Sự xuất hiện của Hồ Quý Ly và Giàn Thiêu:

Một phần của tài liệu Hư cấu nghệ thuật và sự thực lịch sử qua Hồ Quý Ly và Giàn thiêu (Trang 28)

3. Vị trí của Hồ Quý Ly và Giàn thiêu trong sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử thời kỳ hiện đạ

3.1Sự xuất hiện của Hồ Quý Ly và Giàn Thiêu:

Nhƣ trên chúng tôi đã trình bày, khép lại tiểu thuyết lịch sử thế kỷ XX là Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Tác phẩm ra đời khi công cuộc đổi mới văn học của nƣớc ta đi qua thời kỳ sôi nổi, ồn ào ban đầu. Đồng thời đã và đang đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Cái nhìn dân chủ hoá về lịch sử đa dạng hơn trƣớc. Trƣớc đó khi cuốn Vằng vặc sao Khuê đƣợc giải thƣởng Hội nhà văn, nó đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của tiểu thuyết lịch sử trong việc cách tân đổi mới thể loại này. Thì nay, Hồ Quý Ly, ngay từ khi ra đời lại tiếp tục gây đƣợc tiếng vang lớn, trong việc đổi mới với tƣ cách là tiểu thuyết lịch sử. Tác phẩm một mặt thừa hƣởng truyền thống tiểu thuyết lịch sử lâu đời của dân tộc, mặt khác có những đóng góp mới mang ý nghĩa cách tân so với các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử trƣớc đó. Nhà nghiên cứu, phê bình Lại Nguyên Ân nhận định: “Trước nay, tiểu thuyết lịch sử của ta thường ít và cũ mòn. Cuốn tiểu thuyết này đa dạng hơn, gần với quan niệm hiện đại hơn. Cắt nghĩa lịch sử từ hiện đại là phương hướng đúng ... Tác phẩm vẽ ra được một hình thể Thăng Long rất khác hiện nay. Tác giả có tiếp cận thuyết Frớt, phân tâm học bằng chứng là vua không hỏi nhà viết sử về sử mà muốn giải mộng. Phải nói là tác giả có nhiều kiến thức về văn hoá, về nghề nghiệp để viết... trên thực tế cuốn sách cho thấy tác giả sử dụng

cho rằng: “Cuốn sách làm tốt hai yếu tố thể loại lịch sử. Nhân vật lịch sử và không khí lịch sử sinh động, có hồn phách, chuyển tải được những vấn đề

cốt lõi của lịch sử và cả thời đại.”[54]. Còn đối với Châu Diên “Nói đến

cách tạo nhân vật, ta sẽ không thể nào quên nhân vật chính Hồ Quý Ly”[54].

Chỉ bằng một vài nhận xét cũng đủ thấy Nguyễn Xuân Khánh đã chọn Hồ Quý Ly, ngƣời có tƣ tƣởng cách tân táo bạo trong lịch sử, soi chiếu con ngƣời và số phận của nhân vật lịch sử này từ nhiều góc độ, đem tới sự đánh giá khách quan hơn về nhân vật này. Điều đó phần nào lí giải tại sao trong một thời gian dài bạn đọc luôn “săn tìm” Hồ Quý Ly.

Dấu ấn tiểu thuyết lịch sử thế kỷ XX đƣợc khép lại bằng Hồ Quý Ly

của Nguyễn Xuân Khánh, một tác phẩm có giá trị với những đóng góp mới, có sự cách tân so với các tiểu thuyết trƣớc và cùng thời để mở ra hƣớng đi mới cho tiểu thuyết lịch sử nƣớc nhà. Ngƣời bắn phát súng đầu tiên, mở đầu cho cuộc cách tân của thể loại này trong thế kỷ XXI có lẽ không ai khác ngoài Võ Thị Hảo. Chúng ta biết đến chị với những truyện ngắn đặc sắc nhƣ

Người sót lại của rừng cười... thì đến năm 2003, tiểu thuyết lịch sử Giàn

thiêu lại gây một tiếng vang lớn trên văn đàn, với lối hành văn đầy cá tính,

ngôn ngữ sắc sảo, mê hoặc đã cuốn hút biết bao trái tim độc giả: “Giàn thiêu- ấn tượng chói và bỏng rát, ngột và xót xa đã xâm chiếm lòn

người...”[30; 5]. Và nhà văn lại một lần nữa tiếp tục “chinh phục người đọc

bằng ngòi bút sắc sảo, tinh tế và tài hoa...”[30; 6].

Qua Giàn thiêu, các vấn đề của tiểu thuyết khi tiếp cận đề tài lịch sử

đƣợc soi sáng. Đúng nhƣ nhà nghiên cứu- nhà phê bình Lại Nguyên Ân khẳng định: “Sử liệu và truyền thuyết xưa đã được tác giả Giàn thiêu khai thác theo đúng cách của tiểu thuyết chứ không lạc sang hướng của các kiểu truyện có hơi hám sử thi. Phương hướng làm việc của tác giả tiểu thuyết Giàn thiêu cố nhiên không quá đơn độc, trái lại thậm chí đang cùng một số tác giả khác làm nên một chuyển động bên trong dòng sáng tác về văn xuôi lịch sử hiện nay”.[3]

Nhƣ vậy, tiếp nối tiểu thuyết lịch sử chữ Hán, tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ quốc ngữ với nhiều tác giả trong Nam ngoài Bắc. Đầu tiên phải kể đến tên tuổi của các nhà văn Nam Bộ nhƣ : Phạm Minh Kiên, Nguyễn Chánh Sắt, Tân Dân Tử, Hồ Biểu Chánh... Và Nguyễn Tử Siêu, Ngô Tất Tố, Nguyễn Triệu Luật đến Chu Thiên, Nguyễn Huy Tƣởng đã cho thấy một quá trình hình thành và phát triển liên tục của thể loại này. Đến thập kỷ 60 trở đi là các tác phẩm của Hoàng Công Khanh, Ngô Văn Phú, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh, Võ Thị Hảo... ở từng giai đoạn, các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử đều khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của mình qua những thành tựu đạt đƣợc. Tiêu thuyết lịch sử ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong lòng độc giả.

Một phần của tài liệu Hư cấu nghệ thuật và sự thực lịch sử qua Hồ Quý Ly và Giàn thiêu (Trang 28)