Từ sau năm 1945, hiện thực kháng chiến là đối tƣợng chính trong văn học mà các nhà văn hƣớng tới. Lúc này, cách mạng đã thành công, miền Bắc tăng cƣờng sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội, sát cánh cùng miền Nam đấu tranh chống Thực dân Pháp xâm lƣợc trở lại. Văn học yêu nƣớc đang từ chỗ bị kìm kẹp, kiểm duyệt khắt khe nay đƣợc tự do phát triển.Ở giai đoạn đầu thế kỷ XX, nhà văn chỉ dám mƣợn chuyện lịch sử để nói bóng gió chuyện đƣơng thời, khơi gợi tinh thần dân tộc, yêu nƣớc chống ngoại xâm thông qua việc khắc hoạ lại những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử. Còn giai đoạn sau 1945, nhà văn tham gia cách mạng, trực tiếp đi sâu đi sát thực tế thì mảng đề tài viết về lịch sử tạm thời lắng xuống để nhƣờng chỗ cho văn học viết về cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc và xây dung chủ nghĩa xã hội.
Từ thập kỷ 60-70 của thế kỷ trƣớc tới nay, tiểu thuyết lịch sử đã xuất hiện trở lại với những cây bút giàu tâm huyết. Đó là Chu Thiên với Bóng
nước Hồ Gươm; Thái Vũ với Cờ nghĩa Ba Đình. Và nhất là những tác phẩm
của Nguyễn Huy Tƣởng nhƣ Lá cờ thêu sáu chữ vàng; Kể chuyện Quang
Trung... những tác phẩm này đã đọng lại trong lòng ngƣời đọc dƣ âm khó
phai. Mặc dù không phát triển rầm rộ nhƣ nửa đầu thế kỷ XX nhƣng tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này cũng gặt hái đƣợc những thành tựu đáng kể.
Tài năng của Chu Thiên dƣờng nhƣ đƣợc tích tụ ở Bóng nước Hồ Gươm, tác phẩm dày 842 trang viết về tầng lớp sĩ phu Hà Thành trƣớc nạn xâm lƣợc của Thực dân Pháp nửa sau TKXX. Tác phẩm cho thấy sự hiểu biết cặn kẽ về Hà Nội của nhà văn trong hoàn cảnh lịch sử giai đoạn này. Trên khung cảnh lịch sử ấy, Chu Thiên sáng tạo ra một hệ thống nhân vật, xoay quanh hệ thống nhân vật chính là tầng lớp sĩ phu Hà Thành. Qua đây, ta bắt gặp sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự kiện và nhân vật. Đòi hỏi ở ngƣời viết tài năng, sự lao động miệt mài trên con đƣờng vƣơn tới sự hoàn thiện của thể loại. Cùng với Bóng nước Hồ Gươm, Cờ nghĩa Ba Đình của Thái Vu cũng đƣợc xem là thành tựu đáng kể trong thể loại này, câu chuyện
tập trung xây dung hệ thống nhân vật phản diện nhƣ trung tá Dood và Metizinger, tay sai Vƣơng Duy Trinh... đã gây ấn tƣợng trong lòng độc giả và lắng đọng dƣ âm khó phai. Có thể nói, hầu hết các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này mặc dù có hƣ cấu và sáng tạo, nhƣng nhà văn chƣa thực sự thoát li cách viết truyền thống. Chính vì vậy mặc dù đã có những bƣớc phát triển hơn so với giai đoạn đầu thế kỷ XX song những tác phẩm mà các nhà văn tạo ra vẫn gần với sử hơn là tiểu thuyết. Bởi mục đích của các nhà văn lúc này vẫn là tái hiện lịch sử, từ đó đề xuất những kiến giải về các sự kiện lịch sử trong quá khứ. Điều này giống với nguyên tắc trung thành với sự thật lịch sử bị chi phối bởi quan niệm chính thống của các sử gia phong kiến. Có thể nói, từ điểm nhìn của một “sử gia”, nhà văn bị hạn chế trong khám phá lịch sử do sự lấn át của tƣ cách sử gia với tƣ cách nhà tiểu thuyết. Tuy vậy, vẫn có thể khẳng định rằng, tiểu thuyết lịch sử gia đoạn này đã có khả năng bao quát hiện thực khá sâu sắc, khả năng hƣ cấu linh hoạt. Tuy giai đoạn thập kỷ 60 -70 của thế kỷ trƣớc, tiểu thuyết lịch sử nằm trong dòng chảy của văn học kháng chiến, nhƣng nó vẫn dành đƣợc sự quan tâm của đông đảo công chúng và nó cũng đã có những tìm tòi đổi mới riêng để vƣơn tới hoàn thiện thể loại.
Sau 1975, khi đất nƣớc hoàn toàn thống nhất, cùng với sự đổi mới đất nƣớc, văn học cũng dần thay da đổi thịt thì vấn đề lịch sử đƣợc thể hiện trong văn học cũng đƣợc đề cập nhiều hơn. Những cuộc tranh luận về “văn học đổi mới” là chất xúc tác để nhà văn đƣa ra cách nhìn lịch sử theo con mắt chủ quan của mình, song vẫn đảm bảo tính chân thực khách quan. Nguyễn Huy Thiệp với những chuyện huyền thoại và lịch sử nhƣ Những
ngọn gió Hua Táp; Kiếm sắc; Vàng lửa; Phẩm tiết... đã gợi một số vấn đề
về tiểu thuyết lịch sử nhƣ cách ứng xử của nhà văn trƣớc chất liệu lịch sử, có sáng tạo lại lịch sử trên cơ sở giữ lại những hằng số lịch sử đƣợc không? Điều đó có nên chăng? Nó tác động trở lại với ngƣời đọc nhƣ thế nào?
Để bắt nhịp với sự đổi mới văn học, tiểu thuyết Việt Nam nói chung và tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nói riêng có những bƣớc chuyển mạnh về nội dung và nghệ thuật. Văn học trở về quỹ đạo đời thƣờng với những hiện thực ngổn ngang, bề bộn của cuộc sống. Cũng từ đó mở ra những cảm hứng về một hiện thực đa chiều với những cung bậc nông sâu khác nhau. Cấu trúc tiểu thuyết cũng nhƣ nghệ thuật trần thuật đã thay đổi. Lúc này, kỹ thuật hiện đại của tiểu thuyết phƣơng Tây du nhập và ăn sâu vào phƣơng pháp sáng tác của các nhà văn từ đó mang lại những điểm mới trong tiểu thuyết nƣớc nhà. Hàng loạt cây bút xuất sắc với những tác phẩm tiểu thuyết để lại ấn tƣợng khó phai trong lòng độc giả. Phạm Thị Hoài với bút pháp huyền thoại hoá trong Thiên sứ, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh với dòng ý thức, dòng tâm trạng... Đến đầu những năm 90 của thế kỷ, tiểu thuyết lịch sử phát triển cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Hàng loạt tác phẩm ra đời
nhƣ Ngôi vua và những chuyện tình; Người đẹp ngậm oan; Gươm thần Vạn
Kiếp; Bão táp cung đình; Vằng vặng sao Khuê...
Ngô Văn Phú đem đến cho thể loại này những đề tài hấp dẫn viết về những ngƣời phụ nữ xinh đẹp, danh giá nhƣng cũng đầy tai tiếng trong lịch sử nhƣ tuyên phi Đặng Thị Huệ (Người đẹp ngậm oan; Tuyên phi họ Đặng)
hay những chuyện thâm cung bí sử và những nhân vật lịch sử còn nhiều tranh cãi nhƣ trong Tể tướng thời tao loạn; Ngang trái phủ Tây Hồ. Hoàng Quốc Hải lấy cảm hứng từ triều Trần- một triều đại đã có công đóng góp không nhỏ trong lịch sử nƣớc nhà làm cảm hứng sáng tác. Thời đoạn khi Trần Thủ Độ chuyển ngôi từ Lý Chiêu Hoàng sang Trần Cảnh, cho tới khi Vƣơng triều sụp đổ đƣợc tác giả tái hiện với những trang viết tâm huyết, thấu tình đạt lý khi phán xét sự việc lịch sử. Năm 1999, Vằng vặc sao Khuê
đoạt giải thƣởng Hội nhà văn gây đƣợc tiếng vang lớn trên văn đàn, đồng thời đánh dấu thêm một bƣớc phát triển mới cho tiểu thuyết lịch sử nƣớc nhà. Tác phẩm miêu tả nhân cách cao đẹp của Nguyễn Trãi với cách viết ấn tƣợng song rất hợp lý.
Và chỉ một năm sau đó cuốn Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh đƣơc xuất bản lại tiếp tục ghi dấu ấn trong lòng độc giả. Tác phẩm gây đƣợc tiếng vang lớn khép lại tiểu thuyết lịch sử thế kỷ XX trong ánh hào quang đang còn lung linh toả sáng trên bầu trời tiểu thuyết, thổi thêm luồng gió mới vào tiểu thuyết lịch sử. Tuy “tác phẩm phản ánh lịch sử đúng hoàn toàn như tư liệu nhưng đồng thời nó có sự hư cấu theo hướng dễ chấp nhận. Và
dù hư cấu, tác phẩm vẫn cất cánh trên hiện thực, có liên hệ với tư liệu”. [54]