Kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bài tập hóa hữu cơ cho học sinh chuyên hóa lớp 11 - THPT (Trang 25 - 27)

8. Cái mới của đề tài

1.4.2. Kiểm tra đánh giá

1.4.2.1. Tầm quan trong của việc kiểm tra - đánh giá môn hóa trong trường THPT chuyên

Bên cạnh các PPDH tích cực còn một khâu rất quan trọng, đó là khâu kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của HS.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là một vấn đề khó, phức tạp về phương pháp dạy học. Nó có nhiệm vụ làm rõ tình hình lĩnh hội kiến thức, sự thành thạo về kĩ năng, kĩ xảo của HS, bổ sung, làm sâu sắc, củng cố hệ thống hoá và khái quát hoá kiến thức đã học, chuẩn bị cho việc tiếp tục nắm vững kiến thức mới. Ngoài ra, khâu kiểm tra - đánh giá còn giúp GV đánh giá chất lượng giảng dạy, thấy những thành công và những vấn đề cần được rút kinh nghiệm, hiểu rõ mức độ kiến thức và kĩ năng của HS để từ đó có những biện pháp sư phạm nhằm nâng cao chất lượng dạy học, qua đó HS tự đánh giá việc học tập của mình và có những điều chỉnh kịp thời. Vì vậy, GV cần xác định đúng những quan điểm về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS:

- Kiểm tra đánh giá là một khâu không thể thiếu được của quá trình dạy học, là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học.

- Kiểm tra và đánh giá là công việc không chỉ của GV mà cả HS, GV kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS, HS tự kiểm tra và đánh giá việc học tập của mình và kiểm tra đánh giá lẫn nhau. Đối với HS, việc tự kiểm tra và đánh giá góp phần tích cực vào việc phát triển tư duy và việc tự học của HS.

- Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS là trách nhiệm của GV và HS nên trong quá trình này, mối quan hệ giữa GV và HS được tiến hành một cách bình thường, không căng thẳng nhằm đạt được những yêu cầu về chất lượng học tập, về tính tự giác, độc lập sáng tạo của HS, về sự trung thực trong việc đánh giá kết quả giảng dạy học tập.

- Việc kiểm tra đánh giá HS chuyên còn nhằm mục đích phát hiện những HS có năng khiếu để bồi dưỡng thành HS giỏi các cấp và phát hiện những “lỗ hổng” kiến thức để kịp thời bổ sung và hoàn chỉnh.

1.4.2.2. Một số lưu ý khi ra đề kiểm tra

* Khi ôn tập, GV phải giới hạn phần trọng tâm ôn tập để HS có thể ôn tập tốt. GV phải xác định rằng không những ôn tập ở các tiết theo phân phối chương trình mà việc ôn tập phải được tiến hành ngay trong từng tiết học, trong việc tự học ở nhà của HS.

* Việc ra đề kiểm tra đóng một vai trò hết sức quan trọng, tác động trực tiếp và tức thời đến nội dung, PPDH của cả GV và HS - chất lượng của việc kiểm tra- đánh giá phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế đề thi, đáp án và biểu điểm. Do đó việc ra đề thi phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau đây:

- Đề kiểm tra phải đạt độ khó cần thiết, phải đạt được độ phân hóa HS - Đề kiểm tra phải có tích thực tiễn, có câu hỏi liên quan đến thực hành.

- Đề kiểm tra phải chú ý đến khả năng tư duy độc lập, tạo hứng thú học tập cho HS.

Do đó, để làm tốt khâu ra đề, GV cần lưu ý những nội dung sau:

- Nội dung: cần kiểm tra những phần nào? Nội dung phải rõ ràng, chính xác, khoa học, bao quát và đặc biệt là không nên cho HS học tủ một số bài (hạn chế tiêu cực), nên đặt câu hỏi dựa trên sự hiểu biết và sự suy luận, thể hiện được chính “nội lực” của HS.

- Thời gian: phù hợp với từng nhóm đối tượng HS.

- Số lượng đề: cần nhiều mã đề khác nhau để tránh tình trạng “điểm ảo”.

- Hình thức: có thể thay đổi nhiều hình thức khác nhau để tăng khả năng nhạy bén, độ chọn lọc cao và khả năng trình bày bài.

- Có tính thực tiễn.

- Có sự phân hóa trình độ rõ rệt.

- Tần suất: kiểm tra nhiều lần, ở nhiều chương, nội dung bài sau bao quát được được nội dung của những bài học trước.

Đây là khâu quan trọng đối với HS, từ bài kiểm tra các em có thể nhận ra những “lỗ hổng” kiến thức của mình, từ đó các em sẽ có hướng khắc phục, đồng thời qua những bài kiểm tra các em có thể rút kinh nghiệm và làm bài tốt hơn cho những kỳ thi lớn. Do đó, khâu sửa bài rất quan trọng và nhất thiết không được bỏ qua.

Đối với GV, cần lưu ý các điểm sau:

- Xây dựng đáp án chi tiết đến 0,25 điểm và phải tìm ý để thưởng điểm (khuyến khích các em).

- Phải có phần nhận xét vào bài làm của HS.

- Sau mỗi lần kiểm tra, GV nên cố gắng trả bài trong thời gian sớm nhất, nên dành thời gian để nhận xét một cách chi tiết bài làm của HS, phần nhận xét của GV phải bao gồm nội dung kiến thức, phương pháp làm bài, hình thức của bài làm. Qua những nhận xét đó, HS tự đánh giá được bản thân. Từ đó, các em sẽ rút ra bài học để có cách học, cách làm bài tốt hơn cho các bài sau.

- Ngoài ra, GV còn có thể sử dụng phương pháp hướng dẫn và tạo điều kiện để HS có thể tham gia vào kiểm tra đánh giá một cách chủ động, bằng cách GV xác định và phổ biến tiêu chí đánh giá, cung cấp cho HS đáp án, biểu điểm và hướng dẫn cho các em cách tự đánh giá kết quả bài kiểm tra, cũng có thể tổ chức cho HS chấm chéo bài và có sự giám sát của GV.

1.5. Thực trạng của việc dạy môn hóa học ở các trường THPT chuyên của Việt Nam [39]

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bài tập hóa hữu cơ cho học sinh chuyên hóa lớp 11 - THPT (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)