngành khoa học Tin học nên Đảng và Nhà nước ta đã quyết định đưa bộ môn này vào chương trình phổ thông
Năm 2013, Việt Nam đã diễn ra sự kiện Viet Nam ICT Summit lớn nhất của ngành công nghệ Tại đây, người ta có thể chứng kiến sự tham gia của rất nhiều lãnh đạo, chuyên gia của các ngành khác từ giáo dục, y tế cho tới ngân hàng Họ tới
để tìm kiếm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho mọi ngành bằng công nghệ thông tin
Thực tế nước ta đã vươn lên nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình nhưng nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn thách thức để “vươn ra biển lớn” CNTT sẽ là một trong những động lực quan trọng nhất góp phần làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội “Tập trung cải cách thể chế, đẩy mạnh cải cách giáo dục đào tạo” là một trong những vấn đề đặc biệt được Chính phủ quan tâm giải quyết
Tuy nhiên trong quá trình dạy Tin học, tôi nhận thấy đối với đa số các học sinh, Tin học 11 là một môn học quá khó, đòi hỏi các em phải tư duy trừu tượng nên các em rất “ngán” Mặt khác đây là môn không thi tốt nghiệp cũng không thi đại học nên học sinh không dành nhiều thời gian đầu tư vào, vì thế nhiều em không theo kịp bài và dẫn đến học chỉ để đối phó với bài kiểm tra
Tại TP HCM, người ta đang áp dụng phương pháp “Chơi vui robot – Học tốt Pascal” để tạo hứng thú cho học sinh đối với bộ môn Tin học 11 này Nhưng ở một vùng miền núi huyện Xuân Lộc của tỉnh Đồng Nai, học sinh chưa được trang bị đầy đủ máy vi tính trong gia đình để phục vụ cho việc học tập Giáo viên luôn phải không ngừng nâng cao hiệu quả bài dạy bằng việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú học tập cho các em từ đó nâng cao kĩ năng lập trình, định hướng ngành nghề CNTT
Xuất phát từ thực tế nêu trên, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm: KẾT
HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC ĐỂ GIẢNG DẠY BÀI “CẤU TRÚC LẶP” CÓ HIỆU QUẢ
2 Điểm mới của đề tài:
Điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm này là dùng các chức năng của máy tính bỏ túi làm ví dụ và bài tập khi dạy các bài khó của Tin học 11 để kích thích sự
tò mò khám phá của học sinh Học sinh từ trước đến nay đã quen sử dụng, đã quen bấm nút trên máy tính bỏ túi để được kết quả một cách nhanh chóng khi giải những bài toán với số liệu phức tạp nhưng không hề biết nhờ đâu có được những chức năng như vậy, nếu ta cho học sinh thấy rằng chỉ cần học Tin học 11 học sinh có thể
tự lập trình được một số chức năng như thế thì học sinh sẽ cảm thấy chính bản thân các em cũng có thể làm được những điều đó một cách dễ dàng, chắc chắn các em sẽ
Trang 4cố tìm tòi học hỏi để tự làm được những việc có thể áp dụng được ngay trong cuộc sống hằng ngày cho gia đình, nhà trường và xã hội Từ đó giúp học sinh nhận thấy được sự hấp dẫn của môn học, học sinh sẽ học môn Tin học 11 vì cái hay, cái hấp dẫn của môn học chứ không phải học để đối phó hay học vì điểm để rồi khi kết thúc các kì kiểm tra cũng là lúc các em không còn nhớ gì cả
II THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI CHỌN ĐỀ TÀI.
1.Thuận lợi
Đầu vào của học sinh cao hơn các trường bạn trong khu vực huyện Xuân Lộc, có ý thức học tập nên việc tiếp cận với bộ môn lập trình trừu tượng như môn Tin học 11 không phải là quá khó
2 Khó khăn
Học sinh không dành nhiều thời gian đầu tư cho môn Tin học vì học sinh ban KHXH cảm thấy khó hiểu, trừu tượng; còn ban KHTN đã quá căng thẳng cho nội dung Toán, Lý, Hóa ôn thi đại học Do vậy nếu không có đam mê khoa học máy tính thì học sinh sẽ không đầu tư cho môn Tin học mà để dành thời gian học những môn mà các em phải thi tốt nghiệp và thi đại học Học sinh chưa được trang
bị đầy đủ máy vi tính ở nhà để phục vụ cho việc học tập
3 Số liệu thống kê
Trong quá trình giảng dạy môn Tin học 11, theo quan sát cá nhân có đến 65% học sinh không thích học Tin học 11 vì nó là môn phụ mà lại quá khó; 35% còn lại ban đầu do cảm thấy sự hấp dẫn bên ngoài (phim ảnh, XH đề cao CNTT,…) sau một thời gian không thấy như tưởng tượng cũng chán nản
III NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
Căn cứ Luật giáo dục điều 28.2: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề quan trọng đối với các môn học nói chung, nhất là đối với bộ môn Tin học như hiện nay Theo tôi giáo viên dạy môn Tin học lớp 11 không phải cứ tìm được nhiều bài toán và thuật toán khó, bài toán và thuật toán hay để giảng dạy cho các em học sinh mà giáo viên cần phải chọn lọc, sáng tạo đưa những bài toán và thuật toán để giúp các em học sinh hứng thú học tập, vận dụng được kiến thức đã học để giải những bài toán khác
2 Nội dung, biện pháp thực hiện
2
Trang 5Khi học sinh học bài học “CẤU TRÚC LẶP”, học sinh cảm thấy rất mơ hồ
và khó hiểu với những sơ đồ về cấu trúc lặp cùng những ví dụ phức tạp và thiếu tính ứng dụng vào thực tiễn, tôi nhận thấy điều này là bởi vì khi tôi yêu cầu học sinh xem trước bài mới trước khi đến lớp thì gần như 90% đọc SGK nhưng chẳng hiểu gì cả Vì thế đa số học sinh sẽ không trả lời được các câu hỏi giáo viên đưa ra nếu giáo viên áp dụng phương pháp dạy lấy học sinh làm trung tâm Vả lại với ví
dụ trọng tâm của SGK là tính tống S=
a
1
+
1
1 +
n
a+
1
(a, n nhập từ bàn phím) -giáo viên dạy học nhưng học sinh rất khó hiểu, sẽ không tìm thấy sự ứng dụng và hấp dẫn vì trong thực tế ít khi cần đến Đồng thời theo phân phối chương trình là phải học hết lí thuyết bài 10 (học hết hai câu lệnh: “Lặp với số lần biết trước”
(for-do ) và “Lặp với số lần chưa biết trước” (while-(for-do) mới đến tiết thực hành, như thế học sinh chưa kịp nắm vững và thấy ứng dụng của kiến thức thứ nhất vốn đã rất phức tạp lại phải học thêm kiến thức thứ hai, chắc chắn học sinh sẽ bị choáng ngợp bởi lượng kiến thức về lí thuyết quá nhiều mà không thấy sản phẩm trực quan đâu
cả, đến khi thực hành học sinh sẽ không biết vận dụng như thế nào, rồi viết lệnh nào cũng bị lỗi và từ đó sẽ cảm thấy chán nản
Đầu tiết học bài “Cấu trúc lặp”, tôi gọi hai học sinh lên bảng áp dụng những kiến thức đã học để làm bài tập 1 Học sinh thứ nhất viết các câu lệnh hiển thị năm
số tự nhiên khác 0 đầu tiên, mỗi số cách nhau một khoảng trắng Học sinh thứ hai viết các câu lệnh hiển thị mười dòng chữ “Xin chao”
Học sinh thứ nhất sẽ viết câu lệnh write( ‘1’, ‘ ’, ‘2’, ‘ ’, ‘3’, ‘ ’, ‘4’, ‘ ’, ‘5’, ‘ ’,); Học sinh thứ hai sẽ viết mười câu lệnh writeln(‘Xin chao’);
Tôi hỏi tiếp: Điều gì sẽ xảy ra cho em nếu cô sửa lại đề bài là 100 số tự nhiên khác 0 đầu tiên? và 100 dòng chữ “Xin chao”? Em sẽ làm gì để khắc phục khó khăn đó?
Học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết bài toán này theo cách ngắn nhất, tôi mới phân tích cho các em thấy phải sử dụng câu lệnh lặp để khắc phục
việc viết lặp lại nhiều biểu thức rất nhàm chán, gây rối mắt từ dấu nháy đơn, dấu phẩy từ bài tập của học sinh thứ nhất; khắc phục viêc viết lặp lại nhiều câu lệnh
giống nhau từ bài tập của học sinh thứ hai
For i:= 1 to 100 do write(i, ‘ ’);
For i:= 1 to 100 do writeln(‘Xin chao’);
Từ các câu lệnh trên, tôi đưa ra câu hỏi để các em ngồi cùng bàn cùng thảo luận với nhau: “Em hiểu gì khi gặp câu lệnh trên?” bằng cách đưa ra một số câu hỏi gợi ý trên phiếu học tập
1 Đặc điểm của câu lệnh này? Lặp tiến: lặp 100 lần câu lệnh writeln(‘Xin
chao’);/ write(i, ‘ ’);
2 Biến i, giá trị 1, 100 có mối Phải cùng giá trị nguyên
Trang 6quan hệ gì?
3 Biến i thay đổi như thế nào? Tự động tăng lên 1 đơn vị
4 Điều kiện để dừng quá trình
lặp là gì?
Khi thao tác lặp cần được thực hiện đã đủ 100
5 Nếu trong một bài tập khác,
gặp 2 câu lệnh trên, em có
cách viết nào cho gọn hơn
không?
For i:= 1 to 100 do
Begin Write(i, ‘ ’);
Writeln(‘Xin chao’);
End;
Để giúp học sinh hiểu được bài toán tính tổng trong sách giáo khoa một cách
dễ dàng, tôi hướng dẫn các em giải quyết vấn đề
Bài tập 2: Tính tổng 5 số tự nhiên khác 0 đầu tiên:
1.Theo em, khi thực hiện phép cộng 1+2+3+4+5 trên máy tính cầm tay, máy tính sẽ thực hiện theo nguyên tắc nào?
Học sinh sẽ biết: Tính từ trái sang phải, lấy kết quả cộng được của phép tính đầu tiên cộng tiếp với số kế bên phải nó Quá trình lặp lại cho đến phép cộng số cuối cùng
2 Hãy mô phỏng câu lệnh lặp? Câu lệnh lặp này thực hiện công việc gì? S:=0;
For i:= 1 to 5 do S:= S + i;
Sau khi học sinh mô phỏng xong câu lệnh lặp trên, các em đã hiểu được phương pháp cộng dồn các số dựa trên số đã biết trước đó; từ đó các em dễ dàng hiểu bài toán tính tổng S=
a
1
+
1
1 +
n
a+
1
QUY TRÌNH DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
Pha thứ nhất:
Chuyển giao
nhiệm vụ, bất
ổn hóa tri
thức, phát
biểu vấn đề
Tình huống có tiềm ẩn vấn đề
Phát biểu vấn đề - bài toán
Pha thứ hai:
Học sinh
hành động
độc lập tự
chủ, trao đổi
tìm tòi giải
quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề:
Suy đoán, thực hiện giải pháp
Kiểm tra, xác nhận kết quả:
xem xét sự phù hợp của lí thuyết
và thực nghiệm
Pha thứ ba:
Tranh luận,
thể chế hóa,
vận dụng tri
thức mới
Trình bày, thông báo, thảo luận, bảo vệ kết quả
Vận dụng tri thức mới để giải quyết nhiệm vụ đặt ra tiếp theo
Trang 7Tiếp theo tôi cùng với một học sinh mô phỏng câu lệnh lặp dạng lùi cho bài tập 2 để học sinh thấy rõ hơn tính thực tiễn của câu lệnh lặp và có thêm sự lựa chọn câu lệnh lặp khi cần thiết để giải toán trên máy tính
Sau đó tôi đưa ra một số “mô hình” câu lệnh lặp; đồng thời củng cố kiến thức câu lệnh ghép, gợi động cơ học tập bằng phương pháp khuyến khích học sinh mạnh dạn phát biểu, trả lời đúng sẽ cộng điểm vào điểm miệng
Bài tập 3: Hãy điền vào chỗ trống một câu lệnh đơn, sau đó cho biết ý nghĩa
của mỗi đoạn lệnh
1)
S:=0;
For i:= 0 to 9 do
Begin
2) Write(‘Nhap so:’); Readln(n);
For i:= 1 to n do
if i mod 2 = 0 then ……
Trang 8……… then S := S+i;
write(‘Tong cac so la boi
cua 3:’, S);
End;
3)
d:=0;
For i:= 1 to n do
if n mod i =0 then
begin
write(i, ‘ ’);
d:=d+1;
end;
4) Write(‘ Cac so do la:’);
For i:= 1 to 9 do For j:=0 to 9 do
if i=j then write( i,j, ‘ ’);
Câu 1) giúp các em biết cách sử dụng lệnh lặp cần thiết sau do, lệnh không
cần thiết thì để ra ngoài câu lệnh lặp
Câu 2) giúp các em thoải mái lựa chọn lệnh cần thiết sau then: hiển thị, đếm,
tính tổng hoặc một câu lệnh rẽ nhánh khác
Câu 3) và 4) giúp các em làm quen với việc đọc hiểu câu lệnh lặp Tuy nhiên
ở câu 4) là câu lệnh lặp lồng nhau
Trong quá trình học tập, học sinh thường xuyên sử dụng một số nút lệnh như n!, x^, nCr, nPr, trên máy tính cầm tay nhưng không biết chúng đã được lập trình như thế nào Do đó tôi giới thiệu cho các em biết có thể sử dụng những kiến thức vừa học để lập trình chức năng cho các nút lệnh trên rồi cùng các em làm
Bài tập 4: Viết chương trình tính n!
Bài tập này tôi chia lớp thành năm nhóm; yêu cầu mỗi nhóm làm bài tập trên bìa trong, một nhóm lên bảng làm trực tiếp trên máy tính giáo viên (cố ý chọn những học sinh hiểu nhanh kiến thức) sau đó cùng thảo luận về: Ý tưởng; Cách đặt tên biến, kiểu dữ liệu của biến; Minh họa câu lệnh lặp với một số cụ thể từ đó giải thích cách viết câu lệnh gán của nhóm mình
Hoạt động nhóm giúp học sinh làm quen với phong cách làm việc hợp tác với nhau giữa các cá nhân; giúp học sinh làm quen với phong cách làm việc khoa học, rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh Mỗi nhóm học sinh được tổ chức gồm một nhóm trưởng và một thư kí để ghi chép chung các phần thảo luận của nhóm hay phần trình bày ra giấy (viết lên bìa trong) của nhóm Nhóm trưởng sẽ là người đại diện cho nhóm trình bày trước lớp các ý kiến, quan điểm của nhóm mình Qua nhiều tiết dạy khác nhau, tôi yêu cầu các học sinh trong nhóm thay đổi, luân phiên nhau làm nhóm trưởng, làm thư ký để các em tập trình bày, diễn giải cách trình bày bài tập của nhóm mình (bằng lời hay viết)
Trong quá trình học sinh thảo luận theo nhóm, tôi sẽ di chuyển đến các nhóm, tranh thủ quan sát hoạt động của các nhóm nhằm quan sát bao quát lớp, làm cho học sinh hoạt động nghiêm túc hơn vì có giáo viên tới; kịp thời phát hiện
6
Trang 9những nhóm thực hiện lệnh thảo luận sai để điều chỉnh hoặc tranh thủ chọn ý kiến kém chính xác nhất của một nhóm nào đó để yêu cầu trình bày đầu tiên trong phần thảo luận, cũng như nhận biết nhanh ý kiến của nhóm nào đó chính xác nhất để yêu cầu trình bày sau cùng
Để hoạt động nhóm diễn ra thành công, tôi luôn tạo ra sự tương tác giữa các học sinh với nhau, tạo bầu không khí thoải mái, dễ chịu khi học, nghĩa là phần trả lời của học sinh sau bổ sung cho học sinh trước, hoặc đặt câu hỏi đối với ý kiến trước; hoặc trình bày một quan điểm mới; hoặc đưa ra tranh cãi ý kiến của nhóm mình
Cuối cùng tôi chiếu chương trình của nhóm làm trên máy tính cho cả lớp Lúc này hầu hết học sinh đã nhận ra những sai sót từ các nhóm trước, từ đó dễ dàng sửa chữa những sai sót của nhóm này (nếu có) và chạy file exe để thấy được sản phẩm Tôi cũng sử dụng cửa sổ Watches và thêm các biến i, S thuộc chức năng Debug trên phần mềm Pascal để minh họa hoạt động của vòng lặp for-do; đồng thời củng cố lại kiến thức lí thuyết đã học dựa trên chương trình cụ thể:
Xuyên suốt các hoạt động Dạy – Học, tôi yêu cầu học sinh tự ghi kiến thức trọng tâm vào vở của mình, đặc biệt là những câu hỏi, câu trả lời liên quan tới quá trình hoạt động nhóm theo cách hiểu của các em thông qua kết luận từ giáo viên
BTVN: Lập trình chức năng cho nút lệnh x^ và nPr.
Học sinh nhất định sẽ làm thử nếu có máy tính ở nhà, nếu không có máy các
em sẽ chuẩn bị trên giấy một phần để lấy điểm, phần khác là nghiên cứu, khám phá thử xem lập trình chức năng cho các nút lệnh trên máy tính tay có khó lắm không?
Và nếu các em tự làm được một bài, tôi tin chắc các em sẽ rất phấn khởi
Một số bài tập tương tự:
1/ Viết các chương trình tính tổng:
a) S= 12 + 22 + 32 + … + n2 b) S= 1 – 2 + 3 - ….(-1)n-1n c) S= 1*2 + 2*3 + … + (n-1)*n
Var i, n: byte; S:longint;
Begin
Write(‘Nhap so tu nhien:’);
Readln(n);
S:=1;
For i:=1 to n do S:=S*i;
Writeln(n, ‘ != ’, S);
Readln;
End
Trang 10d) ∑
= +
50
n
e) Các số lẻ/ chẵn từ 1 đến 1000 2/ Viết chương trình tìm các số có 3 chữ số sao cho tổng các lập phương của các chữ số bằng chính nó
3/ Viết chương trình hiển thị 100 số tự nhiên đầu tiên khác 0, 10 số trên một dòng, mỗi số cách nhau một khoảng trắng
4/ Viết chương trình nhập số nguyên dương n và đếm/ hiển thị/ tính tổng các ước của n
5/ Viết chương trình tính xn
6/ Viết chương trình kiểm tra số tự nhiên n có là số nguyên tố không? Nếu không phải thì xác định số nguyên tố gần n nhất và bé hơn n
7/ Tính trung bình cộng của n số thực được nhập từ bàn phím
8/ Viết chương trình tính k
n
C biết C k k (n n! k)!
9/ Viết chương trình tính k
n
P biết P k (n n!k)!
10/ Viết chương trình tính tổng S= 1+
! 2
1
+
! 3
1
+…+
!
1
n
Sau khi học xong tiết 1 lí thuyết tôi liền cho học sinh thực hành ở tiết 2
để học sinh củng cố lí thuyết vừa học cũng như thấy được ứng dụng của câu lệnh FOR
Lập trình là một lĩnh vực đòi hỏi phải có sự hợp sức của nhiều người, phải làm việc nhóm, vì vậy ngay từ khi ở THPT tôi vẫn muốn rèn cho các em kĩ năng làm việc nhóm trong khi học lí thuyết cũng như khi thực hành Tuy nhiên học sinh rất hiếu động, thích thoải mái, thích học chung, ngồi chung với những bạn mà các
em thích Nếu gò ép các em vào một nhóm mà các em không thích các bạn chung nhóm mình thì hiệu quả sẽ không có
Ngoài việc thực hành các bài tập theo SGK, tôi cho học sinh thực hành các bài tập đã học, bài tập cho về nhà ở tiết lí thuyết trước Khoảng 10’ đầu, tôi yêu cầu học sinh không được sử dụng vở, sách để gõ bài tập mà phải làm bằng tư duy Trong giờ thực hành thay vì học sinh phải ngồi ngay ngắn theo sự phân bổ của giáo viên, phải nghiêm túc không được trao đổi thì trong giờ dạy thực hành của tôi, các
em được phép sử dụng chung một máy tính với bạn hoặc chạy từ máy này sang
8