1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận hành vi tổ chức hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay thực trạng & giải pháp

19 2,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 54,75 KB

Nội dung

Chảy máu chất xám ra nước ngoài: những người Việt Nam ra nước ngoài học tập, nghiên cứu tự túc hay kinh phí Nhà nước không quay trở lại làm việc trong nước mà làm việc ở nước ngoài.. Tìn

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Chảy máu chất xám” vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối đối với các quốc gia đang phát triển, khi mà hàng loạt nhân tài và những nhân công được rèn luyện có kỹ năng cao ở những nước nghèo đua nhau đi tìm “miền đất hứa” ở những cường quốc phát triển hơn

Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, hiện tượng “chảy máu chất xám” (từ nước này sang nước khác) là một hiện tượng được nhiều người, trong chính quyền cũng như ngoài xã hội, đặc biệt quan tâm Ngay các quốc gia tiền tiến Tây Âu và Canada thỉnh thoảng cũng bộc lộ nhiều lo lắng về chất xám của họ di cư sang Mỹ Và chính ở Mỹ, trong vài năm gần đây, do hậu quả những luật lệ cấm đoán một số đề tài nghiên cứu sinh y học tại nước này, cũng bị thất thoát nhiều khoa học gia sang Anh Tuy nhiên, cho đến nay, sự chảy máu chất xám trầm trọng nhất vẫn là từ các quốc gia nghèo, kém phát triển Á, Phi, Mỹ La Tinh (và mới đây là Đông Âu) sang các quốc gia giàu, đã phát triển, ở Tây Âu và Bắc Mỹ

Nguồn nhân lực Việt Nam – đặc biệt là nhân lực “chất xám” – có thể là khá tốt với những đặc điểm như thông minh, ham học hỏi, tiếp thu nhanh với nguồn tri thức Thế giới, nguồn lực dồi dào và có độ tuổi khá trẻ Mặc dù vậy, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thực sự đánh giá đúng vai trò và vị trí của nguồn nhân lực này, nên việc sử dụng họ không đạt hiệu quả như mong muốn Chính vì vậy, hiện tượng “Chảy máy chất xám” đã và đang diễn ra một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trong nền kinh

tế nước ta hiện nay

Để có một chính sách đúng đắn đối với hiện tượng này, và cụ thể hơn là để cá nhân chất xám có những quyết định sáng suốt cho tương lai bản thân và gia đình, những lý do thường viện dẫn để giải thích cái “không tốt”, hoặc “tốt”, của sự chảy máu chất xám, cũng như những phản luận, cần được xem xét cặn kẽ và khách quan

Trang 2

MỤC LỤC

I/ CÁC KHÁI NIỆM……….……… 3

1 Chất xám……… 3

2 Chảy máu chất xám……….3

3 Các hình thức chảy máu chất xám……….…4

II/ THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG HIỆN TƯỢNG “CHẢY MÁU CHẤT XÁM” Ở VIỆT NAM………4

1 Thị trường chất xám ở Việt Nam……….4

2 Một số biểu hiện của hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam………5

III/ NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHẢY MÁU CHẤT XÁM……….7

IV/ NHỮNG MẶT TÍCH CỰC & TIÊU CỰC ……… 8

1 Tích cực……….……….8

2 Tiêu cực……… ………9

V/ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC……….….11

VI/ KẾT LUẬN……… ………… 17

Trang 3

I/ CÁC KHÁI NIỆM:

1 Chất xám :

Chất xám được hiểu là những hoạt động trí ĩc Nĩ khơng chỉ cĩ ở đội ngũ những nhà khoa học, cĩ học hàm, học vị, được đào tạo bài bản thơng qua trường lớp,

mà chất xám cịn được kể đến cả ở những nhà quản lý, lãnh đạo, những người lính, những người nơng dân, những người cơng nhân đang ngày đêm sản xuất, chiến đấu bảo vệ và xây dựng đất nước (Quan niệm của Tơ Bửu Giám, 1997)

Chất xám cũng cĩ thể được hiểu là tồn bộ những lao động trí ĩc mang tính sáng tạo của đội ngũ trí thức như: lao động quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp, lao động trong các lĩnh vực văn hố, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và cơng nghệ (Quan niệm của Ban nghiên cứu Dự báo Chiến lược và Quản lý khoa học, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Cơng nghệ Quốc gia)

Chất xám cịn được hiểu là những trí thức về các lĩnh vực văn hĩa, nghệ thuật, khoa học cơng nghệ chứ khơng phải là chính bản thân những người hoạt động trong lĩnh vực văn hố, nghệ thuật, khoa học và cơng nghệ… (Quan điểm của Nguyễn Văn Hiệu, 1998)

Cho dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa, cũng cho thấy chất xám là những hoạt động mang tính trí tuệ, được tích luỹ qua cuộc sống, qua hoạt động và qua giáo dục đào tạo Chất xám được thể hiện ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Hiểu rơng

ra, chất xám là nguồn nhân lực cĩ tài năng, tri thức và kinh nghiệm đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp

Đây là nguồn tài nguyên vơ giá của mỗi quốc gia Nếu biết khai thác và sử dụng thì hiệu quả kinh tế của nĩ sẽ vơ cùng to lớn Ngược lại, nếu khơng biết cách gìn giữ và phát huy thì tài nguyên này sẽ mất đi và rất khĩ lấy lại được

2 Ch ảy máu chất xám :

Hiện tượng di chuyển của những người lao động cĩ trình độ, tay nghề cao từ nơi này sang nơi khác (từ doanh nghiệp này, vùng này, nước này sang doanh nghiệp khác, vùng khác, nước khác) thường được gọi là “Chảy máu chất xám”

Chảy máu chất xám là một hiện tượng mang tính tồn cầu, tuy xảy ra số lượng lớn ở những nước đang phát triển nhưng tại những nước phát triển cũng diễn ra hiện tượng này, gây thiệt hại đến quá trình phát triển kinh tế Chính quyền các nước đã đề

Trang 4

ra những chính sách nhằm kìm hãm hiện tượng này và thu hút chất xám quay về bằng nhiều biện pháp

3 Các hình thức chảy máu chất xám :

a Chảy máu chất xám “ nội”:

Nhân viên trong một doanh nghiệp chưa làm hết năng lực, không cống hiến nhiều cho doanh nghiệp mặc dù có năng lực chuyên môn, nhưng vẫn hưởng lương và các chế độ như những nhân viên khác

b Chảy máu chất xám “ngoại”:

Nhân viên trong doanh nghiệp ra khỏi doanh nghiệp để làm việc cho doanh nghiệp khác

Chảy máu chất xám ra nước ngoài: những người Việt Nam ra nước ngoài học tập, nghiên cứu (tự túc hay kinh phí Nhà nước) không quay trở lại làm việc trong nước

mà làm việc ở nước ngoài

II/ THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG HIỆN TƯỢNG “CHẢY MÁU CHẤT XÁM” Ở VIỆT NAM:

- “ Nhân tài” luôn đi tới những nơi được chào đón và ở lại nơi được đối xử tốt Tình trạng chảy máu chất xám không chỉ xảy ra ở các tổ chức thuộc Nhà nước hay tư nhân của Việt Nam nói riêng mà nó là hiện tượng chung của toàn Thế giới, từ các nước nghèo sang nước giàu, từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển

“Lương cao, múc sống cao, nền khoa học cao, môi trường học tập và làm việc tốt, cơ chế tuyển dụng công bằng, có chính sách ưu đão là những lực hút của các nước phát triển đối với những người tài năng Trong khi đó, những nước nghèo không có những điều kiện đó, thậm chí là ngược lại hoàn toàn đã tạo nên lực đẩy đối với những người tài của nước mình

1 Thị trường chất xám:

- Cần một thị trường chất xám với giá cả được trả sòng phẳng, tương xứng với chất lượng của loại hàng hóa đặc biệt này

- Báo giới từng khá ồn ào về chuyện chọn huấn luyện viên “ngoại” cho đội tuyển bong đá Việt Nam Chắc chắn ứng cử viên nào được chọn sẽ được hưởng mức lương cao gấp nhiều lần so với mức lương của một giáo sư ở Việt Nam Nói cho cùng, khoảng ngoại tệ ấy thực chất là mua chất xám của các huấn luyện viên “ngoại” (hay các cầu thủ ngoại) cho bong đá nước nhà Ở chừng mực nào đó, trong lĩnh vực bong

đá có thể tạm gọi là đã có thị trường chất xám khá sôi động và giá cả của loại hàng hóa đặc biệt này có thể nói là đắt đỏ nhất ở nước ta hiện nay

Trang 5

- Trong lúc đó, nhìn lại bức tranh hoạt động nghiên cứu khoa học – một lĩnh vực được coi là động lực cho phát triển các ngành kinh tế xã hội ở nước ta – mới thấy nguồn chất xám trong nước chưa thật sự được khơi dòng, chưa được “định giá” tương xứng với chất lượng… Vì sao như vậy?

- Theo qui định hiện hành, phụ cấp cho chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước 150.000đ/ tháng, cấp bộ là 100.000đ/ tháng, làm phản biện cho một đề tài nghiên cứu phải mất nhiều thời gian nghiên cưu báo cáo, cũng chỉ được thù lao tối đa 300.000đ/ người Theo mức lương trước đây (tồn tại trong một thời gian dài), một nghiên cứu viên chính có mức lương hệ số 1 là :3,35x270.000đ/ tháng + 150.000đ/ tháng phụ cấp làm chủ nhiệm đề tài thì tính ra nhà khoa học này chỉ nhận khoảng 1 triệu đồng/tháng

- Nếu so sánh với mức lương của cán bộ nghiên cứu “cùng đẳng cấp” ở Thái Lan (khoảng 500 USD/ tháng) thì mức lương của cán bộ ta thấp hơn 10 lần Sự thật là những qui định ấy của Nhà nước đang đánh đố những người làm khoa học khi họ luôn

bị dằn vặt giữa 2 lựa lọn “tận tâm & trung thực” với “tồn tại & phát triển” Nhiều nhà khoa học đã nhìn nhận chính cơ chế quản lý hiện nay đã buộc nhà khoa học phải nói dối trong hoạt động nghiên cứu, đặc biệt là khâu thanh quyết toán khi kết thúc một đề tài, dự án nghiên cứu

- Những năm gần đây, nhà nước đã nỗ lực và cố gắng xác lập rất nhiều chính sách khuyến khích nhằm khơi lên một dòng chảy chất xám – là người Việt Nam ở nước ngoài – chảy về cội nguồn đất nước Song dòng chảy ấy đến nay vẫn chưa thật mạnh mẽ, bởi “chưa có thị trường và chưa có khách hàng cho loại hàng hóa đặc biệt – chất xám” Câu hỏi đặt ra “Bao giờ có thị trường chất xám ở Việt Nam?”

2 Một số biểu hiện của hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam:

Trong những năm qua tình trạng chảy máu chất xám ở nước ta là đáng lưu tâm

Có thể nêu ra một số biểu hiện của hiện trạng này:

- Biểu hiện thứ nhất: Những trí thức có khả năng, có năng lực, được đào tạo bài

bản, đang công tác tại các cơ quan đầu não nhà nước chuyển ra làm việc cho các công

ty ngoài quốc doanh, công ty 100% vốn nước ngoài Tình hình này xảy ra phổ biến trong những năm 1990 Nguyên nhân chính của hiện tượng này là nhu cầu được trả lương cao Ở các công ty ngoài quốc doanh, mức lương trả cho cán bộ cao gấp nhiều lần so với mức lương nhà nước trả cho họ Sự hấp dẫn của đồng lương đã kích thích

sự dịch chuyển này

- Biểu hiện thứ hai: Hiện tượng một số cán bộ đang công tác tại các vụ, viện,

trung tâm nghiên cứu, các cơ quan nhà nước nhưng lại làm bán thời gian cho các tổ chức, các công ty nước ngoài cũng có thể được coi là chảy máu chất xám Tuy nhiên, hiện tượng này cũng đã được khắc phục phần nào sau khi Pháp lệnh về Cán bộ công chức được ban hành

Trang 6

- Biểu hiện thứ ba: Chảy máu chất xám diễn ra ở các đối tượng sinh viên cao

đẳng đại học và học sinh trung học chuyên nghiệp Nhiều sinh viên tốt nghiệp loại ưu không chấp nhận ở lại trường, hoặc về công tác tại các vụ, viện, trung tâm nghiên cứu Nhiều học sinh trung học chuyên nghiệp có tay nghề cao sau khi ra trường cũng có hiện tượng tương tự

- Biểu hiện thứ tư: Một số trí thức công tác tại các cơ quan khoa học đầu não

được cử đi học tập hoặc công tác ở nước ngoài, nhưng sau đó lại ở lại nước đó làm việc theo đúng chuyên môn đã được đào tạo Có ý kiến cho rằng, tuy chất xám ra đi nhưng thông qua đào tạo ở môi trường thuận lợi hơn, phát huy được khả năng hơn thì chất xám sẽ trở nên "xám hơn" Đến một lúc nào đó chất xám sẽ lại trở về phục vụ cho đất nước mình Giống như mô hình của Trung Quốc, người ta khuyến khích cán bộ đi học tập ở nước ngoài, cho phép họ định cư ở đó nếu họ muốn Người ta nghĩ rằng đến một lúc nào đó họ sẽ quay trở lại Trung quốc từng có cơ chế gửi người đi đào tạo ở nước ngoài, có giai đoạn chỉ có 40% là quay trở lại Tuy nhiên, theo chúng tôi để thu hút được nhân tài phục vụ đất nước, nhất thiết không thể buông lỏng mà phải có cơ chế thích hợp cho vấn đề này

- Biểu hiện thứ năm: Vấn đề suy giảm chất xám hay mất dần chất xám cũng

được coi là chảy máu chất xám Hiện trạng suy giảm chất xám được thể hiện ở chỗ: một số người được đào tạo bài bản ở nước ngoài nhưng lại bỏ nghề và làm việc không theo đúng chuyên môn Điển hình là những người được đào tạo ở các nước Đông Âu

cũ Sau khi hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ thì phần đông những người Việt Nam

đã ở lại các nước đó và làm trái ngành nghề Đây là tình trạng suy giảm chất xám ở ngoài nước

- Mặt khác suy giảm chất xám trong nước cũng xảy ra khá phổ biến Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp chỉ muốn công tác tại các đô thị lớn, vì vậy buộc họ phải làm các công việc khác không đúng chuyên môn Bên cạnh đó, tình trạng trí thức thiếu việc làm ở các thành phố lớn là rất phổ biến Hiện nay có tới 90% trí thức đang tập trung tại các thành phố, các đô thị lớn Trong khi đó, ở nông thôn, miền núi, hải đảo thì thiếu cán bộ trầm trọng Chúng ta biết rằng, để đào tạo ra một kỹ sư hay một cử nhân, hàng năm nhà nước ta cũng như bản thân gia đình tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền của Cụ thể, để một người có thể tốt nghiệp đại học, ngoài chi phí trực tiếp trong

hệ thống giáo dục tối thiểu cũng phải mất 16 năm, gia đình và xã hội còn phải chi một khoản gián tiếp cho việc đào tạo này Tình trạng làm việc không đúng chuyên môn và không có việc làm thực sự là một lãng phí quá lớn trong điều kiện nước ta còn nghèo như hiện nay

- Còn một tình trạng suy giảm chất xám cũng đáng báo động mà ít được nhắc tới đó là khá nhiều trí thức hiện đang có biên chế trong các cơ quan khoa học công nghệ Nhà nước, thậm chí cả những người có chức vụ, học hàm, học vị cao đã từ lâu không có điều kiện hoặc không tự rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ, không tự nâng cao trình độ do đó kiến thức ngày một lạc hậu Theo ông, tuy chất xám không chảy đi

Trang 7

đâu cả, bề ngoài thì vẫn giữ nguyên, nhưng thực chất đã bị suy thoái Sự suy giảm này cần phải được chữa trị ngay

III/ NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHẢY MÁU CHẤT XÁM :

Có nhiều nguyên nhân khiến người tài giỏi bỏ nước ra đi: để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn về phương diện tài chánh, chăm sóc y tế, cơ hội học hành cho mình và con cái, cơ hội thi thố tài năng; cũng có người ra đi vì lý do chính trị, tìm một cuộc sống tự

do hơn, an toàn hơn Nguyên nhân chính vẫn là lý do kinh tế Vì vậy quốc gia càng nghèo thì tỉ lệ chảy máu chất xám càng cao Mà mất người tài giỏi thì một quốc gia khó phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh ngày hôm nay, nền kinh tế trí tuệ rất cần đến những khối óc sáng tạo và dồi dào kiến năng Đây là cái vòng luẩn quẩn rất nguy hiểm cho các quốc gia chậm tiến: càng nghèo càng tụt hậu thì càng mất nhiều người giỏi, mà càng mất người giỏi thì càng nghèo, càng tụt hậu

Hiện tượng này lại càng tệ hơn cho những quốc gia như Việt Nam, vừa nghèo, vừa tụt hậu (so với ngay cả các quốc gia lân cận) lại vừa có một guồng máy chính trị độc tài không tôn trọng quyền sống của người dân Mặc dù ở những quốc gia Cộng sản hiện nay hay những quốc gia nghèo đói, người đi không dễ vì bị luật di trú ngăn trở, nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn kêu trời vì hiện tượng chảy máu chất xám khi các du học sinh và cán bộ đi công tác nước ngoài tìm cách trốn lại, và khi những người hải ngoại về làm việc được một thời gian rồi cũng ngán ngẩm trở ra (2)

Các nguyên nhân chính của lực hút chất xám ở các nước có điều kiện là:

1 Lương cao, mức sống cao

2 Nền khoa học - công nghệ cao

3 Môi trường học tập và làm việc tốt

4 Cơ chế tuyển dụng công bằng

5 Có chính sách ưu đãi đối với người tài

Hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển còn

do tác động của nhu cầu thị trường lao động thế giới: dư thừa lao động phổ thông nhưng khan hiếm nhân lực lao động trí thức cấp cao Tình trạng này dẫn đến các chính sách cạnh tranh thu hút nhân tài chủ yếu ở châu Âu và Mỹ, bao gồm: sửa đổi luật di dân, cấp visa việc làm, đề mức lương cao, đầu tư các chế độ đãi ngộ, xây dựng các quỹ nghiên cứu hoặc quỹ học bổng,

Một số nguyên nhân tạo lực đẩy chất xám là tình trạng lương thấp, thiết bị lỗi thời, tương lai không sáng sủa, ít lựa chọn cho các nhà khoa học nếu làm việc ở các nước sở tại, chế độ đãi ngộ kém, môi trường nghiên cứu khoa học không phù hợp, giá trị lao động thực sự chưa được đề cao Riêng tại châu Phi còn do các yếu tố nghèo đói,

Trang 8

chính trị bất ổn định (chiến tranh, đại loạn) và nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật quá thấp (0,3 % GDP)

Một số khía cạnh cá nhân có thể kể đến như: sự tác động từ gia đình (ví dụ người thân ở nước ngoài) hoặc do sở thích cá nhân thích khám phá và muốn được cải thiện sự nghiệp

Tóm lại, nguyên nhân chính của hiện tượng chảy máu chất xám đến từ những yếu tố nội tại của một quốc gia nghèo đói, lạc hậu, không có công ăn việc làm và cơ hội để người tài được phát huy khả năng của mình, một hệ thống chính trị hà khắc, độc tài và vi phạm nhân quyền Cạnh đó còn các yếu tố bên ngoài mang tính chất phụ hơn yếu tố nội tại như ảnh hưởng của toàn cầu hóa và các chính sách chiêu dụ người tài từ các quốc gia tân tiến

IV/ NHỮNG MẶT TÍCH CỰC & TIÊU CỰC

Chảy chất xám vừa có những hậu quả tốt vừa có những hậu quả xấu nhưng lý

do mà các quốc gia gặp vấn nạn này phải lo lắng là vì ảnh hưởng xấu nhiều hơn, nhất

là trên đường dài và lại càng tệ hơn trong thời đại mà sự phát triển một quốc gia cần đến chất xám nhiều hơn để có thể cạnh tranh trong Thế giới toàn cầu tiến bộ về khoa học và kỹ thuật

1 Tích cực :

- Trước hết, phải coi rằng đây là kết quả tất yếu của nền kinh tế thị trường của việc gia nhập WTO, vì có thể dù người lao động có đi đâu thì sức lao động, chất xám

ấy vẫn được biến thành vật chất hiện hữu trong đất nước này chứ không phải là mất hẳn

- Ở khía cạnh cải cách hành chính trong các tổ chức nhà nước, lâu nay chúng ta vẫn thấy rằng đa phần cán bộ công chức không sống bằng lương mà chủ yếu sống bằng bổng lộc do vị trí công tác mang lại Nhưng nhiều người đã sẵn sang từ bỏ những bổng lộc đó để đi làm thuê, kiếm sống bằng chính sức lao động, trí tuệ của mình Điều

đó chứng tỏ nền hành chính đã minh bạch hơn trước, đạo đức công vụ được nâng cao hơn, khiến họ tự cảm thấy mình không thể hưởng những thứ không phải do mình tạo

ra Họ nhận thức được rằng đã đến lúc năng lực của họ phải được phát huy một cách hiệu quả hơn Khi họ làm việc hết sức mình thì giá trị từ năng lực đó mang lại còn lớn hơn những bổng lộc từ vị trí cũ mang lại

- Nếu các tổ chức có chính sách cử người đi học ở những thành phố phát triển hoặc ở nước ngoài, xuất khẩu lao động và sau đó đãi ngộ nhân tài thì sẽ hướng dòng chảy chất xám chảy ngược về địa phương hoặc về trong nước Chúng ta có nguồn nhân lực học tập hoặc làm việc ở các khu vực hoặc những nước tiên tiến, phát triển Khi tích lũy được kinh nghiệm, tri thức họ sẽ trở về địa phương , về nước làm việc

Trang 9

Đây là mặt tích cực của “chảy máu chất xám” mà chúng ta có thể học tập ở Philippin, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc…

- Giá trị được tạo ra của tổ chức sẽ lớn hơn khi người tài có môi trường phát triển tốt hơn, kéo theo giá trị chung của nền kinh tế sẽ tăng lên

- Hiện tượng này buộc các tổ chức phải có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, môi trường làm việc theo hướng tích cực hơn để giữ chân và thu hút nhân tài

- Đảm bảo công bằng cho xã hội khi có sự đánh giá đúng năng lực của con người trong công việc, đánh giá theo khả năng, không đánh giá theo thâm niên

- Nền kinh tế toàn cầu đổi mới mạnh mẽ đang tạo ra “sự lưu thông chất xám” hay “chuỗi chất xám” thay cho "chảy máu chất xám", trong đó nhân tài trở về quê hương với vốn, kỹ năng và tri thức cùng với nhiều mối quan hệ với doanh nghiệp đa quốc gia cũng như hệ thống công nghệ, đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển của đất nước Một số người có trình độ cao chọn ở lại nơi điều kiện vẫn đóng góp cho quốc gia dưới hình thức gửi kiều hối về nước và hỗ trợ xây dựng quan hệ doanh nhân

- Người dân làm việc và thành công ở hải ngoại thường gởi những số tiền rất lớn về cho thân nhân của mình ở quê nhà, giúp cho quốc gia có một số vốn lớn để đầu

tư và chi dùng [người Việt hải ngoại hằng năm gởi về từ 2-4 tỉ đô la (3), đủ để giúp cho chính quyền Việt Nam hiện tại bù đắp vào sự thiếu hụt cán cân thương mãi (trade deficit)], đây cũng là một nguồn ngoại tệ quan trọng Người dân sống ở hải ngoại cũng

là những nhịp cầu cho các thương vụ và đầu tư giữa người ngoại quốc và bản xứ, họ cũng là thành phần đầu tư và giúp cho sự học hỏi ở trong nước hay chuyên chở các kiến thức, kiến năng từ hải ngoại

- Đây là một hiện tượng bình thường và ngày càng xảy ra thường xuyên hơn trong thị trường lao động Nền kinh tế càng phát triển, hiện tượng này càng phổ biến

và thực ra là một điều kiện không thể thiếu của sự phát triển lành mạnh Cuộc cạnh tranh vì tài năng đã đưa đến nhiều thuận lợi – từ việc thúc đẩy năng suất lao động đến việc tăng thêm các cơ hội, từ việc đẩy mạnh sự thỏa đáng nghề nghiệp đến việc tăng thêm những tiến bộ khoa học Càng nhiều nước và công ty cạnh tranh giành tài năng, càng có nhiều cơ hội để các nhân tài xuất hiện từ bóng tối Nó làm cho nền tri thức nhân loại cân bằng hơn và kinh tế Thế giới phát triển đồng bộ hơn “Nước lên sẽ đưa thuyền lên theo”

2 Tiêu cực:

- Hiện tượng chảy máu chất xám tất yếu sẽ xảy ra đối với các tổ chức không đủ bản lĩnh và chiến lược để giữ nhân tài của mình Đội ngũ lao động tri thức là những người có tính năng động rất cao Họ làm gì, ở đâu, làm thế nào, phần lớn là do quyết định của họ Người sử dụng lao động cần hộ hơn là ngược lại Chính vì thế, một khi

Trang 10

đã mất đi nguồn nhân lực quan trọng này, các công ty sẽ phải đối mặt với những khó khăn bất lợi

- Điều này có nguy cơ dẫn đến nguồn nhân lực của bộ máy tổ chức sẽ thiếu và yếu

- Đằng sau việc nhân viên “nhảy việc” là việc các tổ chức bị ảnh hưởng không nhỏ, bởi cùng ra đi với nhân viên lá các khách hàng, đối tác, cơ hội làm ăn…

- Chi phí đào tạo một nhân viên có năng lực có thể kéo dài va2ina8m rất tốn kém, do đó khi họ ra đi là một tổn thất rất lớn đối với tổ chức ấy

- Nhà nước cấp kinh phí du học rất tốn kém, hỗ trợ kinh phí đào tạo tại các trường đại học trong nước cao nhưng khi tuyển dụng nhân viên vào làm trong các cơ quan tổ chức nhà nước rất ít hoặc môi trường làm việc không phù hợp

- Về lâu dài thì chỉ còn những người lớn tuổi, những người năng lực hạn chế hoặc số ít người có trình độ nhưng vẫn còn tâm huyết với tổ chức

- Các tổ chức có thể tra giá rất cao để thực hiện các giải pháp thu hút nhân tài, khiến giá của thị trường lao động tăng đột biến

- Không tận dụng được nguồn nhân lực trong nước, các tổ chức phải bỏ ra một nguồn kinh phí lớn để trả lương cho các chuyên gia nước ngoài được mời sang nước mình làm việc

- Hiện tượng nhân tài dứt áo ra đi đã tác động xấu đến người dân cũng như các giới trí thức, văn hóa nghệ thuật, thể thao… những người đóng góp lớn nhất cho sự tiến hóa của nhân loại

- Ngoài ra, do thiếu thốn nhân tài, rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học không được thực hiện, một số thành tựu khoa học kỹ thuật cũng không được phổ biến vào ứng dụng & thực tiễn

- Hiện tượng “ Cá lớn nuốt cá bé” khi những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế lớn dễ dàng thu hút nguồn nhân lực của những doanh nghiệp nhỏ

- Những tổ chức không thể giữ chân người tài sẽ gặp khó khăn và rơi vào vòng lẩn quẩn “ tiềm lực yếu nên không giữ được người tài nên tiềm lực càng yếu hơn” Nguồn lực của tổ chức sẽ càng yếu và thiếu

- Khi người tài bỏ xứ ra đi, quốc gia thường mất một nguồn vốn nhân lực rường cột cho việc phát triển vì theo lý thuyết kinh tế thì yếu tố phát triển này quan trọng nhất so với các yếu tố như tài chánh, tài nguyên thiên nhiên hay cấu trúc kinh tế (infrastructure) Quốc gia bị chảy máu chất xám còn mất vốn đầu tư vào việc giáo dục những nhân tố này từ tấm bé, và mức độ thua kém của quốc gia về mọi phương diện

Ngày đăng: 28/02/2015, 02:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w