Mối quan hệ giữa mơi trường và phát triển kinh tế xã hội [13]

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập hóa học về kinh tế, xã hội và môi trường ở trường Trung học phổ thông (Trang 30 - 31)

Các nhà kinh tế học đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân tạo nên sự phát triển của kinh tế - xã hội: đĩ là sự ra đời của máy mĩc, cơng cụ khoa học kỹ thuật, đĩ là sự thơng minh cùng với ĩc sáng tạo và khả năng lao động của con người… nhưng hơn tất cả đĩ là mơi trường. Tự bản thân máy mĩc, cơng cụ sẽ khơng phát huy tác dụng nếu khơng cĩ nguyên vật liệu, nhiên liệu; con người dù thơng minh sáng tạo đến bao nhiêu cũng sẽ khơng thể cĩ khơng gian để tồn tại và sản xuất nếu khơng cĩ mơi trường. Khơng thể tách sự phát triển kinh tế xã hội khỏi mơi trường, mơi trường và phát triển cĩ mối quan hệ khăng khít với nhau. “Nếu khơng bảo vệ mơi trường một cách chính đáng, kinh tế sẽ bị yếu dần. Ngược lại, khơng cĩ kinh tế, bảo vệ mơi trường sẽ thất bại”.

Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hĩa. Phát triển kinh tế xã hội là xu hướng chung của từng cá nhân và cả lồi người trong quá trình sống, giữa mơi trường và kinh tế cĩ mối quan hệ hết sức chặt chẽ: Mơi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển kinh tế, cịn kinh tế là nguyên nhân tạo nên các biến đổi tích cực và tiêu cực đối với mơi trường. phát triển kinh tế, xã hội là nhu cầu tất yếu của lồi người và tất nhiên trong quá trình

phát triển kinh tế con người sẽ phải khai thác mơi trường, do vậy ở đây nảy sinh mâu thuẫn giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường.

Trong phạm vi một quốc gia, cũng như trên tồn thế giới, luơn luơn tồn tại hai hệ thống: Hệ thống kinh tế - xã hội và hệ thống mơi trường. Hệ thống kinh tế xã hội cấu thành bởi các khâu: Sản xuất, lưu thơng phân phối, tiêu thụ, tạo nên một dịng luân chuyển nguyên liệu, năng lượng, hàng hĩa, phế thải giữa các phần tử của hệ thống. Hệ thống mơi trường với các thành phần thiên nhiên và xã hội cùng tồn tại trên một địa bàn với hệ thống kinh tế - xã hội. Mối quan hệ hay mâu thuẫn đều được biểu hiện rất rõ ràng.

Hệ thống kinh tế lấy nguyên liệu, năng lượng từ hệ thống mơi trường. Đây là một chức năng của mơi trường: cung cấp nguyên, nhiên liệu cho cuộc sống con người. Nếu vì phát triển kinh tế mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên khơng tái tạo được hoặc khai thác quá khả năng phục hồi đối với tài nguyên tái tạo được thì sẽ dẫn tới khơng cịn nguyên liệu, năng lượng, từ đĩ phải đình chỉ sản xuất, giảm sút hoặc triệt tiêu hệ thống kinh tế. Chất thải là thứ mà cuộc sống sinh hoạt của con người và các hoạt động kinh tế thải ra mơi trường nhều nhất. Hầu hết các phế thải đều độc hại đối với sức khỏe và sinh mệnh con người, tác động xấu đến khơng khí, nước, đất, các nhân tố mơi trường và tài nguyên thiên nhiên khác. Những chất độc hại đĩ làm tổn hại chất lượng mơi trường khiến cho hệ thống kinh tế khơng thể hoạt động một cách bình thường được.

Để cho sự phát triển được bền vững, việc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước địi hỏi mỗi quốc gia phải cĩ tính tốn, phải căn cứ vào tình hình tài nguyên và trình độ phát triển của đất nước mà định ra chiến lược chung của quốc gia. Mơi trường và phát triển kinh tế - xã hội cĩ mối quan hệ khắn khít bền chặt và bao hàm cả mâu thuẫn gay gắt. Vấn đề quan trọng là phải giải quyết được mâu thuẫn đĩ một cách hợp lý và cĩ lợi nhất.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập hóa học về kinh tế, xã hội và môi trường ở trường Trung học phổ thông (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)