Tổ chức dạy học trên lớp

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bài tập hóa hữu cơ cho học sinh chuyên hóa lớp 11 - THPT (Trang 81 - 82)

8. Cái mới của đề tài

2.3.2. Tổ chức dạy học trên lớp

Tùy từng nội dung mà GV sử dụng các PPDH cho phù hợp, có thể tích hợp nhiều PPDH khác nhau trong một tiết học. Để đạt hiệu quả tốt, GV nên chuẩn bị trước giáo án điện tử.

* Phần lý thuyết:

- GV chiếu phần lý thuyết cho HS xem theo từng đề mục nhỏ và đặt câu hỏi xoay quanh đề mục. HS trả lời. GV nhận xét và kết luận phần kiến thức ở đề mục đã được HS trình bày.

Ở một số phần, GV sẽ đặt ra tình huống có vấn đề và cho khoảng thời gian để HS thảo luận với nhau. HS phát biểu ý kiến và các HS khác có thể đặt câu hỏi tranh luận nhằm tạo bầu không khí sôi nổi, gây hứng thú cho môn học. Với phương pháp này, HS sẽ dễ tiếp thu bài và tìm ra “lỗ hổng” kiến thức của mình.

- GV có thể cho HS thuyết trình nội dung được phát trước hoặc tổ chức cho HS tự nghiên cứu trước, soạn bài báo cáo bằng power point để thuyết trình trước lớp tạo cho HS kĩ năng trình bày, kĩ năng tranh luận, kĩ năng giải quyết vấn đề,… tạo sự nhạy bén trong học tập.

- Tuy nhiên, GV cũng cần điều khiển giờ học một cách khoa học, không để không khí học tập bị loãng hay ồn ào.

* Phần bài tập:

- Chỉ sửa những bài tập HS yêu cầu. GV đưa ra một số bài tập đặc trưng và yêu cầu HS cho biết ý kiến hoặc cách giải quyết của mình để cả lớp cùng thảo luận. GV là người cho nhận xét cuối cùng.

- Sau mỗi giờ học dù lý thuyết hay bài tập, GV cũng nên “chốt lại” phần kiến thức trọng tâm và những lưu ý của nội dung từng phần.

- Đối với HSG thuộc đội tuyển HSG, GV sẽ có những buổi học riêng để giải những bài tập tiếp cận đề thi HSGQG.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bài tập hóa hữu cơ cho học sinh chuyên hóa lớp 11 - THPT (Trang 81 - 82)