Khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua miêu tả hành động.

Một phần của tài liệu Hư cấu nghệ thuật và sự thực lịch sử qua Hồ Quý Ly và Giàn thiêu (Trang 73)

2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

2.1.Khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua miêu tả hành động.

Khi miêu tả nhân vật Sở Khanh, Nguyễn Du chỉ khái quát nhân vật này bằng một hành động: “lẻn vào”. Ngƣời đọc đã cảm nhận đƣợc bộ mặt gian sảo của hắn. Chỉ bằng một câu thơ miêu tả hành động đã đủ để lật tẩy bộ mặt thật của Sở Khanh và nó cũng chứng tỏ rằng, miêu tả hành động để khắc hoạ tính cách nhân vật là một phần không thể thiếu của tiểu thuyết.

Nhân vật tiểu thuyết Hồ Quý Ly, của Nguyễn Xuân Khánh cũng hiện lên với những hành động tiêu biểu đã làm nên tính cách của họ.

Hồ Quý Ly là nhân vật trung tâm, với bộ mặt lạnh lùng, cƣơng nghị, mái tóc đã bạc trắng vì thời gian và những trăn trở lo âu... Những nét ngoại hình không có gì khác so với sử sách, song những đặc điểm tính cách và hành động của Hồ Quý Ly lại mang tính đặc trƣng mà tác giả chú ý và dụng công khai thác.

Chúng ta thấy một Hồ Quý Ly không phải là một kẻ “ngu tôi”, ông viết Minh Đạo luận, Đánh Chiêm Thành và những chính sách cải cách: hạn nô, hạn điền, tiền giấy đã chứng tỏ ông hết sức lỗ lực để cải thiện tình hình đất nƣớc. Theo nhà văn Trần Thị Trƣờng: “Ở Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân

Khánh tuyệt nhiên không có một nhân vật nào xấu xa, ông đặt các suy tư và hành động của họ vào trong hoàn cảnh và khéo để cho người đọc tự lí giải

được công và tội của họ”[56;46].

Nhìn một cách khái quát, có thể thấy Hồ Quý Ly gồm hai phe đối lập: phe cách tân (Hồ Quý Ly, Nguyễn Cẩn, Hán Thƣơng...), phe bảo thủ (Khát Chân, Nguyễn Hàng...) và khá nhiều nhân vật độc lập không thuộc phe nào nhƣ (Nguyên Trừng, Phạm Sinh, Sử Văn Hoa ...)

Nhân vật Hồ Quý Ly đã đƣợc Nguyễn Xuân Khánh xây dựng với những tính toán, mƣu mô bết bao việc. Đầu tiên phải kể đến các cuộc hôn nhân của con gái mình. Nguyên Trừng lấy công chúa Quỳnh Hoa – con gái của Thái bảo Trần Nguyên Hàng. Thánh Ngẫu lấy Thuận Tông - ngƣời kế vị vƣơng triều nhà Trần. Những vụ thanh toán, giết loạn đảng, bức ép Thuận Tông uống thuốc độc. Đặc biệt nhƣ vụ giết ngƣời em kết nghĩa Nguyễn Đa Phƣơng con trai cụ Sƣ Tề thầy dạy của Hồ Quý Ly thì quả thật, theo nhiều nhân vật, đây là con ngƣời đa mƣu sát, thâm hiểm và tàn bạo... để đạt đƣợc mục đích có thể làm tất cả. Và nếu chỉ có những hành động nhƣ trên, Hồ Quý Ly phải khiến ngƣời đọc căm ghét biết nhƣờng nào. Nhƣng xen lẫn những hành động mƣu mô, những thủ đoạn tàn ác là một Hồ Quý Ly đầy suy tƣ. Ngay từ đầu chúng ta thấy Hồ Quý Ly với tiềm ẩn vẻ đẹp nhân tính, một Hồ Quý Ly giàu tình cảm trong quan hệ với ngƣời thân. Với niềm xót thƣơng vô hạn cho Thánh Ngẫu đứa con yêu quý khi ông làm sự biến và khi ôm đứa cháu ngoại đầu lòng, ông cảm nhận sự thiếu vắng tiếng bi bô, hơi ấm da thịt của đứa cháu ngoại, là sự yếu đuối tiếc nuối bên ngƣời vợ quá cố. Mà thể hiện rõ nhất là hành động “chiếc lƣng còng của cha mình rung lên từng đợt” khi Hồ Nguyên Trừng bất chợt nhìn thấy trong toạ đƣờng, bên cạnh tƣợng thờ bà Huy Ninh.

Cảm thấy bực bội trƣớc bốn bức tranh tứ phụ mà Nghệ Tông ban tặng để rồi giấu chúng trong bức rèm chƣớng. Bởi ông hiểu thâm ý của Nghệ Hoàng những mong Quý Ly phò ấu chúa, mặc dù nhà Trần đã mục nát và

thối ruỗng, cần sự thay đổi, cần lấy đi chất bùn tanh để thay vào đó là dòng nƣớc mới trong mát đã bị lấp từ lâu trong lòng giếng. Việc Hồ Quý Ly cho sỹ tử phú về con ngựa lá và hứa sẽ ban thƣởng một trăm lạng bạc cho bài hay nhất cũng là hành động dò ý và cầu ngƣời hiền mà ông luôn khắc khoải. Ông cần họ và mong muốn họ sẽ đến với ông, bởi ông hiểu tình thế, thời cuộc. Họ chính là lòng dân. Nhƣng ông càng cần họ, càng mong họ thì họ lại càng xa rời ông. Và cũng bởi mâu thuẫn đầy bi kịch đó, càng ngày càng tiến gần hơn tới thủ đoạn tàn bạo. Và rồi cũng muốn đẩy nhanh cỗ xe cải cách, mong muốn lột xác mà việc “giết loạn đảng” khiến cho hàng mấy trăm ngƣời trong đó đứng đầu là Trần Khát Chân, bị bêu đầu trƣớc cổng thành. Và cũng nhƣ nhân vật Hồ Quý Ly, các nhân vật khác trong tác phẩm của mình, Nguyễn Xuân Khánh cũng đặt hành động của họ trong thế phân thân lƣỡng diện. Ông vua già Nghệ Tông, là ngƣời đỡ đầu cho những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly và khen ngợi Hồ Quý Ly viết Minh Đạo, ông đã hết lời khen ngợi tài trí của ngƣời em họ ngoại. Nhƣng ông không phải là ngƣời muốn xáo trộn, đảo lộn mọi thứ, ông sợ nhiễu sự, nên ông đã không triệt để trong việc cải cách của Quý Ly, mặc dù ông đã hiểu ngƣời em họ ngoại của mình. Ông đã nhiều lần tin theo Quý Ly, đƣa Duệ Tông lên ngôi, phế bỏ ngôi vua của Phế Đế,... Và tất cả những hành động đó vô tình ông đã đỡ đầu cho cả hai phe mà sau này khi sắp lìa cõi đời ông mới nhận ra điều đó. Tính cách đó chính là đại diện cho một triều đại sắp suy tàn mà cố công vùng vẫy trong sự đau đớn của cái chết cận kề và hành động khóc trƣớc những vị tƣớng lĩnh nhƣ Khát Chân, Khả Vĩnh hay ban tặng bốn bức tranh tứ phụ cho Quý Ly cũng không ngoài mục đích.

Trần Khát Chân là vị tƣớng tài ba, mƣu lƣợc, có công bình Chiêm, giúp nhà Trần thoát khỏi tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Nhƣng ông không phải là một vị tƣớng võ biền mà ngƣời đọc còn thấy cái phần mềm mại, sâu kín ở nhân vật này, đó là tâm hồn tinh tế, là tình yêu cái đẹp nó đƣợc thể hiện ở lòng nhân hậu khi chăm sóc, những nhành hoa, ở tình thƣơng yêu đối

với bõ già, việc cứu giúp những con ngƣời đau khổ nhƣ Thanh Mai... Nhƣng ông cũng có thể hành động tàn bạo và thủ đoạn chẳng kém gì Quý Ly - kẻ thù của mình. Trần Khát Chân không ngần ngại đề nghị Sử Văn Hoa viết cuốn sách dựng truyện bôi nhọ Hồ Quý Ly với nguyên tắc “Để tiêu diệt kẻ

thù thì ta có quyền làm tất cả, ngay cả dựng nên những sự việc”.[39;635]

Không riêng gì phe Hồ Quý Ly muốn cái chết của ông vua Thuận Tông mà phe Trần Khát Chân cũng cần cái chết này để làm “cái cớ tụ họp của lòng dân phất cờ đại nghĩa”. Xét đến cùng, ý chí của những ngƣời bảo thủ cũng không khác gì ý chí của những kẻ đổi mới nhƣ Hồ Quý Ly, Nguyễn Cẩn... Điều này đƣợc Sử Văn Hoa nhận xét một cách sắc sảo: “Nguyễn Cẩn là một kẻ cuồng tín, đến cả Khát Chân cũng chẳng ra ngoài, một chữ cuồng. Họ đinh ninh với một ý tưởng đồ dại vì suy nghĩ của mình, không từ một thủ

đoạn nào, lỡ dung tha cho một ai trái ý”[39; 635].Hành động tịnh thân để

đƣợc ở gần Quý Ly của Nguyễn Cẩn đó là biểu hiện cao nhất của con ngƣời cuồng vọng đã đƣợc Nguyễn Xuân Khánh miêu tả hết sức sắc sảo. Hành động của các nhân vật vừa xuất hiện trực tiếp, ý nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua lời nhận xét đánh giá của nhân vật khác. Nhà văn đã tạo nên kiểu nhân vật phức tạp, đa diện tránh đƣợc những phán xét nông nổi, dễ dãi để ngƣời đọc có thể đƣa ra những kiến giải của riêng mình thông qua hành động của những con ngƣời đó. Trong các tiểu thuyết trƣớc đây, ta thƣờng bắt gặp kiểu nhân vật có hành động đơn nhất, một chiều hoặc là tích cực, hoặc là tiêu cực. Chẳng hạn nhƣ Lê Ngoạ Triều (Cái hột mận – Lan Khai), Lê Trƣơng Dực (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tƣởng), Đặng Mậu Lân (Đêm hội Long Trì

- Nguyễn Huy Tƣởng) đƣợc miêu tả nhƣ những con ngƣời với hành động tàn ác, hoang dâm vô độ. Ở những nhân vật này, ngƣời đọc không tìm thấy chút ánh sáng nào của lƣơng tri. Nhƣng trong vài năm trở lại đây, những cuốn tiểu thuyết lịch sử đã tránh đƣợc nhƣợc điểm này, chẳng hạn nhƣ Vằng

Khánh, các nhân vật hầu nhƣ hiện ra ở thế lƣỡng cực đa tri trong hành động của mình.

Ta có thể nhìn thấy ở các nhân vật trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh trong thế lƣỡng diện tính cách. Còn nhân vật trong Giàn Thiêu của Võ Thị Hảo thì sao? Nhân vật Từ Đạo Hạnh khi còn là chàng trai Từ Lộ - một thƣ sinh nức tiếng hào hoa phong nhã, chữ viết nhƣ phƣợng múa rồng bay và tài thổi sáo đệ nhất kinh thành làm thổn thức trái tim nàng Nhuệ Anh xinh đẹp, ngƣời đã đƣợc cha mẹ đôi bên hứa hôn. Họ yêu nhau đúng với lễ giáo phong kiến, điều đó đƣợc thể hiện qua hành động gặp gỡ của hai ngƣời. Mặc dù nỗi nhớ nhung là thƣờng trực, là khắc khoải nhƣng họ vẫn cần sự cho phép của hai bên gia đình mới có thể gặp nhau. Võ Thị Hảo đã tạo ra một công tử nho nhã và một tiểu thƣ ngoan hiền chỉ bằng một vài hành động của Từ Lộ và Nhuệ Anh. Và rồi, ngay cả khi gia phụ có sự biến, cha bị giết hại, đúng với hành động của ngƣời đọc sách, một nho sinh áo vải - Từ Lộ đệ đơn lên quan phủ nhƣng không đƣợc giải quyết. Chàng tiếp tục mang lá đơn viết bằng máu đến dâng lên đức Hoàng Thƣợng những tƣởng sẽ đƣợc minh oan, nào ngờ suýt nữa mất mạng. Và lúc này niềm tin trong chàng thƣ sinh đã mất, chàng rũ áo ra đi học phép thuật, quyết đem tấm thân tàn đi trả thù nhà, chàng dứt bỏ tình yêu đẹp đẽ mà nàng Nhuệ Anh dành cho mình. Chính hành động cƣơng quyết không cho nàng đi theo chàng nơi thác Oán đã chứng tỏ quyết tâm trả thù của chàng. Và sau đó chàng đã tìm học đƣợc phép thuật cao siêu diệt đƣợc kẻ thù nhƣng tâm hồn lại cảm thấy vô cùng trống rỗng trƣớc cuộc đời, bởi mọi thứ nhƣ chỉ còn là hƣ không. Chàng tìm đến thác Oán để tự vẫn theo nàng Nhuệ Anh, nhƣng chính những kí ức đã níu kéo chàng và rồi chàng lấy việc giảng đạo phổ độ chúng sinh để sống nốt phần đời còn lại. Nếu nhƣ câu chuyện kết thúc bằng việc Từ Lộ trở thành Từ Đạo Hạnh giảng đạo phổ độ chúng sinh thì câu chuyện giống nhƣ một bảng hạnh kiểm ngộ đạo của một con ngƣời. Và tất cả hành động trên chứng tỏ sự gian nan vất vả để tu thành chính quả phổ độ chúng sinh. Nhƣng

Võ Thị Hảo để cho chỉ một hành động của vị đại sƣ núi Sài đức cao trọng vọng đƣợc tác giả phác hoạ, đó là thƣờng ngày vị đại sƣ vẫn giảng đạo, khuyên dạy họ coi khinh vật dục, chịu đựng mọi khổ ải hiện kiếp để hƣởng sung sƣớng nơi Niết Bàn thì đại sƣ càng nghi ngờ lòng tin của chính mình:

Ngài cảm thấy đường đến Niết Bàn càng đi càng xa, vậy mà ngẫm ra chính

mình còn chưa kịp có một ngày sống cho mình. Ngài thấy bọn quyền quí riêng hưởng xa hoa, làm đủ thứ bậy bạ, lại được quyền thay trời biến thiên hạ thành trò chơi trong tay mình, lại có quyền dựa danh đức Phật để tự an ủi và lấp liếm tội ác. Ngài tự thấy dù mình nhiều công tu chí, đã đạt tới bậc cao trai giới, vậy mà nhìn sâu vào bản thân, ngài không dám chắc rằng trong lòng không còn ước ao lầu son gác tía, không luôn mường tưởng hình dáng người đàn bà đã cùng mình ân ái duy nhất một lần. Ngài tự hỏi mình đang làm gì? Chẳng phải mình hàng đêm nghiến chặt răng trên giường đá lạnh, cắn nát một bên tay diệt lửa dục, thề sẽ tu nên đắc đạo để kiếp sau trở

thành người có quyền lực nhất thiên hạ....” [30; 426 – 432].

Và rồi với những suy nghĩ mà chỉ mình đại sƣ biết đƣợc còn mọi ngƣời vẫn mù quáng đức tín ngài để từ đó tiết đoạn đại sƣ tù bịêt đệ tử từ trƣớc khi viên tịch nhƣ hành động của bậc thầy nửa đƣờng đứt gánh lừa dối và bỏ rơi đệ tử. “Ta đã lừa dối họ! Ta đã bỏ rơi họ!Cả đời họ theo ta đẻ bị

lừa dối ư? Họ sẽ sống ra sao với sự lừa dối của ta?” [30; 451-454].

Chính cách xử lí này của Võ Thị Hảo bộc lộ cái nhìn mỉa mai, cái nhìn sát lại gần sự kiện, phi truyền thuyết hoá cái sự việc bị truyền thuyết hoá. Đó chính là cái nhìn tiểu thuyết. Và rồi, với bao khao khát ở kiếp sống trần gian mà nó đã trở thành khắc khoải trong con ngƣời của nhân vật này,thì ở kiếp sống thứ hai, mặc dù ở ngôi cao, nhƣng thực chất nhân vật này cũng chẳng làm đƣợc gì đáng gọi là vì nƣớc vì dân.Khác với ở kiếp sống trƣớc, vào cuộc đời, Võ Thị Hảo chủ yếu cho nhân vật chính Từ Đạo Hạnh của mình độc thoại tự mâu thuẫn với chính mình thì ở kiếp sống thứ hai, nhân vật này chủ yếu hiện lên với những hành động. Đầu tiên là việc tha

chết cho Ngạn La, sau đó là ép sƣ bà chùa Trầm ở lại giảng đạo trong cung, tiếp đến là nhiều lần muốn thành thân cùng Ngạn La, khi bị hoá hổ thì cầu xin đại sƣ bà chùa Trầm cứu giúp. Sau khi đƣợc Minh Không chữa khỏi bệnh buộc bạn cũ phải lựa chọn: hoặc siêu thoát hoặc ngồi trên ngai vàng và sẽ không tránh khỏi bệnh cũ tái phát. Tù Lộ thoạt đầu nghe theo, phút chốc thoát hồn khỏi xác Dƣơng Hoán, nhƣng lập tức lại nhập hồn trở lại. Hành động này cho thấy, nhân vật vẫn chứng nào tật đấy. Và theo đuổi tham vọng sống quyền lực, thoả mãn khát vọng cao sang, quyền quý, đây vẫn là căn bệnh từ kiếp trƣớc không thể chữa khỏi. Đến nỗi Minh Không phải buồn bã mà rằng: “Ta chỉ chữa đƣợc bệnh chứ không cắt đƣợc căn bệnh”.

Với những khắc hoạ nhân vật thông qua hành động, Võ Thị Hảo đã thể hiện nhân vật Từ Lộ đúng nhƣ nó phải thế, một nhân vật với đầy đủ tính cách của nhân vật tiểu thuyết. Lịch sử chỉ còn là cái cớ để cho nhà văn bám vào đó nhằm xây dựng nhân vật, nhằm đƣa ra những chiêm nghiệm về nhân sinh.

Đi liền với nhân vật Từ Lộ ở cả hai kiếp, Võ Thị Hảo đã xây dựng nhân vật có ảnh hƣởng lớn đến cuộc đời của Từ. Nếu nhƣ ở kiếp thứ nhất. Từ nặng nợ trần gian, trƣớc thù nhà và tình yêu với Nhuệ Anh thì ở kiếp thứ hai thêm một lần nữa Từ lại làm đau lòng ngƣời tình năm xƣa mà nay đã làm sƣ bà chùa Trầm, nhân vật này chính là nét bổ khuyết để biến tiểu thuyết về Từ Đạo Hạnh thành tiểu thuyết. Hành động của nhân vật Nhuệ Anh là sự nhất quán trong con ngƣời nàng, sự chung thuỷ với ngƣời yêu,bị ép gả cho Lý Câu, nàng giả vờ đồng ý nhƣng ngay trong đêm hợp cẩn nàng đã bỏ trốn đi tìm ngƣời yêu, quyết đi theo chàng đến cùng trời cuối đất, trải qua biết bao khổ nhọc nàng đã gặp đƣợc chàng. Nhƣng cũng bởi lòng thù hận trong lòng quá lớn, Từ Lộ nhất quyết không cho Nhuệ Anh đi theo chàng. Nàng đau đớn nhảy xuống thác oan tự vẫn. Kết thúc cuộc đời đau khổ nhƣng duyên nợ trần gian mãi cứ đeo đẳng theo nàng.

Nàng đƣợc chàng cá bơn cứu sống, sau đó nàng đi tu trở thành ni sƣ chùa Trầm. Tƣởng cuộc đời cứ trôi theo dòng nhƣng nào ngờ một ngày kia, nàng gặp lại Từ Lộ lúc này đã là Lý Nhân Tông - sống kiếp sống thứ hai. Vậy mà, thêm một lần nữa nữ ni sƣ chùa Trầm lại phải rơi nƣớc mắt, phải dang tay để cứu vớt cuộc đời con ngƣời đã làm cho bà đau khổ và bây giờ lại tiếp tục làm đau khổ bà thêm lần nữa. Tác giả Giàn Thiêu lí tƣởng hoá

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hư cấu nghệ thuật và sự thực lịch sử qua Hồ Quý Ly và Giàn thiêu (Trang 73)