Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử qua Hồ Quý Ly và Giàn thiêu.

Một phần của tài liệu Hư cấu nghệ thuật và sự thực lịch sử qua Hồ Quý Ly và Giàn thiêu (Trang 30)

3. Vị trí của Hồ Quý Ly và Giàn thiêu trong sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử thời kỳ hiện đạ

3.2Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử qua Hồ Quý Ly và Giàn thiêu.

Khi sáng tác, mỗi nhà văn đều tạo cho mình một phong cách riêng, một phƣơng pháp tiếp cận đề tài riêng. Dù là ở bất cứ mảng đề tài nào cũng vậy, để có phong cách riêng, nhất thiết nhà văn phải có quan niệm sáng tác của riêng mình. Mặc dù họ có thể nói ra hoặc không thì những quan niệm đó vẫn theo sát họ, gắn liền với cuộc sống và nghiệp văn chƣơng của họ. Các nhà viết tiểu thuyết lịch sử cũng vậy, sáng tác của họ cũng phụ thuộc vào quan niệm của từng cá nhân. Đối với bậc thầy tiểu thuyết Alecxan Duma, ông cho rằng: “Lịch sử chỉ là cái đinh để tôi treo cái áo khoác của tôi lên” [23]. Với quan niệm này, theo ông, lịch sử có lẽ chỉ là cái cớ để nhà văn hƣ cấu, sáng tạo tác phẩm của mình. Cụ thể hơn nữa, Nam Dao và Nguyễn Mộng Giác khi thảo luận về tiểu thuyết lịch sử cho rằng: “Nhà viết tiểu thuyết có thể đảo ngược và xoay quanh những sự cố cũng như tính chất những con người trong quá khứ. Tưởng tượng Nguyễn Huệ không chết sớm, Minh Mạng không tàn sát giáo dân, Tự Đức nghe và làm theo điều trần của Nguyễn Trường Tộ... thì hôm nay thế nào? Với cách nhìn như vậy, hiện tại mang khả năng khác được. Vì thế tiểu thuyết lịch sử hoá ra là một tập hợp những dự phóng về một tương lai có thể được. Chính sự khả hữu này làm đổ

mồ hôi trong công việc viết văn. Và tiểu thuyết lịch sử nói cho cùng phải là

máu cũng như nước mắt của người viết.”[19]. Điều này chúng ta có thể cảm

nhận đƣợc trong tác phẩm Hồ Quý Ly của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Ông đã mất hai mƣơi năm nghiên cứu Đạo Khổng, Đạo Lão, Đạo Phật, đọc các tác phẩm lịch sử, triết học và các tác phẩm văn hoá phƣơng Đông để sáng tạo ra Hồ Quý Ly. Quan niệm của nhà văn chính là yếu tố tạo nên thành công của tác phẩm. Nó giúp chúng ta đi sâu vào những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Trong bài phỏng vấn về tiểu thuyết Hồ Quý Ly, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cho rằng: “Tiểu thuyết lịch sử trước hết phải là tiểu thuyết”[42]. Từ đó ông khẳng định: “Tiểu thuyết lịch sử có hai loại. Một là viết về nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Và người viết không được phép bịa đặt một cách trắng trợn, chỉ có thể hư cấu về tâm lý hoặc thêm những nhân vật hư cấu để soi sáng nhân vật có thực. Còn một loại khác là nhà văn xây dựng không khí xưa nhưng nhân vật là nhân vật hư cấu. Có một vài nhân vật nhưng chỉ làm

bối cảnh cho nhân vật hư cấu. Và lịch sử chỉ là cái đinh treo”.[39] Với quan

niệm này thì tiểu thuyết Hồ Quý Ly chắc chắn là loại “nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Và người viết không được phép bịa đặt một cách trắng trợn, chỉ có thể hư cấu về tâm lý hoặc thêm những nhân vật hư cấu để so sáng

nhân vật có thực”[39]. Nguyên Xuân Khánh coi lịch sử là cái “đinh treo” để

ông viết tiểu thuyết, những vấn đề của lịch sử, từ đó đặt ra những vấn đề cho hiện tại và tƣơng lai. Bởi theo ông: “Tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh hoạ lịch sử, mà là phản ánh những vấn đề của con người hiện tại vì chúng ta đang viết cho những người đang sống đọc vì vậy cần phải đề

cập đến những điểm mà họ quan tâm” [42]. Đó chính là vấn đề bản lĩnh của

tri thức, bản sắc văn hoá dân tộc, tấn bi kịch của những kẻ bảo thủ cực đoan trong đổi mới.

Trong Hồ Quý Ly Nguyễn Xuân Khánh khai thác hình tƣợng các nhân vật ở những khía cạnh khác nhau. Tác giả đi vào thế giới nội tâm của tầng

lớp cai trị xã hội, tầng lớp cầm cƣơng cỗ xe do nhân dân nai lƣng ra kéo. Chúng ta đặc biệt đƣợc thấy trong triều đình nhà Trần những con ngƣời sống với nhau trong một không khí đầy nghi kỵ và ganh ghét, đầy những âm mƣu và thủ đoạn. Chúng ta cũng bắt gặp ở đó những lũ ăn hại, gọi là “trí thức” nhƣng thực ra chỉ là bọn mặt trắng vô tích sự,... Và cái suy tƣ, trăn trở của nhà cải cách Hồ Quý Ly - cái mẫu muôn thuở - cái đau đớn của kẻ tiên phong. Nhà văn khai thác hình ảnh thái sƣ Quý Ly ở những khía cạnh đời thƣờng. Tác giả xoá bỏ khoảng cách sử thi khiến cho những nhân vật lịch sử hiện lên cũng nhƣ những con ngƣời bình thƣờng với bao cung bậc tình cảm. Bên cạnh đó, điểm mới trong tiểu thuyết lịch sử này là sự xuất hiện ngƣời trần thuật ở ngôi thứ nhất “tôi” (Hồ Nguyên Trừng) ở một số chƣơng trong tác phẩm. Chƣa có tác phẩm tiểu thuyết lịch sử nào mà cảm hứng chiêm nghiệm, triết lý về lịch sử với cảm hứng yêu nƣớc lại đƣợc kết hợp hài hoà nhƣ trong Hồ Quý Ly. Đặc biệt, Nguyễn Xuân Khánh còn có cái nhìn đa chiều trong đánh giá nhân vật, sự kiện, qua đó đã tạo nên nét mới cho tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975.

Đối với Nguyễn Xuân Khánh: “Trong tiểu thuyết tất cả là gia đình để độc giả rộng quyền hư cấu tưởng tượng, độc giả là người tham dự vào tiểu

thuyết, tạo ra những góc nhìn còn ẩn khuất trong lịch sử”[39]. Xuất phát từ

quan niệm trên, nhà văn với tƣ cách là nhà tiểu thuyết lịch sử đã đặt nhân vật trong mối quan hệ đan xen phức tạp của gia đình, khám phá con ngƣời Hồ Quý Ly ở nhiều phƣơng diện ngƣời cha, ngƣời chồng, ngƣời giàu tham vọng, táo bạo,… Sẵn sàng bất chấp tất cả, đánh đổi tất cả để phục vụ cho mục đích của mình. Nghĩa là, tác giả không đƣa ra một quan niệm cứng nhắc mà đánh giá nhân vật, sự kiện ở những điểm nhìn khác nhau. Nhƣng điều dễ nhận thấy là quan điểm đánh giá của ông khác với các nhà nghiên cứu sử học đã từng cho rằng, Hồ Quý Ly là kẻ “loại thần tặc tử”, “kẻ thoán nghịch”.

Đối với nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, nhu cầu về nhận thức, chiêm nghiệm lịch sử khiến nhà văn đề cập đến những vấn đề không phải riêng của thời đại nào. Đó là vấn đề: Đối với một xã hội, đổi mới để phát triển hay bảo thủ trì trệ để phát triển? Vị vua anh minh là vị vua thế nào?... Tác giả còn gợi mở rất nhiều vấn đề về đạo đức, tri thức và kẻ sỹ. Qua Hồ Quý Ly, tác giả đƣa ra cách nhìn nhận công bằng hơn, khách quan hơn đối với thái sƣ họ Hồ. Đất nƣớc yêu cầu đổi mới, Hồ Quý Ly là ngƣời thực hiện sứ mệnh đó. Nguyễn Xuân Khánh đã chuẩn bị rất đầy đủ, chi tiết để Hồ Quý Ly “lộ diện” là con ngƣời tài năng, có ham muốn cải cách. Khát vọng cải cách của ông gặp khá nhiều trở ngại. Sự chống đối quyết liệt của phe bảo thủ. Nghệ Tông chỉ ủng hộ nửa chừng để duy trì dòng tộc nhà Trần chứ không muốn “lột xác”. Quý Ly buộc phải ra tay để nắm lấy quyền lực tối thƣợng bằng mƣu hay, thâm hiểm và cả bằng biện pháp tàn bạo. Qua những đoạn tự bạch của nhân vật, tác giả đã giúp ta tiếp cận với những âm mƣu thoán đoạt ngôi báu của Hồ Quý Ly. Trong mắt Nguyên Uyên, Nguyên Dận, Hồ Quý Ly là kẻ đa sát, lúc cần có thể giết cả con thầy học là Nguyễn Đa Phƣơng... Song có ai hiểu trong sâu thẳm tâm hồn Quý Ly cũng xuất hiện bao sự giằng xé khi thực hiện sứ mệnh đổi mới của mình. Đối với Nghệ Tông, ông dùng dằng không nỡ vì ông vua già chính là ngƣời hiểu Quý Ly nhất và là ngƣời đầu tiên đỡ đầu cho những cách tân táo bạo của Hồ Quý Ly. Nghệ Tông hi vọng dùng mối dây tình cảm để trói buộc Quý Ly. Nhƣng điều đó cũng không giúp gì cho ông đƣợc. Quý Ly Làm điều mà bất cứ ngƣời dân nào dƣới chế độ phong kiến cũng không chấp nhận đƣợc, đó là thoán đoạt ngôi vị. Phải chăng cách cƣ xử của Quý Ly nhƣ vậy là quá tàn nhẫn? Nếu chỉ nhìn bề ngoài thì đúng là nhƣ vậy. Một ngƣời đã xem trọng mình, nâng đỡ mình nhƣ vậy mà mình lỡ đành huỷ hoại, cƣớp ngôi báu, đƣa con cháu họ vào chỗ chết thì quả thật đây là hành vi nhẫn tâm và vô cùng tàn ác. Nhƣng Nguyễn Xuân Khánh để cho nhân vật Quý Ly của mình dằn vặt, suy nghĩ, trăn trở rất nhiều. Bởi những thành công của Hồ Quý Ly không chỉ cần đến sự thông

minh, tài học rộng mà còn cần phải lý trí bằng trái tim băng giá. Thời cuộc bắt con ngƣời phải thế. Trần Nguyên Đán cũng lặng lẽ về quê bởi vì mặc dù không thích Hồ Quý Ly nhƣng ông hiểu rằng chỉ có Hồ Quý Ly mới đƣa đất nƣớc ta khỏi tình trạng rối ren, thối nát lúc bấy giờ. Muốn tiến hành cải cách thì phải có quyền lực. Bởi vậy, Hồ Quý Ly tham vọng giành ngôi báu nhà Trần cũng là lẽ đƣơng nhiên. Cuộc chia tay giữa Nguyên Trừng và Thanh Mai ở cuối tác phẩm cũng ngầm nói lên một điều thật xót xa. Dƣờng nhƣ những điều tốt đẹp đang rời bỏ vƣơng triều nhà Trần mà đi. Vậy thì còn lí do gì để không đổi mới, thay dòng nƣớc đục bằng dòng nƣớc trong?

Có thể nói, với quan niệm khá mới về tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh đã đem đến cho ngƣời đọc cách nhìn nhận, đánh giá về lịch sử thật công bằng và sâu sắc. Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh là con ngƣời có tài, dám làm, dám chịu và đặc biệt là ngƣời đƣợc lịch sử giao cho sứ mệnh đổi mới đất nƣớc. Những cách tân dù đúng đến mấy cũng luôn gặp phải những trở lực rất lớn. Chống lại nhà Trần, dù là đặt việc nƣớc lên trên hết, dù là để mở ra một thời đại mới, thì Hồ Quý Ly cũng không khỏi chịu tiếng là thoán đoạt, là phản phúc, đa sát và tàn bạo. Bằng những trang viết của mình, Nguyễn Xuân Khánh đã trả lại cho Hồ Quý Ly những gì ông xứng đáng đƣợc hƣởng. Điều này nhờ vào thái độ tự do của nhà văn đối với lịch sử, là quan niệm của Nguyễn Xuân Khánh về thể loại tiểu thuyết lịch sử.

Tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo nói về thời nhà Lý, giai đoạn 1088-1138 dƣới hai triều đại Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông. Cho thấy Võ Thị Hảo: “hiểu và dồn sức vào những nhiệm vụ thực sự của tiểu thuyết khi

tiếp cận đề tài quá khứ”[3]. Nếu nhƣ Hồ Quý Ly là bức tranh hiện thực lịch

sử sống động, ở đó, quá khứ đƣợc coi là tiền sử của hiện tại và sự vận động của lịch sử tự nó sẽ soi sáng những vấn đề hiện tại luôn mang tính thời sự,

thì Giàn thiêu cũng mang đến cho ngƣời đọc những vấn đề thời sự không

Năm 2003, Giàn thiêu xuất hiện trên văn đàn với nhiều bất ngờ và mới mẻ. Nếu nhƣ Nguyễn Xuân Khánh quan niệm “Tiểu thuyết lịch sử có

hai loại” nhƣ trên đã trình bày thì đối với Võ Thị Hảo, viết tiểu thuyết lịch

sử, cụ thể là qua nhân vật Đạo Hạnh thì, nhân vật này “trong chính sử và dã

sử chỉ là “cái đinh” để tôi treo bức tranh của mình lên đó...”[31]. Từ quan

niệm đó, tác giả Giàn thiêu đã sử dụng các chất liệu lịch sử một cách thật hợp lý để tác phẩm này trở thành tiểu thuyết lịch sử. Đúng nhƣ nhà phê bình Lại Nguyên Ân nhận đinh, Võ Thị Hảo đã làm đƣợc điều: “từ các chất liệu về hai nhân vật lịch sử truyền thuyết hoá, nhà văn xây dựng nên một nhân vật tiểu thuyết”[3].

Và khi đọc Giàn thiêu, chúng ta thấy hàng loạt “cái đinh” đƣợc đóng lên để treo những bức tranh của chị. Ngoài nhân vật chính Từ Lộ với hai kiếp sống. Từ Lộ- một công tử con quan, sinh ra dƣờng nhƣ chỉ biết đọc sách, đánh cờ, thổi tiêu… nhƣng sau đó lại trải qua bao thăng trầm và cuối cùng đã trở thành Đạo Hạnh đại sƣ quyền pháp cao siêu đƣợc trọng vọng, đƣợc ngƣời dân tin theo. Và một Thần Tông - ở kiếp thứ hai mang đầy dục vọng nhớ tiếc xa xăm.

Nhân vật Từ Lộ - Thần Tông đã đƣợc tác giả Giàn thiêu thể hiện không phải nhƣ một tấm gƣơng hay một bản thành tích công đức, nghĩa là không phải nhƣ nhân vật sử thi, mà nhƣ một con ngƣời với số phận và tính cách riêng của nó; nhƣ những kinh nghiệm sống, những chiêm nghiệm thành bại trong cuộc đời, nghĩa là nhƣ nhân vật tiểu thuyết. Khi là Từ Lộ, giai đoạn là vị đại sƣ núi Sài đức cao vọng trọng, nhân vật đƣợc phác hoạ bằng những chi tiết miêu tả tâm lý, nói lên suy nghĩ của nhân vật. Khi Từ Đạo Hạnh đƣợc chúng sinh tôn sùng vì công giáo hoá và chữa bệnh cho họ, vị đại sƣ bỗng nhận ra việc thao túng lòng tin của mọi ngƣời sao mà dễ dàng đến thế. Và càng khuyên dạy họ coi khinh vật dục, chịu đựng mọi nỗi khổ hiện kiếp để hƣởng sung sƣớng nơi Niết Bàn, đại sƣ càng nghi ngờ lòng tin của chính mình. Ngài cảm thấy đƣờng đến Niết Bàn càng đi càng xa, vậy mà

ngẫm ra mình chƣa kịp có một ngày sống cho mình. Ngài thấy bọn ngƣời quyền quí riêng hƣởng xa hoa, làm đủ thứ bậy bạ lại có quyền dựa danh đức phật để tự an ủi và lấp liếm tội ác. Tóm lại, trong tâm can Từ Đạo Hạnh, lòng ham sống trần gian vẫn còn quá sâu nặng. Và ngay cả khi sống ở kiếp thứ hai thì tham vọng quyền lực, thoả mãn khát vọng cao sang, quyền quý vẫn mãi còn đeo đuổi nhân vật này. Thời điểm chữa bệnh cho Thần Tông chính là bằng chứng nói lên tất cả. Mặc dù đã nhớ lại kiếp trƣớc mình làm những gì, bây giờ, có thể siêu thoát để không còn vƣơng vấn gì với đời. Nhƣng chính tham vọng quyền lực, thoả mãn khát vọng cao sang quyền quý từ kiếp trƣớc sẽ mãi là căn bệnh cố hữu không thể chữa khỏi. Sau cái chết của Dƣơng Hoán Thần Tông, với chi tiết cuối: Các đệ tử của đại sƣ Đạo Hạnh trên núi Sài vẫn thấy nhục thân ngài chƣa hề hƣ hoại; họ tự hỏi: Chẳng lẽ đức thầy của họ đến bây giờ vẫn còn lơ lủng ở cõi trần luân này sao. Qua đó ngƣời đọc có cách nhìn nhận về nhân vật này, sự ham hố cõi trần vẫn là tính cách bất biến ở nhân vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng chính bởi những quan niệm nhƣ trên đã tạo cho Giàn thiêu

mang đậm chất tiểu thuyết. Và khi gấp lại cuốn sách, nguời đọc có thể đi tới những chiêm nghiệm về cuộc đời nhƣ: con ngƣời sinh ra vốn không phải để trả thù; ngƣời chỉ sống với hận thù cũng là nhân dạng méo mó không dễ sửa chữa; kẻ thuyết giảng với ngƣời đời một đƣờng, bản thân lại làm một nẻo chắc chắn sẽ bị ngƣời đời lật tẩy; khát vọng sống nhiều hơn một kiếp hữu hạn là có thể hiểu đƣợc nhƣng tham vọng quá đáng tất sẽ bị gãy đổ… Và sau khi đọc tiểu thuyết Giàn thiêu, ngƣời đọc không thể đánh giá nhân vật Từ Lộ đã đƣợc xây dựng thành nhân vật tốt hay xấu. Chỉ có thể nói, đó là một nhân vật với số phận và tính cách của mình. Tính cách đó đặt trong hàng loạt mối quan hệ với các nhân vật khác. Ngoài nhân vật Từ Lộ, thì các nhân vật nhƣ Nguyên Phi ỷ Lan, vua Nhân Tông cũng là những cái đinh để tác giả treo những bức tranh của mình lên. Nếu nhƣ trong chính sử ta bắt gặp một Ỷ Lan coi việc nƣớc với biết bao công trạng, đƣợc nhân dân tôn sùng lập đền

thờ, Đức Nhân Tông làm mọi việc đều sáng suốt, thì trong tiểu thuyết Giàn

thiêu, nhân vật Ỷ Lan phải tự đội mồ đứng dậy để nói về những tội ác của

Một phần của tài liệu Hư cấu nghệ thuật và sự thực lịch sử qua Hồ Quý Ly và Giàn thiêu (Trang 30)