1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn sáng kiến kinh nghiệm một số lưu ý khi sử dụng powerpoint trong giảng dạy

18 961 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 297 KB

Nội dung

Vấn đề đặt ra với rất nhiều giáo viên ở trường THPT KIỆM TÂN hiện nay đó là: xây dựng được một bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin sao cho nó hay, sinh động, đầy đủ nội dung và hoàn t

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN

Mã số:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG POWERPOINT TRONG

GIẢNG DẠY

Người thực hiện: ĐỖ HOÀI BẢO

Lĩnh vực nghiên cứu:

Phương pháp dạy học bộ môn  Phương pháp giáo dục 

Lĩnh vực khác 

Có đính kèm:

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:

1 Họ và tên: Đỗ Hoài Bảo

2 Ngày tháng năm sinh: ngày 15 tháng 02 năm 1980

3 Giới tính: Nam

4 Địa chỉ: Q3/ 104 ấp Nguyễn Huệ, Xã Quang Trung, Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai

6 Chức vụ: Giáo viên

7 Đơn vị công tác: Trường THPT Kiệm Tân, Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:

1 Học vị cao nhất: Cử nhân

2 Năm nhận bằng: Năm 2005

3 Chuyên ngành đào tạo: Toán – Tin Học

III KINH NGHIỆM GIÁO DỤC:

1 Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Tin Học

2 Số năm có kinh nghiệm: 8 năm

3 Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

- Đề tài năm 2009 – 2010: “BÀI TẬP TĂNG TIẾT TIN HỌC 11”

- Đề tài năm 2011 – 2012: “TÀI LIỆU BỔ TRỢ WORD CHO GIÁO VIÊN”

- Đề tài năm 2012 – 2013: “MÔ PHỎNG THUẬT TOÁN SẮP XẾP BẰNG TRÁO ĐỔI (EXCHANGE SORT) TIN HỌC 10”

Trang 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN

@

GV: ĐỖ HOÀI BẢO

Năm học: 2013 – 2014 Lưu hành nội bộ

Trang 4

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 6

1 Cơ sở khoa học 6

2 Mục đích sáng kiến kinh nghiệm 6

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 6

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 7

1 Nội dung lý luận 7

2 Thực trạng nghiên cứu 7

3 Mô tả giải pháp 8

a Xác định bài học sẽ soạn trên PowerPoint 8

b Xác định nội dung trọng tâm và xây dựng “kịch bản” bài giảng 8

c Sử dụng mẫu thiết kế Slide Master 8

d Chọn hiệu ứng phù hợp 9

e Chèn đoạn âm thanh hoặc đoạn phim vào bài giảng 10

f Đóng gói Có hai loại: 12

g Một số trang web tham khảo và cung cấp tư liệu hỗ trợ cho việc thiết kế bài giảng 13

h Trình chiếu bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin 15

4 Kết quả 16

III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 16

1 Kết luận 16

2 Khuyến nghị 16

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

V PHỤ LỤC: MỘT SỐ PHÍM TẮT KHI TRÌNH CHIẾU POWERPOINT 17

Trang 5

GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ

-1 PowerPoint: phần mềm trình chiếu văn bản

2 Slide: trang trình chiếu

3 Placeholder: hộp chứa văn bản, hình ảnh, biểu đồ, …

4 Slide Master: mẫu slide dùng chung cho tất cả các trang trình chiếu

5 Font: phông chữ

6 Nhúng font: lưu font

7 File: tập tin hoặc tệp

Trang 6

I MỞ ĐẦU

Tin học ngày nay đã và đang được áp dụng rộng rãi trên hầu hết các lĩnh vực hoạt động xã hội của con người, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tin học đã đóng góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của rất nhiều giáo viên và học sinh

1 Cơ sở khoa học

Năm học 2012–2013 được Bộ giáo dục chọn là năm học ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy rất được chú trọng Mỗi giáo viên phải dạy ít nhất hai bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin trong một năm học Để thực hiện được các mục tiêu đó nhà trường đã đầu tư khá nhiều trang thiết bị hiện đại, phòng ốc, … để hỗ trợ giáo viên thực hiện các mục tiêu Vấn đề đặt ra với rất nhiều giáo viên ở trường THPT KIỆM TÂN hiện nay đó là: xây dựng được một bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin sao cho nó hay, sinh động, đầy đủ nội dung và hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định nào đó trong quỹ thời gian hạn hẹp của mình; một vấn đề quan trọng tiếp theo đó

là cách trình chiếu, thể hiện bài giảng đó như thế nào để kích thích tư duy học tập, tìm hiểu trong học sinh dẫn đến kết quả học sinh nắm được nội dung bài giảng

2 Mục đích sáng kiến kinh nghiệm

Có rất nhiều giáo viên đã quen với việc sử dụng một số phần mềm để xây dựng bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả, nhưng bên cạnh đó còn một

số giáo viên đang làm quen với việc này gặp một số khó khăn nhất định Dựa trên

cơ sở tình hình thực tiễn ở trường và một số kinh nghiệm bản thân tôi viết đề tài

Một số lưu ý khi sử dụng PowerPoint trong giảng dạy với mong muốn giúp ích

được phần nào cho các giáo viên đang bước đầu làm quen với việc sử dụng PowerPoint để soạn bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin được thuận lợi và hy vọng nhận được những trao đổi, góp ý từ những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

Để tạo một bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin có thể dùng rất nhiều phần mềm hiện có như: PowerPoint, Violet, Frontpage, … nhưng với những giáo viên đang làm quen với việc soạn bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học thì sử dụng PowerPoint sẽ dễ dàng hơn vì sử dụng nó tương tự như sử dụng Word, một phần mềm soạn thảo văn bản thân thuộc với nhiều người và dễ sử dụng; mặt khác khi thay đổi máy tính lưu bài giảng để dạy không cần phải cài đặt thêm phần mềm vì nó đã được cài sẵn trong bộ phần mềm ứng dụng Microsoft Office đã được cài ở hầu hết các máy trong trường

Phần mềm được sử dụng và minh họa trong tài liệu này là phần mềm phiên bản PowerPoint 2003 của hãng Microsoft

Trang 7

Phạm vi nghiên cứu đề tài giới hạn trong việc sử dụng phần mềm PowerPoint

để soạn bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin và việc thể hiện, trình chiếu bài

giảng đó trên lớp của mỗi giáo viên ở cấp học trung học phổ thông

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1 Nội dung lý luận

Việc sử dụng phần mềm PowerPoint vào soạn bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách hợp lí tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, môi trường đa phương tiện kết hợp văn bản với âm thanh và những hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, video, … làm cho học sinh dễ tiếp thu, tạo hứng thú học tập dẫn đến kết quả học sinh tiếp thu được trọng tâm bài học

Giáo viên có thể chuyển tải đến học sinh lượng kiến thức nhiều hơn, dễ áp dụng các phương pháp dạy học mới do không phải tốn nhiều thời gian đọc và chép nội dung lên bảng, giáo viên có thể củng cố bài học bằng cách hiển thị từng nội dung chính hoặc đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm và đáp án hoặc những câu hỏi vận dụng, các câu hỏi thảo luận chỉ qua những thao tác nháy chuột máy tính Đây

là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học

2 Thực trạng nghiên cứu

Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu đối với giáo viên cũng thay đổi theo, ngày nay ngoài mục tiêu dạy học sinh những kiến thức căn bản, giúp các em hình thành

kĩ năng tự tìm hiểu lấy kiến thức, bên cạnh đó giáo viên còn phải giúp các em hình thành kĩ năng sống, hướng các em thành một người tốt cho xã hội, rồi công việc gia đình, xã hội chiếm đi khá nhiều thời gian vì thế thời gian dành cho hoạt động chuyên môn của giáo viên phần nào bị hạn chế

Một số khó khăn với những giáo viên đang bước đầu làm quen với việc dùng PowerPoint để xây dựng một bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin đó là: tốn quá nhiều thời gian cho việc chỉnh sửa từng câu, từng ý, tạo hiệu ứng cho các Placeholder (hộp chứa văn bản, hình ảnh, biểu đồ,…), các ý trong bài xuất hiện không đúng trình tự, phông chữ hay bị thay đổi ngoài ý muốn ví dụ phông chữ Times New Roman mình chọn giờ chuyển thành Arial; khi giảng dạy muốn học sinh tập trung vào những ý quan trọng phải trình chiếu ra sao; giáo viên trình chiếu quá nhanh dẫn đến học sinh ghi và tiếp thu bài học không được trọn vẹn; khi giảng dạy nhiều giáo viên còn quá lệ thuộc vào chuột máy tính để chuyển ý hoặc chuyển hiệu ứng khác mà quên đi mình cần tập trung nhiều hơn cho việc bao quát lớp và tổ chức các hoạt động tìm hiểu kiến thức cho học sinh;…Đó cũng là một số trường hợp trước đây khi thực hiện tôi cũng gặp phải

Thời gian qua trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm, hôm nay giới thiệu với những quý Thầy, Cô đang còn làm quen với PowerPoint một số lưu ý sau

Trang 8

3 Mô tả giải pháp

Trước khi soạn một bài giảng bằng PowerPoint mỗi giáo viên cần phải xác định và chú ý một số vấn đề chính sau:

a Xác định bài học sẽ soạn trên PowerPoint

Những bài học có nhiều nội dung kiến thức mới, cần minh họa hay giải thích bằng hình ảnh, âm thanh, đoạn phim, … để làm rõ được trọng tâm thì nên soạn trên PowerPoint ngược lại giáo viên có thể cân nhắc chọn các phương pháp dạy truyền thống kết hợp với phấn và bảng có thể đem lại hiệu quả cao hơn

b Xác định nội dung trọng tâm và xây dựng “kịch bản” bài giảng

chính, trọng tâm bài học

giảng, đó chính là những hoạt động trên lớp của giáo viên và học sinh Bài giảng sẽ hay và sinh động, hấp dẫn học sinh nếu giáo viên biết lựa chọn tư liệu phù hợp hỗ trợ cho “kịch bản” của mình (Các trang web chứa tư liệu hỗ trợ soạn giảng được thể hiện ở phần g)

Khi thể hiện nội dung “kịch bản” trên slide (trang trình chiếu), quý Thầy, Cô nên tránh để slide phủ kín chữ, tránh tạo một bài giảng như soạn giáo án vi tính in ra giấy để khi dạy chỉ việc nháy chuột và đọc lại, điều đó dẫn đến sự nhàm chán trong học sinh còn giáo viên bị lệ thuộc vào chuột máy tính, khó có thể di chuyển trong lớp với phạm vi rộng và bao quát lớp (Nếu sử dụng thiết bị chuột không dây vấn đề lệ thuộc chuột máy tính và di chuyển có thể được khắc phục) Trường hợp cần thiết quý Thầy, Cô có thể kết hợp với bảng để hỗ trợ

Thống nhất với học sinh mẫu văn bản (ví dụ: kiểu dáng các đối tượng, màu chữ, kiểu chữ,…) thể hiện như thế nào là ý chính cần ghi, mẫu như thế nào là ý minh họa để các em có thể tiếp thu được trọng tâm bài học đúng mục đích, yêu cầu giáo viên đặt ra

c Sử dụng mẫu thiết kế Slide Master

Trong trường hợp giáo viên muốn đưa hình ảnh, các logo, chèn ngày tháng, số trang,… vào nhiều slide, tạo cho các slide trong bài có một mẫu thiết kế chung, thống nhất thì ngay từ đầu ta nên sử dụng slide Master, là mẫu thiết kế dùng chung cho toàn bộ slide trong bài giảng

Việc thiết kế trang này cho phép định dạng font chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí các đối tượng, màu nền, hình ảnh, logo, các siêu liên kết, các tiêu

đề đầu, tiêu đề cuối, hiệu ứng chung cho các đối tượng, điều này sẽ hạn chế được việc thay đổi font chữ ngoài ý muốn, tạo ra được bố cục chung cho tất

cả các slide chứa nội dung bài giảng, tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho việc trình bày các trang phía sau,

Trang 9

Chú ý:

thiết kế nào đó, ví dụ: màu nền, cỡ chữ, font chữ, hiệu ứng,…của các slide thì chỉ cần chỉnh sửa các nội dung đó trên Slide Master mà không phải chỉnh sửa trên từng slide có trong bài giảng

sinh động do đó tại một Placeholder nào đó quý Thầy, Cô muốn chọn hiệu ứng khác thì thay đổi hiệu ứng đó tại slide chứa nó

Định dạng slide Master: nháy chuột vào bảng chọn View, chọn Master, chọn Slide Master, mẫu như hình 1 xuất hiện:

Sau khi đã hoàn tất thiết kế Slide Master, nhấn nút Close Master View trên thanh công cụ Slide Master View để soạn thảo các slide khác trong bài

d Chọn hiệu ứng phù hợp

Là việc rất quan trọng để bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn Tuy nhiên nếu lạm dụng nhiều hiệu ứng (bay ra, bay vào, xoay vòng,…) khác nhau cho bài giảng có thể làm phản tác dụng, học sinh chỉ chú

ý đến các hiệu ứng trong bài mà quên đi việc cần phải tập trung vào nội dung bài học

Nháy chuột vào Placeholder chứa nội dung cần tạo hiệu ứng, vào bảng chọn Slide Show, chọn Custom Animation…, các hiệu ứng của Powerpoint phân thành 4 nhóm như hình 2:

Phần thể hiện tiêu đề cuối của slide ví dụ: ngày tháng, trang,…

Hình 1

Phần để định dạng về font chữ, cỡ chữ, màu sắc, hiệu ứng, chèn logo,…cho tiêu đề của Slide

Phần để định dạng cho nội dung của Slide

Thanh công cụ Slide Master View giúp người dùng thiết

kế Slide Master thuận tiện

Trang 10

Trong đó:

 Nhóm Entrance: gồm các hiệu ứng làm xuất hiện đối tượng khi trình chiếu

 Nhóm Emphasis: gồm các hiệu ứng nhấn mạnh sự xuất hiện của đối tượng khi trình chiếu

 Nhóm Exit: gồm các hiệu ứng làm đối tượng thoát khỏi slide trình chiếu

 Nhóm Motion Paths: gồm các hiệu ứng xác định đường di chuyển cho đối tượng

• Chọn hiệu ứng lật slide phù hợp:

Sử dụng để chuyển một slide sang một slide khác, làm các slide được liên kết với nhau và tạo được sự tập trung, chú ý của học sinh

Nháy chuột vào bảng chọn Slide Show, chọn Slide Transition… giáo viên có thể chọn hiệu ứng lật trang, tốc độ lật trang, âm thanh khi lật trang,…mà mình ưng ý (Hình 3)

e Chèn đoạn âm thanh hoặc đoạn phim vào bài giảng

Trong cuộc thi Giáo án điện tử nhà trường tổ chức gần đây, tôi được tham dự một vài tiết thi của một số giáo viên Bên cạnh một số giáo

Hình 2

4 nhóm hiệu ứng

Phần chỉnh tốc

độ lật trang

Phần tạo âm thanh khi lật trang

Phần chọn các hiệu ứng lật trang

Hình 3

Trang 11

viên thi có kết quả cao, soạn và giảng rất tốt còn một số giáo viên chưa quen lắm với việc dùng PowerPoint để soạn giảng, sử dụng các đoạn

âm thanh, các đoạn phim minh họa cho học sinh nhưng lại không đưa vào bài giảng mà phải mở thư mục chứa đoạn phim, đoạn âm thanh đó

để kích hoạt, thao tác chuyển đổi giữa nội dung lí thuyết và minh họa còn lúng túng dẫn đến ngắt mạch quan sát, tiếp thu của học sinh; hoặc một số trường hợp đã chèn âm thanh hoặc đoạn phim minh họa rồi nhưng không mở được Vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách:

•Chuẩn bị trước file (tập tin) âm thanh hoặc phim minh họa nếu như không có sẵn trong máy

thanh hoặc phim tương ứng (hình 4)

Chú ý:

 PowerPoint chỉ hỗ trợ một số file có phần mở rộng (đuôi) thông thường như: midi, wav, mpeg, avi, gif, asfv, … (đối với phim) và midi, mp3, aif, au, … (đối với âm thanh)

 Một số file phải dùng chương trình riêng mới có thể mở được Do

đó trong một số trường hợp PowerPoint không hỗ trợ ta phải sử dụng đến phần mềm chuyển đuôi như:

 Total video converter (chuyển được trên 30 loại đuôi cả file phim lẫn nhạc)

 Total Player converter: chuyển các loại đuôi như mp3, flash, mp4, acc, 3gp,…

ảnh, âm thanh khác nhau để hỗ trợ việc tạo tư liệu như:

 Klite codec Pack

 KmPlayer

 Total Player

Chèn phim, âm thanh từ file do mình chỉ tới

Chèn phim, âm thanh từ thư viện trong máy

Hình 4

Trang 12

 Media classic

f Đóng gói Có hai loại:

Sử dụng khi bài giảng có chứa nhiều font lạ, máy tính nơi giáo viên trình chiếu có thể không có ví dụ như font chữ thư pháp,…thì phải

“nhúng” font nếu không khi trình chiếu có thể chữ sẽ không đọc được Để tránh trường hợp đáng tiếc này có thể xảy ra quý Thầy, Cô làm theo các bước sau:

Bước 1: Sau khi soạn thảo và lưu bài giảng xong, nháy chuột vào bảng chọn Tools, chọn Options…, sau đó chọn thẻ Save trong hộp thoại Options, xuất hiện hộp thoại như hình 5

 Embed characters in use only (best for reducing file size): quan

tâm đến dung lượng của tập tin và không cho phép chỉnh sửa nội dung về sau

 Embed all characters (best for editing by others): không quan tâm

đến dung lượng của tập tin và có thể chỉnh sửa nội dung về sau Bước 2: Nhấn nút OK để thực hiện việc “nhúng” font vào bài giảng

• Đóng gói tập tin:

Để tránh trường hợp bài giảng đã chèn âm thanh hay hình ảnh không mở được do sai đường dẫn chèn khi thay đổi máy trình chiếu; quý Thầy, Cô cần đóng gói bài giảng mình soạn để ghi ra đĩa CD, hoặc chỉ định lưu ra thư mục nào đó,

Tập tin sau khi đã đóng gói dung lượng sẽ lớn hơn tập tin gốc ban đầu

Hình 5

Nháy chuột vào mục

này để nhúng font

Hai tuỳ chọn khi nhúng font

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Ebook Hướng dẫn PowerPoint 2003 – 2007 của Thầy Trần Quang Hải.Home page: http://esnips.com/web/qhai 6. Trang web Http://www.Giaoan.violet.vn Link
1. Phần Help của phần mềm Microsoft PowerPoint của hãng Microsoft Khác
2. Hướng dẫn sử dụng Microsoft PowerPoint 2000 của tác giả Đỗ Duy Việt, nhà xuất bản Thống kê phát hành Khác
3. Tự học PowerPoint 2003 của tác giả Đậu Quang Tuấn Khác
4. Ebook Sổ tay hướng dẫn thiết kế Bài giảng điện tử của Thầy Hồ Văn Hoàng trường THPT Nguyễn Huệ TP Hồ Chí Minh Khác
7. Trang web Bộ Giáo dục và Đào tạo Http://www.Edu.net.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình trình chiếu - skkn sáng kiến kinh nghiệm một số lưu ý khi sử dụng powerpoint trong giảng dạy
Hình tr ình chiếu (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w