Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bài tập hóa hữu cơ cho học sinh chuyên hóa lớp 11 - THPT (Trang 104 - 107)

8. Cái mới của đề tài

3.5.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.5.1. Về mặt định tính

Thông qua quá trình giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp, qua quan sát và trao đổi với HS có thể đánh giá khái quát như sau:

- Việc xây dựng HTBT hóa hữu cơ lớp 11 dành cho HS chuyên hóa phần nào giúp HS có thể tự học ở nhà và giúp các em đánh giá được khả năng của bản thân mình. Từ đó giúp các em có định hướng tốt trong học tập.

- HTBT này cũng giúp GV hoàn thành công việc một cách nhẹ nhàng và đạt hiệu quả hơn, phù hợp với những đặc thù của trường chuyên.

- Thông qua HTBT này, HS xây dựng được cho bản thân phương pháp tự học, học mọi lúc và học tập suốt đời. Đồng thời qua các buổi thảo luận, chúng tôi nhận thấy một số “kỹ năng mềm” của HS tiến bộ rõ rệt. Điều này sẽ rất có ích cho cuộc sống của các em sau này.

3.5.5. 2. Về mặt định lượng

Từ kết quả xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của HS ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, cụ thể:

- Tỉ lệ % HS trung bình, yếu của nhóm TN luôn thấp hơn nhóm ĐC. - Tỉ lệ % HS khá, giỏi của nhóm TN luôn cao hơn nhóm ĐC.

- Điểm trung bình cộng của HS nhóm TN luôn cao hơn nhóm ĐC.

- Độ biến thiên của nhóm TN có độ dao động trung bình và có X luôn lớn hơn nhóm ĐC.

- Ở cả 2 nhóm đều có t >t∝, chứng tỏ sự khác nhau giữa X của nhóm TN và ĐC đều có ý nghĩa về mặt thống kê.

- Đường luỹ tích ứng với nhóm TN nằm về bên phải và phía dưới đường luỹ tích ứng với nhóm ĐC. Điều này chứng tỏ HTBT mà chúng tôi đề xuất khi áp dụng vào thực tế cho kết quả học tập cao hơn.

Kết quả thu được của TNSP về mặt định tính và định lượng đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết đã nêu. Cụ thể là:

+ Phương pháp dạy học mới có tính khả thi.

+ Học sinh tích cực và hứng thú học tập hơn, các kỹ năng và các thao tác tư duy được hình thành và phát triển tốt hơn

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, chúng tôi đã tiến hành các công việc sau:

-Tiến hành trao đổi và thăm dò ý kiến của nhiều thầy cô dạy ở các trường THPT chuyên về sự cần thiết của HTBT cho HS chuyên hóa.

-Tiến hành TNSP với 125 HS ở 4 lớp chuyên hóa tại 3 trường THPT chuyên: Long An – tỉnh Long An; Bạc Liêu – tỉnh Bạc Liêu; Lê Quý Đôn – tỉnh Ninh Thuận. Mỗi trường có 3 khối, mỗi khối có 1 lớp chuyên hóa. Trong mỗi lớp, chúng tôi chia làm 2 nhóm (TN và ĐC). -Chúng tôi tiến hành kiểm tra sau mỗi chuyên đề gồm: 3 bài KT 15’ (trắc nghiệm điền khuyết) và một bài KT 45’ (trắc nghiệm khách quan).

-Tiến hành thống kê số liệu thực nghiệm.

-Phân tích định tính và định lượng kết quả thực nghiệm.

Thông qua quá trình TNSP, có thể kết luận rằng việc sử dụng HTBT kết hợp các phần mềm hóa học cùng sự phối hợp phương pháp dạy học tích hợp cho kết quả khả quan và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tạo tiền đề tốt cho bồi dưỡng HSG.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống bài tập hóa hữu cơ cho học sinh chuyên hóa lớp 11 - THPT (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)