1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn ngân hàng thị trường vốn NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ HẠN CHẾ CỦA THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

29 794 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 75,11 KB

Nội dung

Tiểu luận môn ngân hàng thị trường vốn NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ HẠN CHẾ CỦA THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPVới mục tiêu tăng trưởng và phấn đấu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, thì nhu cầu vốn để đổi mới máy móc thiết bị của nền kinh tế Việt Nam là một đòi hỏi hết sức bức thiết.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ HẠN CHẾ CỦA THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM HIỆN

NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Ánh

Phạm Thị Thu Hoài Lương Thị Hồng Loan

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 3

1 Quá trình hình thành và phát triển 3

2 Khái niệm và các chủ thể tham gia thị trường CTTC 3

2.1 Khái niệm của thị trường CTTC 3

2.2 Chủ thể tham gia thị trường CTTC 5

2.3 Phân biệt CTTC với các hình thức tín dụng khác 5

3 Lợi ích của hoạt động CTTC 7

3.1 Lợi ích đối với nền kinh tế 7

3.2 Lợi ích đối với người cho thuê 8

3.3 Lợi ích đối với người đi thuê 8

4 Các phương thức giao dịch trên thị trường CTTC 9

5 Kinh nghiệm phát triển hoạt động CTTC ở một số nước 10

5.1 Trung Quốc 10

5.2 Hàn Quốc 11

5.3 Indonesia 11

5.4 Malaysia 11

CHƯƠNG II THỊ TRƯỜNG CTTC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 12

1 Thực trạng thị trường CTTC ở Việt Nam hiện nay 12

1.1 Nhu cầu CTTC tại Việt Nam 12

1.2 Cung CTTC trên thị trường CTTC Việt Nam 13

1.3 Kết quả hoạt động của các công ty CTTC tại Việt Nam 14

2 Đặc điểm cơ bản của thị trường CTTC ở Việt Nam hiện nay 14

3 Những hạn chế của thị trường CTTC ở Việt Nam hiện nay 16

3.1 Thị phần CTTC nhỏ hẹp 17

3.2 Hàng hóa thuê tài chính không đa dạng 17

3.3 Phương thức giao dịch CTTC còn đơn điệu 18

4 Nguyên nhân những hạn chế của thị trường CTTC ở Việt Nam 18

4.1 Nguyên nhân khách quan 18

4.2 Nguyên nhân chủ quan 22

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 24

1 Về phía Nhà nước 24

2 Về phía các công ty tài chính 24

3 Các giải pháp khác 26

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Với mục tiêu tăng trưởng và phấn đấu trở thành một nước công nghiệpvào năm 2020, thì nhu cầu vốn để đổi mới máy móc thiết bị của nền kinh tế ViệtNam là một đòi hỏi hết sức bức thiết

Khi doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, một hình thức tài trợ mà doanhnghiệp thường nghĩ đến đầu tiên là tìm đến các ngân hàng, tổ chức tài chínhthông qua hình thức vay nợ Nhưng khi đối mặt với những thủ tục phiền toái vàrườm rà của ngân hàng, cho đến khi được chấp nhận thì cơ hội kinh doanh củadoanh nghiệp đã trôi qua Còn nếu huy động vốn từ thị trường vốn bên ngoài thìphần lớn doanh nghiệp Việt Nam không đủ khả năng và còn nhiều trở ngại khác

mà doanh nghiệp phải đối mặt Chúng ta không thiếu vốn để phục vụ cho nhữngnhu cầu trên của nền kinh tế, cái mà chúng ta thiếu là thiếu những công cụ huyđộng vốn và sử dụng vốn hiệu quả Với những ưu thế nổi bật như dễ tiếp cận,tính linh hoạt cao, tránh được sự lỗi thời về công nghệ, hạn chế rủi ro, tiết kiệmchi phí, thủ tục đơn giản, và nhất là không phải thế chấp tài sản… cho thuê tàichính (CTTC) được xem là loại hình ưa chuộng được các doanh nghiệp nhắm tới

CTTC được biết đến tại Việt Nam trong những năm 90, trải qua khoảng

15 năm hình thành và phát triển, thị trường CTTC cũng đã đạt được một số kết

quả nhất định, tuy nhiên cũng còn một số hạn chế Bài tiểu luận “ Những đặc điểm cơ bản và hạn chế của thị trường cho thuê tài chính của Việt nam hiện nay – thực trạng và giải pháp” mong muốn góp phần vào việc phổ biến cũng

như thúc đẩy hình thức CTTC phát triển

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của bài tiểu luận được trình bày trong ba chương:

Chương I: Tổng quan thị trường cho thuê tài chính

Chương II: Thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay

Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường cho thuê tài chínhtại Việt Nam

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH

1 Quá trình hình thành và phát triển

Trên thế giới, dáng dấp của loại hình CTTC xuất hiện vào khoảng thế kỷ

18 tại Mỹ với mục đích là tài trợ vốn cho ngành vận tải Loại hình này chỉ thực

sự phát triển từ sau Thế chiến II ở hầu hết các nước phát triển như Mỹ, Đức,Anh, Pháp, Nhật Bản… và trở lên phổ biến vào những năm 1950, 1960 thế kỷ 20với mục đích tài trợ vốn đến tận người sản xuất và tiêu dùng (lực lượng chiếm sốlượng lớn trong xã hội) Hiện nay, trên thế giới, khoảng 80 quốc gia có hoạt độngCTTC

Trong những năm gần đây, doanh thu từ hoạt động CTTC trên thế giới đã

có nhiều dấu hiệu khả thi, trung bình hàng năm ở Hàn Quốc là 17 tỷ USD, ở TháiLan 2 tỷ USD… Tại Mỹ, ngành CTTC chiếm khoảng 25% - 30% tổng số tiền tàitrợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm của các doanh nghiệp Và tổngdoanh thu hàng năm của “nền công nghiệp” CTTC ước đạt trên 500 tỷ USD với

đà tăng trưởng ở tốc độ trung bình 7%/năm Như vậy, xét về mặt lý thuyết thìđây là một loại hình cấp vốn khá phổ biến trên thế giới và có nhiều lợi thế cạnhtranh so với các hình thức cấp vốn khác cho các doanh nghiệp, nhất là các doanhnghiệp nhỏ và vừa

2 Khái niệm và các chủ thể tham gia thị trường CTTC

2.1 Khái niệm của thị trường CTTC

CTTC vừa là một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, vừa là mộtdạng cho thuê tài sản mà theo đó, bên cho thuê cho khách hàng quyền sử dụng tàisản trong một thời hạn nhất định, với điều kiện khách hàng phải trả tiền thuê vàkhông được hủy bỏ hợp đồng trước hạn Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên thuêđược nhận quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuậncủa hai bên

Một giao dịch được gọi là thuê tài chính phải thoả mãn một trong nhữngđiều kiện:

- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyểnquyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên

Trang 5

- Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sảnthuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểmmua lại;

- Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cầnthiết để khấu hao tài sản thuê;

- Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng CTTC, ít nhấtphải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng

Do đó, CTTC thực ra là một hình thức cấp tín dụng Khi một hợp đồngthuê tài chính được ký kết, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được cấp mộtkhoản vốn Khoản vốn này có được do doanh nghiệp không phải bỏ tiền ra muatài sản mà vẫn có tài sản sử dụng lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh Vìđáng lẽ ra, có thể doanh nghiệp đã phải đi vay một số vốn tương đương giá trị tàisản trong hợp đồng thuê trả cho công ty cho thuê tài chính bao gồm cả vốn gốc

và lãi

Như vậy, thị trường CTTC là một bộ phận của thị trường vốn, thị trườngnày diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chínhtrung, dài hạn thông qua những phương thức giao dịch nhất định Trong đó,người cung vốn đóng vai trò là người cho thuê cam kết mua tài sản thiết bị theoyêu cầu của bên đi thuê (người sử dụng vốn) và nắm giữ quyền sở hữu đối với tàisản cho thuê Bên đi thuê được quyền sử dụng tài sản thuê trong thời gian thỏathuận của hợp đồng và thanh toán tiền thuê đúng hạn cho bên thuê

Thị trường CTTC có những vai trò chủ yếu sau:

- Góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế: Là một bộ phận của thịtrường vốn, thị trường CTTC thực hiện chức năng huy động các nguồn tài chínhtrong và ngoài nước Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay, CTTC còn gópphần thúc đẩy các quốc gia thu hút nguồn vốn quốc tế cho nền kinh tế thông quacác loại máy móc thiết bị cho thuê quốc gia đó nhận được mà không làm gia tăngkhoản nợ nước ngoài

- Góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị: Thông qua hình thứcCTTC, các loại máy móc, thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến được đưa vàocác doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền sản xuất

Trang 6

trong những điều kiện khó khăn về vốn đầu tư Nhất là đối với các nền kinh tếđang phát triển như Việt Nam, việc đầu tư vào công nghệ một cách kịp thời làđiều kiện cần để có thể hòa nhập cùng thế giới.

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cơ cấu nguồn vốn kinh doanh hợp lý: Sửdụng thuê mua tài chính, doanh nghiệp hoàn toàn có thể dành vốn cho kinhdoanh mà vẫn đảm bảo được yêu cầu đầu tư vào tài sản cố định Hơn nữa, thôngqua nghiệp vụ mua và cho thuê lại của sản phẩm CTTC, các doanh nghiệp có thểnhanh chóng chuyển đổi nguồn tài sản cố định thành tài sản lưu động hay chuyểndịch vốn đầu tư cho các dự án kinh doanh khác hiệu quả cao hơn trong khi vẫnduy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh hiện hành vì tài sản vẫn đang sửdụng tại chính doanh nghiệp

2.2 Chủ thể tham gia thị trường CTTC

Một giao dịch CTTC thông thường gồm các chủ thể sau:

- Bên cho thuê: cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và

các động sản khác theo yêu cầu của Bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với cáctài sản thuê trong suốt quá trình thuê

- Bên thuê: được sử dụng tài sản thuê, thanh toán tiền thuê trong suốt thời

hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được hủy bỏ hợp đồng thuê trướcthời hạn Khi kết thúc thời hạn thuê, Bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mualại hoặc tiếp tục thuê lại tài sản đó theo các điều kiện đã được hai bên thoả thuận

- Nhà cung cấp: là người bán tài sản cho thuê, có nghĩa vụ thực hiện việc

chuyển giao, lắp đặt tài sản thuê theo hợp đồng mua - bán, hướng dẫn kỹ thuật,vận hành…

2.3 Phân biệt CTTC với các hình thức tín dụng khác

CTTC là phương thức cấp tín dụng mà đối tượng là một tài sản cụ thể.

Khác với các hình thức cấp tín dụng khác mà theo đó tổ chức tín dụng chuyểngiao một khoản tiền, trong hình thức cấp tín dụng CTTC, tổ chức tín dụng tiếnhành cấp tín dụng bằng cách chuyển giao cho khách hàng (bên thuê) một tài sản

cụ thể (máy móc, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải hoặc động sản khác)

để bên thuê sử dụng trong một thời gian nhất định

Trang 7

Tính chất thanh toán trọn vẹn của giao dịch CTTC cho thấy bản chất tíndụng của hoạt động này Tổ chức tín dụng được bảo đảm về khả năng hoàn trảcủa khách hàng đối với khoản tín dụng đã chuyển giao thông qua quyền nhậntiền thuê Cũng tương tự như pháp luật một số quốc gia trên thế giới, pháp luậtViệt Nam ghi nhận CTTC là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, nhằm phùhợp với đặc điểm của đối tượng cho thuê là những động sản có giá trị, thời giancần thiết để khấu hao thường từ một năm trở lên.

* Phân biệt CTTC và cho thuê vận hành:

Cho thuê là một giao dịch hợp đồng giữa hai chủ thể - Bên chủ sở hữu tàisản và bên sử dụng tài sản Trong đó bên chủ sở hữu tài sản – bên cho thuêchuyển giao tài sản cho bên đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định và bên

sử dụng phải thanh toán tiền thuê cho bên chủ sở hữu tài sản

Cho thuê có hai loại chính là cho thuê hoạt động và cho thuê tài chính:+ Cho thuê hoạt động là loại cho thuê ngắn hạn và trong nội dung hợpđồng thuê tài sản không thể hiện sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắnliền với quyền sở hữu tài sản

+ CTTC là loại cho thuê dài hạn và trong nội dung hợp đồng thuê tài sản

có thể hiện sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu tàisản

Phân biệt cho thuê hoạt động và CTTC

Cho thuê hoạt động Cho thuê tài chính

* Thời hạn cho thuê ngắn so với thời

gian hữu dụng của tài sản

* Bên cho thuê gánh chịu phần lớn rủi

ro liên quan đến tài sản

* Không có cam kết bán lại tài sản

* Hiện giá của các khoản chi trả tiền

thuê thông thường nhỏ hơn nhiều so

* Thời hạn cho thuê tương đối dài sovới thời gian hữu dụng của tài sản

* Bên thuê gánh chịu phần lớn rủi roliên quan đến tài sản

* Thông thường, bên cho thuê có cam

kết bán lại tài sản cho bên thuê khi hếtthời hạn hợp đồng

* Hiện giá của các khoản tiền chi trảtiền thuê gần bằng với giá trị của tài

Trang 8

với giá trị của tài sản thuê sản thuê

Những điểm khác biệt trên đây thực chất là khác biệt mang tính phổ biếncủa hai loại cho thuê nói trên Tuy nhiên, trong đời sống thực tế người ta có thểvận dụng hết sức linh hoạt, vì vậy nhiều lúc ranh giới giữa hai loại cho thuê nàycũng không rõ ràng Do đó, hiện nay phần lớn các nước đã đưa ra các tiêu chuẩndựa trên các tiêu chuẩn do Ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IASC-International Accounting Standard Council) đã qui định để xác minh một hợpđồng giao dịch được gọi là hợp đồng cho thuê hoạt động hay hợp đồng CTTC

Theo qui định của Ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế, bất cứ một giao dịchcho thuê nào thỏa mãn ít nhất một trong bốn tiêu chuẩn sau đây đều được gọi làCTTC:

+ Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao khi chấm dứt thời hạn hợpđồng

+ Hợp đồng có qui định quyền chọn mua

+ Thời hạn hợp đồng bằng phần lớn thời gian hoạt động của tài sản

+ Hiện giá của các khoản tiền thuê lớn hơn hoặc gần bằng giá trị của tàisản thuê

3 Lợi ích của hoạt động CTTC

3.1 Lợi ích đối với nền kinh tế

Trong bất cứ xã hội nào, nền kinh tế nào mà tìm được phương thức đểngười có vốn và người cần vốn gặp nhau hiệu quả, tối ưu thì xã hội đó, nền kinh

tế đó sẽ phát triển Bản chất của hoạt động CTTC là một hình thức cấp tín dụngtrung và dài hạn; thị trường CTTC cũng là một bộ phận của thị trường vốn, thịtrường này diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán quyền sử dụng các nguồn tàichính trung dài hạn theo những phương thức giao dịch nhất định Như vậy,CTTC hay thị trường CTTC đã góp một phần để giải quyết bài toán về vốn chonền kinh tế

CTTC gắn chặt với việc trang bị, đổi mới máy móc, công nghệ và mởrộng sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất của các ngành công nghiệp vừa

và nhỏ Phát triển tốt thị trường CTTC sẽ giúp cho các doanh nghiệp đổi mớicông nghệ, nâng cao năng suất của doanh nghiệp cũng như của toàn nền kinh tế

Trang 9

Đặc biệt thông qua hình thức CTTC có thể thu hút một lượng vốn lớn từdân cư qua các hình thức huy động vốn trung, dài hạn hoặc liên doanh với nướcngoài để tạo ra kênh dẫn vốn từ bên ngoài vào cho nền kinh tế.

3.2 Lợi ích đối với người cho thuê

Đối với bên cho thuê, việc ra đời và áp dụng phương thức tài trợ CTTCkhông phải là loại hình thay thế các phương thức tài trợ cổ điển như cho vaytrung và dài hạn bằng tiền, mà nó là hình thức tài trợ bổ sung nhằm tạo điều kiệncho các định chế tài chính mở rộng khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh.Đứng trên góc độ người cho thuê phương thức tài trợ này có một số lợi ích so vớiloại tài trợ khác như sau:

- Bên cho thuê với tư cách là sở hữu chủ về mặt pháp lý, vì vậy họ đượcquyền quản lý và kiểm soát tài sản theo các điều khoản của hợp đồng thuê Trongtrường hợp bên đi thuê không thanh toán tiền thuê đúng hạn thì bên cho thuêđược thu hồi tài sản, đồng thời buộc bên đi thuê phải bồi thường các thiệt hại

Trong trường hợp bên đi thuê bị phá sản thì tài sản CTTC không bị phátmãi, bên cho thuê thu hồi lại được

- Đối tượng tài trợ được thực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn liền vớimục đích kinh doanh của bên đi thuê, vì vậy mục đích sử dụng vốn được đảmbảo, từ đó tạo tiền đề để hoàn trả tiền thuê đúng hạn

- Bên cạnh đó, một ưu điểm vô cùng quan trọng nữa của hình thức chothuê tài chính đó là lợi ích được hưởng từ tấm chắn thuế Tài sản CTTC vẫnthuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nên bên cho thuê được phép khấu hao tàisản đó, làm giảm thuế thu nhập phải nộp Mặt khác, bên đi thuê phải trả chi phíthuê, chi phí đó được khấu trừ trước thuế nên cũng làm giảm thuế thu nhập màdoanh nghiệp phải nộp Như vậy, cả hai bên đều nhận được lợi ích từ tấm chắnthuế

3.3 Lợi ích đối với người đi thuê

Thông thường đối với các khoản vốn vay trung và dài hạn, các ngân hàngthương mại luôn đòi hỏi tài sản đảm bảo (thế chấp hoặc cầm cố) và chỉ cho vaytối đa là 80% tổng chi phí thực hiện dự án, nhưng với kênh CTTC, doanh nghiệp

Trang 10

chẳng những không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp mà còn có thể đượctài trợ đến 100% vốn đầu tư Lãi suất hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên.

Người thuê không cần bỏ toàn bộ số tiền ra một lúc để có máy móc, thiết

bị đó, đồng thời cũng không cần phải thế chấp tài sản như trong các giao dịchvay vốn khác; bên đi thuê tài chính không phải chịu những rủi ro do sự mất giácủa tài sản, hao mòn tự nhiên…

Kênh tín dụng này cũng cho phép doanh nghiệp được hoàn toàn chủ độngtrong việc lựa chọn máy móc, thiết bị, nhà cung cấp, cũng như mẫu mã chủngloại phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đã lỡ đầu tư mua tài sản mà thiếu vốn lưuđộng thì vẫn có thể bán lại cho công ty CTTC và sau đó công ty sẽ cho doanhnghiệp thuê lại Như vậy doanh nghiệp vừa có vốn lưu động cho hoạt động sảnxuất kinh doanh mà vẫn được sử dụng tài sản

Kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp được quyền ưu tiên mua lại tài sảnvới giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại.Ngoài ra, bên đi thuê cũng nhận được lợi ích từ tấm chắn thuế như bên cho thuê

Qua những nét phác họa cơ bản trên, kênh tín dụng CTTC có thể là một sựlựa chọn tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi có nhu cầu

4 Các phương thức giao dịch trên thị trường CTTC

- CTTC ba bên: Đây là phương thức phổ biến nhất CTTC có sự tham giacủa ba bên, bao gồm bên đi thuê, bên cho thuê và bên cung cấp tài sản Bên chothuê sẽ thực hiện việc mua tài sản theo yêu cầu của bên đi thuê và đã được haibên thỏa thuận

- CTTC hai bên: Đây là loại hình giao dịch chỉ có hai bên tham gia, gồmbên thuê và bên cho thuê Bên cho thuê sử dụng tài sản sẵn có của mình để thựchiện nghiệp vụ CTTC Các định chế tài chính rất ít sử dụng phương thức tài trợ

mà thường do các công ty kinh doanh bất động sản và các công ty sản xuất máymóc, thiết bị thực hiện để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của họ

- Mua và cho thuê lại: Đây là dạng đặc biệt của phương thức cho thuê có

sự tham gia của hai bên, gồm bên bán đồng thời là bên thuê tài chính và công tyCTTC Phương thức này thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đã

Trang 11

thực sự đầu tư vào tài sản để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh Sau khi đã

sở hữu tài sản, doanh nghiệp phát sinh nhu cầu về vốn lưu động Trong điều kiện

đó, doanh nghiệp có thể bán lại tài sản của mình cho công ty CTTC và thực hiệnviệc thuê tài chính lại chính tài sản đó Như vậy doanh nghiệp vừa có vốn lưuđộng cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà vẫn được sử dụng tài sản

- CTTC hợp tác: là hình thức cho thuê bao gồm nhiều bên cho thuê cùngtài trợ cho một khách hàng thuê

- Cho thuê giáp lưng: là hình thức CTTC mà bên đi thuê thứ nhất cho bên

đi thuê thứ hai thuê lại tài sản mà bên thuê thứ nhất đã đi thuê, thông qua sự đồng

ý của bên cho thuê bằng văn bản Hình thức này giúp bên đi thuê tận dụng đượckhoảng thời gian nhàn rỗi của máy móc, thiết bị trong quá trình hoạt động, kinhdoanh của mình để cho thuê lại tài sản nhằm tận dụng tối đa công suất sử dụngcủa máy móc, thiết bị để làm giảm chi phí thuê tài chính khi họ thu được mộtkhoản phí khi cho thuê lại tài sản đang thuê

- Thuê tài sản mua bằng vốn vay: Đây cũng là một hình thức khá phổbiến Trong hình thức này có sự tham gia của ba bên: bên đi thuê, công ty CTTC

và bên cho vay Ở đây, nghĩa vụ của doanh nghiệp đi thuê không có gì thay đổi,chỉ khác là bên cho thuê đã sử dụng hợp đồng cho thuê để thế chấp cho bên chovay nhằm đảm bảo cho một khoản vay nào đó

5 Kinh nghiệm phát triển hoạt động CTTC ở một số nước

5.1 Trung Quốc

Hoạt động CTTC ở Trung Quốc được triển khai từ đầu thập niên 80 Nhờ

có chính sách mở cửa, cải cách đầu tư, sau 10 năm ngành CTTC ở Trung Quốcphát triển nhanh chóng về số lượng cũng như loại hình công ty CTTC rất đadạng Hiện nay, đã có tới 60 công ty CTTC, trong đó có 25 công ty liên doanhvới nước ngoài

Hoạt động CTTC chịu sự chi phối bởi kế hoạch và chính sách của Nhànước Để tránh việc đầu tư vào những máy móc, thiết bị lạc hậu, lỗi thời vàkhông phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, Chính phủ quy định thiết

bị cho thuê phải được đưa vào danh mục quản lý của Nhà nước hoặc địa phương.Công ty CTTC còn phải phối hợp với bên cung ứng để huấn luyện cho bên thuê

Trang 12

cách sử dụng và vận hành tài sản Chính phủ đưa ra các chính sách khuyến khích

sự phát triển của loại hình này như khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vựcCTTC, chính sách thuế ưu đãi, hình thành hiệp hội CTTC…

5.2 Hàn Quốc

Hoạt động CTTC được áp dụng ở Hàn Quốc vào những năm 1970 vàđược coi là một trong những quốc gia đầu tiên tại châu Á áp dụng hoạt động này

để tài trợ vốn cho nền kinh tế Năm 1995, có 25 công ty CTTC hoạt động với quy

mô thị trường là 18 tỷ USD, chiếm 30% so với toàn bộ thiết bị trong nước vàđứng thứ 4 thế giới về doanh số CTTC Hoạt động CTTC tại Hàn Quốc đạt được

sự phát triển vượt bậc nhờ vào sự can thiệp trực tiếp của chính phủ trong việchoạch định chính sách, ban hành hệ thống pháp lý cụ thể, khuyến khích đầu tư và

ưu đãi thuế…

5.3 Indonesia

Hoạt động CTTC ở Indonesia hình thành từ năm 1974 nhưng mãi đến năm

1988 mới thực sự phát triển Hiện nay có tới hơn 100 CTTC đã được thành lậptại quốc gia này Nhờ có chính sách miễn giảm thuế đối với tài sản cho thuê cảkhi nhập cũng như khi bán, hệ thống tài chính, ngân hàng luôn cải cách có lợicho các CTTC

Trang 13

CHƯƠNG II THỊ TRƯỜNG CTTC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Thực trạng thị trường CTTC ở Việt Nam hiện nay

1.1 Nhu cầu CTTC tại Việt Nam

Tình trạng thực tế của máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp Việt Namkhá lạc hậu so với khu vực và thế giới Phần lớn các doanh nghiệp đang hoạtđộng quy mô tài sản cố định nhỏ bé, máy móc thiết bị cũ, công nghệ hàng chụcnăm vẫn chưa thay đổi: chỉ có 10% doanh nghiệp trong nước có công nghệ hiệnđại, 38% ở mức trung bình, còn lại 52% thuộc loại lạc hậu Trong khi đó, tiêu chí

để đạt trình độ nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tỷ lệ doanh nghiệp sử dụngcông nghệ cao phải trên 60% Để đáp ứng yêu cầu về cạnh tranh trong bối cảnhhội nhập, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ chẳng thể tiếp tục sử dụng nhữngcông nghệ lạc hậu Chính vì vậy, nhu cầu đổi mới máy móc, thiết bị và côngnghệ của các doanh nghiệp nước ta trong thời gian tới sẽ rất lớn Đây là cơ sởquan trọng cho sự phát triển của dịch vụ CTTC

Số lượng doanh nghiệp của nước ta đang rất lớn nhưng lượng vốn của cácdoanh nghiệp lại rất nhỏ Tính đến cuối năm 2006, cả nước có trên 72.000 doanhnghiệp đang hoạt động, kể cả khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh, với tổng

số vốn gần hai triệu tỷ đồng Nếu tính lượng vốn bình quân đối với một doanhnghiệp ở Việt Nam thì mỗi doanh nghiệp chỉ có lượng vốn vào khoảng 23,95 tỷđồng Như vậy, với nhu cầu đổi mới trang thiết bị trong điều kiện nguồn vốn kinhdoanh hạn hẹp thì việc tìm đến một nguồn tài trợ là điều mà các doanh nghiệpphải nghĩ tới Ở thị trường Việt Nam, tín dụng của các ngân hàng thương mại đãgánh vác trách nhiệm này trong một thời gian rất dài Vì vậy theo thời gian, khảnăng tiếp cận nguồn vốn tín dụng trung – dài hạn của khách hàng ngày càng hạnchế dần Các doanh nghiệp buộc phải đáp ứng đầy đủ khá nhiều các điều kiệncủa các ngân hàng thương mại mới có được cơ hội sử dụng nguồn tài trợ này,trong đó đặc biệt là các điều kiện về tài sản thế chấp, điều kiện về uy tín trongquan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại…

CTTC ra đời trên thị trường Việt Nam là một giải pháp tốt để hỗ trợ chodoanh nghiệp và giải quyết một phần gánh nặng tài trợ vốn mà các ngân hàngthương mại đang gặp phải Với đặc trưng không cần tài sản đảm bảo và những

Trang 14

tiện ích khác của loại hình dịch vụ này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều

cơ hội để giải tỏa nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển

1.2 Cung CTTC trên thị trường CTTC Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã xem xét và cấpphép hoạt động cho 13 công ty CTTC, bao gồm 08 công ty trực thuộc các ngânhàng thương mại có vốn điều lệ do các ngân hàng mẹ cấp, còn lại gồm 01 công tyliên doanh, 01 công ty trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và

03 công ty có vốn đầu tư 100% nước ngoài

Danh sách các công ty CTTC tại Việt Nam hiện nay

TT Tên công ty thành lập Năm Vốn điều lệ (2009)

1 Cty CTTC Kexim Việt Nam (KVLC)(100% vốn nước ngoài) 1996 13 triệu USD

2 Cty CTTC I NH Nông nghiệp & PTNT 1998 200 tỷ VND

3 Cty CTTC II NH Nông nghiệp & PTNT 1998 350 tỷ VND

4 Cty CTTC I NH Đầu tư và Phát triển ViệtNam 1998 200 tỷ VND

5 Cty CTTC NH Công thương Việt Nam 1998 500 tỷ VND

6 Cty CTTC NH Ngoại thương Việt Nam 1998 300 tỷ VND

7 Cty CTTC ANZ-VTRAC(100% vốn nước ngoài) 1999 103 tỷ VND

8 Cty CTTC II NH Đầu tư và Phát triển ViệtNam 2004 150 tỷ VND

10 Cty TNHH CTTC quốc tế Chailease(100% vốn nước ngoài) 2006 10 triệu USD

11 Cty TNHNN một thành viên CTTC NH ÁChâu 2007 100 tỷ VND

12 Cty TNHH một thành viên CTTC Côngnghiệp Tàu thủy (Vinashin) 2008 100 tỷ VND

13 Cty TNHH CTTC Quốc tế Việt Nam (VILC)

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Như vậy, việc ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP của Chính phủ về “Tổchức và hoạt động của CTTC” và ban hành luật các tổ chức tín dụng đã tạo hànhlang pháp lý cho sự ra đời của các công ty CTTC Từ đó đến nay pháp luật vềCTTC đã có nhiều thay đổi phù hợp với yêu cầu hiện tại Năm 1996 mới chỉ có

01 công ty 100% vốn nước ngoài thì đến năm 1998 Ngân hàng Nhà nước đã cấp

Ngày đăng: 01/02/2015, 21:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w