Nghệ thuật kết cấu

Một phần của tài liệu Hư cấu nghệ thuật và sự thực lịch sử qua Hồ Quý Ly và Giàn thiêu (Trang 65)

Theo Từ điển tiếng Việt với tƣ cách là tác phẩm văn học, kết cấu là sự phân chia, là bố trí các phần, các chƣơng mục theo một hệ thống nhất định để thể hiện nội dung tác phẩm. Nói cách khác, nó là toàn bộ tổ chức phức tạp bao gồm mọi mối quan hệ giữa chỉnh thể và bộ phận,giữa bộ phận và bộ phận trong một tác phẩm văn học, Bất kể một tác phẩm văn học nào cũng có kết cấu, và cũng chính nhờ có kết cấu mà giá trị nghệ thuật mới đƣợc biểu hiện. Nó góp phần quan trọng làm nên thành công của tác phẩm.

Đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh ta dễ dàng nhận ra sự phân chia thành các chƣơng rất rành mạch, mỗi chƣơng đƣợc đặt cho một cái tên cụ thể: Chƣơng I: Hội thề Đồng Cổ, chƣơng II: Hồ Nguyên Trừng, chƣơng III: Ông vua già, chƣơng IV: Cái chết của ông vua già, chƣơng V: Trần Khát Chân, chƣơng VI, VII: Vua Thuận Tông và bà Hoàng thánh Ngẫu, chƣơng VIII: Trong vƣờn ngự uyển, chƣơng IX: Một ngày của thái sƣ (Minh đạo 1), chƣơng X: Một ngày của thái sƣ (Minh đạo 2), chƣơng XI: Ngôi chùa đổ, chƣơng XII: Đƣờng lên Yên Tử, chƣơng XIII: Hội thề Đốn Sơn. Với sự phân chia thành mƣời ba chƣơng riêng biệt nhƣ vậy,

Nguyễn Xuân Khánh cho ta cảm nhận về từng cuộc đời, từng thời đoạn nhất định. Ở đó, thời gian không đi theo một trình tự nhất định, không phải hết giai đoạn này lại chuyển sang giai đoạn khác mà có sự kết hợp đan xen giữa quá khứ - hiện tại, để rồi dần dần các nhân vật hiện lên thật rõ ràng từ cách đi đứng, suy nghĩ, hành động. Hoặc cũng có thể thời khắc hiện tại này lại là quá khứ của giai đoạn kia và tƣơng lai của giai đoạn nọ. Tất cả đƣợc đan cài trong tác phẩm, có khi tƣơng lai xuất hiện trƣớc quá khứ, hiện tại. Chẳng hạn nhƣ chƣơng II: Hội thề Đồng Cổ nếu xét theo trình tự thời gian còn phải đặt sau chƣơng V: Trần Khát Chân. Và trong mỗi chƣơng thì việc đan cài thời gian hiện tại – quá khứ - tƣơng lai luôn hiện ra rõ rệt và thƣờng chúng không theo trình tự thời gian. Nguyễn Xuân Khánh không đi từ quá khứ - hiện tại đến tƣơng lai mà ông đi từ nhân vật, từ sự kiện để rồi nói rõ nhân vật và sự kiện ấy trong quá khứ, hiện tại, tƣơng lai. Với sự kiện Hội thề Đồng Cổ - ông hé mở cho chúng ta thấy việc Hồ Quý Ly muốn cƣớp ngôi qua bài giảng mộng của Sử Văn Hoa ở hiện tại nhƣng cũng ngoái về quá khứ, để biết nguồn gốc xuất thân của Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng để làm nền tảng chuyển sang chƣơng II, nói về nhân vật này, một nhân vật đặc biệt, vừa là nhân vật khá chủ chốt trong tác phẩm nhƣng đồng thời lại là ngƣời dẫn truyện. Nhân vật Nguyên Trừng xƣng tôi kể về cuộc đời mình đồng thời kể về những sự kiện diễn ra xung quanh với bao mƣu mô tính toán của cha và phe đối lập. Tiếp đến chƣơng III,IV là sự xuất hiện của ông vua già Nghệ Tông và cái chết của ông. Đây chính là sự tiếp diễn thời gian của hội thề Đồng Cổ. Trong đó ông vua già Nghệ Tông vừa đƣợc biết tới bằng sự ngoái lại quá khứ làm ngƣời đọc dần dần hình dung ra các sự kiện về cuộc đời ông - một cuộc đời của con ngƣời thông minh, nhân hậu nhƣng đầy biến động. Cũng nhƣ vậy, các nhân vật các sự kiện khác cũng đƣợc hiện lên rõ nét về cả nguồn gốc suy nghĩ, hành động qua từng chƣơng, từng đoạn. Nó vẫn là cái quá khứ - hiện tại- tƣơng lai đƣợc đan xen lẫn nhau. Có khi đang ở thời hiện tại, Nguyễn Xuân Khánh lại đƣa chúng ta ngoái lại cái quá khứ xa lắc

xa lơ, khi Hồ Quý Ly còn là cậu bé thích lửa, luôn luôn nhen một ngọn lửa trong một gốc cây cổ thụ mà chỉ có cô bé Huy Ninh biết đƣợc điều đó thì nay Hồ Quý Ly lại đang làm mƣa làm gió trong triều đình nhà Trần, mong muốn lật đổ cơ nghiệp nhà Trần bằng nhiều mƣu mô thủ đoạn. Hay nhƣ anh chàng Phạm Sinh với bức vẽ Tứ Phụ làm cho Quý Ly bực bội khi đƣợc ban từ tay Nghệ Hoàng mãi sau này mới xuất hiện trong cái quá khứ của nhà sƣ Phạm Sƣ Ôn và Cô Sáo.

Có thể nói, Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh không đƣợc kết cấu theo tuyến dọc – theo trình tự thời gian mà nó đƣợc kết cấu theo các sự kiện và nhân vật. Từ đó, không gian lịch sử cuối đời nhà Trần hiện ra chân thực và sinh động. Tình hình đất nƣớc rối ren loạn lạc và suy nghĩ của những con ngƣòi trong cuộc.Và dù là số phận của bậc quân vƣơng nhƣ Nghệ Tông, Duệ Tông, Nhân Tông hay một số cô nô tỳ (Cô Sáo), một cung nữ (Ngọc Kiểm), một ca kỹ (Thanh Mai)... đều đƣợc đƣa đẩy trong không gian lịch sử đầy biến động, Nghệ Tông chỉ đƣợc hƣởng ba năm thái bình, còn sau đó loạn lạc liên miên.

Dƣờng nhƣ Nguyễn Xuân Khánh đã có sự sắp xếp hợp lí kết cấu của từng phần, làm cho ngƣời đọc khi đánh giá, cái đƣợc, cái mất, cái đúng, cái sai, thiện và ác của từng nhân vật là không đơn giản. Hồ Quý Ly trong con mắt của phe bảo thủ “chẳng khác gì loài chó lợn”, con ngƣời đa nghi đa sát, tàn bạo và thâm hiểm... Nhƣng xét về yêu cầu cách tân đất nƣớc thì Hồ Quý Ly mới là nhân vật đủ tài để thực hiện sứ mệnh đó. Hồ Quý Ly là con ngƣời đầy khát vọng, mƣu lƣợc và có tầm nhìn xa trông rộng. Nhƣng không phải là sắt đá. Mà bên trong tâm hồn, ta còn bắt gặp Quý Ly - một con ngƣời cô độc, thầm lặng song giàu tình cảm trong quan hệ với ngƣời thân. Ông hiểu và xót thƣơng vô hạn cho Thành Ngẫu con gái yêu của ông, tuổi còn trẻ mà đã chịu cảnh goá bụa...

Trần Khát Chân là vị tƣớng tài ba và mƣu lƣợc, đƣợc Quý Ly tiến cử và đánh Chế Bồng Nga, đƣợc Nghệ Tông trao cho thanh ngự kiếm đã giúp

cho nhà Trần thoát khỏi tình thế nƣớc sôi lửa bỏng. Nhƣng ông không đơn thuần là võ tƣớng võ biền. Đây là con ngƣời có trái tim nghệ sĩ tinh tế, có tình yêu đối với cái đẹp, có lòng nhân hậu..nhƣng đối với kẻ thù của mình, ông cũng có mƣu sâu kế hiểm tàn bạo và thủ đoạn chẳng kém Hồ Quý Ly. Ông đã đề nghị Sử Văn Hoa viết cuốn sách dựng chuyện bôi nhọ Quý Ly bởi theo ông : “Để tiêu diệt kẻ thù thì ta có quyền làm tất cả, ngay cả dựng

nên sự việc”.[39; 635]

Với kết cấu đa chiều. Từng nhân vật đƣợc đặt trong mối quan hệ với lịch sử. Mà thời gian không theo trình tự nhất định, nó có thể đang là hiện tại nhƣng lại quay trở lại quá khứ một cách nhanh chóng và rồi trở lại thực tại để từ đó các nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh đƣợc hiện lên với nguồn gốc, tính cách hành động đúng nhƣ nó phải thế. Và đâu là tốt? Đâu là xấu? Đâu là công? Đâu là tội? Cái đó cần phải xem xét. Bởi mỗi nhân vật đều có phần sáng phần tối.

Dƣờng nhƣ, thông qua kết cấu này, Nguyễn Xuân Khánh muốn ngần nói cho chúng ta rằng : “Nên tìm ra một con đƣờng khác kết hợp đƣợc nền tảng của cái cũ và sức mạnh sinh khí của cái mới để mà tránh đổ máu, tránh tàn bạo man rợ, tránh tai hoạ, phá phách. Bởi lẽ, tác phẩm cũng cho ngƣời ta thấy không phải cứ bảo thủ là không còn tinh hoa. Và không phải cứ cách tân là đã hết thủ đoạn đi kèm. Và cũng nhờ cách kết cấu này ngƣời đọc cảm nhận nhân vật trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh là nhân vật tiểu thuyết chứ không phải nhân vật của thể loại nào khác.

Cùng với Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo cũng có kết cấu đa chiều. Khi xem xét toàn bộ tiểu thuyết ta có thể nhận ra tác phẩm này có sự xáo trộn thời gian, xen lẫn giữa hai kiếp của cùng một nhân vật Từ Lộ - Thần Tông. Ta gặp sự kiện vua Lý Thần Tông lên đƣờng đến Na Ngạn – nơi thiêu các cung nữ khi đức vua Nhân Tông mới băng hà. Nhƣng ở chƣơng II, III, IV, tiếp theo gần nhƣ có một sự thay đổi chóng mặt, ngƣời đọc không còn thấy dấu vết gì về vị vua Thần Tông mới

chỉ mƣời hai tuổi còn run sợ và việc thiêu ngƣời rồi sau đó chắc là vì lòng nhân hậu đã tha chết cho cô cung nữ Ngạn La. Mà hoàn toàn là một sự kiện khác, cuộc đời khác. Đó là sự kiện về cái chết của Từ Vinh – quan Tăng Đô Án và cuộc đời sóng gió của chàng Từ Lộ con trai con Tăng Đô Án. Chàng quyết tâm báo thù cho cha mẹ.

Ngƣời đọc có cảm giác nhƣ xem xét hai mảnh đời, hai nhân vật hoàn toàn khác nhau. Nhƣng khi câu chuyện đến thời điểm Đạo hạnh đại sƣ viên tịch hoá thân sang kiếp khác thì ngƣời đọc mới nhận ra sự xáo trộn thời gian một cách rành mạch. Đó là khoảng thời gian từ năm 1088 – 1138. Các sự kiện bám theo các biến cố về tiểu sử hai con ngƣời: Từ lộ và Lý Nhân Tông. Mạch thứ nhất nằm trong khoảng thời gian 1088 – 1117 và mạch thứ hai trong khoảng 1117 – 1138.

Võ Thị Hảo đã đƣa ra cách kết cấu nhƣ vậy để làm nổi bật hai cuộc đời trong cùng một con ngƣời. Cuộc đời thứ nhất với tên gọi Từ Lộ, công tử họ Từ sinh ra trong một gia đình quan lại liêm chính, chàng là con Từ Vinh – quan Tăng Đô án, coi quản tăng ni phật tử. Ngay từ nhỏ, hôn ƣớc đã đƣợc cha mẹ đôi bên sắp đặt, chàng và Nhuệ Anh nhƣ một đôi trời sinh, tuy là do hai bên giao ƣớc đính hôn nhƣ thực sự đôi trai tài gái sắc vô cùng hạnh phúc với tình yêu và chỉ mong đến ngày hợp cẩn, đƣợc sống với nhau đến đầu bạc răng long. Nhƣng rồi sự việc diễn ra không nhƣ mong muốn, cha chàng, quan Tăng Đồ án Từ Vinh bị Diêm Thành hầu và pháp sƣ Đại Điên sát hại, mẹ chàng đau khổ đến cùng cực khi nỗi oan khuất của cha chàng không đƣợc giải lại còn bị khép cho tội đã vu cáo hoàng thân quốc thích và bị cách chức làm thứ dân, tịch biên gia sản. Đau đớn quá mức mẹ chàng không chịu nổi đã uất ức mà chết. Tuy vậy, không cam chịu nỗi oan khuất,chàng đem lá đơn viết bằng máu đến lễ điểm binh dâng lên vua Nhân Tông, tƣởng nỗi oan đƣợc giải, nào ngờ suýt bị chém đầu vì dám kinh động bệ rồng, lá đơn máu bị lớp lớp chân ngựa voi xéo nát. Lần thứ ba không thể động đến thủ phạm ở

ngôi cao, chàng định một phen sống mái với kẻ đâm thuê chém mƣớn, nhƣng với gân sức một thƣ sinh trói gà không chặt, chàng không thể làm gì?

Từ Lộ hiểu rằng muốn trả thù chí ít là trừng trị kẻ giết thuê kia, thì chính chàng phải học phép thuật cao hơn Đại Điên. Chàng tìm đến đại sƣ núi Yên Tử nhƣng ngài cho chàng biết thiền viên của ngài không phải là nơi dung dƣỡng niềm thù hận, cũng không dạy phép hại ngƣời. Tuy vậy “Nếu khoanh tay trƣớc kẻ ác thì tất vô tình hại ngƣời hại ngƣời thiện” đại sƣ bèn chỉ lối cho chàng cùng Minh Không và Giác Hải sang học đạo bên nƣớc Tây Trúc. Trên đƣờng đi chàng gặp lại Nhuệ Anh, ngƣời mà chàng yêu say đắm chỉ mong đến ngày hợp cẩn, nàng đã bị ép gả cho chính con trai kẻ thù chủ mƣu giết cha chàng, nàng đã cam chịu ngồi lên xe hoa để rồi bỏ trốn trƣớc lễ hợp cẩn. Nàng đi tìm chàng, nguyện theo chàng đến cùng trời cuối đất, nhƣng Từ Lộ vì mối thù của cha mẹ, chàng từ bỏ tất cả. Đôi tình nhân dâng hiến nhau và nàng nhảy xuống thác dữ của sông Gâm, bởi ý chàng đã quyết, không cho nàng đi theo. Đƣờng đi Tây Trúc vô cùng hiểm trở, nhiều lần tƣởng bỏ xác dọc đƣờng. Đến lúc gặp đƣợc thầy, trong khi Minh Không và Giác Hải chọn học cùng một hƣớng thì Từ Lộ chọn học hƣớng khác cốt rèn đƣợc phép thuật cao cƣờng để trở về báo hận nhà, chàng thú nhận rằng vẫn chƣa rời khỏi cõi vô minh, vẫn chọn con đƣờng nặng nợ luân hồi lạc kiếp. Nhƣng thật chớ trêu thay, sau mƣời ba năm khổ công tu luyện giữa núi cao tuyết giá cốt để trả thù, vậy mà khi trở về, việc trả thù lại quá dễ dàng. Diêm thành hầu chỉ là cái xác không hồn ngày ngày chạy theo đứa con trai độc nhất hoá điên sau đám cƣới bất thành và vụ cháy nhà ngày ấy. Chàng tìm đến kẻ giết thuê năm xƣa thì hắn lại gần nhƣ không một chút chống cự để cho chàng mặc sức ra tay và hắn tiếp nhận cái chết bình thản đến mức chàng thoáng chút ghen tỵ. “Từ Lộ rã rời, nhìn thấy kẻ thù mà chàng đã dành cả đời để căm hận, để nuôi chí,nay đã tự kiệt quệ, tự huỷ hoại. Nhƣng phép thuật phải chịu khổ nhục mới luyện đƣợc trong mƣời mấy nay trời nay chàng dùng vào việc gì nữa. Ngƣời chàng trống rỗng”. Thù nhà đã trả, chàng

tìm đến thác dữ nơi ngƣời yêu trầm mình năm xƣa toan tự vẫn theo nàng nhƣng chính hồì ức tình yêu lại khiến sức sống trong chàng trỗi dậy. Từ Lộ quyết định “Từ nay dành trọn cho việc khuyến dưỡng hỷ xả, xa dời vật dục, đem chân tâm để quy nạp thiên hạ muôn người làm một, lấy lẽ từ bi để

khuyên dạy chúng sinh” [30; 400].

Đến đây, câu chuyện vẫn đi theo mạch riêng của nó. Đó là cuộc đời của chàng Từ Lộ vì mối thù giết cha quyết chọn con đƣờng học phép thuật để trả thù nhà. Toàn bộ câu chuyện đƣợc diễn ra đúng trình tự thời gian không hề có sự xáo trộn. Sự việc xảy ra trƣớc kể trƣớc, sự việc xảy ra sau kể sau. Tuy vậy, xen giữa câu chuyện về nhân vật Từ Lộ là những đoạn nói về nhân vật thứ hai – Lý Thần Tông mà cảm giác nhƣ không có gì ăn nhập với câu chuyện trƣớc. Bởi thời gian xa rời hoàn toàn với hiện tại của nhân vật từ Lộ. Nhƣng chỉ dến khi Võ Thị Hảo cho nhân vật Từ Lộ tiếp tục xuất hiện với vai trò là vị đại sƣ Đạo Hạnh núi Sài đức cao vọng trọng, hàng trăm nghìn ngƣời tin theo, nhƣng lòng ham sống ở trần gian còn quá nặng, đại sƣ đã mƣợn phu nhân sùng hiền hầu để đầu thai là công tử Lý Dƣơng Hoán mà sau này đƣợc lập làm vua Lý Thần Tông. Thì lúc này ngƣời đọc mới thấy đƣợc sự xáo trộn thời gian trong kết cấu tác phẩm. Và chắc chắn, không phải ngẫu nhiên mà Võ Thị Hảo đƣa ra kết cấu hai cuộc đời trong một con ngƣời nhƣ vậy. Bởi chính ở kiếp thứ hai, kiếp làm vua Lý Thần Tông đƣợc ngồi trên ngôi cao nhất với mong muốn bảo hộ ngƣời thân , để cứu giúp thiên hạ. Nhƣng rốt cục, ở kiếp thứ hai, ngài đã làm đƣợc gì nào? Dù đƣợc ngồi ở vị trí cao nhất, nhân vật này cũng chẳng làm đƣợc gì đáng gọi là vì nƣớc vì dân. Điều duy nhất có thể kể lại là những lạc thú mà chỉ ở ngôi vị ấy mới đƣợc hƣởng. Tác giả Giàn thiêu chỉ nhấn mạnh vào hai điểm chính ở kiếp thứ hai: tình và tật. bên trong Dƣơng Hoán có một “ngƣời già” Từ Lộ và khát khao khôn giải của kiếp trƣớc đã in hằn thành một khắc khoải của căn nguyên bí ẩn chỉ lộ ra khi gặp sƣ bà chùa Trầm, vốn chính là ngƣời vợ hẹn ƣớc từ thời trẻ của Từ Lộ, sau khi nhảy xuống thác oán đã đƣợc cứu vớt và

sống cuộc đời tu hành của một ni sƣ để giờ gặp lại “cố nhân” đã sống ở kiếp

Một phần của tài liệu Hư cấu nghệ thuật và sự thực lịch sử qua Hồ Quý Ly và Giàn thiêu (Trang 65)