3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ:
3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong Giàn thiêu:
Nổi bật trong ngôn ngữ của Hồ Quý Ly là cảm hứng triết luận xen giữa thứ ngôn ngữ lịch sử cổ kính đã tạo ra thành công cho tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh. Ở Võ Thị Hảo, khi đọc tác phẩm, chúng ta có cảm giác nhƣ lạc vào thế giời văn chƣơng mang màu sắc huyền bí với ngòi bút tinh tế và tài hoa. Khi đọc Giàn thiêu, “người đọc dần thấy lộ ra những tầng hình tượng mà mỗi lần tiếp cận, người đọc lại ngạc nhiên thấy mình khám
phá ra một lớp ngữ nghĩa khác ẩn sau những câu chữ” [30; 8].
Điều đầu tiên chúng ta bắt gặp ở Giàn thiêu là thứ ngôn ngữ miêu tả có phần ma quái đến mức nhiều ngƣời cho rằng, không dám đọc tác phẩm vào lúc nửa đêm. Bởi ở đó có cả những con vật ăn thịt ngƣời và địa ngục hay việc xử tử một cuốn sách. Có những tình yêu lớn của những mỹ nhân và cả loài dã nhân. Mở đầu tác phẩm, Võ Thị Hảo đã gợi cho ngƣời đọc sự hấp
dẫn trƣớc cuốn sách khi miêu tả cảnh các cung nữ sắp lên giàn thiêu: “Bốn mươi tám cái cổ họng đồng loạt rú lên bốn mươi tám tiếng rú tắc nghẹn. Tiếng rú được nối dài bởi hàng ngàn tiếng rú phẫn uất của cả rừng người. Thần Tông ôm ngực lảo đảo. Quan Trung thừa Mậu Du Đô ngồi phịch xuống thở hổn hển, mồ hôi rịn trên trán. Thái bảo Lý Trác cũng rợn tóc gáy” [30; 36] và “Trên cái nền đỏ ấy, nổi bật những bóng đàn bà nhẩy dựng lên trên những phiến gỗ thông ngùn ngụt cháy, chới với hai cánh tay lên trời rồi lảo đảo gục xuống, bùng lên như những bó đuốc. Mùi tanh lợm của thịt
người, của lông chim cháy cuồn cuộn bốc lên phủ lên khắp vùng ” [30; 37].
Trong chƣơng tiếp theo của Giàn thiêu, khi miêu tả cái chết oan khuất của Từ Vinh, ngƣời đọc lại một lần nữa dựng tóc gáy: “Khi vừa chạm vào bóng
toà lầu của Diêm thành hầu, xác người bỗng dựng đứng dậy”. [30; 72] Cảnh
tƣợng rùng rợn lại tiếp tục đƣợc Võ Thị Hảo miêu tả: “Búi tóc dài xoã tung bết nước quấn quanh hình hài một người đàn ông đẫy đà trong bộ quan phục sũng nước. “Tăng đô án Từ Vinh…”. Dòng người ken kít hai bên bờ sông sửng sốt thất thanh.” [30; 72-73] Cùng với búi tóc và vóc dáng của ngƣời chết: “Đôi tròng gần như bật ra khỏi hốc mắt. Từ trong hai hốc mắt sâu hoắm những giọt máu tươi ứa chảy loang trên mặt chan đỏ nước sông Tô”. [30; 73]. Chỉ đến khi Từ Lộ hỏi ngƣời giết cha thì: “Cái xác của Tăng đô án Từ Vinh không trôi nữa, sừng sững đứng thẳng trên mặt nước, cánh
tay cứng đờ giơ cao trực chỉ đúng cổng nhà Diêm Thành hầu…”.[30; 73]
Với cách miêu tả đầy cá tính, Võ Thị Hảo lại tiếp tục đƣa chúng ta đến với những chƣơng tiếp theo của câu chuyện. Khi ở trong lãnh cung sâu và tối, với những con chuột to bằng bắp đùi chỉ khoái nhất là món thịt ngƣời. Ngạn La vô cùng hoảng sợ ngay lúc đó cảnh tƣợng thực hƣ đƣợc bày ra trƣớc mắt. Nàng đuợc chứng kiến cuộc phán xử của Dƣơng hoàng hậu và bảy mƣơi sáu cung nữ đối với Nguyên phi Ỷ Lan - một con ngƣời mà chúng ta ca ngợi rất nhiều về công đức của bà đối với việc trị nƣớc. Nhƣng đằng sau những công đức ấy, mọi ngƣời ít ai biết đƣợc những điều tội lỗi mà bà đã làm. Võ Thị
Hảo đã lật ngƣợc lại nhân vật này bằng cách thông qua việc hƣ cấu cuộc chất vấn và nhận tội của Ỷ Lan đối với Dƣơng Thị, ngƣời đọc dƣờng nhƣ bàng hoàng nhận ra rằng, trên đời không ai xấu hoàn toàn và cũng không ai tốt hoàn toàn. Ai cũng có lúc sai lầm và đƣơng nhiên họ phải trả giá cho những sai lầm, những việc làm của chính bản thân họ. Cũng nhƣ những chƣơng trƣớc, ở chƣơng này, Võ Thị Hảo lại tiếp tục làm cho ngƣời đọc vừa hấp dẫn, háo hức nhƣng cũng không khỏi sợ hãi trƣớc những đoạn miêu tả:
“…Rồi nền nhà bỗng há hoác ra thành miệng một hầm mộ. Ở dưới đáy hầm
mộ là đàn chuột đã hăm he cắn nát mặt mũi nàng vừa nãy. Những con chuột giờ đây đang nằm ngủ thin thít cạnh những bộ xương vừa bị gặm hết thịt da. Khi những tiếng thì thào vừa dứt, những bộ xương cẳng tay, cẳng chân, đầu lâu từ từ dựng dậy nói nhau chuyển động xếp lại theo trật tự răm rắp thành hình người. Từ miệng của những con chuột đang ngủ, một dòng da
thịt chảy ra, đắp vào những bộ xương đó. Có bảy mươi bảy bộ xương” [30;
229]. Và nếu nhƣ khi miêu tả sự viên tịch của các đại sƣ, ngƣời ta thƣờng thấy sự ra đi nhẹ nhàng và không khí trang nghiêm nhƣ tiễn một con ngƣời thành chính quả về với đức phật thì ở Giàn thiêu, Võ Thị Hảo đã dùng chính cảnh viên tịch để nói nên sự ham hố cõi đời của con ngƣời, ngay cả đó là một con ngƣời mà ai cũng nghĩ là đức cao vọng trọng và cảnh đại sƣ Đạo Hạnh viên tịch không còn trở lên thiêng liêng mà ngƣợc lại có cái gì đấy rất rùng rợn khiến ngƣời ta lợm giọng. Trong chƣơng: Lửa hình ảnh những ngƣời thiếu nữ lại một lần nữa bƣớc lên giàn thiêu cũng đƣợc miêu tả với thứ ngôn ngữ mà khi đọc chắc hẳn ai cũng phải dựng tóc gáy: “… trong hơi thở và trên đầu lưỡi mỗi người chợt thấy mùi khét lẹt của thịt người và vị tanh lợm của máu. Có tiếng những oan hồn khe khẽ than vãn trên vòn trời Na Ngạn. Riu ríu trong gió, áng mây đổ ngang trời xập xoạ mờ tỏ những bóng áo đỏ với mái tóc dựng ngược lên trời theo ngọn lửa cháy rần rật. Tiếng kêu khóc, tiếng nguyền rủa khản đặc ran ran cùng tiếng nức nở của
ngôn ngữ điêu luyện, mê hoặc và có phần ma quái. Võ Thị Hảo đã cho ngƣời đọc cảm giác đang đứng trƣớc một thế giới va đập bạo liệt giữa thiện và ác, tốt và xấu, sự bi, thảm đến mức trớ trêu của số phận con ngƣời.
Ngoài thứ ngôn ngữ huyền bí, Võ Thị Hảo còn tinh tế trong cách dùng ngôn ngữ cổ kính lịch sử lúc bấy giờ. Cách xƣng hô hợp với địa vị của các nhân vật trong tác phẩm gợi lên không khí của một thời đã qua. Và nhất là thứ ngôn ngữ miêu tả quang cảnh rất thành công. Có thể nói, tác giả đã dụng công hƣ cấu để tạo nên da thịt cho quang cảnh của Thăng Long với: “Kinh đô đỏ rực lửa. Hàng cây gạo bên sông Cái, sông Nhuệ, sông Tô nghiêng
những con rồng lửa quấn quýt nực nội xuống dòng sông…”.[30] Và cũng có
khi là thứ ngôn ngữ mang tính chất kể liệt kê lịch sử, tuy vậy, nó không thể thiếu bởi chính nó đã tạo ra sự tin cậy về mặt sử liệu cho tác phẩm: “Tháng ba”; “Mười sáu năm trước, Nhân Tý, Thái Ninh năm thứ nhất, mười bảy
tuổi…”. “Mậu Thìn, Quang Hựu năm thứ tư”, … [30; 54].
Bằng việc sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, sắc sảo và tinh tế, Võ Thị Hảo đã tạo đƣợc sức hấp dẫn cho câu chuyện của mình. Nhà văn đã tạo một phong cách riêng hết sức độc đáo làm cho ngƣời đọc đƣợc đắm mình, say mê trong thứ ngôn ngữ huyễn hoặc đƣợc sáng tạo nhờ năng lực và cá tính của nhà văn, để khi gấp sách lại, dƣ âm còn mãi.