Nguyên tắc xây dựng BTHH dùng cho học sinh chuyên hóa học

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bài tập hóa hữu cơ cho học sinh chuyên hóa lớp 11 - THPT (Trang 31 - 32)

8. Cái mới của đề tài

2.1.Nguyên tắc xây dựng BTHH dùng cho học sinh chuyên hóa học

Qua quá trình nghiên cứu tài liệu kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, chúng tôi xin đề ra một số nguyên tắc xây dựng bài tập như sau:

1. HTBT phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học

- Bài tập là phương tiện để tổ chức hoạt động cho học sinh, nhằm giúp HS khắc sâu, vận dụng và phát triển hệ thống tri thức đã học, hình thành và rèn luyện các kỹ năng cơ bản. Vì thế, bài tập phải bám sát mục tiêu và góp phần thực hiện mục tiêu môn học.

- Đảm bảo cung cấp cho HS kiến thức, kĩ năng cơ bản của chương trình nâng cao (tạo nền tảng tốt cho luyện thi Đại học) và yêu cầu chuyên sâu của chương trình chuyên hóa .

- Bám sát nội dung cơ bản của chương trình chuyên sâu và làm cơ sở cho việc luyện thi HSG cấp tỉnh, khu vực, quốc gia:

+ Bài tập cho HS không thuộc đội tuyển chỉ giải những bài tập cơ bản của chương trình chuyên sâu.

+ Bài tập cho HSG thuộc đội tuyển giải tất cả bài tập từ cơ bản đến nâng cao, luôn cập nhật đề thi HSG của các tỉnh, khu vực và quốc gia.

2. Đảm bảo tính chính xác, khoa học và hiện đại

+ Nội dung bài tập đưa ra phải được cập nhật phù hợp với việc đổi mới chương trình học.

+ Kiến thức phải chính xác, hạn chế sử dụng bài tập với những kiến thức còn đang tranh cãi.

3. Đảm bảo tính logic, hệ thống

+ Các bài tập được sắp xếp theo: từng chương, từng bài; mức độ khó tăng dần theo trình độ phát triển của HS.

+ Phân loại trình độ HS.

+ Hệ thống BTHH phải bao quát hết các kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất cần cung cấp cho HS.

+ Hệ thống BTHH phải có tính kế thừa, bổ sung lẫn nhau. Bài tập trước làm nền cho bài tập sau.

+ Bài tập phải thể hiện sự rõ ràng, chính xác và khoa học.

4. Đảm bảo cân đối thời gian học lý thuyết và làm bài tập 5. Đảm bảo tính sư phạm

+ Bảo đảm tính vừa sức và phù hợp với nội dung bài học.

+ Các kiến thức bên ngoài khi đưa vào làm bài tập đều phải qua khâu xử lí sư phạm để phù hợp với phương pháp giảng dạy và thúc đẩy khả năng tiếp thu của HS.

+ Tránh sử dụng từ có tính chất địa phương.

+ Bài tập có tính ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống và sản xuất. + Có sự kết hợp với ý thức bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bài tập hóa hữu cơ cho học sinh chuyên hóa lớp 11 - THPT (Trang 31 - 32)