2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
2.2 Khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua miêu tả tâm lí
Văn học cổ không chú ý nhiều đến miêu tả thế giới nội tâm con ngƣời, do vậy tính cách nhân vật thƣờng đơn giản nhất.Thủ pháp miêu tả tâm lí đã đánh dấu một bƣớc tiến của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ tiểu thuyết chƣơng hồi sang tiểu thuyết hiện đại. Milan Kundera, nhà viết tiểu thuyết Pháp gốc Tiệp trong bài trả lời cách xử lý lịch sử đã thừa nhận:
“Khoa lịch sử viết lại lịch sử xã hội chứ không phải con người, vì vậy những
sự kiện lịch sử được nói tới trong các tiểu thuết của tôi thường bị khoa chép
sử bỏ quên”[42]. điều này có nghĩa là, tiểu thuyết lịch sử viết về những điều
thấm kín trong con ngƣời, mà những điều này không đƣợc lịch sử ghi chép lại. Sức hấp dẫn của những nhân vật lịch sử là những xung đột, giằng xé bên trong tâm hồn mỗi ngƣời. Các nhân vật đã phải vật vã vƣợt lên trên hoàn cảnh, để đƣợc sống với chính mình. Mà ở đó, độc thoại và đối thoại để miêu tả tâm lý là phƣơng thức hữu hiệu thể hiện tính cách nhân vật. Nguyễn Xuân Khánh và Võ Thị Hảo đã thành công khi xây dựng nhân vật của mình qua thế giới nội tâm phong phú và phức tạp của con ngƣời.
Nếu nhƣ chỉ nhìn vào những hành động, những thủ đoạn mà nhân vật Hồ Quý Ly đã làm để đạt đƣợc mục đích của mình thì bất kể ai cũng cho rằng, đây là con ngƣời lạnh lùng, sắt đá, đa mƣu đa sát. Nhƣng thực chất không, Nguyễn Xuân Khánh đã cho ngƣời đọc nhìn nhận Hồ Quý Ly thông qua nhiều khía cạnh, ta có thể thấy, con ngƣời này đã băn khoăn với biết bao giằng xé. Và cũng có lúc cô đơn trống trải đến khôn cùng. Hồ Quý Ly nung nấu ý chí đổi mới, mà sự đổi mới ở đây phải triệt để, toàn diện, phải thay đổi tận gốc rễ thật nhanh chóng. Tất cả những vật cản trên con đƣờng đổi mới
đều phải gạt bỏ bằng bất cứ giá nào. Chính vì vậy mà hành động của Hồ Quý Ly đã làm với nhiều ngƣời thật đáng ghê sợ, đáng thù hận. Và ngay cả bản thân ông cũng thƣờng phải đối thoại, tranh luận rất nhiều. Ông nói với Nguyên Trừng: “Cha nghĩ làm mọi chuyện cho người ta nghĩ cha sắp thoán ngôi, nhưng không ai được phép nói ra cha sắp thoán ngôi. Tình hình coi
như sắp có bão”.[39; 97].
Ta có thể thấy điều này đƣợc thể hiện rõ nhất qua màn đối thoại giữa Nguyên Trừng và Quý Ly ngay ở phần cuối của chƣơng II có tiêu đề Hồ Nguyên Trừng, lúc này là khoảng thời gian Nghệ Hoàng sắp băng hà và dƣ luận đang xôn xao về việc Quý Lý sắp thoán ngôi. Nếu nhƣ trƣớc đó Nguyễn Xuân Khánh đƣa nhân vật Hán Thƣơng và Nguyễn Cẩn đối thoại với Quý Ly, tất cả mọi việc gần nhƣ tiền hô hậu ủng. Hán Thƣơng cho rằng: “Cha là ngƣời quân tử đi trƣớc thiên hạ” và “Cha ăn không ngon, con nuốt cũng chẳng trôi; nhưg mỗi khi mặt cha tươi vui là lòng con lại nhộn nhịp. Con hiểu rằng như vậy là Đại sự đang nhích lại gần. Con khâm phục cha! Con sùng kính cha! Cha thân mật mà tài giỏi! Cha kiêu ngạo mà giản dị!
Cha cứng rắn mà dịu dàng...” [39; 89]. Còn khi đối thoại với Nguyên
Trừng, Hồ Quý Ly gần nhƣ bộc lộ đƣợc toàn bộ những suy tƣ khắc khoải mà một ngƣời cách tân đổi mới luôn phải đối mặt. Hồ Quý Ly đƣa ra vấn đề:
“Con biết không? Đó là thuật của cha đấy. Cha nghĩ làm mọi chuyện cho
người ta nghĩ là cha sắp thoán ngôi, nhưng không ai được phép nói ra cha sắp thoán ngôi. Tình hình coi như sắp có bão, nhưng không được phép nói ra. Làm thế để cho phe đối lập của cha phải căng đầu óc và bộc lộ thái độ. Ai nói lên, hãy coi chừng làm thế cũng để lung lạc tinh thần những kẻ lừng chừng chưa muốn theo cha.Sự căng thẳng làm họ run sợ và họ sẽ im lặng.
Từ sự im lặng đến ngoan ngoãn theo cha, chỉ là một bước ngắn.[39; 97]. Và
từ cuộc đối thoại này để tiếp tục cuộc đối thoại về những bức tranh mà Hồ Quý Ly đã đƣợc Nghệ Hoàng ban tặng, Hồ Quý Ly đã nói đƣợc cái nung nấu trong con ngƣời ông: “Việc phò ấu chúa ngu độn, trong lúc triều chính
mục rỗng, thì quả thật là ngu trung. Nghệ Hoàng không hiểu cha, không
hiểu thời thế..”[39; 99], chỉ có vài lời nói nhƣng cũng đủ để khắc hoạ rõ nét
nhân vật Hồ Quý Ly với biết bao khát khao, dòng nhiệt huyết đổi mới đang chảy trong ngƣời ông. Và rồi tiếp tục cuộc đối thoại là nỗi băn khoăn sâu thẳm nhất trong con ngƣời ông, đổi mới ai sẽ theo ông khi mà nhà Trần đã tạo đƣợc cái ơn sâu đối với thiên hạ và nếu nhƣ không đổi mới thì Đại Việt sẽ ra sao? Đổi mới là cần thiết, nhƣng làm thế nào để lòng dân tin theo đấy là nỗi đau mà chỉ ngƣời nhƣ Nguyên Trừng mới hiểu đƣợc ông. Bởi trong Hồ Quý Ly có một Hán Thƣơng đam mê cuồng nhiệt, lí trí tỉnh táo thì cũng có một Hồ nguyên Trừng suy tƣ khắc khoải, luôn mấp mé ranh giới “phản tỉnh” với những giằng xé, dằn vặt. Hồ Quý Ly tranh luận với Nguyên Trừng cũng là tự đối thoại với mình. “Sự đấu tranh ấy, sẽ xua tan nốt những kẽ hở thiếu sót mà bộ óc phi phàm đến đâu cũng có thể mắc phải”. Hồ Nguyên Trừng là ngƣời duy nhất có thể bàn luận với Hồ Quý Ly về những điều hệ trọng đầy nghịch lý: “ Nhà Trần hôm nay đã thối ruỗng, đáng lật đổ. Và cha là người duy nhất có thể lật đổ nhà Trần dễ dàng. Những ơn sâu của nhà
Trần với muôn dân thì cha có thể lật đổ được không?”[39; 486], “Nay cha
làm quan lại bàn việc của vua, thậm chí làm dám khen chê cả lời của Phú Tử, Vì muốn nhanh nên cũng chẳng theo vết người xưa. Cha đã phạm phải chính danh. Chính vì vậy kẻ sĩ trong nước nhao nhao phản đối... Xin hãy
nghe con,con xin dâng lời nói thẳng. Lòng dân trong theo cha đâu.”[39;
486]. Nguyễn Xuân Khánh đã rất thành công khi để Quý Ly và Nguyên Trừng đối thoại. Để từ đó khắc hoạ sâu sắc tính cách của nhân vật. Ông đi vào hầu hết diễn biến tâm trạng của các nhân vật. Chỉ có hai chƣơng trực tiếp viết về Hồ Quý Ly nhƣng tất cả cảm xúc, tâm trạng, những uẩn khúc bên trong con ngƣời Quý Ly đƣợc tháo gỡ. Trong cơn ác mộng gặp Nghệ Hoàng, nỗi lo âu, trăn trở của Hồ Quý Ly hiện hình rõ nét. Ông tranh luận với linh hồn ông vua quá cố về trách nhiệm ngƣời quân tử khi triều chính trở nên thối nát, ngoại bang dòm ngó, giặc cƣớp tứ tung, dân lầm than đói khổ,
mà nhà Trần không có nổi một nhân tài tầm cỡ, ông biện minh về việc không giữ đƣợc lời thề... Và trong đêm mất ngủ ông triền miên suy nghĩ tới những chiến lƣợc chính trị, nghĩ đến thái độ của ngƣời đời với sách Minh Đạo mà ông trút bao tâm huyết. Ngƣời đọc còn thấy ở ông tình cảm xót thƣơng vô hạn đối với con gái và cháu ngoại, ân nghĩa sâu nặng với ngƣời vợ đã qua đời. Nhân vật Hồ Quý Ly là con ngƣời trọn vẹn của trạng thái “hiện sinh” sống động và phức tạp. Bằng sự phân tích tâm lí sắc sảo , nhà văn đã đem đến cho ngƣời đọc một hình tƣợng văn học giàu sức gợi. Nếu nhƣ ở Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh miêu tả con ngƣời này chủ yếu bằng hành động và đối thaọi, thì ở nhân vật Nguyên Trừng và Thuận Tồn lại là những dòng độc thoại suốt sáu trang văn bản, nhân vật vật lộn với chính mình, đối diện với những sự thật đau đớn của đời mình, khắc khoải về thực tại. Con ngƣời phân thân Thuận Tông đƣợc thể hiện sâu sắc hơn, rõ nét hơn qua việc miêu tả tâm lí và sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm. Ngoài ra, Nguyễn Xuân Khánh còn xây dựng thành công nhân vật Nghệ Tông bằng thủ pháp miêu tả tâm lí đối thoại và độc thoại. Nghệ Tông là ông vua mềm yếu, nhu nhƣợc, không quyết đoán trong công việc. Đây là vấn đề sử sách ghi lại. Nhƣng mặt lẩn khuất trong tâm hồn ngổn ngang những dằn vật, tự vẫn thì chỉ đến Nguyễn Xuân Khánh, bằng bút pháp tinh diệu của mình, ông đã hé mở cho ngƣời đọc thấy đƣợc thế giới nội tâm phong phú của nhân vật này. “Đôi môi khô héo của ông không khỏi nhếch một nụ cười chua chát... Nhân từ ư? Thương dân ư?” Những đức hạnh tốt đẹp đó hỏi trên đời này có ông vua nào hơn được cha con ông không?Thế mà tại sao nước Đại Việt vẫn đói khát, loạn lạc. Nghiệp báo chăng? Không!Tổ tiên ông đã chẳng từng lập bao chiến công hiể hách... Ông đã tu nhân tích đức làm lợi cho
trăm họ. Ông có nỗi gì đay?, Có tạo nghiệp ác đâu?”[39; 166] “Trong tâm
tưởng ông chỉ nghe tiếng ai thét lên: Tội nỗi do người quá nhân từ” (39; 169]. “Con của ta ơi! Cha con ta cùng một nòi đa cảm . Giá như ta sinh ra vào một thời thái bình thịnh trị. Loại người như cha con ta sinh ra vào thời
bão tố chỉ làm mồi cho lũ người cương mãnh” [39; 169]. Tác giả cũng rất thành công khi khắc hoạ diễn biến thế giới nội tâm của ông vua trẻ Thuận Tông trƣớc lúc chết. Đó là tâm trạng của con ngƣời bất lực trƣớc thời cuộc, là nỗi đau của ông vua thất thế. “ Thế đấy! Tất cả đều cầu xin ta chết... Ai bảo ngươi sinh ra vào kiếp làm vua... Ôi cô đơn! Ta sinh ra trong sự cô đơn, Cái ác, cái cuồng nộ bao giờ cũng sống bầy đàn đông đúc. Còn cái hiền hậu, tốt lành, chỉ như nụ hoa yếu ớt lẻ loi. Cái hiền hoà của ta là có lỗi ư?
Sao mà ta thấy thương ta” [39; 732]
Tâm lí của các nhân vật còn đƣợc thể hiện qua những giấc mơ, bởi giấc mơ là sự giải toả ấm ức cá nhân. Thuận Tông, Nguyên Trừng, Nghệ Tông, Hồ Quý Ly đều gặp những giấc mơ. Đây cũng là cách để Nguyễn Xuân Khánh khắc hoạ thêm tính cách nhân vật. Bởi mơ là sự kéo dài của tƣ tƣởng. Còn phân tâm học của Freul phân tích: “Ban ngày những ước muốn tiềm ẩn bị khống chế không thể hiện bộc lộ và trong giấc ngủ, sự khống chế ấy lới lỏng thì những ước muốn kia mới có khả năng bộc lộ. Những sự giám sát, khống chế ấy không phải mất hết những ước muốn phải thay đổi hình
dạng để đi vào gấc mơ với nhiều ảo ảnh thiên biến vạn hoá...”[78].
Cùng với Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn Thiêu của Võ Thị Hảo cũng cố cái nhìn sâu sắc về nhân vật, hầu hết các nhân vật đều đi vào chiều sâu suy tƣ của tâm lí. Ngay cả nhân vật tàn ác nhƣ pháp sƣ Đại Điên cũng vậy. Ở Giàn Thiêu ta bắt gặp dòng độc thoại không dứt của pháp sƣ Từ Đạo Hạnh trƣớc lúc viên tịch “Ta có thật lòng tin rằng có Niết Bàn? Dường như càng đi đường đến Niết Bàn càng xa. Ta nay đã ngoài tứ thập. “Tứ thập nhi bất hoặc”Vậy mà đôi lần nghĩ thân phận mình trong lòng sao bỗng xót xa như chưa kịp sống, chưa kịp sinh ra trong cõi đời này. Tại sao cuộc đời ta mấy chục năm nay đều chứa hành xác và khổ ải? Cuộc đời như ngọn bấc cháy sắp cạn đĩa dầu mà ta vẫn chưa có một ngày sống cho mình?. Tại sao những kẻ ở nơi cấm cung đền đài giát vàng khảm ngọc, làm đủ điều xa hoa, bậy bạ mà lại thay trời nhào nặn biến đổi thiên hạ thành
mọi thứ đồ chơi trong tay mình. Đã thế, họ lại có quyền dựa vào danh đức Phật để yên ủi và che lấp những việc ác? Ta có cam lòng để đến được tâm
không?[30;427-428]
Dòng độc thoại cứ trở đi trở lại, và cắn dứt Từ Đạo Hạnh khi mà ngoài mặt luôn giảng đạo, giữ lời trong sạch, lấy sự khổ hạnh để tu kiếp vậy mà trong lòng luôn mâu thuẫn, Từ Đạo Hạnh thừa nhận : Ta đã thọ “Bát quan giới trai’ một cách khá dễ dàng so với nhiều ngƣời, nhƣng có thật tận trong lòng không mơ lầu son gác tía và không mƣờng tƣợng lại hình bóng Nhuệ Anh cùng lần ân ái duy nhất trong đời cùng nàng. Và cũng chính bởi dòng suy nghĩ đó luôn tiềm ẩn, day dứt Đạo Hạnh mà ông đã thốt ra trong đoạn đối thoại với Tăng Huệ Mẫn: “Vợ chồng con từ ngày theo ta về đây, dâng hương cửa phật, tự nguyện tu hành, làm tăng, làm ni, tan đàn sẻ nghé,
có oán trách ta chăng?” [30; 431] Nếu nhƣ tất cả những lời giảng đạo đƣợc
hàng ngàn ngƣời tin theo đều khiến Đạo Hạnh nghi hoặc, day dứt, thực chất lời nói và suy nghĩ của ngài khác xa nhau quá, thì lời nói với Huệ Mẫn lại gần nhƣ xuất phát từ tấm chân tình nhƣng Huệ Mẫn đâu biết đƣợc, Huệ Mẫn chỉ cho đó là câu hỏi để thử lòng tin và khi Đạo Hạnh đã nhận lời Sùng Hiền hầu, đầu thai làm con trai ông ta để có thể hƣởng vinh hoa phú quý, để không tiếc nuối vì cả cuộc đời chƣa kịp sống cho riêng mình thì điều làm Đạo Hạnh băn khoăn nhất là: “Chế ngự được lòng tham ái ư? Ta đang nói
dối chăng? [30; 447] Và Từ Đạo Hạnh cho rằng “Ta đã thiệt một kiếp, đã lỡ
một kiếp. Nếu họ biết ta sắp rời bỏ họ, làm ngược lại với những điều ta đã khuyên dụ họ bấy lâu nay, đổi lấy kiếp khác để được nếm trải tột đỉnh vinh hoa phú quý, tột đỉnh quyền lực, để có được thiên hạ trong tay, thì họ sẽ làm gì nhỉ?” [30; 448] Trƣớc lúc hồn lìa khỏi xác, trong sự đau lòng của dân chúng đang tin theo mình thì nhân vật này thầm đau xót mà rằng: “Ta đã lừa dối họ! Ta đã bỏ rơi họ! Cả đời họ đã theo ta, để bị ta lừa dối ư? Họ sẽ sống
ra sao với sự lừa dối của ta?” [30; 451]. Có thể nói nếu nhƣ không có tiết
thì tất cả những sự kiện về cuộc đời của anh chàng Từ Lộ với mối thù giết cha mẹ, tìm đƣờng báo thù và trở thành đại sƣ đức cao vọng trọng Đạo Hạnh, hàng ngàn ngƣời tin theo chính quả của mình, nhƣng chính việc tác
giả Giàn thiêu đã đƣa độc thoại nội tâm vào nhân vật Đạo Hạnh để nhân vật
này tự nói lên tiếng nói sâu thẳm của chính mình, khát vọng của chính mình thì nhân vật này không còn là nhân vật của truyền thuyết nữa mà nó trở về con ngƣời thực tại, một con ngƣời với bản ngã của mình. Tính cách nhân vật bộc lộ bởi những dòng độc thoại, nhân vật trở về với tham, sân, si. Tuy rằng giảng đạo khuyên mọi ngƣời diệt dục nhƣng tâm hồn thì luôn mơ tƣởng tham vọng quyền lực, lầu son gác tía luôn nghĩ rằng mình đã “lỡ một kiếp”.Và chính sự việc viên tịch của Đạo Hạnh là sự trả lời cho lòng tham sống ở đời, mong muốn đƣợc hƣởng vinh hoa phú quý. Nó chính là tính cách của nhân vật tiểu thuyết. Nhân vật tự thân nó phải thế.
Trong kiếp thứ hai của mình với lốt là vị vua Thần Tông quyền lực tối thƣợng thì việc đối thoại với sƣ bà Nhuệ Anh lại một lần nữa giúp ngƣời đọc hình dung nhân vật này với tính cách của riêng anh ta. Dƣơng Hoán - Thần Tông mắc bệnh, đƣợc cứu chữa nhờ đại sƣ Minh Không và sƣ bà Nhuệ Anh. Nhân vật nhớ lại nhân duyên của mình ở kiếp trƣớc. Và khi đã nhớ lại rồi, Thần Tông luôn mong muốn sƣ bà ở bên mình bởi ngài cho rằng “Ta đã bi tước đoạt tất cả. Ta đã trở thành một kẻ khác, suốt đời đi kiếm củi để nuôi những ngọn lửa không phải cho cõi trần này. Ngọn lửa đó đã thiêu đốt cả