1. Chất liệu lịch sử; Cách khai thác Hồ Quý Ly và Giàn thiêu Chất liệu lịch sử
1.2. Cách khai thác chất liệu lịch sử qua Hồ Quý Ly và Giàn thiêu.
Với Hồ Quý Ly và Giàn Thiêu, quan niệm lịch sử là “ngôi đền thiêng” của dân tộc không xuất hiện trong hai tác phẩm này. Cả Nguyễn Xuân Khánh và Võ Thị Hảo đều nhìn lịch sử nhƣ chủ đề để sáng tạo văn học. Nghĩa là nhà văn có thái độ tự do với lịch sử, nhào nặn lại chất liệu lịch sử một cách nhuần nhuyễn để rồi từ đó tạo ra nhân vật tiểu thuyết với xung đột, quan hệ, diễn biến tâm lý...
Nếu đem so sánh Hồ Quý Ly và Giàn Thiêu ta thấy chúng có nhiều điểm khá tƣơng đồng với nhau, nói nhƣ vậy không có nghĩa là hai tác phẩm này cùng viết về một nhân vật một cuộc đời hay một vƣơng triều lịch sử.
Bởi, rõ ràng, Hồ Quý Ly viết về giai đoạn “mạt trần” còn Giàn Thiêu viết về thời nhà Lý giai đoạn Lý Nhân Tông – Lý Thần Tông. Nhƣng bất ngờ thay sự giống nhau lại nằm ở chỗ những cái mà nhân vật trung tâm mong muốn đó chính là ngôi báu và những nhân vật này đều tìm mọi cách để có thể leo lên đó. Có khác chăng là động cơ, mục đích của việc chiếm lĩnh ngai vàng mà thôi.
Với Hồ Quý Ly mong muốn chiếm lĩnh ngôi báu là để trị nƣớc, làm cho đất nƣớc phát triển, thay đổi bộ mặt của đất nƣớc. Còn nhân vật chính của nhà văn Võ Thị Hảo, thì việc giành ngôi báu là cơ hội để hƣởng lạc, thoả mãn dục vọng cá nhân. Chính từ động cơ, mục đích khác nhau này mà nhân vật của hai tiểu thuyết lịch sử cũng đƣợc tác giả khai thác ở những khía cạnh khác nhau.
Qua tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh ta thấy, tác giả một mặt ƣu tiên chất tiểu thuyêt, mặt khác tỉ mỉ và khắt khe đối với các chi tiết lịch sử. Nhà văn tái tạo lịch sử vốn khô cứng trong quá khứ đã xa, nhào nặn chúng theo ý đồ nghệ thuật của mình. Đồng thời, bám sát chính sử, vận dụng vốn kiến thức phong phú về lịch sử, kết hợp với hƣ cấu tƣởng tƣợng một cách hài hoà cùng với yêu cầu chính xác về mặt sử liệu và sự phóng khoáng bay bổng trong những hƣ cấu tự do thể hiện ở một số phƣơng diện nhƣ không gian lịch sử, hiện vật lịch sử và sự kiện lịch sử đã tạo nên Hồ
Quý Ly - tiểu thuyết lịch sử. Đúng nhƣ một số nhà nghiên cứu đã khẳng định
sự chính xác của sử liệu trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly: “Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết rất nghiêm túc bám sát chính sử tôn trọng các sự kiện
chính của lịch sử”[53] và “Nếu đặt Hồ Quý Ly bên cạnh bộ Đại Việt sử ký
toàn thư thì sẽ thấy từng chi tiết, sử liệu còn lại đều được tác giả nghiền
ngẫm để chuyển hoá vào tiểu thuyết” [53].
Nguyễn Xuân Khánh cùng với cách sử dụng chất liệu lịch sử tinh diệu đã soi chiếu nhân vật qua việc cách tân cũng nhƣ con ngƣời và số phận của Hồ Quý Ly ở nhiều góc độ khác nhau. Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống
nhƣng nó không đơn thuần là sự sao chép cuộc sống một cách nguyên vẹn. Thông qua những quan sát, phân tích về con ngƣời, cuộc sống... nhà văn sáng tạo nên hình tƣợng nghệ thuật cao hơn, mạnh mẽ hơn, để qua đó nói lên chân lí của cuộc sống. Trong con mắt của các sử gia phong kiến, Hồ Quý Ly là kẻ loạn thần tặc tử, hết sức tàn bạo,với những chính sách cải cách hà khắc, gây phiền hà cho dân. Các nhà sử học hiện đại có thái độ đánh giá công bằng hơn với nhân vật này. Nguyễn Danh Phiệt cho rằng: “Hồ Quý Ly là một nhân cách đặc biệt, một chiếc âu vàng khuyết mẻ và một gương mặt
cải cách lớn” [38]. Hai tác giả Phan Đăng Thanh – Trƣơng Nhị Hà nhận
định: “Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn cuối thế kỷ XV ở nước ta lúc đầu với vai trò của một vị thần nhà Trần, ông đã từng đem tư tưởng của mình ra thực hiện, song vì chưa nắm được quyền lực quốc gia trọn vẹn trong tay nên không có đủ điều kiện để thực thi cải cách đến nơi đến chốn ... tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly thật toàn diện và táo bạo . Thuở ấy tư tưởng nào của
ông cũng mới mẻ, hành động nào của ông cũng trọng đại....”. [67]
Nguyễn Xuân Khánh viết Hồ Quý Ly khi nhà sử học đã có bƣớc tiến quan trọng trong việc nghiên cứu vai trò của Hồ Quý Ly đối với lịch sủ cuối thời Trần. Mặc dù nhà văn có thừa hƣởng thành quả của sử học nhƣng mục đích của ông không phải là đánh giá lại công tội của nhân vật hay xác nhận sự tiến bộ trong chính sách cải cách của Hồ Quý Ly nhƣ các nhà sử học. Mà ở đây, Nguyễn Xuân Khánh bằng cái nhìn tiểu thuyết đã tạo ra một Hồ Quý Ly với tính cách trọn vẹn ở cả phần chìm khuất và phần lộ diện, có cả mặt sáng và tối. Qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Xuân Khánh, Hồ Quý Ly là con ngƣời chứa đầy mâu thuẫn và những bi kịch thời đại. Khát vọng cải cách của ông vấp phải sự chống đối quyết liệt từ phe bảo thủ. Ông buộc phải nắm lấy quyền lực tối thƣợng, cũng có nghĩa là ông phải dùng bạo lực, phải tàn nhẫn, thậm chí cả với ngƣời thân. Và chính những điều đó đã tạo ra hố sâu thẳm giữa ông và nhiều ngƣời. Hồ Quý Ly hiện lên chân thực, sinh động không chỉ qua những âm mƣu, toan tính, mà qua cả những lúc cô độc, những
phút giây sám hối bên tƣợng ngƣời vợ quá cố. Nhà văn đã dựng lên một Quý Ly tính cách đa dạng, phức tạp, vừa thống nhất vừa biến ảo trong nhiều mối quan hệ gia đình, xã hội và cả trong cõi riêng tƣ đầy uẩn khúc. Để từ đó soi sáng những vấn đề hiện thực, bản lĩnh của trí thức, bản sắc Việt Nam, và tấn bi kịch của những kẻ bảo thủ cực đoan trong đổi mới. Nhấn mạnh tƣ tƣởng cách tân của Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh khẳng định tƣ tuởng, trí tuệ, tinh thần độc lập, táo bạo của ngƣời Việt Nam dám làm dám chịu, tuyên chiến với truyền thống đạo đức Nho giáo. Bằng việc làm đó, tác giả bổ sung vào truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đối với bản chất mới, đƣa thông điệp này đến ngƣời đọc, trung thành với lịch sử chƣa đủ mà cần phải phát huy năng lực hƣ cấu sáng tạo. Nếu nhƣ một số tiểu thuyết cùng thời cũng có ý thức khắc hoạ nhân vật lịch sử mà tính cách có cả ƣu lẫn nhƣợc nhƣ Lê Lợi
(Vằng vặc sao Khuê). Trần Khánh Dƣ (Gươm Thần Vạn Kiếp), Trần Thủ Độ
(Vương Triều sụp đổ). Lê Lợi là ngƣời anh hùng dân tộc có chí lớn, mƣu
lƣợc và có tài thu phục nhân tâm nhƣng bên cạnh đó nhân vật còn mang tính cách nghi kỵ, dễ tin lời dèm nịnh, khi đã thành công thì có tâm lí tự mãn nhiều khi mất sáng suốt. Trần Khánh Dƣ tài năng, phóng khoáng, bản tính mạnh mẽ nhƣng quá đa tình phạm phải vào những lỗi lầm lớn... Tuy vậy các nhân vật này đƣợc xây dựng khác với nhân vật Hồ Quý Ly ở chỗ, chúng đƣợc bổ sung phần nhƣợc điểm, hạn chế chủ yếu để hoàn thiện một chân dung lịch sử mà ngƣời đọc đã quen biết. Còn nhân vật Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh đƣợc soi chiếu từ nhiều góc độ. Nguyễn Xuân Khánh đã khai thác trạng thái “hiện sinh” phức tạp của Hồ Quý Ly ở chiều sâu qua vô số biến thái bất ngờ của dòng tâm tƣ khi liên tục khi đứt gãy, xáo trộn, qua cách đánh giá nhìn nhận trái ngƣợc đã tạo nên hình tƣợng giàu sức sống, giàu tính đối thoại.
Bên cạnh nhân vật chính Hồ Quý Ly ta còn thấy hàng loạt các nhân vật có thực trong lịch sử khác đƣợc nhà văn khai thác kỹ nhƣ: Nguyễn Cẩn, Nguyên Trừng, Hán Thƣơng... Nếu nhƣ Nguyễn Cẩn trong Đại việt sử kí
toàn thư chỉ đƣợc nhắc đến vài dòng “Mùa hạ, tháng tư. Quý Ly bắt ép vua phải theo đạo giáo, ở quán Ngọc Thanh thuộc thôn Đan - Thuỷ mật sai nội tâm học sinh là Nguyễn Cẩn đi theo trông nom, vua hỏi rằng: Ngươi theo ta làm gì? Cẩn không nỡ nói , Quý Ly làm bài thơ đưa cho Cẩn mà nói: Nguyên quân không chết nhà ngươi phải chết”... Cẩn bèn tiến thuốc độc, vua không chết, lại tiến nước dừa mà không cho ăn. Cũng không chết. Đến
đây sai xa kỷ vệ thượng tướng quân là Phạm Khả Vĩnh thắt cổ giết chết”
[45]. Thì trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Cẩn đƣợc xây dựng thành con ngƣời có nguồn gốc xuất thân, có hình dáng và cuộc sống cá nhân khá phức tạp. Cẩn thuộc dòng dõi Châu Canh - ngƣời đã chữa khỏi bệnh cho vua Dụ Tông. Cẩn nức tiếng là một công tử phong lƣu, giao du rộng rãi, dung mạo đẹp đẽ. Trong đầu Cẩn luôn vang lên tiếng nói của một đấng siêu nhân nhƣ minh chứng cho một hoạt động tƣ tƣởng hƣng phấn thái quá. Nguyễn Cẩn đã “tịnh thân” để đƣợc trở thành ngƣời tin cậy của thái sƣ. Đƣợc giao nhiệm vụ đem thuốc độc đến cho vua Thuận Tông. Cẩn đã tranh luận sôi nổi và thành thực với nhà vua về trách nhiệm của bậc quân vƣơng, về sự thay đổi da thịt của đất nƣớc để biện minh cho sự cuồng nhiệt. Cẩn nóng lòng chờ cái chết của vua Thuận Tông và khi nhà vua chƣa chết Cẩn cảm thấy bực bội.... Cẩn vì quá mê cuồng lý tƣởng mà quên cả nhân tính, quên cả bản thân. Nhƣng ở một góc khuất của tâm hồn, cẩn vẫn là con ngƣời nhạy cảm, thấu đƣợc nét u uất trên gƣơng mặt ngƣời vợ hiền, vẫn mến tài Thanh Mai và nể trộng Nguyên Trừng. Chỉ vài chi tiết ít ỏi của sử liệu, Nguyễn Xuân Khánh đã sáng tạo một Nguyễn Cẩn với tính cách riêng, đặc sắc. Nhân vật văn học đầy cá tính, sinh động, hấp dẫn, tiêu biểu cho kiểu ngƣời cực đoan mê cuồng thái quá.
Cũng nhƣ vậy, những nhân vật nhƣ ông vua già Nghệ Tông, Thuận Tông, Huy Ninh công chúa, Thánh Ngẫu... cũng đƣợc hiện lên mỗi ngƣời một vẻ qua ngòi bút của Nguyên Xuân Khánh. Và đặc biệt nhân vật Hồ Nguyên Trừng, nếu nhƣ trong lịch sử chỉ nhắc một cách khiêm tốn với vài
ba dòng: “Quý Ly muốn lập Hán Thương nhưng chưa quyết mới mượn cái nghiên đá mà nói rằng: “Thử nhất quyền kì thạch hữu thì vi vân vi vũ dĩ nhuận sinh dân”, bảo con trưởng là Trừng đối xem chí khí thế nào. Trừng mới đối rằng: “Giá tam thốn tiểu tùng tha thiết tác đồng tác lương dĩ phù xã tắc”Khi Hán Thương họp bàn nên đánh hay nên hoà, có nhiều ý kiến khác nhau, Trừng nói “Thần không ngại đánh chỉ sợ lòng dân có chịu theo
hay không thôi” [45]. Còn trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh,
Nguyên Trừng trở thành nhân vật chính đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức cốt truyện. Đây là nhân vật lịch sử đầu tiên xƣng “tôi” để kể chuyện và tự bộc bạch về bản thân mình.
Chúng ta biết rằng, trong tiểu thuyết hiện đại, nhận vật xƣng tôi đã trở nên quen thuộc, gần gũi và tạo hiệu quả nghệ thuật rõ rệt cho cốt truyện. Ngƣời kể chuyện có thể là ngƣời trực tiếp tham gia câu chuyện (kể chuyện của chính mình), hoặc ngƣời kể chuyện là ngƣời đƣợc chứng kiến câu chuyện và kể lại và cũng có thể ngƣời kể chuyện đƣợc nghe ngƣời trong cuộc kể. Nhƣng dù là ngƣời kể chuyện đứng ở vai trò nào trong câu chuyện thi chúng ta vẫn nhận ra rằng, khi ngƣời kể chuyện xƣng “tôi”, câu chuyện mau màng sắc chủ quan rõ hơn và nó làm tăng thêm độ tin cậy từ phía ngƣời đọc. Tiểu thuyết lịch sử rất ít có nhân vật kể chuyện xƣng “tôi”, có lẽ bởi tác giả muốn tạo sự khách quan một cách tuyệt đối, hơn nữa vì khoảng cách lịch sử quá xa và ngƣời viết khó có thể nhập vai lịch sử đƣợc. Chính vì vậy, trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thế kỷ XX ngƣời kể chuyện thƣờng giấu mình, nhân vật ngƣời kể chuyện bao giờ cũng ở ngôi thứ ba. Đã có một số tác giả cho nhân vật trần thuật của mình xƣng “tôi” nhƣ Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Huy Thiệp, nhƣng nhân vật của Nguyễn Tử Siêu nhắc đến tên mình giống nhƣ ngƣời “phát biểu cảm tƣởng” nhằm tác động trực tiếp đến ngƣời đọc. Còn nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp, nằm ngoài cốt truyện nhƣng lại khá quan trọng, nó truyền cho độc giả niềm tin, nó có thể trực tiếp đối thoại với họ, thậm chí đánh lừa những ngƣời đọc ngờ ngệch.
Ở Hồ Quý Ly có hai giọng kể chính luân phiên thay đổi, là nhân vật xƣng “tôi” và ngƣời trần thuật khách quan. Hai giọng kể này xem kẽ, bổ sung cho nhau. Mỗi chƣơng đều có ngƣời trần thuật khách quan dẫn dắt cốt truyện nhƣng vẫn có những đoạn nhân vật xƣng “tôi” chen vào kể chuyện (chƣơng II, chƣơng VI, chƣơng XII, chƣơng XIII). Với điểm nhìn trần thuật khách quan, các nhân vật, sự kiện có đƣợc độ tin cậy và khả năng bao quát vấn đề. Với nhân vật xƣng “tôi”- Hồ Nguyên Trừng, ngƣời đọc dễ dàng đi sâu vào tính cách, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật. Có thể nói, tác phẩm nhìn về cơ bản vẫn đảm bảo tính khách quan của thể loại khi viết về sự kiện, nhân vật lịch sử. Bởi nếu toàn bộ tiểu thuyết là nhân vật xƣng “tôi” – Hồ Nguyên Trừng kể chuyện thì không thể bao quát hết đƣợc các sự kiện, con ngƣời, tình huống, nội tâm, … vì đây là nhân vật cùng thời, là ngƣời trong cuộc với những nhân v ật khác. Để Hồ Nguyên Trừng xƣng “tôi” kể chuyện, ngƣời đọc có thể hiểu rõ từ ý nghĩa đến cảm xúc, những âm mƣu, tính toán sâu kín mà nhân vật đƣợc nghe thấy và đƣợc chứng kiến. Từ đó, Nguyễn Xuân Khánh để cho nhân vật của mình giãi bày, bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, Hồ Nguyên Trừng là nhân vật lịch sử đầu tiên đi tìm sự đồng cảm ở ngƣời đọc, trở nên thân thiết, gần gũi với ngƣời đọc. Nguyễn Xuân Khánh giao sứ mệnh trần thuật ở ngôi thứ nhất, xƣng “tôi” giao tiếp với ngƣời đọc cho Hồ Nguyên Trƣờng bởi từ nhân vật này, những nhân vật lịch sử khác nhƣ Hồ Quý Ly, Trần Khát Chân, Nghệ Tông, Thuận Tông,… đƣợc nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Các nhân vật lịch sử đƣợc kéo lại gần nhau qua nhân vật này. Dƣơng nhƣ nhân vật kể chuyện xƣng tôi này thoát khỏi cái khung lịch sử đã khép kín để đối thoại với hiện tại. Nhân vật này có đời sống nội tâm phong phú, phức tạp. Là con ngƣời học rộng, tài cao, lịch lãm, phong lƣu, tinh tế và đa tình. Trừng là bạn tâm giao của Trần Khát Chân thƣởng mai, ngắm lan “tâm đầu ý hợp”. Hồ Nguyên Trừng luôn ý thức đƣợc rất rõ bản chất cuộc sống cung đình “bắt con người ta vừa phải dữ dội, vừa
là con ngƣời thứ hai của Hồ Quý Ly. Trƣớc mỗi vấn đề lớn, tác giả đều tạo cho Quý Ly cơ hội để đối thoại với Nguyên Trừng. Bề ngoài Hồ Nguyên Trừng là con ngƣời nhu hoà, lặng lẽ nhƣng bên trong là muôn vàn mâu thuẫn giằng xé... Có thể nói, con ngƣời Hồ Nguyên Trừng có thật trong lịch sử chỉ mong làm cây thông nhỏ, làm giƣờng cột cho xã tắc. Thì Nguyễn Xuân Khánh đã tạo nên một Hồ Nguyên Trừng rất chân thực, sống động, với chiều sâu tâm hồn phong phú, đủ khả năng chuyển tải sức nặng của tƣ tƣởng tác phẩm.
Rõ ràng, khi để Hồ Nguyên Trừng xƣng “tôi” kể chuyện, Nguyễn Xuân Khánh đặt nhân vật này trong cái nhìn trung tâm giữa những mâu thuẫn của đất nƣớc – dòng họ - hôn nhân - tình yêu - tình bạn. Sự sáng tạo của nhà văn đã mang lại hiệu quả nghệ thuật đặc biệt và việc “cần xem lại
cách xử lý này”[53] phải chăng là xem xét lại phƣơng thức có ý nghĩa cách