Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong Hồ Quý Ly

Một phần của tài liệu Hư cấu nghệ thuật và sự thực lịch sử qua Hồ Quý Ly và Giàn thiêu (Trang 89)

3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ:

3.1Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong Hồ Quý Ly

Trong Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã hoà đƣợc ngôn ngữ lịch sử cổ kính, trang nhã với ngôn ngữ tiểu thuyết vừa giàu chất trữ tình thấm đậm màu sắc triết lý lại rất văn xuôi. Tác giả đã có những sáng tạo rõ nét, chú trọng đến vấn đề xử lý ngôn ngữ, tạo đƣợc mối quan hệ gần gũi giữa ngôn ngữ lịch sử và tâm lí ngƣời đọc đƣơng thời. Trong hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Đinh Công Vũ nhận xét rằng: “đối thoại có những từ quá hiện đại: cha con Hồ Quý Ly nói chuyện với nhau mà xƣng hô nhƣ gia đình

quan chức thời nay. Có những bài thơ, bài hát quốc ngữ trong đó nghe nhƣ bài ca của thời hiện đại” [Nhiều tác giả. Hội thảo về tiểu thuyết Hồ Quý Ly . Báo văn nghệ số 41 tháng 10 năm 2000]. Có lẽ đây là một lời chê của Đinh Công Vũ, nhƣng thật ra những điều mà Đinh Công Vũ nhận xét lại đƣợc nhà văn kết hợp sử dụng rất hài hoà và thành công. Bởi đối với tiểu thuyết lịch sử, yêu cầu về ngôn ngữ đòi hỏi nhà văn phải có vốn hiểu biết phong phú về thời đại đƣợc miêu tả. Hồ Quý Ly Nguyễn Xuân Khánh đã khá kỹ càng trong việc lựa chọn ngôn ngữ sao cho phù hợp với thời đại lịch sử. Những đoạn nhƣ Nguyên Trừng đến vƣờn thƣợng uyển thăm vua Thuận Tông “- Khanh vẫn đêm ngày đắm mình trong rượu ư? - Hạ thần thật bất kính. Mong bệ hạ tha tội nhưng kẻ tiểu thần này thật không thể nào không say được. Thuận Tông cười nhếch mép: - Cũng như ta chứ sao? Ta thật không thể không đi tu được. - Hạ thần xin dập đầu muôn lạy. Chính vì bệ hạ quyết rời bỏ ngai vàng nên hạ thần đã cả gan đến xin bệ hạn hồi tâm nghĩ lại…- Khanh muốn đến khuyên ta nghĩ đến cơ đồ, nghĩ đến giang sơn xã tắc?... Ôi

xã tắc! Đã biết bao người lo lắng cho nó. Còn ta ư…” [39; 450]. Quan hệ

giữa Nguyên Trừng là quan hệ vua tôi, bên cạnh đó còn có quan hệ họ hàng, hơn nữa trong triều đình Hồ Nguyên Trừng đối với Thuận Tông kà ngƣời thân tín hơn cả, Thuận Tông hiểu Nguyên Trừng (khanh, hạ thần, cả gan đến, ...) bởi vậy cách xƣng hô của họ với nhau một mặt vẫn trọn đạo vua tôi, nhƣng lại có sự thân mật, chân tình nhiều đồng cảm “Nhưng kẻ tiểu thần này không thể không say được – Cũng như ta chứ sao? Ta thật không thể không

đi tu được”[39; 450]. Đây chính là một trong những yếu tố tạo nên thành

công trong tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh.

Ngoài ra, Ở Hồ Quý Ly có nhiều trang viết rất dễ hiểu, gần gũi với đời sống và đi sâu vào long ngƣời. Đó là cuộc đối đáp giữa Sƣ Hiền và con trai của ông là Nguyên Dận: “Các người đú đởn ra sao trên Hồ Tây ta biết hết. Cái lão Nguyên Uyên tằng tịu với bà hoàng hậu goá chồng làm đức hoàng thượng giận. Ta nghe nói ngài nổi cơn lôi đình đem mụ hoàng hậu ngứa

nghề gả cho Nguyên Hàng rồi. Các ngươi hãy liệu hồn.” [39; 177]. Hay những lời có phần bỗ bã của Quý Ly trong cơn giận dữ: “Chu Di cái đếch

gì! Trình Di cái đếch gì! Thuần một lũ ăn cắp văn mà thôi…”.[39; ] Và đâu

đó ta bắt gặp ngôn ngữ của đời sống hiện đại qua đoạn kể về quãng đời sống với Quỳnh Hoa của Nguyên Trừng: “Chúng tôi nói với nhau bằng cách nói nửa vời như vậy, nhưng tôi cảm thấy hình như chúng tôi đã hiểu nhau. Cho

đến lúc chúng tôi giao hoà cùng nhau thì tôi đã hoàn toàn hiểu nàng…”.[39;

] Hay đoạn đối thoại giữa Nguyên Trừng và Thanh Mai: “Chàng ơi! Hãy xuống thuyền với em… Mình ơi! Mình điên rồ hay sao? Chẳng lẽ em lại

không đáng để cho mình quên tất cả cái thế gian độc ác và tội lỗi ấy” [39;

834].

Nhiều đoạn trong Hồ Quý Ly lại đƣợc viết bằng thứ ngôn ngữ cô đọng, súc tích, cung cấp nhiều thông tin sự kiện kiểu sử học: “Mùa xuân năm Giáp Tuất (1394), thời tiết ấm áp, báo hiệu năm ấy sẽ phong quang hoà

cốc, nên thượng tướng Khát Chân mở tiệc Đại Mai to hơn mọi năm”[39;

207]. Nhất là ở phần hai, chƣơng V, các sự kiện đƣợc liệt kê liên tiếp nhƣ: Những lần tấng công Đại Việt, xâm nhập Thăng Long của quân Chế Bồng Nga “Trong vòng hai mươi năm, từ năm 1370 đến 1390, quân Chiêm Thành đã xâm nhập đốt phá Thăng Long bốn lần. Lần thứ nhất, ngay sau khi Nghệ

Tông mới lên ngôi. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi…”, “Lần đốt phá Thăng

Long thứ hai của quân Chiêm xảy ta vào năm 1377- Lần đốt phá Thăng

Long thứ ba xảy ra năm Mậu Ngọ 1378…”, “Đó là năm Canh Ngọ (1390),

tình hình Đại Việt lúc đó, ngoài nước cũng như trong nước đều hết sức rối

ren. Nghệ hoàng đã hơn bảy mươi tuổi... ” [39; 216-217]. Có khi lại là ngôn

ngữ của sử ký, thâu tóm những nét cơ bản trong tiểu sử, cuộc đời, tính cách nhân vật nhƣ đoạn viết về Thuận Tông, từ vóc dáng, diện mạo, tƣ chất cho đến những tình tiết xung quanh việc lên ngôi, chuyện bị mắc chứng cuồng, đều đƣợc miêu tả cụ thể: “Năm Mậu Thìn (1388) Trần Ngung được vua cha Nghệ hoàng lập lên làm vua, tức Trần Thuận Tông. Lúc đó, Thuận Tông mới

mười ba tuổi. Ông dáng người cao gầy, khôI ngô tuấn tú. Trí thông minh hơn người, tuy còn ít tuổi nhưng đã thông làu kinh sử. TháI thượng hoàng Nghệ Tông lạp Ngung làm vua vì nhiều lẽ: thứ nhất, vì là con út giống cha

như đúc về mọi mặt; thứ nhì, vì Ngung hiền…”[39; 345]. Ngôn ngữ dạng

này tạo cho ngƣời đọc độ tin cậy cần thiết cũng nhƣ có ngay đƣợc kiến thức khái quát về nhân vật, sự kiện. Hình thức ngôn ngữ này đã đƣợc nhiều nhà văn sử dụng thành công.

Điều đáng ghi nhận và đƣợc coi là sự thành công trong ngôn ngữ của

Hồ Quý Ly chính là thứ ngôn ngữ mang đậm tính triết lý. Chính những câu

mang đậm tính triết lý là quan niệm chung của con ngƣời về những vấn đề nhân sinh, xã hội. Trong quá trình đổi mới văn xuôi nƣớc ta, khuynh hƣớng triết luận ngày càng gia tăng nhƣ trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu… Chọn thời đại Hồ Quý Ly, nhân vật Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã nói đƣợc nhiều điều sâu sắc. Ông kết hợp cảm hứng thế sự và chiêm nghiệm lịch sử qua ngôn ngữ giàu màu sắc triết lý. Có thể thấy qua những suy nghĩ của Hồ Nguyên Trừng về cuộc sống cung đình nhƣ sân khấu của cuộc đời: “Điều tôi nhận ra ở cái sân khấu quyền quý, hoa lệ này, đó là sự giành giật, sự vật lộn không khoan nhượng, nó thường hằng

rộng khắp; một nụ cười, một vái chào, một khoé mắt cũng phải coi chừng

[39; 58]. Hay lời nói của cụ Sƣ Hiền cũng cho ngƣời đọc nhiều suy ngẫm. Sƣ Hiền lôn cho rằng thời kỳ mình đang sống là “thời thiên tuý” và ông kết luận “Công ư? Tội ư? Giữa dòng xoáy , đâu là thị phi, đâu là công tội? Liệu ba trăn năm sau người đời đã đánh giá được việc làm của chúng ta chưa? Hay phải đến một ngàn năm nữa? À, ta hiểu ý con. Có phải giữa dòng nước xoáy hôm nay, ta không phân biệt nổi trắng đen, thì ta cứ làm đi, làm những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gì mà trái tim ta, khối óc ta cho là đúng” [39; 179]. “Cái ác là đôi cánh của

vua quan. Thiếu cái ác một ngày, ngai vàng buồn rầu. Thiếu cái ác một năm, ngai vàng sụp đổ. Cái ác là nguồn sống của vua quan. Điều đó đã ghi

lời của Sử Văn Hoa: “Sử là hồn núi, hồn sông. Sử là tinh tuý của đất nước. Dân tộc nào biết chép sử càng sớm, càng có nhiều cơ hội văn hiến. Dân tộc nào càng biết quý trọng đến sử càng có nhiều cơ hội trường tồn. Thịnh đấy!

Suy đấy! Chẳng vì thịnh mà kiêu căng chẳng vì suy mà nản…”[39; 42].

Ngoài ra, Nguyễn Xuân Khánh còn tạo ra thứ ngôn ngữ tiểu thuyết trau chuốt, khả năng miêu tả biểu cảm cao nhƣ đoạn Trần Nguyên Hàng gặp Trần Khát Chân: “Âm mưu trong bóng đêm, như cái nhọt bọc càng lúc càng tấy, nhưng chẳng ai nhìn thấy cả. Cho đến khi đôi mèo hoang lang thang trở về, chúng ướt đẫm sương đêm…, đến lúc đó hai vị tướng nhà Trần mới đứng dậy, chia tay. Quan thái bảo, khăn trùm đầu, cùng tráng sĩ rậm râu xuống thuyền bơi trong hồ sen đầy sương mù, thầm lén như kẻ ăn sương, đêm tàn

bắt đầu trở về hang ổ”.[39; ] Sự so sánh cụ thể hoá gây đƣợc ấn tƣợng mạnh

mẽ đến ngƣời đọc. Sự kỳ công của tác giả góp phần bồi đắp nhãn quan cho ngƣời thƣởng thức tác phẩm. Gắn với cảm quan về cái đẹp tự nhiên, ngôn ngữ giàu hình ảnh của Nguyễn Xuân Khánh thƣờng đƣợm chất trữ tình. Có những đoạn văn thoả sức bay bổng với những đoạn viết mƣợt mà uyển chuyển: “Trong đêm lạnh, con thuyền của Khát Chân xào xạc đi trong bãi sậy. Những con vạc từ mặt hồ bay lên, kêu ngơ ngác trong cái mù mịt hơi nước được ánh trăng chiếu vào trong như khói đục. Những người đánh cá trên hồ gõ nhịp đuổi cá, tiếng thanh tre đều đều buồn man mác. Một người

đàn bà nào đó cất tiếng hát…”[39; 451]. Hay nhƣ đoạn viết về Trại Mai:

Cây mai đẹp vì dáng, vì hoa, vì quả, còn vì lá của nó. Có giống mai lùn,

xoè ra như cái nơm, trẻ con lẫm chẫm với tay cũng bứt được quả. Có gống mai cao thanh mảnh. Mùa đông, cành khô trụi lá, mà hoa lại tíu tít ken dày. Cây mai lúc đó trong như một cành khô với ngàn vạn con bướn trắng xinh

xinh nối đuôi bám vào nhau….” [39; 204]; về vƣờn ngự uyển: “Ở sau lưng

toà điện này là những đồi thông nối đuôi nhau dẫn tới khu rừng đại ngàn. Mưa không to lắm nhưng dầm dề, tạo nên một nền âm thanh rì rào không dứt. Thỉnh thoảng, một trận gió lùa vào những tán lá đại thụ làm nước rơi

lộp bộp. Nổi lên trên cái nền âm thanh thì thầm ấy là tiếng muôn vàn loại côn trùng. Tiếng con rế gáy ri ri, tiếng con ếch gọi bạn ộp oạp, rồi tiếng chẫu chuộc kêu inh ỏi, tiếng con cóc nghiến răng khó nhọc, tiếng con ễnh

ương đều đều buồn tênh....”[39; 407] ... đã thực sự lôi cuốn ngƣời đọc bởi

chất trữ tình sâu lắng khi dào dạt sôi nổi, lúc uyển chuyển lay động.

Nguyễn Xuân Khánh có sự kết hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ lịch sử cổ kính trang trọng và ngôn ngữ giàu chất trữ tình mang đậm màu sắc triết lý nhãn quan thế sự hiện đại, đã tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình. Tác giả đã hoà nhịp cùng các nhà văn khác trong quá trình đổi mới văn xuôi nƣớc ta nhất là ở khuynh hƣớng triết luận ngày càng ra tăng ở hầu hết các tác giả cùng thời. Và khi viết về thời kỳ lịch sử phức tạp, nhiều sự biến nhƣ thời đại Hồ Quý Ly, nhà văn đã chấp nhận thử thách lớn. Phải có đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để phân tích, lý giải về con ngƣời, sự kiện lịch sử. Chính sự kết hợp cảm hứng thế sự và cảm hứng chiêm nghiệm lịch sử đã đem lại cho tác phẩm một hình thức ngôn ngữ giàu màu sắc triết luận mang đậm dấu ấn nhà văn.

Một phần của tài liệu Hư cấu nghệ thuật và sự thực lịch sử qua Hồ Quý Ly và Giàn thiêu (Trang 89)