Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5 tháng đầu năm 2011 so với tháng 12 năm 2010 tiếp tục tăng ở mức hai con số trong điều kiện kinh tế thị trường đã định hình, điều đó gợi lại nỗi ám ảnh về lạm phát “phi mã” với mức ba con số trong những năm cuối 1980 đầu 1990 cho người dân Việt Nam.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TIỂU LUẬN
XỬ LÝ LẠM PHÁT HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM
Tập thể tác giả: Nhóm 1 Lớp Quản lý Kinh tế 2 – K19
Hướng dẫn: PGS.TS Phan Huy Đường
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5 tháng đầu năm 2011 so với tháng 12 năm 2010tiếp tục tăng ở mức hai con số trong điều kiện kinh tế thị trường đã định hình, điều đógợi lại nỗi ám ảnh về lạm phát “phi mã” với mức ba con số trong những năm cuối
1980 đầu 1990 cho người dân Việt Nam Diễn biến phức tạp của lạm phát đang tácđộng đến đời sống thường ngày của người dân, đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp, cũng như gây khó khăn đối với kinh tế vĩ mô Đây cũng là mộtvấn đề trọng tâm mà Chính phủ đang tập trung theo dõi, nghiên cứu để tiếp tục thựchiện các giải pháp điều hành
Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là nhận diện và đánh giá đúng nguyên nhânlạm phát để bình tĩnh giải quyết tối ưu mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng ởViệt Nam Trong phạm vi của tiểu luận này, chúng tôi đã đưa ra thực trạng, nguyênnhân lạm phát hiện nay của Việt Nam và phân tích hiệu quả của một số chính sách
mà Chính phủ Việt Nam đang sử dụng, đồng thời có đưa ra một số kiến nghị nhằmkiềm chế lạm phát, ổn định tình hình kinh tế xã hội Trong quá trình làm tiểu luậnchắc chắn không tránh được có sai sót cần bổ sung, sửa chữa, vì vậy chúng tôi rấtmong muốn nhận được sự phản biện, góp ý của các thành viên trong lớp Quản lýKinh tế 2 – Khóa 19, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Tập thể tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Phan Huy Đường – TrườngĐại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã phân công và hướng dẫn tập thể tác giảhoàn thành tiểu luận này
TẬP THỂ TÁC GIẢ NHÓM 1
Trang 3Lạm phát được chia làm 3 loại:
- Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm
- Lạm phát phi mã: Lạm phát xẩy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ hai hoặc ba con số một năm
- Siêu lạm phát: Xẩy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200%
b) Các phép đo chủ yếu của chỉ số lạm phát và phân loại
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của cácchỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hang hoá trong chỉ số,cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện Các phép
đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:
Chỉ số giá sinh hoạt(CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cánhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định mộtcách xấp xỉ Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI
có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính Điều này được xem như là “ sựthiên lệch” trong phạm vi CPI CLI có thể được điều chỉnh bởi “sự ngang giá sức
Trang 4mua” để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hoá kháctrong khu vực.
Chỉ số giá tiêu dung (CPI) đo giá cả các hàng hoá hay được mua bởi “ngườitiêu dùng thông thường” một cách có lựa chọn Trong nhiều quốc gia công nghiệp,những sự thay đổi theo phần trăm hang năm trong các chỉ số này là con số lạm phátthông thường hay được nhắc tới
Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tínhđến giá bổ sung qua các đại lý hoặc thuế doanh thu Nó khác với CPI là sự trợ cấpgiá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sảnxuất là không
II Lịch sử lạm phát của Việt Nam
1 Thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986):
Nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp nênvấn đề giá cả chưa chịu tác động của cơ chế thị trường và do đó lạm phát khôngxuất hiện Tuy nhiên , giai đoạn 1976-1985 nền kinh tế có nhiều biểu hiện suy thoáikhủng hoảng và lạm phát Thời kỳ này, vay nợ nước ngoài chiếm 38,2% tổng số thuNSNN và bằng 61,9% tổng số thu trong nước Bội chi ngân sách và năm 1980 là18,1%, năm 1985 là 36,6% so với GDP Hình thành hệ thống 2 giá: giá nhà nướcquy định và giá thị trường tự do, chênh lệch nhau hàng chục lần Chính sách tíndụng tuỳ tiện, giá bao cấp bất chấp quy luật phát triển vốn và không cân nhắc đếnyêu cầu chống lạm phát, là tác nhân quan trọng làm bùng nổ lạm phát trong 5 năm1981-1985 Quý IV-1985 cuộc cải cách giá tiền lương đưa mặt bằng giá lên mứcphản ảnh được sức mua thực tế đồng tiền đã bị mất giá quá lớn năm 1981-1985 vàchuyển đổi từ chế 2 giá sang cơ chế 1 giá
2 Thời kỳ kinh tế bắt đầu đổi mới (1986-1990):
Bước sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta vẫn là thời kì khủng hoảng kinh
tế xã hội, kinh tế phát triển chậm và bất ổn định Mức lạm phát kéo dài trong vòng 3năm với tỷ lệ lạm phát trung bình đạt 463,9% năm (đạt mức đỉnh điểm là 774,7% năm 1986 và 398,8% vào nưm 1988) Sự kiện hiếm có không những trong lịch sử
Trang 5Việt Nam mà cả đối với phần lớn các nền kinh tế trên thế giới Sau đó giảm dần xuống lạm phát 2 chữ số nhưng vẫn còn ở mức cao ( năm 1989 là 34,7% và năm
1990 là 67,1%)
3 Thời kì kinh tế đi vào ổn định (1991-1995):
Giai đoạn này tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng
trưởng khá cao, liên tục và toàn diện Tổng sản phẩm trong nước tăng hơn 8,2% và lạm phát bắt đầu được đẩy lùi (chỉ số CPI từ 67,1% (1990) còn 13,7% (1995)
4 Thời kì có dấu hiệu trì trệ ( 1996-2000):
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực có tác dộng không nhỏ đến nền kinh
tế nước ta Điểm đặc biệt của thời kỳ này là đi cùng với tốc độ tăng truởng kinh tế
có chiều hướng chững lại là việc giảm xuống của tỷ lệ lạm phát dưới mức kiểm soát
và chuyển sang xu thế thiểu phát (tỷ lệ lạm phát năm 1996 là 4,5% xuống còn -0,6% năm 2000)
5 Thời kì kinh tế có bước phát triển mới (2001-2004):
Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và ổn định, trong 4 năm 2001-2004, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu khả quan Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, mọi mặt đời sống xã hội được cải thiện và phát triển Tỉ lệ lạm phát tăng dần từ -0,6% năm 2000 lến 9,5% năm 2004
6 Lạm phát từ năm 2004 đến hết năm 2006:
Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển trở lại sau một thời gian thiểu phát từ năm 1999 đến năm 2003 thì câu chuyện lạm phát lại trở lại Bởi trong xu thế toàn cầu hoá thì hội nhập kinh tế của từng quốc gia với nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng Giá cả thị trường tăng lên, mặt hàngthực phẩm có giá tăng cao do dịch cúm gia cầm xảy ra với quy mô lớn, bên cạnh đó giá thép cũng tăng cao, giá dầu thô lên cao tăng mức kỉ lục 41,56$/thùng
Lý lẽ thứ 2 lạm phát bắt đầu từ tiền tệ, nghĩa là sự gia tăng cung tiền quá ngưỡngcho phép
Trang 6Sang năm 2006 lạm phát ở nước ta chững lại ở con số 6.6%, mức tăng duy trì
ở con số 8,2-8,5 đất nước thoát khỏi được lạm phát cao năm 2004-2005 Đó là một thành quả đáng ghi nhận của nhà nước ta trong vấn đề chống lạm phát
7 Giai đoạn 2007-2008:
Với mức tăng CPI cả năm 2007 lên tới 12,63%, so với chỉ tiêu được Quốc hội giao cho Chính phủ hồi đầu năm (chỉ tăng CPI không quá 8,5%) thì mức tăng giá năm 2007 đã vượt quá xa so với mức tăng trưởng GDP, tăng gần 48,59% so với chỉ tiêu kế hoạch được giao
Đây là mức tăng CPI được coi là kỷ lục, bởi năm 2006 CPI chỉ tăng 6,6%; năm
2005 tăng 8,4% so với năm 2006, nhóm hàng lương thực của năm 2007 đã tăng giá tới 15,02%; nhóm hàng thực phẩm tăng 10,06%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 11,01% và chỉ có riêng nhóm hàng bưu chính viễn thông giảm được 2,91%.Tính tổng cả năm, chỉ có một nhóm hàng giảm CPI so với năm trước là bưu chính - viễn thông với mức giảm 11,76% Các mặt hàng tăng giá mạnh nhất vẫn tập trung vào lương thực (hơn 49%), thực phẩm (hơn 32%), phương tiện đi lại (16%), nhà ở và vật liệu xây dựng (20,51%)
Tính riêng tháng 12 năm nay, CPI giảm 0,68% so với tháng trước, nhưng vẫn tăng 19,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do sự giảm giá của lương thực, thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng, phương tiện đi lại, bưu điện Trong khi đó, các nhóm hàng tiêu dùng khác lại tăng giá nhẹ vào tháng giáp tết như đồ uống, thuốc lá,may mặc, mũ nón, giày dép, thiết bị và đồ dùng gia đình, dược phẩm, y tế Tính theo 10 địa phương được điều tra thì TP.HCM, Gia Lai và Đắc Lắc là ba địa
phương có mức giảm CPI thấp nhất, còn Hà Nội và Cần Thơ có tỉ lệ CPI giảm mạnh nhất so với tháng 11-2008
Giá vàng năm nay tăng mạnh so với năm ngoái, thêm gần 1/3 (xấp xỉ 32%), mặc dù so với tháng trước mức tăng chỉ là 0,78% Tỉ giá USD gần như không có biến động mạnh: giá USD tháng 12-2008 tăng 1,14% so với tháng trước và tính cả năm là 2,35% so với 2007
Trang 78 Giai đoạn 2009-2010:
Chốt lại năm 2009, lạm phát tháng 12 năm năm 2009 cao hơn 6,52% so với cùng kỳ; lạm phát bình quân 12 tháng năm 2009 so với cùng thời kỳ năm 2008 cao hơn 6,88% Như vậy, Chính phủ đã kiềm chế lạm phát thành công, ở mức dưới 7% Nhìn lại diễn biến CPI trong 12 tháng của năm 2009, Tổng cục Thống kê cho rằng, tính quy luật diễn biến giá tiêu dùng hàng tháng đã diễn ra (quy luật này thường xác lập trong những năm nền kinh tế phát triển ổn định, như các năm 2006, hay 2007 trước đó)
Cụ thể, giá hàng hóa, dịch vụ thường tăng cao trong hai tháng đầu năm do ảnh hưởng của Tết Nguyên đán, sau đó giảm trong tháng 3 rồi tăng nhẹ từ tháng 4 đến tháng 10, hai tháng cuối năm giá tăng khá cao do áp lực tăng chi tiêu dùng và đầu tư xã hội
Tuy nhiên, việc CPI tháng 12/2009 tăng mạnh, trước thời điểm Tết Nguyên đán tới 2 tháng, là diễn biến sớm so với nhiều năm trước Nguyên nhân có thể do kỳvọng về một quy mô thị trường tiêu thụ lớn dịp Tết Nguyên đán, đang khiến nhiều nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu bị “găm” lại để chờ thời
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, CPI tháng 12 tăng ở 10/11 nhóm hàngtrong rổ hàng hóa đưa vào tính chỉ số giá tiêu dùng, với mức tăng từ 0,07 - 3,31%.Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%
Dẫn đầu về mức tăng giá mạnh nhất trong tháng là nhóm hàng ăn và dịch vụ
ăn uống; trong đó, lương thực tăng 4,67%, thực phẩm tăng 3,28%, ăn uống ngoàigia đình tăng 1,86% Tiếp theo là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng với mức tăng2,53%
Các nhóm hàng hóa có mức tăng trên 1% gồm: may mặc, mũ nón, giày déptăng 1,81%; đồ uống, thuốc lá tăng 1,3%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,06%.Các nhóm còn lại có mức tăng dưới 1% gồm thiết bị và đồ dùng gia đình; văn hóagiải trí và du lịch; giao thông; thuốc và dịch vụ y tế Giáo dục là nhóm tăng thấpnhất (tăng 0,07%)
Trang 8Cũng trong tháng này, chỉ số giá vàng và USD tăng lần lượt 5,43% và 2,86%
so với tháng trước Nếu so sánh với tháng 12/2009, chỉ số giá vàng tăng 30%, USDtăng 9,68%
Như vậy, với mức tăng 1,98% so với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng của cảnăm 2010 đã vọt lên mức 11,75% Với mức tăng này, CPI bình quân cả năm 2010tăng 9,19% so với bình quân cả năm 2009
Xét theo địa phương, chỉ số giá tiêu dùng của các tỉnh có mức tăng như: HàNội tăng 1,83%; TPHCM tăng1,61%; Hải Phòng tăng 1,96%; Thái Nguyên tăng2,01%; Gia Lai tăng 2,21%…
Trang 9PHẦN II THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY LẠM PHÁT HIỆN NAY CỦA
VIỆT NAM Thực trạng và nguyên nhân gây ra lạm phát hiện nay của Việt Nam và các tác động của lạm phát tới KT-XH
1 Thực trạng lạm phát hiện nay của Việt Nam
Từ đầu năm 2011 đến nay lạm phát tăng với tốc độ chóng mặt cụ thể như:
Đối chiếu với mốc tháng 12/2010, CPI đến hết tháng 3 đã tăng lên 6,12%, sovới tháng 3/2010 thì CPI đã tăng 13,89% và CPI bình quân quý I/2011 so với quýI/2010 đã tăng 12,79%
CPI tháng 4 tăng ở cả 11/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung với mức tăng từ0,02-6,04%; trong đó có 3 nhóm tăng trên 4%, 6 nhóm tăng trên 1% và 2 nhóm tăngdưới 1%
Tiếp tục tháng thứ hai liên tiếp, nhóm giao thông đạt kỷ lục tăng cao nhất là6,04%, góp phần đẩy CPI tháng 4 cả nước tăng thêm 0.54% Tiếp đến là các nhómhàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 4,5%; trong đó, lương thực tăng 2,47%,thực phẩm tăng 5,61% và ăn uống ngoài gia đình tăng 3,31% Đặc biệt, nhóm thựcphẩm đã có mức tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 2.2008 (năm khủng hoảng kinh tế)
và riêng nhóm thực phẩm đã đóng góp vào CPI chung cả nước tăng 1.37% Giá hầuhết các mặt hàng từ thịt heo, thịt gà, thịt bò và thủy hải sản đều tăng mạnh và thịtrường đang hình thành mặt bằng giá mới
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tiếp tục tăng 4.38%, góp phần kéo CPI
cả nước tăng thêm 0.44%
Cũng trong tháng 4, tám nhóm còn lại trong rổ hàng hóa chung cũng có mức tăng tương đối: May mặc và giầy dép tăng 1,63%, Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng1,38%, Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,31%, Thuốc và y tế tăng 1,03%, Hàng hoá
Trang 10và dịch vụ khác tăng 1,02%, Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 1,01%, Giáo dục tăng 0,29%, bưu chính viễn thông tăng thấp nhất với 0,02%
CPI tháng 5.2011 đã "giảm tốc", tuy nhiên mức tăng này vẫn còn cao hơn so với mức CPI vào tháng 3 (2,12%) Như vậy, mức độ lạm phát từ đầu năm đến nay
đã đạt tổng cộng 12,07%, vượt xa chỉ tiêu (không quá 7%) trong cả năm
Tăng giá mạnh nhất trong rổ hàng hóa tính CPI của tháng 5 là nhóm hàng thực phẩm (tăng 3,53%) và nhà ở - vật liệu xây dựng (3,19%) Xếp kế tiếp là nhóm giao thông và hàng hóa, dịch vụ khác (tăng trên 2%)
Trong tháng 5 này, chỉ có nhóm dịch vụ bưu chính viễn thông là giảm so với tháng trước (giảm 1,68%) Chỉ số giá vàng tăng nhẹ 1,43% so với tháng trước, trongkhi chỉ số USD giảm 0,98%
2 Các nguyên nhân gây ra lạm phát.
2.1 Giai đoạn 2007-2008
* Giá nhiều loại vật tư, hàng hoá trên thế giới luôn trong chiều hướng tăng (trong đó
có những mặt hàng tỉ trọng nhập khẩu lớn: Xăng dầu 100%, phôi thép tác động tới chi phí đầu vào tạo sức ép tăng giá lên nhiều mặt hàng trong nước
* Một số vật tư quan trọng trong nước cũng được điều hành tăng giá: Giá điện tăng than tăng , xăng tăng , diezel tăng
* Thời tiết có những diễn biến bất thường cộng với chi phí đầu vào sản xuất nông nghiệp tăng, nhất là giá thức ăn chăn nuôi tăng làm cho giá nhóm lương thực, thực phẩm tăng cao
* Nhu cầu có khả năng thanh toán tăng cao: Tiền lương, tiền thưởng, lượng kiều hốităng, thu nhập của người nông dân tăng do giá cả nông sản - thực phẩm tăng, nguồnvốn đầu tư nước ngoài và đầu tư phát triển trong nước tăng, tổng phương tiện thanh toán tăng 39,62% ( năm 2007) và tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế ước tăng 37,79% ( năm) giá cả hàng hoá trong nước
Trang 112.2 Năm 2010 :
Theo đánh giá từ các chuyên gia, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 và cả năm
2010 tăng ngoài dự kiến là do tác động tương hỗ phức tạp, cùng lúc của nhiều nguyên nhân khác nhau Điển hình là do dịch bệnh trên gia súc và gia cầm trên cả nước chưa được khống chế, tốc độ tái đàn sau dịch bệnh còn chậm, thiên tai nặng
nề, mặt bằng giá lương thực thế giới tăng cao…
Ngoài ra, chỉ số giá tăng còn do việc sử dụng nguồn vốn đầu tư không hiệu quả kéo theo chính sách tiền tệ phải đáp ứng; giá nguyên vật liệu cơ bản phục vụ tăng trưởng kinh tế như xăng dầu, phôi thép, ximăng, phân hóa học nhập khẩu tăng gần 30% tác động vào giá thị trường trong nước…
2.3 Năm 2011:
Thứ nhất, nền kinh tế đã có độ mở lớn, nhưng lại nhập siêu cũng lớn (4 tháng
đầu năm 2011 nhập siêu tới 4,9 tỉ USD, chiếm 18,5% kim ngạch xuất khẩu) Cùngvới sự giảm giá trị đối ngoại của đồng nội tệ (phá giá nội tệ và/hoặc để tỷ giá tăng)thì nguy cơ lạm phát kép là hiện hữu: lạm phát từ bên trong và lạm phát nhập vào từbên ngoài giống như cuối năm 2007 và năm 2008 Cần nhớ lại nền kinh tế của nước
ta suốt hơn 20 năm qua (trừ duy nhất năm 1992 có xuất siêu tuy chỉ được vài chụctriệu USD), liên tục là nền kinh tế nhập siêu, trong khi tỷ giá hầu như không đixuống mà chỉ có xu hướng trườn ngang và đi lên theo chiều giảm giá trị của đồngnội tệ để theo đuổi chiến lược hướng về xuất khẩu, nhưng lại hóa ra chủ yếu làm đắthóa hàng nhập vào trong nước vì hơn 70% giá trị hàng xuất khẩu của nước ta làhàng gia công, lắp ráp có “ruột” và công nghệ nhập vào từ nước ngoài Do đó, nhậpsiêu ở nước ta đồng nghĩa với nhập khẩu lạm phát và làm tăng nợ nước ngoài quiđổi Những ngày qua do tăng cường kiểm soát tình trạng quản lý ngoại hối bị buônglỏng trong thời gian dài, đã có tác dụng kéo tỷ giá thị trường tự phát về sát thịtrường chính thức, nhưng tính bền vững chưa được nhìn thấy rõ từ cơ cấu ngoạithương và cơ chế thị trường Nếu có bất ổn xẩy ra như triển vọng tăng trưởng xấu
đi, thất nghiệp gia tăng và dòng vốn ngoại chảy ngược ra, đồng nội tệ sẽ lại mất giá
Trang 12mạnh, khi đó sẽ tác động tăng lạm phát cao hơn vì phải bỏ ra nhiều nội tệ hơn để cómột đồng ngoại tệ
Thứ hai, về những tác động từ bên ngoài: Sau khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu, nhiều quốc gia đã lâm vào cảnh nợ công tăng cao và thấtnghiệp gia tăng, nhiều năm liền đã sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng để kích hoạtcho nền kinh tế Đặc biệt với nền kinh tế lớn nhất thế giới, khi Chính phủ Mỹ liêntục đổ tiền ra, cùng với chính sách hạ thấp lãi suất cơ bản xuống còn 0,25%/năm thìgiá trị đồng đô la cũng liên tục “rơi” mạnh xuống so với các đồng tiền mạnh khác -một biểu hiện cụ thể của cuộc chiến tiền tệ, gây hiệu ứng đến toàn cầu và tạo áp lựctăng giá vàng, bạc, hàng hoá tiêu dùng khác tính bằng đồng đô la Mỹ Áp lực lạmphát do đó lại gia tăng, nhất là với đồng đô la Mỹ, cứ 3 đồng đưa vào lưu thông thì
có tới gần 2 đồng lưu thông ở ngoài lãnh thổ Mỹ Nếu tiếp tục tăng nhập khẩu từnhững nền kinh tế có đồng tiền giảm giá thì nhiều quốc gia, trong đó có Việt Namlại phải “nhập khẩu lạm phát” và/hoặc gây ách tắc cho xuất khẩu đất nước
Thứ ba, tình trạng vòng “luẩn quẩn”: Tổ chức tín dụng thiếu tiền vốn so với
cầu tín dụng phải huy động với mức cao hơn mức trần Nhà nước quy định dẫn đếnlãi suất cho vay cũng tăng, trong khi thị trường thì thừa tiền để tiêu dùng hàng hoáhợp thị hiếu, làm cho tiền trong lưu thông đổ vào lĩnh vực phi sản xuất, không quangân hàng, đọng lại ở thị trường bất động sản rộng lớn nhưng lại bị “đóng băng” dogiá cao chơi vơi, chỉ những “đại gia” mới sẵn tiền để sở hữu những vị trí đẹp bằngmọi giá
Thứ tư, tổng cầu quá lớn so với tổng cung của nền kinh tế liên tục bị kéo dài
cũng là nguyên nhân cơ bản khiến gia tăng lạm phát Từ nhiều năm nay, tổng cầunền kinh tế nước ta đã quá lớn hơn so với tổng cung được biểu hiện qua chỉ tiêutổng đầu tư xã hội và tiêu dùng cuối cùng đã vượt so với giá trị sản xuất (GDP) từ
15 đến 17% liên tục từ năm 2007 đến nay Trong khi đó, năng suất lao động quáthấp, vốn đầu tư cho tăng trưởng nhiều làm cho giá thành tăng quá cao, đẩy giá bántiếp tục tăng Lạm phát suy cho cùng là bức tranh phản ánh của sự mất cân đối giữatổng cung và tổng cầu Tuy nhiên cơ cấu cung và cơ cấu cầu trong môi trường thị
Trang 13hiếu biến đổi nhanh và qui luật khan hiếm tài nguyên thiên nhiên cho sản xuất cũngtham gia gây hiệu ứng tới lạm phát.
3 Các tác động của lạm phát tới KT-XH
Lạm phát có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội tuỳ theo mức độ của nó Nếu là lạm phát vừa phải có thể đem lại những điều lợi bên cạnh những tác hại không đáng kể nếu là lạm phát cao thương gây những tác hại nặng nềcho nền kinh tế và đời sống Tuy nhiên, nếu lạm phát đó được dự báo, tiên đoán trước thì không gây gánh nặng lớn kinh tế vì người ta có thể có những giải pháp để đối phó Nếu lạm phát không dự đoán trước dẫn đến những đầu tư sai lầm và phân phối lại thu nhập một cách ngẫu nhiên làm mất tinh thần và sinh lực của nền kinh tế
1.Tác động phân phối lại thu nhập và của cải
Khi lạm phát xảy ra, những người có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả các loại tài sản nói chung đều tăng lên, còn giá trị đồng tiền thì giảm xuống Ngược lại, những người làm công an lương, những người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt hại
2 Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm
Như đã nói ở trên, trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền
tệ trong lưu thông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và nhân dân
Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến Theo “Lý thuyết trao đổi về lạm phát” của nhà kinh tế học A.W.Phillips thì một nước có thể mua môtmức để thất nghiệp thấp hơn nếu sẵn sàng trả giá bằng một tỷ lệ lạm phát cao hơn
Trang 14thất nghiệp sẽ giảm.
Các hiệu ứng tiêu cực
Đối với lạm phát dự kiến được
Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội:
* Chi phí mòn giày: lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữ tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hay làm giảm cầu về tiền Khi đó họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát
* Chi phí thực đơn: lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp
sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm
* Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanhnghiệp tăng giá Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đốinên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô
* Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát Ví dụ: trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh nghĩa tăng do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế
* Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làm thước đotrong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình
Đối với lạm phát không dự kiến được
Đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối lại của cải giữa các