1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý di sản văn hóa ở làng trong quá trình đô thị hóa (trường hợp thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh)

196 559 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 5,18 MB

Nội dung

NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu Hường Tên đề tài: Quản lý di sản văn hóa ở làng trong quá trình đô thị hóa (trường hợp thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 62 31 06 42 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Quang Thanh Cơ sở đào tạo: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Những kết luận mới của luận án: Là công trình đầu tiên sử dụng quan điểm quản lý di sản trong mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển để xem xét việc quản lý di sản văn hóa làng tại một địa bàn cụ thể là thị xã Từ Sơn.Tiếp cận theo quan điểm này, tác giả luận án cho rằng: Về phục dựng di tích: Việc phục dựng lại di tích (đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ) vi phạm về tính chân thực của di sản nhưng chấp nhận được dưới quan điểm quản lý di sản. Cho phép phục dựng lại di tích (để đáp ứng nhu cầu thờ cúng của người dân) nhưng cần giữ gìn tối đa yếu tố gốc của di tích. Về xây dựng mới đình, đền, chùa: Các đình, đền, chùa được xây dựng mới (do việc tái phân chia địa giới hành chính trong quá trình đô thị hóa) cũng cần phải được quản lý với tư cách là di sản văn hóa, từ khâu thiết kế xây dựng, có sự tham gia của các nhà chuyên môn về DSVH để tránh việc xây dựng tùy tiện, lai căng văn hóa. Các đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ chưa được xếp hạng cũng như được xây dựng mới cũng cần phải được coi là di sản văn hóa và được quản lý như với các di tích đã được xếp hạng. Giữ gìn tính thiêng của di tích, lễ hội và chú trọng tới công tác tuyên truyền, quảng bá di tích, lễ hội. Mô hình quản lý di tích lịch sử văn hóa – lễ hội làng hiện nay tại thị xã Từ Sơn là mô hình cộng đồng tự quản kết hợp với quản lý nhà nước trong đó vai trò tự quản cộng đồng (được thể hiện qua hương ước làng) là đặc biệt quan trọng. Về mô hình tổ chức hoạt động của các Ban quản lý di tích, tác giả luận án cho rằng, cần thành lập Ban quản lý di tích xã, phường và ở bên dưới là các tiểu ban quản lý di tích, có quy chế hoạt động cụ thể. Trưởng các tiểu ban quản lý di tích là thành viên của Ban quản lý di tích xã, phường. Thành viên của các tiểu ban quản lý di tích do dân làng bầu ra, nên để Mặt trận Tổ quốc và hội người cao tuổi đóng vai trò chủ chốt trong tiểu ban quản lý di tích, không nên có đại diện các dòng họ hoặc doanh nghiệp trong thành phần các ban quản lý di tích, khuyến khích những người hiểu biết, có trình độ văn hóa tham gia Ban quản lý di tích.Cuối cùng là một số kiến nghị và giải pháp nhằm quản lý tốt hơn các DSVH làng ở Từ Sơn trong quá trình ĐTH. Người hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ “Quản lý di sản văn hoá ở làng trong quá

trình đô thị hóa (trường hợp thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)” là công trình nghiên

cứu của riêng tôi Các trích dẫn, số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực

và có xuất xứ rõ ràng

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hường

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 3

MỞ ĐẦU 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 9

1.2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 25

1.3 Tổng quan về thị xã Từ Sơn 35

Tiểu kết chương 1 39

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA Ở THỊ XÃ TỪ SƠN 40

2.1 Giới thiệu khái quát về Tiêu Thượng, Đình Bảng và Phù Lưu 41

2.2 Hoạt động quản lý di sản văn hóa ở các điểm nghiên cứu 56

Tiểu kết chương 2 88

Chương 3: BÀN LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 90

3.1 Bàn về kinh nghiệm quản lý DSVH của cha ông ta 91

3.2 Bàn về quản lý DSVH ở làng theo quan điểm quản lý di sản 95

3.3 Bàn về việc quản lý DSVH làng trong quá trình đô thị hóa ở Từ Sơn 99

3.4 Kiến nghị và giải pháp 112

Tiểu kết chương 3 116

KẾT LUẬN 118

DANH MỤC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 122

TÀI LIỆU THAM KHẢO 123

PHỤ LỤC 132

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

12 TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

13 UBND : Ủy ban nhân dân

14 UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học

và Văn hóa Liên Hợp quốc

15 VHTT : Văn hóa Thông tin

16 VHTTDL : Văn hóa Thể thao và Du lịch

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Di sản văn hóa (DSVH) nói chung và di sản văn hóa làng nói riêng là đề tài nghiên cứu của văn hóa học và các khoa học liên ngành Cùng với việc tiếp cận nghiên cứu giá trị các di sản văn hóa từ nhiều hướng khác nhau, vấn đề quản lý DSVH từ lâu đã được đ t ra như một đối tượng nghiên cứu đa dạng, phong ph và phức tạp, thậm chí có không ít khía cạnh chưa được phân định rõ ràng trong giới nghiên cứu lý luận trong và ngoài nước Ch ng hạn, hoạt động bảo tồn DSVH, trong đó, nhà quản lý văn hóa các cấp s lựa chọn cấp độ nào khi đứng trước các vấn đề bảo tồn nguyên trạng, trùng tu, gia cố, tái định vị, phục dựng đối với hệ thống DSVH ho c một di tích văn hóa cụ thể, tại địa phương mình quản lý Điều đó lại càng phức tạp và nan giải khi, hiện tại, không ít làng truyền thống của người Việt

đã và đang vận động, h a nhập vào bối cảnh CNH, HĐH, chuyển làng lên phố, chuyển xã thành phường với các chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu hướng theo lối sống

và cung cách quản lý của chính quyền đô thị

Và, cũng bởi có sự biến đổi thực trạng đó, quá trình ứng xử với DSVH của con người (từ các cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn đến cộng đồng cư dân sở tại) tất yếu s bị tác động từ nhiều m t (từ nhận thức đến nhu cầu hưởng thụ văn hóa) Thực trạng đó chắc chắn s dẫn đến việc nhiều DSVH vốn đã và đang hiện diện trong không gian văn hóa cộng đồng d có nguy cơ bị xâm hại, biến tướng ho c lâm vào tình trạng bị hủy hoại, cần được bảo vệ kh n cấp (nếu không, s vĩnh vi n biến mất)

Thị xã Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) được đề tài luận án này chọn làm điểm nghiên cứu nằm trên trục giao thoa giữa không gian văn hóa Thăng Long với không gian văn hóa Kinh Bắc, là một vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa hàng nghìn năm, nơi hiện tồn đậm đ c hàng loạt hệ thống DSVH (cả văn hóa vật thể lẫn văn hóa phi vật thể) Trong quá trình CNH đất nước, vấn đề bảo tồn và phát huy DSVH nơi đây đã và đang đ t ra nhiều vấn đề cấp thiết, đ c biệt là đối với các làng quê đang chịu tác động mạnh của quá trình ĐTH, đ t ra nhiều trọng trách đối với sự nghiệp bảo vệ, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống một cách bền

Trang 6

vững, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân

Trong nhiều năm qua, vai tr của nhà nước và cộng đồng dân cư đối với quản lý DSVH của thị xã Từ Sơn đã được tăng cường, công tác quản lý DSVH đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, thực trạng CNH, ĐTH trên đất Từ Sơn đã và đang di n ra ngày càng mạnh m , tạo nên những áp lực mới đối với việc quản lý cũng như việc bảo vệ và phát huy các giá trị DSVH của địa phương, đ c biệt là các làng quê đã và đang chuyển mình thành các thị tứ, đô thị

Từ thực trạng thay đổi về kinh tế, nhiều yếu tố cấu thành nên thực trạng xã hội đã và đang tác động đến quá trình ứng xử của người dân đối với DSVH nói riêng, với môi trường sống (môi trường sinh thái và môi trường nhân văn) nói chung Chính vì thế, đội ngũ giữ trọng trách quản lý văn hóa các cấp và cộng đồng dân ch ng đã và đang có nhu cầu cấp thiết trong việc nghiên cứu, xây dựng những

mô hình quản lý phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững cho các giá trị văn hóa, khai thác các giá trị để đáp ứng tốt nhất sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa xã hội ở địa phương, hiện tại cũng như lâu dài Những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hóa dưới góc nhìn của quản lý văn hóa - hiện đã và đang di n ra trên đất Từ Sơn, có thể coi là một thực tại khách quan mang tính đại diện, bao chứa trong nó không ít những hàm lượng khoa học và những thực ti n đa dạng, phong

ph , phức tạp (thậm chí vẫn c n không ít những kh c mắc, tranh luận ho c thực hiện mang tính chủ quan, áp đ t, tự phát,…) cần được quan tâm giải quyết một cách khoa học, để đáp ứng yêu cầu đ t ra đối với một luận án tiến sĩ quản lý văn hóa

Trong những chục năm gần đây, bám sát những vấn đề nảy sinh từ thực ti n một cách khá cập nhật, nhiều công trình khoa học thuộc nhiều thể loại, thuộc nhiều chuyên ngành khoa học xã hội khác nhau đã quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu những biến động, tiếp biến của di sản văn hóa truyền thống, không gian sinh hoạt văn hóa làng quê cùng những cung cách quản lý các nguồn di sản văn hóa khác nhau trên tiến trình vận động của đời sống văn hóa xã hội và điều liện lịch sử xã hội đương đại của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, nhìn nhận từ

Trang 7

khối lượng các công trình khoa học đã công bố, không khó để nhận diện có khá nhiều vấn đề đã được đ t ra và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, với những phương pháp tiếp cận khoa học hiện đại, có giá trị tích cực đối với sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa xã hội nói chung ở Việt Nam, nhưng vẫn c n không ít những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống trong mối quan hệ biện chứng với sự vận động của môi trường kinh tế, văn hóa xã hội hiện nay

Vấn đề quản lý văn hóa trong không gian di n tiến của quá trình đô thị hóa hiện vẫn đang đ t ra một số “thách đố” đối với không chỉ giới nghiên cứu khoa học thuần t y, mà c n như câu hỏi thường trực đ t ra đối với các nhà quản lý văn hóa, với bộ máy chính quyền các cấp, đ c biệt là bộ phận chính quyền cấp xã/phường - lực lượng quản lý trực tiếp các sinh hoạt văn hóa sôi động ở các làng quê Mong muốn đóng góp phần nhỏ cho những câu trả lời trước thực ti n và một số giải pháp mang tính ứng dụng cho sự nghiệp quản lý văn hóa ở Việt Nam - hiện tại và lâu dài,

ch ng tôi tự chọn cho mình một vấn đề khoa học không d nhưng hấp dẫn để làm

đề tài luận án Tiến sĩ, đó là đi sâu khảo sát, nghiên cứu vấn đề quản lý di sản văn hóa (giới hạn ở phạm vi quản lý di tích và l hội ở làng) - trong quá trình đô thị hóa, tại một địa bàn lâu nay vốn đã quen thuộc với cá nhân mình là thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

2 Mục đích nghiên cứu của luận án

- Làm rõ thực trạng công tác quản lý DSVH trên địa bàn thị xã Từ Sơn; đánh giá những m t được và chưa được của việc quản lý DSVH (tập trung vào hai đối tượng là di tích lịch sử - văn hóa và l hội ở làng) trong quá trình đô thị hóa; chỉ ra nguyên nhân của ch ng

- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản

lý di tích lịch sử - văn hóa và l hội ở làng, góp phần vào phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội tại địa phương; r t ra bài học kinh nghiệm, đề xuất mô hình quản lý phù hợp đối với di tích lịch sử - văn hóa và l hội ở làng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh ĐTH

Trang 8

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tổng thể các khía cạnh liên quan đến quản lý DSVH, gồm các văn bản của chính quyền và cơ quan chuyên môn, bộ máy quản lý và các hoạt động cụ thể của nhà nước và các cộng đồng dân cư đối với DSVH

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian, luận án nghiên cứu việc quản lý DSVH (tập trung vào hai đối tượng là quản lý di tích lịch sử - văn hóa và l hội ở làng) tại thị xã Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh), chọn 3 làng cụ thể là Tiêu Thượng, Đình Bảng và Phù Lưu làm đối tượng nghiên cứu chính

Về thời gian, luận án nghiên cứu việc quản lý DSVH hiện nay, có so sánh với

truyền thống để thấy được tính kế thừa của hoạt động quản lý DSVH

4 Nguồn tư liệu của luận án

- Nguồn tư liệu chính của luận án là các kết quả điều tra xã hội học và dân tộc học (phỏng vấn cá nhân, kết quả của phiếu điều tra); Tư liệu điền dã thu được từ các đợt khảo sát thực tế, bằng các phương pháp phỏng vấn, trao đổi nhóm, điều tra hồi cố…

- Luận án khai thác các nghị quyết, các văn bản của cấp ủy, chính quyền, ngành văn hóa thị xã Từ Sơn và các phường/xã được chọn nghiên cứu

- Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu về quản lý DSVH, về văn hóa làng

đã được công bố, bảo vệ

5 Đóng góp của luận án

Luận án là công trình đầu tiên trực tiếp nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về thực trạng quản lý DSVH ở thị xã Từ Sơn trong thời điểm hiện tại; hình thành các luận cứ khoa học để bước đầu phác họa một số mô hình quản lý di sản văn hóa cho một địa phương đã và đang trên đường phát triển đô thị và CNH

Những kết quả thu được của luận án là tài liệu tham khảo mang tính ứng dụng tốt đối với các nhà quản lý di sản văn hóa ở các địa phương trên phạm vi cả

Trang 9

nước, đ c biệt là các địa phương có những nét tương đồng về địa lý, kinh tế và văn hóa với thị xã Từ Sơn hiện nay

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu (05 trang), Kết luận (04 trang), Tài liệu tham khảo (09 trang), Phụ lục (63 trang), nội dung luận án được cấu tr c thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên

cứu (31 trang)

Chương 2: Thực trạng quản lý di sản văn hóa ở thị xã Từ Sơn (50 trang)

Chương 3: Bàn luận vấn đề nghiên cứu, kiến nghị và giải pháp (28 trang)

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Quản lý di sản văn hóa hiện nay là hiện tượng mang tính toàn cầu Đây là chủ đề nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, tập trung vào các khía cạnh xung quanh những vấn đề như di sản là gì, di sản

cho ai, quản lý di sản có từ khi nào, các biện pháp thực hành và quản lý di sản, mối

liên hệ giữa di sản và du lịch và vai tr đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, vai tr của cộng đồng trong việc quản lý di sản, sự can thiệp của quản lý nhà nước đối với

di sản văn hóa v.v… Chính vì vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình đề cập trực tiếp về vấn đề này Có thể phân định tạm thời các cuốn sách, luận án, luận văn, bài

tạp chí tiêu biểu thành hai nhóm vấn đề chính như sau:

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý di sản văn hóa

Quản lý di sản văn hóa là thuật ngữ được sử dụng phổ biến bởi các chuyên gia di sản, những người chịu trách nhiệm giữ gìn các tài sản như các địa điểm di sản, các di chỉ, đồ tạo tác, tài sản văn hoá, và các hạng mục di sản vật thể khác trong

xã hội Các nhà nghiên cứu nước ngoài (John Carman và Marie Louise Stig

Sorensen, trong cuốn Nghiên cứu di sản: Các phương pháp và các cách tiếp cận

[103]) cho rằng sự phát triển thực hành di sản và quản lý di sản trong thời gian cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX là các hoạt động công cộng đánh dấu một sự thay đổi khác biệt về tính chất của quan điểm về quá khứ Đó là ở giai đoạn này di sản trở thành mối quan tâm chung và sự quan tâm thể hiện các lợi ích và trách nhiệm của các xã hội dân sự Như vậy, ít nhất khái niệm khoa học về quản lý di sản trên thế giới đã có lịch sử 200 năm và cho đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn về

vấn đề quản lý di sản văn hóa Công trình Quản lý di sản ở Trung Quốc [102] đề

cập đến quá trình thực hiện các hoạt động gìn giữ các hạng mục di sản được gọi là

„Quản lý di sản văn hóa‟ và được hiểu là hệ thống sinh ra các phương pháp thực

Trang 11

hành và chính sách đa ngành Điều đó có thể giúp chúng ta đạt được các mục tiêu phát triển bền vững xã hội lớn hơn, bằng cách quan tâm thích đáng đối với di sản Các yếu tố toàn cầu và địa phương ảnh hưởng đến các khuôn khổ quản lý di sản văn hóa của hầu hết các nước phát triển phương Tây được liên kết ch t ch với các khái niệm trí tuệ như khái niệm về khám phá khoa học, phân loại và bảo quản của thế kỷ XIX, cũng như các phong trào xã hội của thế kỷ XX hướng tới trách nhiệm công cộng và chuyên nghiệp Từ đó dẫn đến việc quy định lập kế hoạch mang tính chiến lược và hệ thống cho một thực tại hiện hữu những vấn đề cần giải quyết đ t ra

Nghiên cứu về quản lý di sản văn hóa ở thế kỷ XXI có thể tạo ra một hệ thống quan trọng nhất để rút ra cùng các yếu tố thành công nhất từ cuộc hành trình quan tâm đến di sản kéo dài 200 năm, mà ngày nay đã thấy ở nhiều nơi Trong hầu hết các trường hợp, cuộc hành trình này được thực hiện thông qua việc mở rộng quan điểm phát triển từ bảo vệ (những nỗ lực ban đầu để giữ lại tài sản di sản) đến bảo tồn (những nỗ lực quan tâm một cách có hệ thống đến di sản) và sau đó tích hợp (những nỗ lực kết hợp với nhau) một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống

Có thể xác định được năm tập hợp các hoạt động cụ thể, tương ứng với năm nhóm chỉ tiêu chính và được thực hiện ở nhiều nước phát triển, gồm: (1) quá trình thực hiện kiểm kê ban đầu; (2) những ban hành có tính pháp luật bảo vệ; (3) tăng tính chuyên nghiệp, (4) tham khảo ý kiến và sự tham gia của các bên liên quan; và (5) đánh giá trách nhiệm của các chuyên gia, các bên liên quan khác và nhà nước [102, tr.23]

Kinh nghiệm thu thập được từ các quốc gia này cho thấy, họ đã đạt được năm tập hợp các hoạt động trước khi đạt được mức độ trưởng thành trong phương pháp quản lý di sản văn hóa Các chỉ tiêu trong phạm vi năm giai đoạn này cũng có thể được xem như là công cụ cơ bản ho c „hằng số‟ trong quá trình mà phương pháp quản lý di sản văn hóa thực sự có hệ thống, chiến lược cần thực hiện Đây được coi là một phần của những gì mà các tổ chức liên chính phủ (ví dụ như UNESCO) và các tổ chức phi chính phủ (ch ng hạn như ICOMOS) xem xét là

“phương pháp quốc tế tốt nhất” trong quản lý di sản văn hóa [102, tr 21]

Trang 12

Ở trong nước, việc nghiên cứu một cách trực tiếp, có hệ thống về công tác quản lý di sản văn hóa dường như mới chỉ được tiến hành trong khoảng hai chục

năm trở lại đây Trong công trình Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn

hóa dân tộc [98], Hoàng Vinh giới thiệu quan niệm về chính sách bảo tồn và phát

triển di sản văn hóa dân tộc, chính sách về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc của nước ta thời gian qua cùng một số kiến nghị về chính sách bảo tồn, phát

triển di sản văn hóa dân tộc Trong cuốn Những vấn đề văn hóa trong đời sống xã

hội Việt Nam hiện nay [99], Hoàng Vinh đã coi di sản văn hóa dân tộc như là nguồn

lực phi vật thể của sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta và đề ra các nguyên tắc, quy chế, phương hướng, mục tiêu nhằm phát huy giá trị của di sản văn hóa Tác giả cũng đề cập đến một số vấn đề về xây dựng văn hóa cộng đồng ở nước ta hiện nay như: phong trào hoạt động văn hóa ở cơ sở, việc tổ chức và quản lý các hoạt động vui chơi, giải trí và vai trò của nó trong xã hội đô thị, về việc xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển các dịch vụ, kinh doanh văn hóa ph m

Với tác ph m Một số giải pháp quản lý lễ hội dân gian [56], Hoàng Nam tiếp

cận l hội dân gian ở góc độ cơ chế quản lý l hội Lựa chọn Lạng Sơn là một tỉnh

có đông các dân tộc thiểu số làm khảo cứu, tác giả đưa ra cái nhìn về quản lý l hội dân gian ở Lạng Sơn nói riêng và khái quát về quản lý l hội dân gian ở nước ta nói chung, từ đó đề xuất các nguyên tắc quản lý l hội

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội [11] vừa là

công trình tổng kết lịch sử vừa là công trình nghiên cứu ứng dụng, bởi l giá trị của các di sản cũng như vấn đề bảo tồn các di sản luôn là những vấn đề lớn, nhận được

sự quan tâm của nhiều người Vì vậy, mục đích của công trình này là làm rõ giá trị

và kinh nghiệm bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội, để từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa phục vụ sự nghiệp phát triển Thủ đô trong thời kỳ đ y mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Công trình đã làm

rõ cơ sở lý luận, thực ti n cùng những kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể của Thăng Long - Hà Nội, tiếp thu những quan điểm mới về

Trang 13

quản lý di sản của một số nước trên thế giới để làm kinh nghiệm phù hợp ứng dụng cho thực ti n Việt Nam Ngoài ra, công trình c n làm rõ được những thách thức của công cuộc bảo tồn di sản văn hóa ở một địa bàn là thủ đô Hà Nội, xác định vai tr của chủ thể văn hóa trong công cuộc bảo tồn di sản văn hóa hiện nay Tuy nhiên, một số vấn đề quan trọng về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản dường như vẫn chỉ hướng đến tầm vĩ mô

Công trình Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế [10]

xem xét những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam, thể chế quản lý nhà nước về văn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Tuyển tập Một con đường tiếp cận di sản văn hóa do Cục Di sản Văn hóa

tập hợp, biên soạn và xuất bản từ năm 2005 đến năm 2012 gồm 6 tập, mỗi tập là

tuyển tập các bài viết của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu đăng trên Tạp chí Di sản

văn hóa Đây là những công trình nghiên cứu từ nhiều góc độ tiếp cận, mang tính lý

luận, những đề tài khoa học, những trao đổi kinh nghiệm thực ti n rất có giá trị đối với sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Vấn đề phương pháp tiếp cận, lý luận quản lý di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa làng nói riêng đã được các nhà khoa học đ c biệt quan tâm, thể hiện trong các bài viết đăng trong tập 1 [24] và tập 4 [25] của bộ sách này

Cuốn Một số vấn đề về công tác quản lý lễ hội giai đoạn 2001-2006 [26]

cũng là tài liệu để tham khảo cho các địa phương trong công tác quản lý và tổ chức

l hội trong cả nước

Năm 2005, Viện Văn hóa - Thông tin (nay là Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc

gia Việt Nam) xuất bản cuốn Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt

Nam [95] Đây là tuyển chọn các công trình nghiên cứu lý luận và thực ti n về di sản

phi vật thể của nhiều nhà khoa học có uy tín ở trong và ngoài nước Ngoài ra, cuốn sách c n giới thiệu cho độc giả những văn bản pháp lý của UNESCO và Việt Nam về

di sản văn hóa phi vật thể, về nhiệm vụ sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

phi vật thể trong Chương trình mục tiêu quốc gia Các công trình như Hội Gióng ở

đền Phù Đổng và đền Sóc [12], Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân

Trang 14

loại: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên [96] cũng đưa ra thực trạng, nguy

cơ mai một đối với các loại hình di sản phi vật thể, xem xét những việc đã làm được,

đề ra những biện pháp cấp bách cần làm để bảo vệ loại hình di sản này

Trình bày những vấn đề liên quan đến quy hoạch và phát triển đô thị ở Việt Nam nhằm bảo vệ di sản văn hóa, tập trung vào quan niệm quy hoạch, nhà quy hoạch và đồ án quy hoạch, chuyên gia nghiên cứu về quản lý văn hóa Đ ng Văn Bài

qua một số bài tiểu luận, như Bảo vệ di sản văn hóa trong quy hoạch và phát triển

đô thị ở Việt Nam [2, tr 15-16] và Phát huy giá trị di sản văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển [3, tr 85 - 92] đã đề ra một số giải pháp mang tính đồng bộ,

đ i hỏi có sự hợp tác liên ngành, tham gia ủng hộ của toàn xã hội nhằm chung tay bảo vệ và phát huy vốn di sản văn hóa dân tộc, nhấn mạnh đến du lịch văn hóa (những yếu tố liên kết giữa du lịch với văn hóa) và các sản ph m văn hóa: bảo tàng,

di tích Tác giả đã chỉ ra rằng, trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, thách thức lớn nhất chính là đảm bảo được sự hài h a giữa việc bảo tồn văn hóa và quá trình hiện đại hóa đang di n ra nhanh chóng Xung quanh vấn đề này, hiện có không ít vấn đề hiện đang được nêu ra tranh luận Ch ng hạn, nên quan niệm thế nào là bảo tồn (UNESCO dùng khái niệm “bảo vệ”), thế nào là phát triển, nên đ t di sản trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại như thế nào, di sản vật thể có nên xây mới theo lối hiện đại, l hội cần được phục dựng và phát huy như thế nào cho đ ng… Và c n rất nhiều những câu hỏi khác tương tự

Tác giả Nguy n Chí Bền và các cộng sự [13] đã thực hiện dự án năm 2012

về Cân bằng giữa bảo tồn di sản và hiện đại hóa thông qua nghiên cứu trường hợp

tại Đền Hùng, Hội Gióng, cồng chiêng ở Lạc Dương và tháp Bà Các tác giả đã

phần nào giải đáp được những câu hỏi trên bởi l mục đích của công trình này nhằm tìm giải pháp điều h a sự cân bằng giữa bảo tồn, hiện đại hóa và phát triển, đóng góp vào quá trình xây dựng chiến lược hợp nhất văn hóa vào sự phát triển bền vững

Tác giả Nguy n Chí Bền cũng đã nêu vấn đề này trong bài viết Di sản văn

hóa phi vật thể từ sưu tầm, nghiên cứu đến bảo tồn và phát huy [9] Theo tác giả,

điều quan trọng hơn cả đối với việc phát huy những di sản văn hóa phi vật thể là

Trang 15

làm cho di sản ấy sống giữa cuộc đời, như chính bản chất của nó Làm sao để khơi dậy ý thức của cộng đồng, niềm tự hào của cộng đồng về di sản văn hóa phi vật thể

để di sản ấy sống trong cộng đồng như bản chất của nó [9, tr 91] Nhìn sang một hướng tiếp cận khác, cũng chính ông đã công phu tích hợp tư liệu và xem xét, đánh giá một cách khách quan vấn đề “Nhà nước và công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, những bài học từ lịch sử…” Phân tích tổng quan mô hình bảo tồn và phát huy giá trị di sản của nhà nước từ 1945 trở về trước và minh giải bằng những công việc nhà nước quân chủ thực hiện với di sản văn hóa phi vật thể, tác giả đã r t ra hệ quả mang tính phương pháp luận sâu sắc: Cần trả di sản văn hóa về cho cộng đồng, nhưng nêu cao vai tr của nhà nước [14]

Tiếp cận từ góc độ khác, trong công trình Quản lý lễ hội truyền thống của

người Việt [71], Bùi Hoài Sơn lại xem xét các vấn đề quản lý di sản phi vật thể (l

hội truyền thống) từ các văn bản quản lý; những m t đã làm được, chưa làm được, những khó khăn trong công tác quản lý l hội truyền thống và đề xuất việc áp dụng quan điểm quản lý di sản theo những quan điểm mới cho quản lý l hội truyền thống Tuy nhiên, đối tượng để tác giả tiếp cận, khảo sát nghiên cứu ở đây lại chủ yếu là sản ph m văn hóa mang tính chất liên làng ho c tầm cỡ sản ph m văn hóa của một vùng văn hóa

Chủ đề quản lý di sản văn hóa c n được bàn luận trong nhiều hội thảo khoa

học quốc gia và quốc tế Tiêu biểu trong số đó là hội thảo khoa học quốc tế Bảo tồn

và phát huy dân ca trong xã hội đương đại qua trường hợp quan họ Bắc Ninh ở Việt Nam và đã được xuất bản thành sách năm 2006 với tiêu đề Không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh - Bảo tồn và phát huy [66] Ở hội thảo này, vấn đề bảo tồn, phát

huy dân ca trong xã hội đương đại đã được đ t ra một cách cấp thiết bởi sự tác động

đa chiều và ở những mức độ, cấp độ khác nhau của quá trình toàn cầu hóa Với hơn chục tham luận của các nhà khoa học đến từ các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Hồng Kông, Lào, Malayxia… và hơn 50 tham luận của các nhà khoa học và quản lý trong nước đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, các ph ng nghiệp vụ thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hai tỉnh Bắc Ninh

Trang 16

và Bắc Giang đã chứng tỏ sự quan tâm đ c biệt tới vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa này

Hội thảo khoa học quốc gia Bắc Ninh với vương triều Lý [39] do Viện Văn

hóa Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Bắc Ninh phối hợp tổ chức ngay trên đất Từ Sơn vào năm 2010 tập trung hướng đến các vấn đề tìm hiểu giá trị lịch sử văn hóa của các di sản liên quan đến triều Lý, nhân dân Bắc Ninh đã bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thời Lý như thế nào, để từ đó đề ra những yêu cầu, kiến nghị bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa thời

Lý nói riêng

Nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học, quản lý trong và ngoài nước Chính vì vậy, liên tiếp có các cuộc hội thảo bàn về vấn đề này

Hội thảo Quản lý di sản văn hóa thế giới và phát triển du lịch do Viện Văn

hóa Nghệ thuật Việt Nam tổ chức năm 2008 tại Hội An [38] với ứng dụng công nghệ thông tin (công nghệ GIS) để quản lý di sản văn hóa phục vụ cho phát triển

du lịch một cách hiệu quả và bền vững

Đầu năm 2010, Viện Bảo tồn di tích đã tổ chức hội thảo Tính liên ngành

trong bảo tồn di tích [40] tại Hà Nội Nhiều tham luận của Hội thảo đã sử dụng

phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành về công tác bảo tồn di tích để từ đó có thể nghiên cứu ứng dụng vào thực ti n, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác bảo tồn di tích ở Việt Nam Hội thảo đã tập trung vào mối quan hệ hữu cơ giữa bảo tồn

di tích (văn hóa vật thể) với các lĩnh vực liên quan như lịch sử, khảo cổ, kiến tr c,

mỹ thuật, văn hóa truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng, di sản văn hóa phi vật thể Bảo tồn di tích trong mối quan hệ với quản lý xã hội, các vấn đề cộng đồng, phát triển kinh tế, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường

Hội thảo Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương

đại (trường hợp Hội Gióng) do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Văn hóa

Thể thao và Du lịch, Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp tổ chức năm

2010 tại Hà Nội và năm 2012 đã được xuất bản thành sách cùng tên [97] Công

Trang 17

trình này tập hợp nhiều bài viết bàn về giá trị l hội trong đời sống xã hội đương đại, về chính sách quản lý đối với di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng bởi các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế, xem xét quá trình toàn cầu hóa các di sản văn hóa phi vật thể

Hội thảo Hoạt động quản lý, tổ chức lễ hội cổ truyền ở các tỉnh phía Nam

(nghiên cứu lễ hội Bà ch a ứ n i Sam) do Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang, Bộ

Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức năm 2012 tại An Giang [41] Đây là hội thảo quốc gia, đã có hơn 50 tham luận của các nhà khoa học, quản lý đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh như Nam Định, Ph Thọ, Bến Tre, An Giang… Các tham luận tập trung vào vấn đề như xây dựng các mô hình quản lý, tổ chức l hội, kết hợp quản lý nhà nước và quản lý tự quản của cộng đồng

Tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay không chỉ gây nên những tác động trầm trọng lên môi trường, kinh tế, an sinh xã hội , mà c n hủy hoại ho c làm mất đi vĩnh vi n một loạt di sản văn hóa, đ c biệt là di sản văn hóa phi vật thể - những thứ

mà nhiều thế hệ loài người đã dày công xây đắp từ hàng nghìn năm nay Nhằm duy trì sự đa dạng văn hóa, bảo tồn các di sản văn hóa ở các cấp độ cộng đồng địa phương, quốc gia, quốc tế, cùng các thể chế xã hội nghề nghiệp có sứ mệnh trực tiếp trong việc bảo tồn di sản văn hóa như ngành bảo tàng, cần phải làm gì và làm như thế nào để ứng phó và cả những nội dung khác nữa s được các nhà nghiên cứu (về biến đổi khí hậu, về văn hóa, về bảo tàng), các nhà thiết lập chính sách (ở các cấp độ cộng đồng địa phương, quốc gia và quốc tế) và đ c biệt là một số đại diện đến từ các cộng đồng cư dân đang trực tiếp phải ứng phó với biến đổi khí hậu

để mưu sinh và để bảo tồn di sản văn hóa Chính vì thế, hội thảo Bảo tàng với di

sản văn hóa ở lưu vực sông Mê Kông và sông Hằng trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, đã được Bảo tàng Dân tộc học, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phối

hợp tổ chức năm 2012 tại Huế [42] Hội thảo đã thảo luận và đề cập những vấn đề như xác định nguy cơ từ biến đổi khí hậu toàn cầu tới sự đa dạng văn hóa và di sản văn hóa, các tri thức, kinh nghiệm, tính d bị tổn thương … của các di sản văn hóa

Trang 18

trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, khoảng cách giữa nhận thức và hành động, xác định nhu cầu nghiên cứu và hành động về các vấn đề liên quan đến nội dung tác động từ sự biến đổi khí hậu toàn cầu lên di sản văn hóa, vấn đề chính sách quốc gia

và quốc tế về bảo tồn di sản nhằm đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, kinh nghiệm, chính sách và chiến lược của các cộng đồng, các nước, các tổ chức quốc gia và quốc tế, nhằm đối phó với các tác động của quá trình biến đổi khí hậu lên di sản văn hóa

Hội thảo khoa học Lễ hội - nhận thức, giá trị và giải pháp quản lý [43] do Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng di sản văn hóa quốc gia đồng tổ chức tại

Hà Nội năm 2012 Hội thảo được phân chia thành 3 tiểu ban tập trung vào các vấn

đề như lý thuyết, nhận thức và cách tiếp cận về l hội, giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội của l hội; đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý l hội Một số tham luận trong hội thảo này đã cố gắng minh giải và hướng đến khái quát một số mô hình tổ chức, quản lý l hội truyền thống trong xã hội hiện nay, kết hợp quan điểm bảo tồn l hội truyền thống với việc khai thác, phát huy giá trị của l hội trong xã hội đương đại

Cũng trong năm 2012, vấn đề quản lý di sản văn hóa đã được nâng lên thành

đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, được thể hiện qua báo cáo khoa học và xuất bản thành sách, do các tác giả Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn đồng chủ biên [37]

Có thể nói, đến công trình này, vấn đề quản lý di sản văn hóa lần đầu tiên đã được

đ t ra và xem xét một cách tương đối toàn diện, hệ thống, cả về m t lý luận lẫn thực

ti n, đi kèm là những kinh nghiệm có giá trị tham khảo tốt từ công cuộc quản lý di sản văn hóa ở một số nước trên thế giới, trong đó có những nước có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam

Tại hội nghị trực tuyến Nâng cao chất lượng công tác quản lý và phát huy

giá trị di tích do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 11/6/2013 ở 3 điểm

cầu Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, sự cấp thiết phải có mô hình quản

lý di tích thống nhất, phù hợp trên phạm vi cả nước một lần nữa được đ t ra Biện pháp quản lý tốt các di tích, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, tiếp cận vấn đề quản lý phát triển văn hóa trên cơ sở quản lý văn hóa nói

Trang 19

chung là những vấn đề được các nhà quản lý, nghiên cứu văn hóa thảo luận tại hội nghị trực tuyến này

Gần đây nhất, Hội thảo khoa học quốc tế 10 năm thực hiện Công ước

UNESCO về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể - những bài học, kinh nghiệm và định hướng tương lai [44] do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp

cùng Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam và Uỷ ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức ngày 23-24/6/2013 tại thành phố Hội An Trong hội thảo này, các nhà khoa học tập trung làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với bảo vệ di sản văn hóa vật thể, với đa dạng văn hóa, với sự tham gia của xã hội (cộng đồng địa phương, các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp…) vào công cuộc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa

Như vậy là, vấn đề quản lý di sản văn hóa ở Việt Nam cho đến nay đã được quan tâm khảo sát, nghiên cứu một cách đa diện, có hệ thống ở những cấp độ, phạm

vi và mức độ khác nhau và thực tế đã đạt được những thành tựu khoa học nhất định Điều đó đã thể hiện ở sự chuyển biến trong nhận thức của các nhà quản lý văn hóa nói riêng và các bộ máy quản lý di tích ở hầu khắp các địa phương trên cả nước nói chung Tuy nhiên, với sự vận động không ngừng của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội nói chung, việc quản lý di sản văn hóa cũng luôn luôn phải thường trực với những vấn đề mới phát sinh trong thực ti n môi trường văn hóa sống động ở mỗi làng quê Không ít vấn đề, dù đã được quan tâm nghiên cứu, nhưng vẫn chưa đem lại những hiệu quản bền vững, có giá trị lâu dài đối với một đất nước vốn có nhiều hệ thống di sản mang bản sắc văn hóa vùng miền, thậm chí bản sắc văn hóa của từng cộng đồng dân cư - chủ thể của các hệ thống di sản phong phú và giàu giá trị đó

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý di sản văn hóa làng

Văn hóa làng, trong đó có lĩnh vực quản lý di sản văn hóa đã được giới khoa học xã hội, nhất là các nhà văn hóa học quan tâm nghiên cứu Phan Kế Bính hoàn

thành công trình khảo cứu về Việt Nam phong tục [15] và lâu nay được coi là công

trình mô tả cụ thể về gia tộc, về tục thờ c ng tổ tiên, tục tang ma, tục cưới xin, hầu hết là thể chế d ng họ người Việt đầu thế kỷ XX Tuy nhiên, qua các nguồn tư liệu

Trang 20

thực ti n này, người đọc vẫn có thể nhận diện một cách sơ lược nhất về cung cách

tự quản của một cộng đồng khép kín với văn hóa d ng họ giữ vai tr chủ đạo cho sự hiện tồn của văn hóa cộng đồng làng xã trong xã hội đương thời

Ngay từ giữa thế kỷ XX, Đào Duy Anh với Việt Nam văn hóa sử cương [1] đã

cho độc giả một cái nhìn tổng quan về văn hóa xưa của Việt Nam Khi bàn về thiết chế quản lý làng xã, cơ cấu tổ chức làng xã, ông coi trọng vấn đề tự quản của cộng đồng bởi l công việc trong làng thường do dân làng bàn định, chứ nhà nước ít can thiệp đến, mà nhiều khi có can thiệp cũng không hiệu quả, cho nên tục ngữ có câu: Phép vua thua lệ làng [1, tr 144-145] Nhìn từ góc độ quản lý hành chính, những xã lớn thường được chia ra nhiều thôn Có làng lớn chia ra nhiều giáp Mỗi giáp có quyền tự trị như một làng, duy về việc quan thì phải do lý trưởng giao tiếp với Nhà nước Có thể nói, đây là một công trình giữ vai tr khởi đầu, có nhiều nội dung liên quan đến văn hóa của người Việt xưa, là tài liệu tham khảo quý giá cho những ai đang quan tâm tìm hiểu về lịch sử của dân tộc Việt Nam, nhưng vấn đề quản lý di sản văn hóa làng lại không phải là chủ đích để tác giả quan tâm và bàn luận

Nguy n Văn Huyên với Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tập 1 [46],

và tập 2 [47], công việc khảo tả, ghi chép công phu đến mức chi tiết l hội thần thành hoàng Lý Phục Man [46, tr 310] của ông đã tích hợp nên một bức tranh làng

quê Việt thuần nông xen lẫn nhiều loại nghề phụ, gi p cho người đọc hình dung

được các tổ chức xã hội làng xã trước đây như hạng, giáp, hội đồng k mục, hội

đồng hàng xã cùng quá trình đảm đương công việc phân công, tổ chức l hội làng

và các hình thức tự quản văn hóa cộng đồng theo các lớp lang thực hành, tổ chức một cách ch t ch , có lề lối

Tác ph m Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ [77] của Trần Từ

với mục đích chính là xây dựng một bức tranh toàn cảnh về làng Việt cổ truyền, trong đó ông coi mảng cơ cấu tổ chức là quan trọng nhất trong một cơ cấu xã hội - chính trị Bởi l theo ông, một cơ cấu tổ chức khi đã định hình thành những cơ chế, thiết chế, nó s có tác động trở lại cơ sở kinh tế và các bộ phận khác của cơ cấu xã hội - chính trị Kết quả nghiên cứu của Trần Từ, nhiều chục năm qua đã và đang là

Trang 21

những cơ sở phương pháp luận mang tính nền tảng, là bài học về phương pháp tiếp cận đối tượng cho nhiều công trình sau đó của các ngành khoa học xã hội khác nhau, mỗi khi quan tâm đi sâu nghiên cứu văn hóa và cơ cấu văn hóa làng Việt

truyền thống Phan Đại Doãn với Làng Việt Nam - một số vấn đề kinh tế - xã hội [28] và Mấy vấn đề về văn hóa làng xã trong lịch sử [29] lại xem xét văn hóa làng

dưới góc độ dân tộc học, coi di sản văn hóa làng biểu hiện ở di sản văn hóa phi vật thể như lối sống, phong tục tập quán, kho tàng văn hóa dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh các di sản vật thể là đình, chùa, đền, miếu, lũy tre, bến nước, cây đa… Những yếu tố đó không tách rời nhau mà h a quyện tích hợp lại, tạo nên bản sắc văn hóa làng Việt tồn tại bao đời nay Đ c biệt, tác giả cũng dành nhiều công sức để nghiên cứu về truyền thống tự quản của làng xã trong lịch sử Việt Nam, về thiết chế văn hóa làng và vấn đề sử dụng pháp luật để quản lý văn hóa làng xã Theo tác giả, quản lý làng xã là quá trình kết hợp hai hệ thống luật với lệ, là sự điều tiết

giữa lý và tình Bùi Xuân Đính thông qua một loạt công trình Về một kiểu cơ cấu tổ

chức làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ [32], Hành trình về làng Việt cổ [35], Nhà nước

và pháp luật thời phong kiến Việt Nam - những suy ngẫm [34, tr 77-89] đã từ nhiều

góc độ cụ thể, nghiên cứu một cách hệ thống về đ c trưng các làng quê tiêu biểu ở châu thổ Bắc Bộ, từ tên gọi, đ c điểm nổi bật về điều kiện địa lý, lịch sử phát triển của làng, cơ cấu kinh tế xưa và nay, đến các qui định của nhà nước phong kiến, thiết chế tổ chức của làng như xóm ngõ, d ng họ, phe giáp, phường, hội, về hương ước trong việc quản lý di sản văn hóa làng, về các di sản văn hóa cả vật thể và phi vật

thể của các làng quê đó Tô Duy Hợp với Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày

nay ở đồng bằng sông Hồng [45] tập trung nhận diện thực trạng và xu hướng biến

đổi các quan hệ xã hội cơ bản trong làng xã ở khu vực đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, vạch rõ các nguyên nhân tác động đổi mới quan hệ xã hội cơ bản đồng thời trên cơ sở đó phân tích các hệ quả kinh tế xã hội của quá trình đổi mới các quan hệ xã hội cơ bản Liên quan đến vấn đề quản lý văn hóa làng, ở chương 4 [45, tr 169-189], tác giả đã nêu lên sự biến đổi của hệ thống quản lý làng xã trong quá trình mở rộng dân chủ hóa tại làng xã mà biểu hiện là việc hoàn thiện hệ thống

Trang 22

quản lý cấp thôn xóm tuy không phải là cấp cơ sở của hệ thống hành chính quốc gia theo luật định nhưng thực tế hết sức quan trọng vì nó gần dân nhất

Về phương diện các thiết chế quản lý, Bùi Xuân Đính với Hương ước và

quản lý làng xã [33] và Lê Đức Tiết trong Về hương ước lệ làng [76] đã đi sâu

nghiên cứu các hương ước, lệ làng cổ bằng việc sưu tầm khá đầy đủ các sử liệu từ những bản hương ước, hương lệ, khoán lệ của các vùng cư dân khác nhau thời cổ, làm rõ những điều tích cực cần kế thừa và phát huy, cũng như loại bỏ những điểm tiêu cực mang tính áp đ t của hương ước, lệ làng cổ Từ đó các tác giả đã phân tích tính pháp lý có giá trị đối với cuộc sống đương thời, nhằm điều chỉnh các mối quan

hệ làng xã trong lịch sử dựng nước và giữ nước của các dân tộc Việt Nam

Cùng chủ đề với vấn đề này, c n phải kể đến cuốn Bảo tàng hóa di sản văn

hóa làng [4] là kết quả đề tài khoa học cấp Bộ do Đ ng Văn Bài làm chủ nhiệm

Tác giả đ c biệt quan tâm đến các vấn đề nổi lên như xu hướng tôn trọng và thân thiện với môi trường sống, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, trong đó di sản văn hóa là một thành tố quan trọng Bảo tàng hóa di sản văn hóa làng, theo tác giả tức là đưa di sản văn hóa làng cùng toàn bộ môi trường sinh thái - nhân văn của làng trở thành đối tượng của các hoạt động bảo tàng nhằm mục đích hình thành những bảo tàng “sống” là những làng cụ thể với hy vọng bảo vệ di sản văn hóa làng bởi cộng đồng cư dân - chủ nhân đích thực của di sản, qua đó giải quyết hiệu quả vấn đề phát triển cộng đồng và phát triển ngành du lịch

Nguy n Thị Phương Châm thực hiện đề tài cấp Bộ Biến đổi văn hóa ở một số

làng thuộc Bắc Ninh trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện nay [20] Ở

công trình này tác giả mong muốn tìm ra bản chất và cơ chế của sự biến đổi văn hóa tại ba làng Đồng Kỵ, Trang Liệt, Đình Bảng của thị xã Từ Sơn trong bối cảnh đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện nay để từ đó đưa ra những gợi ý khoa học về những giải pháp, định hướng hợp lý cho chiến lược phát triển xã hội ở ba làng nói riêng và vùng châu thổ sông Hồng nói chung

Bài viết của hai tác giả Trần Thị Hồng Yến, Thạch Thiết Hà [100] là nghiên cứu trường hợp làng Tình Quang, phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội

Trang 23

Các tác giả đưa ra những đ c điểm biến đổi của đô thị hóa theo phương thức chuyển

xã thành phường Những biến đổi này có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức và quản lí các hoạt động văn hóa Nhìn nhận về vấn đề giữ gìn và phát huy vốn văn hóa làng ở Tình Quang, Giang Biên, Long Biên trong đó có nhiều m t tích cực như các di tích chung cùng được giữ gìn, truyền thống h a đồng vẫn duy trì trong cộng đồng làng, các hoạt động văn hóa được duy trì tốt,… Lấy đây là một đối tượng nghiên cứu để rút kinh nghiệm, làm gương trong quá trình quản lý di sản tại các làng, cụ thể là các làng của thị xã Từ Sơn đang chu n bị được chuyển thành phường Từ thực tế làng Tình Quang, các tác giả đã chỉ ra 3 điều cơ bản trong công tác quản lý: Duy trì các

m t hợp lý và tích cực phù hợp với truyền thống có vai tr lớn trong ổn định và phát triển đô thị; tạo lập và duy trì sự đồng thuận trong cộng đồng; tăng cường quản lý nhà nước

Cùng chủ đề này, Trần Thị Hồng Yến trong Biến đổi về văn hóa và xã hội ở

các làng quê trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội [101] đã nghiên cứu hai mô hình

quản lý di tích, l hội tiêu biểu do cộng đồng dân cư và do chính quyền quản lý tại các làng xã đô thị hóa thành phường của Hà Nội là làng Trung Kính Thượng và làng Nhật Tân, đồng thời tác giả cũng làm rõ những vấn đề trong việc quản lý chùa tại các làng này như việc quản lý việc tu bổ, sửa chữa, xây mới các hạng mục trong chùa cũng như việc huy động, quản lý tiền công đức của nhà chùa

Việc quản lý di tích và l hội trên một địa bàn cụ thể là thị trấn Lâm Thao, tỉnh Ph Thọ - từ một vùng nông thôn, phát triển thành thị trấn huyện lỵ cũng được Nguy n Thị Xuân Ngàn [58] nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản

lý văn hóa trong đó tác giả cũng “trăn trở” nghiên cứu và tìm cách giải quyết vấn đề nhằm phát triển đô thị mà không mâu thuẫn với công tác bảo vệ di sản văn hóa, đ c biệt là di tích và l hội

Câu chuyện làng Giang (các khuynh hướng, giá trị và khuôn mẫu trong một

xã hội đang chuyển đổi) do Lương Hồng Quang chủ biên và các cộng sự [67] bằng

việc lý giải hệ thống giá trị và các khuôn mẫu văn hóa của một làng nông nghiệp ven đô bị tác động bởi quá trình đô thị hóa cả m t tích cực và tiêu cực đã nêu lên

Trang 24

được những nghịch lý của quá trình phát triển Về phương diện quản lý di sản văn hóa, các tác giả dành chương 3 đề cập đến vai tr của các tổ chức phi quan phương như giáp, hội đồng canh (hình thức biến tướng) của giáp trong xã hội đương đại, hội

tả văn, ban khánh tiết, hội lão, hội vãi già, hội liên gia trong việc cố kết các cá nhân cộng đồng làng Giang Xá tổ chức các sinh hoạt văn hóa, xã hội cũng như tổ chức hội làng và bảo vệ di tích Các tổ chức phi quan phương này đã gi p cho các dấu ấn tinh thần và truyền thống của một cộng đồng nông thôn luôn được bảo lưu bên cạnh những yếu tố văn hóa mới trong xã hội đương đại

Vấn đề quản lý di sản tại thị xã Từ Sơn cũng được quan tâm bởi các nhà quản lý văn hóa và nhà khoa học Những năm gần đây, đã có nhiều hội thảo bàn về

vấn đề này Có thể kể tới Kỷ yếu hội thảo Đình Bảng quê hương nhà Lý [79] trong

đó đề án quy hoạch tu bổ tôn tạo các di tích nhà Lý trên quê hương Đình Bảng như hình thức trùng tu, tôn tạo, vai tr của các tổ chức, phường hội, đoàn thể, M t trận

Tổ quốc và các biện pháp quản lý di tích đã được bàn luận sâu sắc

Cũng với chủ đề về quản lý di sản văn hóa ở Từ Sơn c n có hội thảo Bắc

Ninh với vương triều Lý [39] do Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn

hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp tổ chức vào năm 2010 Hội thảo tập trung vào các vấn đề tìm hiểu giá trị lịch sử văn hóa của các di sản liên quan đến triều Lý, nhân dân Bắc Ninh đã bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thời Lý như thế nào để từ đó đề ra những yêu cầu, kiến nghị bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa thời Lý nói riêng

Những năm gần đây, Trần Đình Luyện với các công trình Văn hiến Kinh Bắc

[52], Lễ hội Bắc Ninh [53], Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Kinh Bắc [54] cũng

bàn đến việc tu bổ tôn tạo, khai thác và phát huy các giá trị di tích trên bình diện di

sản văn hóa vật thể và phi vật thể Nguy n Duy Nhất với Di sản văn hóa thời Lý ở

Bắc Ninh [65] đã dành chương 3 và 4 để tập trung đánh giá về các giá trị của di sản,

bàn về cách thức bảo tồn di sản văn hóa trên vùng đất văn hiến này Trịnh Thị Minh

Đức với đề tài cấp Bộ Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử văn hóa có liên quan

đến triều Lý ở Bắc Ninh [36] đã nghiên cứu về giá trị các di tích lịch sử văn hóa có

Trang 25

liên quan đến triều Lý ở Bắc Ninh Về phương diện quản lý, trong công trình này,

tác giả đã phân tích các giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, th m mỹ của các di tích để đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di tích có liên quan đến triều Lý, đề ra một số giải pháp khai thác hệ thống di tích đó để phục vụ

phát triển du lịch Nguy n Thị Dậu với luận văn thạc sỹ Lễ hội truyền thống Đền

Đô, Đình Bảng, Bắc Ninh [27] đã khảo sát l hội Đền Đô rất kỹ lưỡng trong bối

cảnh của làng Đình Bảng hiện nay Tác giả không chỉ mô tả nghi l , các tr di n, tr chơi trong l hội, mà c n quan tâm đến nguồn tài chính để tổ chức l hội, vị trí của

l hội đối với đời sống của dân cư sở tại Nguy n Đức Thìn với Di tích lịch sử văn

hóa Đền Đô [75] là một đóng góp vào việc tìm hiểu lịch sử văn hóa của Kinh Bắc

bởi l cuốn sách giới thiệu một cách hệ thống và đầy đủ về khu di tích đền Đô, các

di tích đền đài chùa tháp, lăng mộ thời Lý và các di tích lịch sử cách mạng của xã Đình Bảng Ngoài ra, tác giả cũng giới thiệu quá trình thực hiện và kết quả phục dựng lại công trình khu di tích đền Đô, nơi trước đây đã bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Tựu trung, các nghiên cứu được giới thiệu trên đây mới chủ yếu tập trung đánh giá giá trị di sản văn hóa hiện tồn tại các làng quê dưới góc độ văn hóa học, dân tộc học, có đôi ch t bàn về vấn đề quản lý di tích và l hội nhưng thực chất chưa nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống vấn đề quản lý di sản văn hóa tại các làng cụ thể của khu vực thị xã Từ Sơn, nơi đang trong quá trình chuyển biến từ làm nông sang các ngành nghề và dịch vụ khác Trong khi, do những điều kiện riêng về môi trường tự nhiên, lịch sử, cư dân, những khu vực này lại mang tính đ c thù rất rõ nét (bên cạnh những đ c điểm chung của tiến trình làng chuyển lên thị tứ, đô thị) có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức, quản lý các hoạt động văn hóa và di sản văn hóa truyền thống của địa phương Hơn nữa, trong các công trình đề cập trên đây, vấn đề

đô thị hóa đã tác động thế nào đến di sản văn hóa và trong bối cảnh đó thì cách thức quản lý di sản văn hóa của thị xã Từ Sơn chưa được đề cập nhiều và nghiên cứu chuyên sâu Vì vậy, vấn đề quản lý di sản văn hóa của thị xã Từ Sơn trong bối cảnh

đô thị hóa c n là một khoảng trống, cần tiếp tục được bổ sung, nghiên cứu

Trang 26

1.2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Cơ sở lý thuyết

Giữ gìn di sản văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, bởi vì xã hội của chúng ta có trách nhiệm đối với thế hệ hiện tại và tương lai để quản lý tốt nhất tài sản di sản đó Quản lý di sản văn hóa cũng ngày càng trở nên gắn bó với các mục tiêu chủ yếu khác của phát triển bền vững, một khuôn khổ sinh thái xem các nguồn lực quý giá như vốn văn hóa quan trọng [102, tr.17]

Các tác giả John Carman và Marie Louise Stig Sorensen [103] cho rằng sự phát triển thực hành di sản và quản lý di sản trong thời gian cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX là các hoạt động công cộng đánh dấu một sự thay đổi khác biệt về tính chất của quan điểm về quá khứ Đó là ở giai đoạn này di sản trở thành mối quan tâm chung và

sự quan tâm thể hiện các lợi ích và trách nhiệm của các xã hội dân sự Ngay từ khi xuất hiện, khái niệm “quản lý di sản” được di n đạt theo nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí đã có nhiều quan điểm, nhận thức về quản lý di sản được đưa ra Ashworth đã tổng kết từ thực tế bảo tồn di sản từ nhiều nước trên thế giới thành 3 quan điểm và tương ứng với nó là 3 mô hình bảo tồn di sản: quan điểm bảo tồn nguyên gốc, quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa và quan điểm quản lý di sản (bảo tồn - phát triển) [71, tr 42-53]

Quan điểm bảo tồn nguyên gốc (theo Ashworth quan điểm này được đề xuất

từ những năm 1850) cho rằng, các sản ph m của quá khứ cần được bảo tồn nguyên vẹn như nó vốn có để tránh tình trạng làm méo mó, biến dạng di sản Quan điểm này cho rằng, cần giữ nguyên trạng di sản để khi có điều kiện, các thế hệ tiếp nối có thể xử lý, giải thích và tìm cách kế thừa, phát huy di sản một cách tốt hơn Quan điểm này được khá nhiều học giả ủng hộ, đ c biệt là các nhà bảo tàng học, trong lĩnh vực di sản văn hóa vật thể Hạn chế của quan điểm này thể hiện ở chỗ đã g p khó khăn trong việc xác định đâu là yếu tố nguyên gốc, đâu là yếu tố phái sinh và giữ gìn nguyên gốc là giữ gìn những yếu tố nào Áp dụng quan điểm này dẫn đến sự đóng băng di sản, không đáp ứng được nhu cầu phát triển, ít có lợi cho con người - những chủ nhân hiện tại của di sản Khái niệm nguyên gốc không vận dụng được với việc nhận dạng di sản văn hóa phi vật thể bởi vì di sản văn hóa phi vật thể là

Trang 27

một thực thể sống luôn vận động, tái sáng tạo từ thế hệ này qua thế hệ khác, không thể xác định được yếu tố nguyên gốc

Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa (theo Ashworth quan điểm này được

đề xuất từ những năm 1960) là xu thế khá phổ biến trong giới học giả hiện nay dựa trên cơ sở mỗi di sản cần phải đ t trong một không gian và thời gian cụ thể Khi đ t trong không gian và thời gian hiện tại thì di sản cần phải phát huy giá trị văn hóa xã hội phù hợp với xã hội hiện tại và phải loại bỏ đi những gì không phù hợp với xã hội ấy Vấn đề đ t ra với quan điểm này là, trong quá trình bảo tồn và quản lý để khai thác giá trị di sản, tất yếu s g p khó khăn trong khâu xác định yếu tố nào cộng đồng và các nhà quản lý thực sự cần phải kế thừa và phát huy, yếu tố nào không c n phù hợp, cần phải loại bỏ Yếu tố chủ quan và chính trị của người được quyền quyết định “lựa chọn yếu tố kế thừa” có thể dẫn tới sự mai một, lãng quên những giá trị của di sản Việc ngăn ngừa hay cấm đoán những yếu tố cấu thành nhất định có nguy

cơ làm suy yếu tính toàn vẹn văn hóa

Quan điểm quản lý di sản trong mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển được coi là quan điểm mới nhất hiện nay (được đề xuất từ những năm 1980) hiện đang chiếm vị trí chủ đạo trong giới học thuật cũng như giới quản lý văn hóa ở nhiều nước phát triển trên thế giới Trọng tâm hướng đến theo quan điểm này là, cộng đồng và các nhà quản lý di sản văn hóa không nên quá ch trọng đến việc tranh cãi vấn đề bảo tồn nguyên vẹn như thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ; mà cần đ t trọng tâm vào việc làm thế nào để di sản sống và phát huy được các giá trị của nó trong đời sống văn hóa - xã hội đương đại Hạt nhân của quan điểm này, chính là ý nghĩa nội hàm về “tính chân thực” của di sản văn hóa Nếu các quan điểm truyền thống cho rằng độ chân thực là cốt lõi của di sản thì ngày nay người ta lại không quá đề cao vai tr của tính chân thực này Chân thực hay không không phải là giá trị khách quan mà nó được đo bằng trải nghiệm của cá nhân và cộng đồng, được các cá nhân và cộng đồng đồng thuận, tin theo

Phát triển quan điểm này, các vấn đề di sản văn hóa được giới học thuật nhìn nhận theo những cách tiếp cận mới mẻ, phong ph , đ c biệt là quan điểm nhận thức

Trang 28

về giá trị di sản văn hóa, tính nguyên gốc của di sản văn hóa, và xu hướng dự báo

về vai tr của di sản văn hóa trong tương lai Theo đó, di sản văn hóa không c n được coi là sự vật của quá khứ với hàm nghĩa những giá trị và hình thái bất di bất dịch, có giá trị vĩnh vi n Mà, thay vào đó, di sản văn hóa được nhìn nhận lại như một quá trình sáng tạo văn hóa trong những môi trường vận động xã hội thực tại

Và như vậy, văn hóa chính là sản ph m của thực tại, được tạo ra bởi cảm nhận về các giá trị của quá khứ, dẫn đường bởi những mối quan tâm đến vai tr của quá khứ trong các mối lo toan về thực tại và tương lai [16]

Theo John Carman và Marie Louise Stig Sorensen [103], thực ti n phát triển

đủ dài (200 năm) của ngành di sản văn hóa đã cho thấy những nhận định mới hoàn toàn có cơ sở Trong đó, những chu n mực, cách nhìn của những người có th m quyền quyết định các vấn đề di sản văn hóa đóng vai tr quyết định Hiển nhiên khi

xã hội và vai tr những người có th m quyền thay đổi, thì sự lý giải về di sản văn hóa, hay giá trị di sản văn hóa cũng vì thế mà thay đổi theo và đương nhiên, những quan điểm về nhận thức và cách thức vận hành của quá trình quản lý di sản văn hóa cũng không đóng khuôn một cách cố định

Laurajane Smith - giảng viên chuyên ngành nghiên cứu di sản văn hóa và khảo

cổ của trường Đại học York, Anh quốc và nhiều năm làm chuyên gia tư vấn về di sản văn hóa cho rằng, những nhận thức về giá trị và nguyên tắc tiếp cận di sản văn hóa hiện nay trên thế giới đang bị ảnh hưởng n ng nề bởi tư tưởng châu Âu, thông qua các tổ chức chuyên môn và bộ máy kiểm soát văn hóa cấp nhà nước ho c quốc tế (như ICOMOS và UNESCO) Sự thống trị của tư tưởng Âu châu, theo lý giải của bà, mang tính lịch sử và chính trị, đồng thời đang hạn chế các hình thức sáng tạo di sản văn hóa theo những cách khác, hình thành trong những bối cảnh có khác biệt Vì vậy, cần dựa vào thực ti n để đánh giá, nhìn nhận lại các nguyên tắc và nhận thức liên quan đến di sản văn hóa và quản lý di sản văn hóa, mà trước đến nay ch ng ta vẫn tiếp nhận một cách tự nhiên, không phán xét Mọi sự tồn tại của di sản văn hóa cùng quá trình quản lý nó phải có mục đích và phải tạo ra những đóng góp tích cực cho sự phát triển xã hội và văn hóa nói chung Thực ti n tồn tại của các nền văn hóa những

Trang 29

chục năm gần đây cho thấy, vấn đề quản lý di sản văn hóa không c n nằm ở công thức ứng xử với những sản ph m được coi là "di sản" - mà chủ yếu nằm ở nhận thức

về giá trị di sản và cách thức duy trì các giá trị đó - như những nền tảng cơ bản của xã hội, cần thiết cho cuộc sống hôm nay và ngày mai [16]

Hướng theo quan niệm và nhận thức đã nêu trên đây, di sản được coi như sản

ph m của các quá trình văn hóa, như cách thức lựa chọn và sử dụng quá khứ của ngày hôm nay, cho hôm nay và ngày mai Quan điểm mới về di sản có thể dẫn đến các quyết định thực tế và lô gích hơn cho quá trình quản lý di sản Hiểu một cách biện chứng và mang tính lịch sử là, vấn đề xã hội cần hướng tới mục tiêu làm sao để sử dụng quá khứ (di sản văn hóa) cho phù hợp, đem lại các lợi ích lớn nhất (về mọi m t) cho xã hội - chứ không c n là g bó đi theo quan điểm này hay quan điểm khác về bảo tồn Trong trường hợp cần thiết (với quan điểm mới) người ta vẫn có thể quyết định bảo tồn yếu tố nào đó của quá khứ - nhưng bảo tồn không phải để bảo tồn, gìn giữ một cách cứng nhắc, thuần t y, mà bảo tồn hiểu theo nghĩa rộng, đó là cách tốt nhất để gìn giữ và phát huy các giá trị di sản Và đương nhiên, bên cạnh các hình thực hoạt động bảo tồn, vẫn c n có thể có nhiều cách khác gi p các nhà quản lý văn hóa

và cộng đồng phát huy giá trị di sản Đây chính là một trong những cơ sở lý luận cần thiết cho việc nghiên cứu quá trình quản lý di sản văn hóa trong xã hội hiện nay

Trong cuốn Những cách sử dụng di sản [104], Laurajane Smith cho rằng:

Di sản không chỉ là về quá khứ - m c dù nó là như vậy, cũng không chỉ là những thứ vật chất, m c dù cũng chính là như vậy mà di sản là một quá trình tham gia, một hành động giao tiếp, một hành động để tạo ra ý nghĩa

ở hiện tại và cho hiện tại Cuốn sách này khám phá ý tưởng về di sản không quá nhiều với tư cách là một “sự vật” mà là một quá trình văn hóa

và xã hội tham gia với các hoạt động ghi nhớ để có tác dụng tạo ra các cách hiểu và tham gia với hiện tại [104, tr 11-12]

Quan điểm này xuất phát từ tiền đề là mọi di sản đều là phi vật thể Tuy nhiên trong khi nhấn mạnh vào tính phi vật thể, tác giả không bỏ qua tính vật thể của di sản bởi l :

Trang 30

Yếu tố xác định một địa điểm di sản hay một bảo tàng là “di sản” chính

là các ý nghĩa và giá trị mà ch ng ta trao cho nó - đó chính là chất liệu của di sản Vì vậy, cho dù ch ng ta có đang bàn về tính vật thể hay phi vật thể của di sản thì thực chất ch ng ta cũng đang bàn về một tập hợp các ý nghĩa và giá trị Chính giá trị và ý nghĩa là đối tượng thực sự của việc quản lý và bảo tồn di sản và như vậy thì mọi di sản là “phi vật thể” cho dù những giá trị hay ý nghĩa này được biểu trưng bởi một địa điểm, một di tích, một cảnh quan hay một đại diện vật chất nào đó ho c được tái hiện trong các thực hành ngôn ngữ, các điệu m a, lịch sử truyền miệng hay các hình thức di sản phi vật thể khác như định nghĩa của

UNESCO [105]

Từ những trình bày về các quan điểm lý thuyết trên đây, luận án s xem xét việc quản lý di sản văn hóa (di tích lịch sử- văn hóa và l hội ở làng) theo quan điểm quản lý di sản (bảo tồn - phát triển) được đề xuất bởi Ashworth (nghĩa là làm sao để di sản sống và phát huy được các giá trị của nó trong đời sống văn hóa - xã hội đương đại, cần thiết cho cuộc sống hôm nay và ngày mai) và được phát triển bởi Laurajane Smith - coi quá trình quản lý di sản văn hóa là quá trình tham gia văn hóa

và xã hội, quá trình sáng tạo văn hóa của các chủ thể của ngày hôm nay

1.2.2 Các khái niệm cơ bản

- Khái niệm Di sản văn hóa

Tại điều 1 của Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

1972 của UNESCO, di sản văn hóa được hiểu là: các di tích, các công trình kiến

tr c, các công trình điêu khắc và hội họa, các yếu tố ho c các cấu tr c có tính chất khảo cổ học, các dấu khắc, các nơi cư tr hang động và tổ hợp các đ c điểm có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hay khoa học [22]

Điều 1 của Luật Di sản văn hoá năm 2001 xác định di sản văn hóa bao gồm

di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản ph m tinh thần, vật chất

có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

- Khái niệm Di sản văn hóa vật thể

Trang 31

Luật Di sản văn hóa năm 2001 định nghĩa: “Di sản văn hoá vật thể là sản

ph m vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [50]

- Khái niệm Di sản văn hóa phi vật thể

Theo điều 2 Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 của UNESCO: “Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác

và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ” [23]

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 định

nghĩa: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản ph m tinh thần gắn với cộng đồng ho c cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế

hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình di n và các hình thức khác” [51]

- Khái niệm Di tích lịch sử - văn hóa

Trong Luật Di sản văn hóa năm 2009, di tích lịch sử - văn hóa được hiểu là:

công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phương ho c gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử; công trình kiến tr c, nghệ thuật, quần thể kiến tr c, tổng thể kiến tr c đô thị và địa điểm cư tr có giá trị trong phạm vi địa phương [51]

Ở các làng xã, di tích lịch sử - văn hóa có thể hiểu là các công trình kiến tr c gồm: đình, chùa, đền, miếu, văn chỉ, nhà ở, lăng mộ, nhà thờ họ… có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, kiến tr c, mỹ thuật

- Khái niệm Di sản văn hóa làng:

Trong cuốn Bảo tàng hóa di sản văn hóa làng [4], các tác giả Đ ng Văn Bài

và Nguy n Hữu Toàn đã xác định:

Di sản văn hóa của các làng Việt là một kho tàng hết sức phong ph , đ c sắc, bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Di sản văn hóa vật thể

Trang 32

bao gồm: môi trường địa lý - nhân văn tức là các điều kiện - khung cảnh

tự nhiên như đồng ruộng, xóm làng, đầm ao, bến nước …, các công trình kiến tr c như đình, đền, chùa, miếu, nhà ở, … và các di vật là các công

cụ lao động, phương tiện vận chuyển, các sản ph m của các quá trình lao động sáng tạo - đ c biệt là các sản ph m của lao động thủ công, … Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: các hình thức biểu di n truyền kh u, các hình thức biểu di n nghệ thuật, các tập quán xã hội, nghi thức và l hội, kiến thức về thiên nhiên và cách ứng xử với thiên nhiên, … [4, tr 17-20]

- Khái niệm Lễ hội

Hiện nay có nhiều định nghĩa về l hội Trong luận án này, l hội được hiểu như sau:

L hội là loại hình sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng dân gian của cộng đồng

Về cơ bản, l hội bao gồm phần l và phần hội Phần l bao gồm các nghi thức tế tự với các bài văn tế, thường di n ra ở nhưng nơi trang nghiêm như: trong ho c trước cửa đình, đền, miếu, chùa, … Phần hội, di n ra nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của con người thông qua các tr chơi dân gian, địa điểm di n ra thường ở những bãi đất trống, vạt rừng, trên m t ao, hồ, sông … [72, tr.15-16]

L hội làng là một sinh hoạt văn hóa tổng hợp mang tính cộng đồng cao, có giá trị hướng về nguồn cội, thỏa mãn nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng, vui chơi giải trí của con người được cộng đồng và chính quyền địa phương tổ chức tại các di tích của làng

Có thể thấy, khái niệm về di sản văn hóa là rất rộng Trong khuôn khổ của luận

án, ch ng tôi giới hạn nghiên cứu về quản lý di sản văn hóa trong phạm vi các di sản vật thể (vốn là không gian văn hóa thực hành các nghi l , tín ngưỡng và l hội của cộng

đồng làng) là các công trình kiến tr c gồm: đình, đền, chùa, miếu , văn chỉ và di sản phi vật thể là các lễ hội làng [chữ in nghiêng chỉ các đối tượng nghiên cứu được luận

án giới thuyết] trong mối quan hệ tương tác của những không gian văn hóa nhất định (3 làng ở thị xã Từ Sơn) trong quá trình đô thị hóa hiện nay

Trang 33

- Khái niệm Quản lý xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, thường được hiểu theo

những cách khác nhau, tùy theo góc độ tiếp cận của từng ngành khoa học cũng như của người nghiên cứu Tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý,

C Mác đã quan niệm rằng:

Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hành động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của

cơ thể đó Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải

có nhạc trưởng [55, tr 23]

Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay thì, quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để ch ng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra Tựu trung, khái niệm “quản lý” có thể hiểu là quá trình hướng đến việc sử dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu đ t ra trong một môi trường vận động, thông qua sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý với các điều kiện chủ quan và khách quan khác nhau

- Khái niệm Quản lý DSVH làng

Quản lý di sản văn hóa làng (đã được giới thuyết trong luận án là các đình,

đền, chùa, miếu, văn chỉ và lễ hội làng) được hiểu chủ yếu là những nguyên tắc,

cách thức tổ chức, thực hiện bởi nguồn nhân lực được cộng đồng làng đồng thuận

cử ra bên cạnh sự tham gia của nguồn nhân lực do chính quyền can thiệp ho c hỗ trợ Đó là đội ngũ những người đảm trách vai tr bảo vệ, điều hành, khai thác ho c

tổ chức mọi hoạt động gắn với các yếu tố của văn hóa và di sản văn hóa (vốn là tài sản chung của làng), đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, cả về m t vật chất lẫn tinh thần của các thành viên, theo những quy chế ho c nguyên tắc nhất định, được cộng đồng đồng thuận, tuân theo

Quản lý DSVH bao gồm quản lý nhà nước và cộng đồng tự quản về DSVH

Trang 34

Theo điều 54 Luật di sản văn hóa, quản lý nhà nước về DSVH bao gồm 8 nội dung là: (1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; (2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa; (3) Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa; (4) Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa; (5) Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; (6) Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; (7) Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; (8) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và

xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa [50]

Cộng đồng tự quản lý DSVH được thể hiện ở chỗ, mỗi thành viên của cộng đồng tự nguyện tham gia ho c ủy quyền cho người khác tham gia quản lý DSVH thông qua bầu cử, tự nguyện thỏa thuận những biện pháp quản lý, đóng góp nguồn tài chính, vật chất cho tập thể để thực hiện việc quản lý DSVH dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước trong khuôn khổ pháp luật

- Khái niệm Đô thị hóa

Trong Luận án này, đô thị hóa được hiểu như sau: Là quá trình chuyển dịch dân

cư từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp gắn liền với việc chuyển đổi

từ kỹ thuật sản xuất thủ công (tiền công nghiệp) sang kỹ thuật sản xuất công nghiệp, với biểu hiện bên ngoài như sự tăng trưởng tỷ lệ dân cư đô thị, sự nâng cao mức độ trang bị kỹ thuật của thành phố, sự xuất hiện của các thành phố mới Hiểu một cách khái quát, đô thị hóa là một quá trình di n thể kinh tế, xã hội, văn hóa, không gian gắn

Trang 35

liền với những tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong đó di n ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị song song với tổ chức bộ máy hành chính, quân sự

- Khái niệm Phát triển bền vững

“Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp ch t ch , hợp lý, hài hoà giữa ba m t của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo

vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống con người trong hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” - Chương trình nghị sự Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững Johannesburg (Nam Phi) năm 2002

1.2.3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ do mục tiêu nghiên cứu đ t ra, luận án sử dụng các phương pháp sau đây:

- Phỏng vấn định tính: phỏng vấn các cá nhân và thảo luận nhóm đối với các đối tượng nhất định như nhóm các nhà quản lý địa phương, nhóm các cụ trong ban quản lý di tích, ban khánh tiết, ban tổ chức l hội, đại diện các hội, đoàn thể, các cá nhân để có nguồn tư liệu định tính cho luận án

- Quan sát tham dự: trực tiếp quan sát và tham gia vào các hoạt động văn hóa (tham dự l hội) với dân làng

- Tổng hợp và phân tích tài liệu sẵn có: các tư liệu ch ng tôi thu thập được ở

cộng đồng trong các đợt đi điền dã như các cuốn sách, tài liệu ghi chép về quản lý DSVH của các làng, các hương ước, thần tích - thần sắc, quy ước làng văn hóa Việc phân tích các tài liệu đã góp phần mang lại cái nhìn tổng quan về quản lý DSVH của các làng nói chung

- Phương pháp điều tra xã hội học, thể hiện trong quá trình thiết kế và điều tra theo bảng hỏi với nội dung trọng tâm là quản lý DSVH làng (cả vật thể và phi vật thể) Bảng hỏi được thiết kế gồm 30 câu hỏi [PL1,tr.133-139] gồm những thông tin chung về cá nhân người được hỏi, những hiểu biết, can dự về quản lý DSVH

Trang 36

làng, ý thức với DSVH làng, hiện trạng và quan điểm về việc quản lý DSVH làng

Ch ng tôi chọn mẫu ngẫu nhiên theo cá nhân đã trưởng thành từ 18 tuổi trở lên, những người đã có khả năng nhận thức tương đối đầy đủ về di sản văn hóa của địa phương, có ch ý đến các độ tuổi từ 18 đến 30, từ 31 đến 50 và từ 51 tuối trở lên, mẫu điều tra c n lưu ý đến nghề nghiệp, giới tính của người trả lời phiếu

Trong đợt điều tra khảo sát tại 3 làng năm 2012, ch ng tôi đã phát ra 300 phiếu cho 300 cá nhân và đã thu về 290 phiếu đạt yêu cầu (145 phiếu ở Đình Bảng, 75 phiếu

ở Tiêu Thượng và 70 phiếu ở Phù Lưu) Số liệu điều tra (290 phiếu) được xử lý trên phần mềm SPSS [PL2, tr.140-166] để có những kết quả mang tính định lượng, là một trong những nguồn tài liệu làm cơ sở lý giải cho những vấn đề tương ứng cho luận án

1.3 Tổng quan về thị xã Từ Sơn

Ngày 24/9/2008 theo Nghị định số 01/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, thị

xã Từ Sơn được thành lập trên cơ sở huyện Từ Sơn trước đây, phía Đông giáp huyện Tiên Du, phía Tây giáp huyện Gia Lâm, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội); phía Bắc giáp một phần huyện Đông Anh và huyện Yên Phong; phía Nam giáp sông Đuống - bờ Nam là một phần huyện Thuận Thành và huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội) Thị xã Từ Sơn với diện tích tự nhiên 61,33 km2

và dân số năm 2014 xấp xỉ 150.000 người [PL3,STT 1, tr.167] sống tại 12 đơn vị hành chính là 7 phường gồm Đồng Nguyên, Tân Hồng, Đình Bảng, Châu Khê, Đông Ngàn, Đồng Kỵ, Trang Hạ

và 5 xã gồm Hương Mạc, Tương Giang, Tam Sơn, Phù Khê, Phù Ch n với 81 thôn (làng)/khu phố [87] Hiện nay, trụ sở của thị xã đóng tại phường Đông Ngàn Thị xã

Từ Sơn là một địa phương giàu truyền thống văn hóa, phong ph về các hạng mục di tích và với 49 l hội truyền thống lớn nhỏ được tổ chức hàng năm Hầu hết các l hội của thị xã Từ Sơn đều được tổ chức cả phần l và phần hội, phần l được tổ chức trang nghiêm theo nghi l truyền thống, phần hội được tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ như hát chèo, hát tuồng, hát quan họ, biểu di n nghệ thuật ho c các trò chơi như cờ tướng, đấu vật, chọi gà, bóng bàn, cầu lông… Theo danh mục kiểm kê di tích của Ban quản lý di tích tỉnh, tính đến ngày 01/9/2013, thị xã Từ Sơn có 175 di tích trong đó 43 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia (đình 17, đền 12, chùa 07, nhà

Trang 37

thờ họ 02, di tích cách mạng 05), 44 di tích được xếp hạng cấp tỉnh (đình 11, đền 10, chùa 09, miếu 01, nhà thờ họ 10, lăng 02, di tích cách mạng 01) và 88 di tích chưa được xếp hạng [PL3,STT 26, tr.168] Người dân Từ Sơn vốn có truyền thống văn hóa

và khoa bảng, có kho tàng văn hóa dân gian đa dạng phong ph Từ Sơn có truyền thống làm ăn, buôn bán với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng Sản ph m công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều phát triển Hiện nay 12 xã, phường của thị xã Từ Sơn là cả một cụm kinh tế sôi động của tỉnh Bắc Ninh với nhiều hoạt động kinh tế đa dạng phong ph và tương đối toàn diện cả về công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp, TTCN, nông nghiệp và thương mại, dịch vụ đều tăng mạnh mỗi năm

Thực trạng phát triển kinh tế ở thị xã Từ Sơn

Đơn vị: Tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994)

Năm Công nghiệp, TTCN Nông nghiệp Thương mại, dịch vụ

xã hội, hướng tới mục tiêu giảm nghèo nên tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh: từ 3,74% năm

2005 xuống c n 2,19% năm 2010 và 1,61% năm 2012 (chu n hộ nghèo theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ) Năm 2012, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 66,9%, dịch vụ chiếm 29,7%, nông nghiệp chỉ còn 3,4% [85] Tuy nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi làng xã thuộc thị

Trang 38

xã Từ Sơn có những đ c điểm riêng khác nhau xuất phát từ cơ sở kinh tế, xã hội, điều kiện địa lý, văn hóa, phong tục, tập quán, nghề nghiệp, truyền thống Cả nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, thị xã Từ Sơn cũng bị ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi cơ cấu tổ chức hành chính quản lý, nhiều làng, xã chuyển thành khu phố, phường Đến nay trên địa bàn thị xã có 14 khu, cụm công nghiệp làng nghề và

đa nghề như khu công nghiệp làng nghề Đồng Kỵ, Đồng Quang, Lỗ Sung, Đình Bảng, Tân Hồng, Dốc S t, Mạch Rồng, Phù Ch n, Châu Khê, Mả Ông, Tiên Sơn, HANAKA, …., tổng diện tích m t bằng theo quy hoạch là 382,7 ha, trong đó 7 cụm

đã đi vào hoạt động, 6 cụm đã lấp đầy diện tích 73,6 ha Kể từ khi được chuyển thành thị xã, Từ Sơn đã có định hướng phát triển đô thị về phía Tây Bắc - Đông Bắc bám theo trục đường quốc lộ 1A và phía Đông Nam - Tây Nam của thị xã Về hướng Bắc theo tỉnh lộ 271, 295 gắn với các khu dân cư Đồng Quang, Đồng Nguyên và khu công nghiệp Mạch Rồng Về hướng Đông Nam, Tây Nam theo trục đường chính từ vành đai 3 sang đường 295 và chạy suốt vào khu công nghiệp Tiên Sơn, gắn kết với khu Đình Bảng, Tân Hồng, khu văn hóa Đền Đầm, khu công nghiệp Tân Hồng, Tiên Sơn và khu du lịch sinh thái Đình Bảng Các trường đại học, cao đ ng và trung học chuyên nghiệp được quy hoạch tập trung ở khu vực xã Tam Sơn Các khu công nghiệp mới phát triển ra ngoại thị ở phía Bắc và Đông Nam Cụm công nghiệp Châu Khê được cải tạo có dải cây xanh cách ly bảo vệ môi trường và làm đẹp cảnh quan Các khu ở hiện có vẫn được giữ nguyên, cải tạo, nâng cấp thành đô thị Các khu mới được quy hoạch ở phía Bắc và Đông - Bắc phường Đồng Quang, Đồng Nguyên; và quy hoạch khu ở mới ở phía Nam Từ Sơn thuộc phường Đình Bảng và Tân Hồng Hiện nay các khu này đã và đang triển khai một số dự án như khu đô thị Đình Bảng, khu đô thị Đồng Nguyên, khu đô thị Nam Từ Sơn 2 Tại các khu phố tụ cư, bố trí các trung tâm công cộng cấp phường Khu trung tâm hành chính của thị xã nằm dọc theo hai bên trục đường trung tâm từ quốc lộ 1A đến ngã tư Đền Đô với các công trình như UBND thị xã, thị ủy, ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình, các sở, đài phát thanh

và các ph ng ban chức năng của thị xã Khu chợ đầu mối đô thị tập trung ở phía đông

Từ Sơn trên quốc lộ 1A Tại các khu phố tụ cư, bố trí các trung tâm công cộng cấp

Trang 39

phường Trung tâm thương mại và dịch vụ công cộng nằm trên trục đường 1A được giữ nguyên và được cải tạo để hợp với kiến tr c và bộ m t trục đường Các khu trung tâm thương mại mới được quy hoạch tập trung trên trục đường từ vành đai 3 đến trục tỉnh lộ 295 với các công trình cao ốc, văn ph ng, ngân hàng, siêu thị, khách sạn, công trình văn hóa - tạo thành quần thể kiến tr c hiện đại Ngoài ra, khu cây xanh sinh thái rộng 200 ha nằm ở phía Tây - Nam Đình Bảng kết hợp với khu di tích lăng mộ nhà

Lý tạo thành điểm du lịch sinh thái - tâm linh của Từ Sơn nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung [89]

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cơ cấu tổ chức của các làng thuộc thị xã Từ Sơn theo mô hình truyền thống phổ biến của làng nông nghiệp vùng châu thổ Bắc Bộ, gồm các thiết chế tập hợp người theo các mối quan hệ: huyết thống (gia đình và d ng họ), láng giềng (xóm), lớp tuổi (giáp), bộ máy quản lý (hội đồng kỳ mục và chức dịch) và quan hệ tương trợ, sở thích (các phường hội) Tại hầu khắp các làng, thiết chế giáp và hội đồng kỳ mục giữ vị trí quan trọng trong tổ chức và quản lý các m t hoạt động của cộng đồng Từ tháng Tám năm 1945 đến đầu năm

1958 là giai đoạn chuyển biến mạnh m về thể chế chính trị - xã hội, làm thay đổi dần vai tr và chức năng tự quản của làng: cơ cấu tổ chức làng xã phong kiến bị xóa

bỏ, thay thế bằng thiết chế chính trị mới, gồm tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần ch ng Khoảng từ tháng 4 năm 1946 đến tháng 10 năm 1954 chính quyền cấp xã được thành lập Từ đó đến nay, những thiết chế mới này giữ vai tr trong tổ chức và quản lý các m t hoạt động tại địa phương

Nếu xét về khía cạnh hành chính, thị xã Từ Sơn vốn là một vùng nông thôn

đã trải qua quá trình vận hành, chuyển dần lên đô thị Nhưng nhìn ở góc độ văn hóa,

Từ Sơn thực tế đã được đô thị hóa từ lâu, thể hiện ở lối sống đô thị bởi vùng này gắn với buôn bán, thương mại, dịch vụ từ xa xưa Không giống các vùng quê khác, quá trình đô thị hóa di n ra ở thị xã Từ Sơn không bị “đột ngột”, “cưỡng bức” bởi quyết định hành chính mà ở đây quá trình chuyển từ làng/xóm thành khu phố, từ xã thành phường, từ huyện thành thị xã đã dựa trên nội lực phát triển kinh tế của các

xã, cũng như đã có sự chu n bị về các yếu tố đất đai (sự chuyển đổi đất nông

Trang 40

nghiệp), sự chuyển đổi nghề nghiệp, thế mạnh về vị thế (vị trí địa lý), trình độ văn hóa, tâm tư, tính cách, sự thích ứng với đời sống đô thị của con người Từ Sơn

Luận án kế thừa các quan điểm quản lý di sản văn hóa của các tác giả đi trước, lựa chọn quan điểm quản lý di sản văn hóa (bảo tồn - phát triển), được Laurajane Smith và các nhà khoa học khác tiếp tục phát triển, là cách tiếp cận cho việc nghiên cứu công tác quản lý di sản văn hóa ở làng tại thị xã Từ Sơn Những kết quả nghiên cứu của luận án, dù nhỏ bé, hy vọng s góp phần vào việc đổi mới nhận thức và nâng cao hiệu quả của việc quản lý di sản văn hóa ở làng tại thị xã Từ Sơn, cũng như với các địa phương khác đang di n ra quá trình ĐTH

Ngày đăng: 25/02/2015, 14:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam Văn hóa sử cương, tái bản, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam Văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2002
2. Đ ng Văn Bài (1999), “Bảo vệ di sản văn hóa trong quy hoạch và phát triển đô thị ở Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 04 (178), tr. 15-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ di sản văn hóa trong quy hoạch và phát triển đô thị ở Việt Nam”", Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
Tác giả: Đ ng Văn Bài
Năm: 1999
3. Đ ng Văn Bài (2009), “Phát huy giá trị di sản văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển”, Tạp chí Khoa học ã hội Việt Nam, số 1 (32) tr.85-92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy giá trị di sản văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển”," Tạp chí Khoa học ã hội Việt Nam
Tác giả: Đ ng Văn Bài
Năm: 2009
4. Đ ng Văn Bài, Nguy n Hữu Toàn (2006), Bảo tàng hóa di sản văn hóa làng, Cục Di sản Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tàng hóa di sản văn hóa làng
Tác giả: Đ ng Văn Bài, Nguy n Hữu Toàn
Năm: 2006
5. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Từ Sơn (2004), Lịch sử Đảng bộ huyện Từ Sơn, Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện Từ Sơn
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Từ Sơn
Năm: 2004
7. Ban chấp hành Đảng bộ xã Tương Giang (2009), Lịch sử Đảng bộ xã Tương Giang, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ xã Tương Giang
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ xã Tương Giang
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2009
8. Ban Tôn tạo và bảo vệ Di tích lịch sử- văn hóa Phù Lưu (2010), Ai lên quán Dốc chợ Giầu…, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ai lên quán Dốc chợ Giầu…
Tác giả: Ban Tôn tạo và bảo vệ Di tích lịch sử- văn hóa Phù Lưu
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2010
9. Nguy n Chí Bền (2005), “Di sản văn hóa phi vật thể từ sưu tầm, nghiên cứu đến bảo tồn và phát huy” trong Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Viện Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hóa phi vật thể từ sưu tầm, nghiên cứu đến bảo tồn và phát huy"”" trong "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam
Tác giả: Nguy n Chí Bền
Năm: 2005
10. Nguy n Chí Bền (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Nguy n Chí Bền
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
11. Nguy n Chí Bền (chủ biên, 2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội
Nhà XB: Nxb Hà Nội
12. Nguy n Chí Bền (chủ biên, 2010), Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc
Nhà XB: Nxb Thế giới
14. Nguy n Chí Bền (2013), “Nhà nước và công tác bảo tồn phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, những bài học từ lịch sử…”, Tạp chí Văn hóa học, số 4(8), tr. 8-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà nước và công tác bảo tồn phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, những bài học từ lịch sử…”, "Tạp chí Văn hóa học
Tác giả: Nguy n Chí Bền
Năm: 2013
15. Phan Kế Bính (2001), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
18. Bộ Văn hóa - Thông tin & Viện Văn hóa Thông tin (1991), Đời sống văn hóa ở cơ sở - thực trạng và những vấn đề cần giải quyết, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống văn hóa ở cơ sở - thực trạng và những vấn đề cần giải quyết
Tác giả: Bộ Văn hóa - Thông tin & Viện Văn hóa Thông tin
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Thông tin
Năm: 1991
19. Bộ Văn hóa - Thông tin (1995), Chủ động sáng tạo xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Chủ động sáng tạo xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
Tác giả: Bộ Văn hóa - Thông tin
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Thông tin
Năm: 1995
20. Nguy n Thị Phương Châm (2007), Biến đổi văn hóa ở một số làng thuộc Bắc Ninh trong quá trình ĐTH, CNH hiện nay, Đề tài cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi văn hóa ở một số làng thuộc Bắc Ninh trong quá trình ĐTH, CNH hiện nay
Tác giả: Nguy n Thị Phương Châm
Năm: 2007
21. Công ty văn hóa trí tuệ Việt (2008), Từ Sơn - thị xã trẻ trên đường phát triển, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Sơn - thị xã trẻ trên đường phát triển
Tác giả: Công ty văn hóa trí tuệ Việt
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2008
22. Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới (1972), http://www.unesco.org/whc/world_he.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới
Tác giả: Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới
Năm: 1972
23. Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể (2003), http://unesdoc.unesco.org/images/0013/001325/132540e.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể
Tác giả: Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể
Năm: 2003
16. Nguy n Thanh Bình, http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/77006/nhan-thuc-moi-ve-di-san-van-hoa.html, ngày19/6/2012 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w