skkn một số bài tập phát triển sức bền cho học sinh nam trường thpt nam hà

14 2.5K 8
skkn một số bài tập phát triển sức bền cho học sinh nam trường  thpt nam hà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị : Trường Trung Học Phổ Thông Nam Hà Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO HỌC SINH NAM TRƯỜNG THPT NAM HÀ Người thực hiện: Huỳnh Nguyễn Thanh Liêm Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: Thể dục - Lĩnh vực khác: Có đính kèm:  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2013 - 2014 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Huỳnh Nguyễn Thanh Liêm 2. Ngày tháng năm sinh: 17/10/1965 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: 129 Cách mạng tháng 8, Quyết Thắng, Biên Hòa, Đồng Nai 5. Điện thoại: (CQ)/ 0613950365 ĐTDĐ: 0907875975 6. Fax: E-mail: huynhnguyenthanhliem@gmail.com 7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn 8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn thể dục khối 11, 12 9. Đơn vị công tác: Trường Trung học phổ thông Nam Hà II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2007 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giáo dục thể chất - Số năm có kinh nghiệm: 28 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Giúp học sinh THPT học tốt kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng + Phương pháp giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân + Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn thể dục + Giúp học sinh Trung học phổ thông học tốt môn Thể dục nhịp điệu + Phương pháp giảng dạy môn đá cầu cho học sinh Trung học phổ thông MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO HỌC SINH NAM TRƯỜNG THPT NAM HÀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Thể dục thể thao là một phương thức để rèn luyện sức khỏe nhằm phát triển con người toàn diện, là phương tiện hữu hiệu nhằm bồi dưỡng và phát triễn nhân tố con người để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam giàu đẹp. Phong trào tập luyện thể dục thể thao trong đó có môn điền kinh được phát triển rộng rãi khắp mọi nơi đặc biệt là được phát triển mạnh trong trường học. Giáo dục thể chất trong trường học là nhiệm vụ quan trọng trong việc trang bị kiến thức, kỷ năng cơ bản, hình thành và phát triển các tố chất thể lực cho học sinh. Mục tiêu của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện các tố chất thể lực, thể hình, có đầy đủ sức khỏe để học tốt các môn văn hóa, nâng cao thành tích các môn thể thao góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu ở nhà trường phổ thông, là biện pháp tích cực nhất nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, đẩy mạnh sự phát triễn toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường tố chất, nâng cao khả năng vận động của các em học sinh. Điền kinh là một môn thể thao có vị trí quan trọng trên đấu trường quốc tế, là một trong những môn thi chính trong các kỳ đại hội thể dục thể thao và đáp ứng được các mục tiêu giáo dục thể chất. Các bài tập điền kinh không những có tác dụng đối với sức khỏe mà còn là cơ sở để phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tạo điều kiện để nâng cao thành tích các môn thể thao khác. Trong các tố chất thể lực thực hiện theo phân phối chương trình năm học thì sức bền là một mặt không thể thiếu của chương trình học, nội dung phát triển sức bền được thực hiện trong các tiết học chính khóa, là nội dung học không mới nhưng tương đối khó đối với học sinh THPT vì nó tạo điều kiện để cho các em có hoàn thành được nội dung bài học hay không, đồng thời còn giáo dục cho các em học sinh ý thức khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học. Vì vậy luyện tập sức bền một cách có hệ thống, khoa học với những bài tập phù hợp có tác dụng cũng cố và tăng cường sức khỏe cho học sinh, giúp các em có thể hoàn thành tốt, hiệu quả những bài tập trong các giờ học thể dục, có tâm lý thoải mái, sức khỏe cần thiết bước vào giờ học tiếp theo, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập giúp các em cảm thấy tự tin yêu thích môn học hơn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số bài tập phát triển sức bền cho học sinh nam trường THPT Nam Hà”. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN 1. Cơ sở lý luận Môn thể dục là một môn khoa học mà tất cả học sinh đều phải hoàn thành trong cấp học, là môn học mà người học phải có sức khỏe tốt mới hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Khi nói đến khái niệm và các hình thức biểu hiện của sức bền người ta khẳng định sức bền là khả năng làm việc trong một thời gian tương đối dài mà không bị giảm sút cường độ vận động và ý chí, là khả năng chống lại sự mệt mỏi trong mọi hoạt động với thời gian kéo dài. Để xây dựng các bài tập phát triển sức bền khoa học, hiệu quả trước hết cần làm rõ những vấn đề liên quan đến mệt mỏi: - Theo quan điểm sinh học, khi con người hoạt động với thời gian kéo dài với lượng vận nhất định thì sẽ xuất hiện sự mệt mỏi nhưng nhờ ý chí mà con người vẫn có thể tiếp tục hoạt động và duy trì cường độ vận động. - Khi mệt mỏi từ những hoạt động được thực hiện bởi một bộ phận cơ thể trong đó không quá 1/3 số cơ tham gia gây mệt mỏi ở ngay trong bộ phận thần kinh chứ không tác động đến toàn bộ các hệ thống chức năng của cơ thể. - Những hoạt động mà hầu như toàn bộ các nhóm cơ tham gia sẽ gây mệt mỏi chung tác động đến hầu hết các chức năng cơ bản của cơ thể. Giáo dục sức bền có ý nghĩa đối với hoạt động cuộc sống con người đặc biệt với thành tích thi đấu thể thao, phát triển sức bền cần thiết cho việc nâng cao khả năng hồi phục nhanh sau khi thực hiện một lượng vận động lớn. Căn cứ yêu cầu thi đấu các môn, sức bền được phân làm hai loại là sức bền chung và sức bền chuyên môn: - Sức bền chung là sức bền trong hoạt động kéo dài với cường độ trung bình thu hút toàn bộ hệ cơ tham gia hoạt động, là cơ sở chung cho tất cả các biểu hiện sức bền trong các hoạt động khác nhau, là khả năng làm việc trong điều kiện cơ thể đảm bảo cung ứng đủ oxy các hệ thống tuần hoàn, hô hấp được huy động tối đa. - Sức bền chuyên môn là khả năng của cơ thể khi thực hiện chuyên một hoạt động làm việc hay một bài tập thể thao trong một thời gian dài, là năng lực của người tập chống lại mệt mỏi trong hoạt động thi đấu chuyên môn. 2. Cơ sở thực tiễn Thể lực của học sinh luôn là một vấn đề được đặc biệt quan tâm của giờ thể dục, có thể lực tốt sẽ giúp các em phát triển đều đặn các nhóm cơ tạo điều kiện hình thành tư thế đúng đắn, điều chỉnh linh hoạt sự vận động của cơ thể trong quá trình học tập và luyện tập thể thao. Qua thực tế cũng như kinh nghiệm giảng dạy ở trường Trung học phổ thông Nam Hà, qua những tiết dự giờ, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp cùng phân môn cũng như tìm hiểu về thực trạng sức khỏe của học sinh tôi nhận thấy trong các tiết dạy thể dục đa số các em học sinh chưa thực hiện tốt lượng vận động của nội dung học hoặc xuất hiện sức ì, sự mệt mỏi ở thời gian cuối tiết học, làm cho yêu cầu dạy và học không như mong muốn, ảnh hưởng đến hiệu quả của các tiết học sau. Luyện tập sức bền cho học sinh THPT có một ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở thuận lợi giúp cho cơ thể chống lại sự mệt mỏi trong học tập, lao động hay luyện tập thể dục thể thao kéo dài. Tập luyện phát triển sức bền là một quá trình khắc phục khó khăn và lâu dài, đòi hỏi người học phải tập luyện thường xuyên và liên tục theo kế hoạch được sắp xếp hợp lý bằng những bài tập thể chất phát triển sức bền và khả năng phối hợp vận động của các cơ quan trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, đặc điểm tâm sinh lý tạo hưng phấn cao trong luyện tập. Hướng dẫn rèn luyện sức bền đối với học sinh THPT giáo viên cần cho học sinh những ví dụ cụ thể dẽ hiểu, gần gũi trong cuộc sống, gợi mở cho học sinh biết được một số nguyên tắc và phương pháp tập luyện để các em có thể vận dung một cách đa dạng , hiệu quả. Tuy nhiên khi luyện tập sức bền phải kiên trì tập luyện thường xuyên vì khi tập sức bền là thách thức lớn về ý chí, cần phải tập luyện có kế hoạch vì vậy khi giảng dạy giáo viên cần phải chỉ dẫn, giúp đỡ cho bản thân các em học sinh tự xây dựng cho mình một kế hoạch tập luyện hợp lý. Qua cơ sở lý luận và thực tiển đã trình bày ở phần trên thì để giúp các em học sinh phát triển tốt sức bền, góp phần nâng cao sức khỏe để có thể học tốt môn thể dục, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập các môn văn hóa khác là vấn đề cần thiết, nếu không nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến việc không đạt được mục tiêu của người dạy lẫn người học. Cho nên đối với người trực tiếp giảng dạy, việc xây dựng đề tài tìm ra những biện pháp tối ưu, những bài tập phù hợp giúp học sinh phát triển tốt sức bền là vấn đề thật sự cần thiết mang tính cấp bách cần được giải quyết ngay. Đây là đề tài có tính đổi mới về mặt lý luận và thực tiển mà theo tôi và nhiều đồng nghiệp thì chưa có ai đề cập đến. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1/ Giải pháp 1: Xây dựng khái niệm chạy bền Mục đích là giúp các em học sinh hiểu được thế nào là sức bền chung, sức bền chuyên môn để các em biết áp dụng vào các bài tập đạt hiệu quả. Hướng dẫn cho học sinh luyện tập cách thở trong khi chạy, cách phân phối sức trong chạy bền, hiện tượng cực điểm và cách khắc phục: - Thở trong chạy bền cần thở theo chu kỳ: hít vào khi chạy 3 – 4 bước rồi thở ra khi chạy 3 – 4 bước tiếp theo, việc phối hợp thở với nhịp điệu chạy làm quên đi sự mệt mỏi, rèn luyện các cơ quan hô hấp, tuần hoàn và cơ quan vận động, phát triển sức bền theo mục đích luyện tập. - Phân phối sức trong chạy bền: Cần xác định tốc độ chạy phù hợp để chạy hết cự ly tức là chạy với một tốc độ trên suốt cự ly, không nên chạy nhanh ngay từ đầu và liên tục thay đổi tốc độ chạy vì nó sẽ làm người chạy mất sức nhanh không đủ sức để về đích với thời gian cần thiết, tập luyện không có kết quả như mong muốn. - Hiện tượng cực điểm và cách khắc phục: Sau khi chạy một thời gian người chạy thấy khó thở, chân tay nặng nề như không chạy được nữa đó là hiện tượng cực điểm. Để vượt qua tình trạng này cần bình tỉnh kiên trì chịu đựng, đồng thời giảm tốc độ chạy và tích cực thở sâu. Tình trạng đó sẽ mau chấm dứt, cơ thể chuyển sang trạng thái hô hấp lần hai, mọi hoạt động sẻ trở lại bình thường. (Trích tài liệu sách thể dục giáo viên lớp 10) 2/ Giải pháp 2: Bài tập chạy đường thẳng Giúp các em học sinh hình thành và làm quen sức bền tốc độ trên đường thẳng, cách vượt trên đường thẳng thông qua các bài tập sau: - Chạy bước nhỏ cự ly 20 – 30m - Chạy nâng cao đùi cụ ly 20 – 30m - Chạy gót chạm mông 20m rồi chuyển sang chạy tăng tốc 50m - Chạy tăng tốc 60m - Chạy biến tốc 100 – 200m Chạy đường thẳng cần giữ cho động tác thoải mái có nhịp điệu, tần số và độ sâu của nhịp thở có liên quan chặt chẽ với nhịp điệu chạy, thân người hơi ngã về trước, hông chuyển nhiều về trước, chân tiếp xúc với đất bằng nửa trước bàn chân sau đó chuyển sang cả bàn. Giai đoạn đạp sau là giai đoạn quan trọng nhất, đạp sau cần tích cực và duỗi được hoàn toàn các khớp hông, khớp gối, bàn chân. Kỷ thuật đánh tay nhịp nhàng thoải mái theo nhịp bước chân, thả lỏng các cơ ở vai tốt dụng tốt cho việc giữ thăng bằng cơ thể trong khi chạy. 3/ Giải pháp 3: Bài tập chạy đường vòng Giúp các em nâng cao khả năng duy trì tốc độ và khả năng giữ thăng bằng khi chạy đường vòng bằng các bài tập: - Chạy biến tốc ở các cự ly 100 – 200m - Chạy biến tốc cự ly 200m (50m nhanh, 50m chậm) - Chạy lặp lại các cự ly 200m, 400m, 600m - Chạy lặp lại cự ly 200m với tốc độ gần như tối đa - Chạy tăng tốc từ đường thẳng vào đường vòng và từ đường vòng chuyển sang chạy đường thẳng đường thẳng Chạy ở đường vòng, phải có những điều chỉnh kỷ thuật để chống lại lực ly tâm, thân trên hơi đổ về bên trái, tay phải khi ra trước đánh vào trong, tay trái ra sau đánh hơi ra ngoài, bàn chân hơi chếch vào trong đường chạy. Lực ly tâm càng lớn thì cần ngã người vào trong (bên trái) càng nhiều, tay phải và chân phải cần hoạt động tích cực hơn với biên độ lớn hơn bên trái. 4/ Giải pháp 4: Hoàn thiện kỹ thuật Hướng dẫn học sinh luyện tập hoàn thiện kỷ thuật, làm quen với lượng vận động để phát triển sức bền chuyên môn, nâng cao thành tích bằng các bài tập: ứng dụng: - Xuất phát cao chạy 200m, 400m - Chạy biến tốc cự ly 400m - Chạy tăng tốc cự ly 40m - Chạy tốc độ tăng dần ở các cự ly chính - Tiến hành kiểm tra thử các cự ly 400m, 800m, 1.000m  Trong quá trình giảng dạy chạy bền ngoài việc hướng dẫn các bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn và sức bền chung người thầy cần phải chú ý đến việc cung cấp cho học sinh kỷ, chiến thuật trong thi đấu: - Thở trong chạy bền: Cần thở theo chu kỳ: Hít vào khi chạy 3 – 4 bước rồi thở ra khi chạy 3 – 4 bước tiếp theo khi tăng tốc độ chạy, phối hợp thở với nhịp điệu chạy mang lại tác dụng quên đi sự mệt mỏi, rèn luyện các cơ quan hô hấp, tuần hoàn và cơ quan vận động. - Phân phối sức: Phát triển sức bền không chỉ phụ thuộc vào việc học sinh chạy hết cự ly qui định mà còn phụ thuộc vào thời gian để vượt qua cự ly đó (tốc độ càng cao thì thời gian đó càng ngắn) cho nên cần phải xác định tốc độ chạy để phân phối sức khỏe hợp lý để hoàn thành tốt cự ly phù hợp thời gian qui định. - Rút về đích: Khi luyện tập chạy bền, ở mỗi cự ly khác nhau cần sử dụng các khoảng cách khác nhau để chạy về đích, đây là giai đoạn có vai trò quan trọng quyết định thành tích người chạy vì thế khi luyện tập cần phải cố gắng vượt qua giai đoạn cuối cùng ở bất kỳ buổi tập nào với tốc độ nhanh nhất.  Dùng hình thức trò chơi và thi đấu để luyện tập sẽ tránh cho các em sự nhàm chán, gây hào hứng, sôi nổi, động viên được tinh thần tích cực hăng sai luyện tập của học sinh. Nội dung trò chơi phải thật thích hợp, có tác dụng kích thích tập luyện và phù hợp tâm – lý lứa tuổi, phải liên quan đến nội dung bài học, nên thay đổi tránh lập lại trò chơi nếu không trò chơi sẽ không phát huy được tác dụng của nó, ngược lại làm loãng mất nội dung tập. Hình thức trò chơi làm cho học sinh phấn khởi, quên đi sự mệt nhọc, dùng trò chơi để tăng thêm lượng vận động nhưng phải tổ chức lớp thật khoa học, giảng giải qui tắc chơi ngắn gọn, dành nhiều thời gian để luyện tập kỷ thuật.  Khi giảng dạy phải chú ý đảm bảo khối lượng vận động chính xác, thích hợp lứa tuổi, giới tính, tố chất cơ thể, trình độ vận động để học sinh có thể học tập, tiếp thu, nâng cao kỷ thuật động tác nhanh chóng, phát triển tố chất, nâng cao sức khỏe. Nếu khối lượng vận động thấp quá sẽ ít có tác dụng đến cơ thể, ngược lại khối lượng vận động cao quá sẽ gây tác hại đến sự phát triển của cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của học sinh. Nếu cần phải tăng khối lượng vận động trong quá trình giảng dạy phải tùy thuộc vào đối tượng, trình độ vận động và tình hình cụ thể …, chỉ tăng khối lượng vận động trên cơ sở cơ thể đã thích ứng với khối lượng vận động hiện tại, dần dần tăng thêm khối lượng, làm cho cơ thể thích ứng với khối lượng vận động mới ở mức độ cao hơn. Trong khi tăng khối lượng vận động giáo viên phải theo dõi quan sát phản ứng cơ thể của học sinh, nắm vững qui luật hồi phục mà bố trí, điều chỉnh khối lượng vận động thích hợp.  Trong khi giảng dạy giáo viên cần cung cấp những kiến thức chuyên môn trong thời gian nghĩ giữa các lần tập: Kiến thứ về các giai đoạn chạy, cách phân phối sức khi chạy, giải thích các hiện tượng cực điểm, hiện tượng choáng, tâm lý muốn bỏ cuộc và cách khắc phục.  Hướng dẫn học sinh thực hiện hồi tĩnh sau mỗi buổi tập: không dừng đột ngột, không được đứng, ngồi mà phải tiếp tục chạy nhẹ nhàng với tốc độ giảm dần, tích cực thở sâu để hồi tĩnh. Khi nhịp thở đã trở lại bình thường thì tiếp tục thực hiện các động tác thả lỏng chân , tay để giúp cơ thể sớm hồi phục, không gây mệt mỏi kéo dài làm ảnh hưởng đến kết quả học tập. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI  Qua việc áp dụng thực hiện các giải pháp trên, tôi nhận thấy đa số các em học sinh có thái độ học tập tốt, có hứng thú hơn đối với những giờ học thể dục thông những bài tập phát triển sức bền đã học, qua những trò chơi vận động mang tính thi đua giữa các tổ, nhóm.  Áp dụng một số bài tập đã được tổng hợp trong chuyên đề này, các em học sinh đã có ý thức tự giác tích cực tập luyện và khả năng khắc phục mệt mỏi, sức chịu đựng một lượng vận động lớn trong một thời gian tương đối dài là rất tốt. Dần dần ở các em không còn sự nhàm chán mà sự ham thích luyện tập tăng dần khi được xuống sân luyện tập không chỉ ở một số nội dung phát triển sức bền mà ở các nội dung học khác cũng vậy. Mức độ hoàn thiện kỷ thuật động tác, tố chất thể lực của các em ngày càng được nâng cao, vận dụng tốt kỷ thuật để phát huy nâng cao thành tích trong học tập và thi đấu.  Qua việc thực hiện sáng kiến với các biện pháp trên và những kết quả đã đạt được, tôi nhận thấy muốn giảng dạy đạt kết quả tốt giáo viên phải có sự đầu tư chuẩn bị kỹ giáo án trước khi lên lớp, chuẩn bị đồ dùng dạy học và dụng cụ sân bãi thật tốt. [...]... Thanh Liêm SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Trường THPT Nam Hà ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Biên Hòa, ngày 22 tháng 04 năm 2014 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2013 - 2014 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số bài tập phát triển sức bền cho học sinh nam trường THPT Nam Hà Họ và tên tác giả: Huỳnh Nguyễn Thanh... thể lực, tâm sinh lý, giới tính của học sinh, tránh cho các em sự lo ngại, nhàm chán, tạo được tâm lý tốt cho các em đối với môn học V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1/ Đề xuất  Qua việc thực hiện sáng kiến với các biện pháp trên và những kết quả đã đạt được, tôi nhận thấy việc phát triển sức bền cho học sinh THPT là một vấn đề cần thiết Thông qua việc xác định trình độ của học sinh để có thể... pháp, những bài tập phù hợp từng nội dung học, những phương hướng giải quyết kịp thời để nâng cao chất lượng phát triển sức bền của học sinh  Sau khi thực hiện đề tài, qua lý luận và thực tiển áp dụng tại đơn vị, tôi nhận thấy đã đạt được kết quả khả quan không chỉ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động mà còn giúp học sinh tự tìm ra tri thức, phát huy tính sáng tạo của học sinh đối với môn học, nó... cực tập luyện của người học, làm cho không khí nhà trường thêm tươi vui, lành mạnh  Kết quả đạt được giúp học sinh tiếp thu được nhiều kiến thức và khả năng thực hiện tốt thành tích chạy bền và các môn học thực hành khác, phát triển cơ thể toàn diện, xây dựng được thói quen ham thích luyện tập thể dục thể thao, có tác phong lành mạnh, đúng đắn, trật tự, kỷ luật, thúc đẩy các mặt đức dục, trí dục phát. .. giúp học sinh nâng cao kỷ thuật động tác nhanh chóng, phát triển tố chất, nâng cao sức khỏe Tổ chức nhiều trò chơi vận động, thi đấu giữa các tổ, nhóm tạo hứng thú tham gia tập luyện cho học sinh - Rút được kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy giữa các lớp, cái đã làm được và chưa làm được của nội dung dạy để có điều chỉnh kịp thời, hợp lý hơn  Đối với học sinh: - Có ý thức, xác định đúng động cơ học tập -... ý thức, xác định đúng động cơ học tập - Chấp hành tốt nội qui của nhà trường và môn học, tập trung tiếp thu kiến thức của giáo viên truyền đạt, tích cực tập luyện để thực hiện tốt yêu cầu học  Đề xuất với Ban Giám Hiệu nhà trường: - Giúp đỡ, có ý kiến chỉ đạo giúp giáo viên thể dục cải tiến phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện cho giáo viên thể dục học tập chính trị, nâng cao phẩm chất đạo đức tác... đắn, trật tự, kỷ luật, thúc đẩy các mặt đức dục, trí dục phát triển, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu đào tạo 2/ Khuyến nghị  Đối với giáo viên: - Có kế hoạch giảng dạy chi tiết rỏ ràng, kế hoạch phải bám sát theo phân phối chương trình, phải phù hợp tình hình sức khỏe, trình độ kỷ năng của học sinh và tình hình thực tế của nhà trường như điều kiện dụng cụ sân bãi hiện có, đặc điểm khí... học sinh đối với môn học, bản thân người dạy ngoài sự nhiệt tình giảng dạy cần phải không ngừng học hỏi trang bị thêm kiến thức, rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ cho vững vàng, thường xuyên dự giờ đồng nghiệp, phải rút được kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy để tìm ra những phương pháp cải tiến, phù hợp với yêu cầu giảng dạy  Tổ chức trò chơi và lượng vận động hợp lý, bài tập phải vừa sức, phù hợp với sức. .. Đơn vị: Trường Trung học phổ thông Nam Hà Lĩnh vực: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác:  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1 Tính mới - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng... và tập luyện thể dục thể thao VI TÀI LIỆU THAM KHẢO : TT TÊN SÁCH TÁC GIẢ 1 Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất Nguyễn Toán 2 Sách hướng dẫn giảng dạy thể dục thể thao 3 Sách Thể dục 10, 11 (Sách giáo viên) Phạm Danh Tốn Trịnh Trung Hiếu Vũ Đức Thu Trương Anh Tuấn NĂM NHÀ XUẤT BẢN XUẤT BẢN 1993 TDTT - HN 1993 TDTT 2006 GIÁO DỤC Người thực hiện Huỳnh Nguyễn Thanh Liêm SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Trường THPT . học sinh Trung học phổ thông học tốt môn Thể dục nhịp điệu + Phương pháp giảng dạy môn đá cầu cho học sinh Trung học phổ thông MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO HỌC SINH NAM TRƯỜNG THPT NAM. VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị : Trường Trung Học Phổ Thông Nam Hà Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO HỌC SINH NAM TRƯỜNG THPT NAM HÀ Người thực hiện: Huỳnh Nguyễn. yêu thích môn học hơn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số bài tập phát triển sức bền cho học sinh nam trường THPT Nam Hà . II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC

Ngày đăng: 27/02/2015, 16:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan