1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn công tác liên kết đào tạo, cung ứng nhu cầu học tập và việc làm cho nhân dân huyện nhơn trạch

13 467 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 177 KB

Nội dung

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN NHƠN TRẠCH Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÔNG TÁC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO, CUNG ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP VÀ VIỆC LÀM CHO NHÂN DÂN HUYỆN NHƠN TRẠCH Người thực hiện: Đỗ Thành Lợi Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: Quản lý GDTX  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2013 - 2014 BM 01-Bia SKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Đỗ Thành Lợi 2. Ngày tháng năm sinh: 25 – 06 - 1964 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Ấp 4, Xã Long Thọ, Nhơn Trạch, Đồng Nai 5. Điện thoại: (CQ)/ 0613.5221924 (NR); ĐTDĐ: 6. Fax: E-mail: 7. Chức vụ: Giám đốc 8. Đơn vị công tác: Trung Tâm GDTX huyện Nhơn Trạch II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1994 - Chuyên ngành đào tạo: Toán III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý giáo dục Số năm có kinh nghiệm: 14 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: o Công tác chủ nhiệm, duy trì sỉ số lớp học o Thực hiện qui chế dân chủ trong trường học o Thực hiện xã hội hóa giáo dục trong nhà trường, trung tâm GDTX o Đa dạng hóa các loại hình hoạt động trung tâm GDTX cấp Huyện o Công tác phối hợp giữa Trung tâm GDTX và Trung tâm HTCĐ các xã trong việc thực hiện phổ cập giáo dục THPT 2 BM02-LLKHSKKN BM02-LLKHSKKN BM03-TMSKKN CÔNG TÁC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO, CUNG ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP VÀ VIỆC LÀM CHO NHÂN DÂN HUYỆN NHƠN TRẠCH I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục thường xuyên cung ứng cơ hội học tập suốt đời nhằm bù đắp, cập nhật những kiến thức, kỷ năng trong giáo dục chính quy đồng thời đảm bảo cho sự phát triển và nâng cấp không ngừng trong suốt cuộc đời của toàn thể công dân, GDTX đáp ứng nhu cầu học tập và việc làm cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi loại hình học tập với mục đích học để biết, để làm, để phục vụ cho cuộc sống, không cần thiết đến văn bằng, chứng chỉ. Ngoài các công việc chính được qui định tại quy chế tổ chức và hoạt động của Trung Tâm GDTX (Ban hành kèm theo quyết định số: 01/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo). Tổ chức thực hiện các công tác giáo dục. Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, tổ chức các lớp học theo các chương trình giáo dục thường xuyên, tổ chức dạy và thực hành kĩ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất, nghiên cứu tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên. Công tác tổ chức liên kết đào tạo góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu học tập cho nhân dân trong huyện Nhơn Trạch và vùng lân cận. Nhằm mục tiêu đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo quyết đinh số 1956/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, ngày 27/11/2009 của thủ tướng chính phủ. Các đối tượng mà đất đai nhà nước thu hồi để thành lập các khu công nghiệp, khu dân cư để phát triển và quy hoạch tổng thể định hướng Nhơn Trạch thành đô thị mới trong tương lai đã được chính phủ phê duyệt. Xuất phát từ yêu cầu trên, việc tổ chức giảng dạy các lớp nghề (dài hạn và ngắn hạn) là quan trọng và cấp thiết đáp ứng nhu cầu lao động cho khu công nghiệp, giải quyết việc làm, thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp cho các đối tượng mà nhà nước thu hồi đất đai để thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, góp phần đào tạo nguồn nhân lực được trang bị nghề nghiệp, trang bị kiến thức, nâng cao văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đảm bảo sự ổn định và nâng cao hiệu lực quản lý hành chánh nhà nước của huyện, đáp ứng cho yêu cầu phát triển huyện Nhơn Trạch trở thành đô thị mới đến năm 2020. 3 Việc tổ chức học tập tại chỗ tạo điều kiện cho nhân dân tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển lao động sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân nhằm đến mục tiêu cung ứng cơ hội học tập suốt đời nhằm thúc đẩy sự phát triển tài nguyên con người. Với nguồn tài nguyên con người được cải thiện sẽ tác động đến việc phát triển kinh tế xã hội. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN: Đa dạng hóa loại hình hoạt động của Trung Tâm GDTX là xu hướng tất yếu là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của Trung Tâm GDTX trong giai đoạn hiện nay và lâu dài, ngành học GDTX ngày càng được khẳng định là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDTX được xem là “chìa khóa” để bước vào thế kỉ 21. Thế kỉ 21 được xem là “thế kỉ GDTX” trong việc tạo cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người. Luật giáo dục năm 2005 ở điều 44 có quy định rõ “giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm, vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội”. Như vậy, với nhiều độ tuổi khác nhau, điều kiện học tập, làm việc khác nhau, yêu cầu về bổ sung kiến thức cho mọi trình độ cũng không giống nhau, nhất là thời gian học (ban ngày, buổi tối) dài hạn, ngắn hạn, học tập trung, học từ xa, học có hướng dẫn của thầy, học qua mạng internet. Chỉ có ngành GDTX là đáp ứng tương đối nhu cầu và điều kiện học tập đã nêu trên, bởi GDTX đồng nghĩa với giáo dục tiếp tục sau biết chữ, nhằm đẩy mạnh sự phát triển tài nguyên của con người, mọi người có điều kiện học tập, phát triển tài năng của mình, ứng dụng trực tiếp vào cuộc sống và phản ảnh trực tiếp khách quan giữa lý luận và thực tiễn cuộc sống nhất là hệ “vừa làm, vừa học”. Xóa mù chữ, bổ túc văn hóa chỉ là một trong những nhiệm vụ của GDTX; GDTX cần đa dạng hóa loại hình hoạt động, nhất là một Trung Tâm GDTX cấp huyện, ngành học BTVH ngày có xu hướng co hẹp mà thay thế dần bằng công tác liên kết đào tạo, đào tạo nghề để đáp ứng cho nhu cầu của cuộc sống hiện tại. Học không nhằm mục đích lấy văn bằng chứng chỉ mà học chủ yếu là tích lũy, nâng cao kiến thức khoa học, phục vụ cho chính bản thân người học. Do vậy, GDTX cho mọi lứa tuổi trong suốt cuộc đời không chỉ bó hẹp trong bốn bức tường của nhà trường. Kết luận hội nghị TW lần thứ 6 (khóa IX) đã chỉ rõ phát triển giáo dục không chính qui các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế đời sống kinh tế xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, bước tới xã hội học tập. Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg, ngày 18/5/2005 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” đã ghi rõ “Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập được dựa trên nền tảng phát triển đồng thời gắn liên kết liên thông của hai bộ phận cấu thành giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân (GDQD) trong đó GDTX 4 thực hiện các chương trình học tập nhằm tạo điều kiện tốt nhất đáp ứng mọi yêu cầu học tập suốt đời, học tập liên tục của mọi người dân sẽ là một bộ phận có chức năng quan trọng làm tiền đề để xây dựng xã hội học tập từ những mục tiêu nêu trên của chính phủ việc thực hiện “Xây dựng Xã Hội học tập” ở địa phương Nhơn Trạch là đều hết sức cần thiết và cấp bách. Được tái thành lập từ năm 1994 có 41.078 ha; nhân khẩu 197.383 gồm có 12 xã và 6 khu công nghiệp trên 366 dự án và có trên 71.000 lao động đang làm việc tại các công ty xí nghiệp, vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động là rất cần thiết. Việc thực hiện công tác liên kết đào tạo nhằm từng bước thực hiện công tác chuyển giao công nghệ, cập nhật kiến thức bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ tạo việc làm cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa của huyện. Do đó, trong thời gian qua Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch đã nổ lực trong việc thực hiện công tác liên kết đào tạo tạo nguồn nhân lực cho huyện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế XH của địa phương. III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP: 1) Thực trạng: a) Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Sở GD-ĐT; sự chỉ đạo sâu sát của huyện ủy, UBND huyện, sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành đoàn thể địa phương. Cơ sở vật chất Trung Tâm hiện có đủ điều kiện để thực hiện công tác liên kết đào tạo. Các phương tiện phục vụ cho công tác dạy học được đảm bảo; công tác phát triển nguồn nhân lực được định hướng theo từng giai đoạn cụ thể, được sự ủng hộ tích cực của các đơn vị liên kết đào tạo trong và ngoài tỉnh. b) Khó khăn: Công tác liên kết đào tạo còn gặp nhiều khó khăn như: thủ tục pháp lý về liên kết đào tạo chưa được thống nhất, công tác đào tạo nghề nông thôn trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập như: nhận thức lao động về ngành nghề chưa nhất quán trong tư tưởng chọn nghề cho công nhân, các cơ sở sử dụng lao động chưa nhận thức rõ những lợi ích của công tác đào tạo nghề, trình độ học vấn của người lao động thấp, đa phần lớn tuổi, việc tiếp thu kiến thức chưa hiệu quả. 2) Các giải pháp: Xuất phát từ mục tiêu xây dựng xã hội học tập, nâng cao trình độ học vấn, giải quyết việc làm cho nhân dân có nhu cầu học tập, nâng cao tay nghề cho người lao động góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến đến xây dựng đô thị mới Nhơn Trạch trong tương lai. Giải pháp 1: Tổ chức điều tra nắm bắt nhu cầu học tập của nhân dân, Trung Tâm GDTX kết hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương như: UBND các xã, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm văn hóa, đài truyền thanh xã, huyện, các phòng ban của huyện đặc biệt là liên đoàn lao động huyện, cung cấp 5 những thông tin cần thiết về nhu cầu lao động của các công ty như số lượng công nhân, ngành nghề đang tuyển dụng trong hiện tại và tương lai Những căn cứ thực hiện công tác liên kết đào tạo : phương hướng và nhiệm vụ năm học ngành học thường xuyên hằng năm của SGDDT Đồng Nai, phương hướng nhiệm vụ năm học của TT đã được cụ thể hóa nghị quyết của Huyện Uỷ Nhơn Trạch.Ban chấp hành Huyện ủy Nhơn Trạch đã ra nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 10/4/2011 đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 .Công tác tổ chức điều tra nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện được thực hiện hằng năm vào qúy 3 của năm (tháng 7,8,9) qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thanh của xã, huyện, ban quản lý khu công nghiệp Nhơn Trạch, thông qua các cuộc họp giao ban: khối văn xã do UBND huyện tổ chức hàng qúy, họp giao ban Trung tâm HTCĐ các xã, họp thường kì của Ban chỉ đạo của chương trình phát triển nguồn nhân lực của huyện. Từ đó, phân tích, tổng hợp các ngành nghề mà Trung Tâm đảm nhận được đưa vào chương trình hành động của Trung Tâm. Giải pháp 2: Công tác nâng cao nhận thức của CB, GV, CNV, học viên về công tác liên kết đào tạo, dạy nghề cho nhân dân trong huyện. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện nghị quyết của Đảng và Nhà nước, thông qua các buổi họp HĐND hàng tháng, các buổi họp học tập nghị quyết, sinh hoạt dưới cờ cho học viên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân (qua hệ thống đài phát thanh của xã, huyện, các Trung tâm HTCĐ), nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các ngành trên địa phương, về ngành học giáo dục thường xuyên để thu hút mọi đối tượng, mọi thành phần hỗ trợ cho ngành GDTX. Trung tâm GDTX Nhơn Trạch đã đề nghị Sở GDĐT và UBND Huyện cho phép bổ sung, đề bạt 01 phó giám đốc trực tiết phụ trách công tác liên kết đào tạo Giải pháp 3: Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác liên kết đào tạo: - Trung tâm tiến hành kiểm tra đánh giá và xác định lại CSVC hiện có đủ đáp ứng nhu cầu học tập, phòng học, phòng đa năng, hội trường chứa từ 100 đến 150 người do các lớp liên kết đào tạo thường học viên đông hơn các lớp học văn hóa. - Hệ thống máy chiếu (projector), máy vi tính đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu học tập. - Liên hệ các đơn vị sản xuất kinh doanh, cơ quan , nhà máy có liên quan trong vấn đề thực tập cho học viên, (các ngành nghề cơ khí, xây dựng), các bệnh viện , trung tâm y tế (các ngành y sĩ, dược sĩ, điều dưỡng), các trường học (các ngành mầm non, kế toán,…) - Đảm bảo các yêu cầu cần thiết cho giáo viên ở nơi xa đến: Nhà nghỉ của GV , khu vệ sinh sạch sẽ, môi trường sư phạm thoáng mát, an toàn. 6 Giải pháp 4: Công tác hợp đồng liên kết đào tạo: Sau khi có kết quả khảo sát về nhu cầu học tập của học viên đủ số lượng để mở lớp theo dự kiến. Giám đốc trung tâm phân công phó giám đốc và một số giáo viên phụ trách công tác liên kết đào tạo chuẩn bị các điều kiện như: - Chọn các trường, các cơ sở giáo dục có uy tín, có đủ điều kiện trong công tác liên kết đào tạo. - Lập văn bản trình UBND huyện và Sở GD - ĐT về chủ trương mở các lớp liên kết đào tạo cần ghi rõ ngành nghề đào tạo, thời gian và địa điểm học, đối tượng học và đơn vị liên kết đào tạo - Sau khi được sự cho phép của lãnh đạo Sở và Huyện, Trung Tâm lập văn bản về kế hoạch mở lớp gởi các đơn vị liên kết hoặc gặp trực tiếp lãnh đạo các đơn vị, các trường liên kết thống nhất về công tác liên kết đào tạo (có biên bản ghi nhớ), cần ghi rõ ngành nghề, thời gian, địa điểm học, đối tượng học, qui định về trách nhiệm của mỗi bên trong thời gian tới về các điều kiện khác phục vụ cho việc mở lớp theo nội dung của Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 28/7/2008 ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp cao đẳng, đại học. - Khi có văn bản chính thức của đơn vị chấp thuận liên kết thì tiến hành chiêu sinh (Thông báo chiêu sinh do các trường liên kết thực hiện hoặc do Trung Tâm thực hiện đúng theo sự thỏa thuận thống nhất hai bên và qui định rõ thời gian chiêu sinh, dự kiến thời gian khai giảng lớp học, đối với các lớp liên kết đào tạo thường tổ chức khai giảng sau khi đã học được một đến hai buổi học (do hai bên thỏa thuận). Giải pháp 5: Công tác quản lý tổ chức giảng dạy và học tập - Khi chiêu sinh đủ số lượng theo thời gian đã qui định Trung Tâm thực hiện việc ký hợp đồng liên kết đào tạo, việc ký hợp đồng liên kết đào tạo được căn cứ vào hai văn bản quan trong đó là Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 02/01/2007 về qui chế Trung Tâm GDTX và Quyết định số 42/2008/ QĐ-BGDĐT, ngày 28/7/2008 ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Tại quyết định 42 quy định rất rõ về hợp đồng liên kết đào tạo (điều 6) và các điều kiện khác đảm bảo cho công tác liên kết đào tạo (Điều 7,8,9,10), quyền và trách nhiệm của các bên (Điều 11,12), căn cứ vào tình hình thực tế, các bên có thể bổ sung một số nội dung cho phù hợp với đặc điểm địa phương. Ví dụ: lựa chọn nơi thực tập cho sinh viên được thuận tiện, hiệu quả, không nhất thiết phải về trường (cơ sở chính) để thực tập hoặc sinh viên tự chọn lựa nơi thực tập (sinh viên Mầm non, kế toán,…) gần nhà, gần nơi công tác. - Tổ chức khai giảng lớp học, thông báo những quy định cần thiết của đơn vị liên kết (nội qui học viên , nghĩa vụ và quyền lợi của người học, chế độ học phí , phương pháp học tập) , lịch học tập cho bộ môn hoặc học kỳ được Trưởng Khoa hoặc HT duyệt,bình bầu ban cán sự lớp , phân công chủ nhiệm , qui định chặt chẽ giữa đơn vị liên kết và đơn vị sở tại 7 IV.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Công tác liên kết đào tạo đã được Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch thực hiện từ năm 2006 đến nay (từ khi Trung Tâm được UBND tỉnh đầu tư xây dựng mới tại khu trung tâm hành chính của huyện Nhơn Trạch) việc liên kết đào tạo gồm các hệ: Tên trường TCCN, CĐ, ĐH chủ trì Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép đào tạo Ngành nghề đào tạo; chứng chỉ nghề; tin học – Số học sinh, sinh viên liên kết đào tạo Hình thức đào tạo Tổng số Chia ra Chính quy Vừa làm vừa Từ xa Nghề TCCN CĐ ĐH Cao học Đại học mở TP.HC Văn bản số 1089/GDĐT- GDCN, ngày Kinh tế luật 2006 222 0 0 0 222 0 x Kế toán 2006 50 0 0 0 50 0 x Kinh tế luật 2008 110 0 0 0 11 0 0 x Quản trị kinh doanh 2007 87 0 0 0 87 0 x Luật kinh tế 2010 147 0 0 0 14 7 0 x Kinh tế luật 2014 100 0 0 0 10 0 0 x Đại học Đồng Nai (353) Quyết định Số: 01/2007/QĐ- BGDĐT, ngày 02 tháng 01 năm 2007 TH. SPMN 2006 140 140 0 0 0 0 x TH. SPMN 2008 76 76 0 0 0 0 x TH. SPMN 2010 50 50 0 0 0 0 x TH. SPMN 2012 29 29 0 0 0 0 x TH. PMN 2013 58 58 0 0 0 0 x Cao đẳng y tế Đồng Nai (83) Quyết định Số: 01/2007/QĐ- BGDĐT, Trung cấp Điều dưỡng 46 46 0 0 0 0 x Trung cấp y sỹ 37 0 37 0 0 0 x 8 Cao đẳng nghề cơ giới và thủy lợi (554) Quyết định Số: 01/2007/QĐ- BGDĐT, ngày 02 tháng 01 năm 2007 Lái xe ô tô hạng B2 (13 khóa) 406 406 0 0 0 0 x Lái xe ô tô hạng C (04 khóa) 115 115 0 0 0 0 x Trung cấp Cơ khí 33 0 33 0 0 0 Trung cấp kinh tế công nghệ Đại Việt Tp. HCM (157) Quyết định Số: 01/2007/QĐ- BGDĐT, ngày 02 tháng 01 năm 2007 Trung cấp Dược 87 0 87 0 0 0 x Trung cấp Y 25 0 25 0 0 0 x Trung cấp Kế toán 25 0 25 0 0 0 x TC xây dựng 20 0 20 0 0 0 x Trung học kỹ thuật công nghiệp Đồng Nai (91) Quyết định Số: 01/2007/QĐ- BGDĐT, ngày 02 tháng 01 năm 2007 Trung cấp cơ khí 30 0 30 0 0 0 x Trung cấp Điện 36 0 36 0 0 0 x Trung cấp Tin học 25 0 25 0 0 0 x 1.954 Tiếng Hàn (04 lớp) 70 Kế toán trưởng (02 lớp) 76 Tin học – Ngoại ngữ 174 Tổng 2274 Việc liên kết đào tạo tại chỗ (tại địa phương) có những lợi ích sau: - Phù hợp cho nhiều đối tượng học nhất là các học viên đang làm việc (vừa làm, vừa học) - Học vào ngày nghỉ trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, các buổi tối) - Thời gian học phù hợp với đối tượng vừa làm, vừa học - Học tại địa phương giảm bớt được các chi phí đi lại, sinh hoạt cá nhân (hiệu quả kinh tế), học viên có điều kiện khó khăn về kinh tế có thể theo học được. 9 - Việc quảng bá, chiêu sinh các lớp tiếp theo được thuận tiện, dễ dàng hơn cho Trung Tâm. - Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi người học được thực hiện nhanh chóng, kết quả - Nhân dân ngày càng hiểu rõ hơn về ngành học thường xuyên và những lợi ích của ngành học thường xuyên mang lại. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Như đã trình bày ở các phần trên từ những lợi ích thiết thực của công tác liên kết đào tạo tại chỗ, cung ứng cơ hội và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân “cần gì học nấy”, “học tập suốt đời”, tạo điều kiện cho mọi người cùng tham gia học tập, học có mục đích, học có định hướng, từng trường, theo quan điểm giáo dục đương đại “ Học để biết, học để làm, học để chung sống với nhau, học để làm người”. Thông qua việc “học nghề”, người học thấy rõ vai trò cần thiết của việc “học tập văn hóa” của chương trình phổ thông là điều kiện để học tập tiếp những bậc học kế tiếp. Do vậy, thực hiện công tác liên kết đào tạo là việc làm không thể thiếu được của Trung Tâm GDTX hiện nay, nhất là Trung Tâm GDTX huyện, công tác giảng dạy “Bổ túc văn hóa”, “tin học, ngoại ngữ” hiện tại có chiều hướng giảm về số lượng, do vậy phát triển công tác liên kết đào tạo là hướng đi đúng giúp Trung Tâm GDTX khẳng định vị thế của mình trong xã hội Tùy theo điều kiện, đặc điểm tình hình của mỗi Trung Tâm nhất là nhu cầu học tập của nhân dân, các địa phương khác nhau đều có nhu cầu học tập khác nhau, nghành nghề khác nhau, mỗi Trung Tâm đều có đặc thù riêng của mình, việc tham gia học tập các ngành nghề theo cung cầu của địa phương, theo cơ cấu kinh tế mỗi vùng miền (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) và phụ thuộc rất nhiều vào kinh tế đời sống của mỗi gia đình, cá nhân. Để công tác liên kết đào tạo được tồn tại và phát triển, từ thực tiễn trong những năm qua Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch đúc rút hai vấn đề cần quan tâm: - Công tác điều tra nhu cầu về nguồn nhân lực thị trường lao động của địa phương, nhu cầu được đào tạo của người học, nhu cầu ngành nghề mà XH đang cần là quan trọng nhất cần phân tích thị trường hiện tại và dự báo hàng năm tiếp theo, tầm nhìn từ 5 đến 10 năm (căn cứ vào nghị quyết của Huyện nhiệm kỳ 5 năm và nghị quyết của ngành GDĐT về bậc học GDTX) những ngành nghề hiện tại đang cần, đang đào tạo nhiều thì tương lai sẽ ít có nhu cầu và ngược lại. - Các đơn vị liên kết (đơn vị chủ trì đào tạo), Các trường, các trung tâm phải thực sự có uy tín, đào tạo có chất lượng, có thương hiệu, không chạy theo số lượng, thành tích, sản phẩm đào tạo không bị thị trường từ chối, ra trường có việc làm, có thu nhập ổn định, có thể theo học ở bậc học cao hơn. Đối với Trung Tâm GDTX (đơn vị phối hợp đào tạo) phải đảm bảo đủ điều kiện về pháp lý, không được kinh doanh, thương mại hóa, không gì lợi nhuận mà phải đặt lợi ích của 10 [...]... –––––––––––––––––––––––– Nhơn Trạch, ngày 20 tháng 5 năm 2014 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2013 - 2014 Tên sáng kiến kinh nghiệm: Công tác liên kết đào tạo, cung ứng nhu cầu học tập và việc làm cho nhân dân huyện Nhơn Trạch Họ và tên tác giả: Đỗ Thành Lợi Chức vụ: Giám đốc Đơn vị: Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Nhơn Trạch Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên... học) , việc trao đổi thông tin giữa người học chưa cao, ít tiếp cận với thư viện, internet; Hoàn cảnh gia đình khó khăn chưa có điều kiện học tập liên tục - Phần lớn học viên phải đóng học phí cho ngành nghề đang theo học - Việc đào tạo hệ trung cấp hiện nay rất khó chiêu sinh, hệ cao đẳng, đại học có nhu cầu nhưng Trung Tâm GDTX cấp huyện không được phép liên kết đào tạo theo quyết định 42/2008/QĐ-BGDĐT...người học, chất lượng đào tạo lên trên hết (các khoản thu,chi phải đúng theo quy định của nhà nước, đúng luật ngân sách) Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi công tác liên kết đào tạo của Trung Tâm GDTX Nhơn Trạch cũng còn nhiều hạn chế như: - Phần lớn các đối tượng theo học các chương trình GDTX là người lớn nhưng điều kiện học tập bị hạn chế, quỹ thời gian học tập ít (vừa làm, vừa học) , việc trao... Đại hội IV của Đảng bộ huyện Nhơn Trạch (Nhiệm kì 20102015) - Nghị quyết 05-NQ/HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện (khóa IV) về chương trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 Nhơn Trạch, ngày 20 tháng 04 năm 2014 Người viết 11 BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRUNG TÂM GDTX NHƠN TRẠCH ––––––––––– CỘNG... dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3 Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong... về học phí cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn nhất là các chương trình đào tạo ngắn hạn Kinh phí đào tạo theo quyết định 1956/QĐ-CP của chính phủ về đào tạo ngành nông thôn do phòng LĐ-TBXH huyện quản lý VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung Tâm GDTX (Ban hành theo quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo - Quy chế tổ chức và. .. dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) 12 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 13 ... nghiệp (Ban hành theo quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 30/7/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo - Quyết định số 42/2008/QĐ- BGDĐT, ngày 28/7/2008 ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp cao đẳng, đại học - Quyết định số 1956/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, ngày 27/11/2009 của thủ tướng chính phủ - Những vấn đề... Đạt  Không xếp loại  Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài... pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2 Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, . GDTX và Trung tâm HTCĐ các xã trong việc thực hiện phổ cập giáo dục THPT 2 BM02-LLKHSKKN BM02-LLKHSKKN BM03-TMSKKN CÔNG TÁC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO, CUNG ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP VÀ VIỆC LÀM CHO NHÂN DÂN HUYỆN. của công tác liên kết đào tạo tại chỗ, cung ứng cơ hội và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân “cần gì học nấy”, học tập suốt đời”, tạo điều kiện cho mọi người cùng tham gia học tập, học. VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN NHƠN TRẠCH Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÔNG TÁC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO, CUNG ỨNG NHU CẦU HỌC TẬP VÀ VIỆC LÀM CHO NHÂN

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w