Bàn về kinh nghiệm quản lý DSVH của cha ông ta

Một phần của tài liệu Quản lý di sản văn hóa ở làng trong quá trình đô thị hóa (trường hợp thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh) (Trang 92 - 96)

Dựa trên cơ sở xã hội là thiết chế văn hóa làng xã, kết hợp với pháp luật của nhà nƣớc, cha ông ta xƣa kia đã xác lập đƣợc những phƣơng thức, biện pháp quản lý (mà thực chất là những thành tố của mạng lƣới cai trị vô hình), bảo tồn các di sản văn hóa của mình một cách thiết thực, hữu ích. Nhờ đó mà, các di sản văn hóa đƣợc bảo tồn đến ngày nay, bất chấp những tác động khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên ở một vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng các tác động của các biến cố lịch sử và những điều kiện xã hội biến thiên qua từng triều đại.

Theo tác giả Bùi Xuân Đính [34, tr. 77-89] trong hàng nghìn trang sử chép từ thời Lý (thế kỷ XI) đến hết thời Hồ (thế kỷ XIV) chỉ thu đƣợc ít d ng thông tin về việc bảo vệ các di sản văn hóa. Đến thời Lê (thế kỷ XV), các quy định về việc bảo

vệ di sản văn hóa vật thể mới đƣợc ghi chép thành một số điều trong Quốc triều

hình luật. Đó là các quy định nhằm bảo vệ an toàn cho các di tích của vƣơng triều

phong kiến. Một loại hiện vật quí giá trong các di tích đƣợc Nhà nƣớc phong kiến quan tâm bảo vệ là sắc phong - văn bản có dấu của nhà vua công nhận việc thờ thần, đánh giá và ghi nhận “vai tr ” cùng “sức mạnh” của các thần đƣợc tôn vinh, phụng thờ tại các làng xã. Chính nhờ có hình thức “chế ngự” bằng sắc phong này mà, các triều đại phong kiến đã vô hình tạo ra quyền uy cho mình trong việc “sử dụng” chính “vai tr ” oai linh của các vị thần để cai quản, quy tụ, điều hành mọi hành vi và ý thức cộng đồng, phục vụ cho một chế độ nhất định. Chính sự “khôn khéo” của bộ máy chính triều đã sớm đ y các vị thần linh chiếm lĩnh vị trí “linh thiêng”, trở

thành một thế lực trong thiết chế cai quản xã hội, vừa giảm nhân lực thực tại, vừa mang lại hiệu quả đáp ứng nhu cầu cần có của giai cấp thống trị. Cũng vì thế, để điều hành mọi hoạt động kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa của cộng đồng làng xã, sự kết hợp một cách tự nhiên và hài h a giữa ngƣời đứng đầu chức sắc (lý trƣởng, hƣơng trƣởng), vị tiên chỉ với uy lực vô hình của vị thần - thành hoàng làng và những điều luật lệ vô hình đã gi p cho bộ máy thống trị có đƣợc một mô hình quản lý làng xã giản tiện và hữu hiệu nhất. Không phải ngẫu nhiên mà, trong quá trình xác lập, ổn định và phát huy các thiết chế văn hóa của xã hội phong kiến trƣớc đây, các triều đại thống trị đã luôn luôn quan tâm đến việc “định vị” hệ thống thần linh tại làng xã Việt Nam. Trên thực tế, trong khi các lăng t m, đền miếu của vƣơng triều đƣợc bảo vệ rất c n thận bằng quân đội của triều đình thì tại các làng xã, mô hình quản lý mọi phƣơng diện văn hóa - xã hội có sự can dự đầy uy lực của các thần linh, nhờ đó, các di tích văn hóa đã đƣợc coi trọng và bảo vệ. Trong điều kiện của một xã hội quân chủ, nhà nƣớc phong kiến Đại Việt đã ban bố nhiều chính sách (thông qua các luật, chỉ dụ, sắc lệnh…) để nông thôn có một đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh; từ việc xây dựng các công trình thờ c ng, đến tổ chức thờ c ng, hội hè và các phong tục tập quán, góp phần tạo sự ổn định cho các làng, cũng là sự ổn định của nhà nƣớc. Để phục vụ cho mục đích đã nêu, hầu hết các chế độ quân chủ của các triều đại phong kiến đều g p nhau ở ý tƣởng hƣớng đến mục tiêu khắc họa và bảo vệ “tính thiêng” cho bất kỳ di sản văn hóa tâm linh nào. Mọi chủ điện thờ, từ những phạm vi thờ tự khác nhau, dù ở mức độ và cấp độ nào (đình, đền, nghè, miếu, chùa,…) đều đƣợc bảo vệ trong những “không gian thiêng”, trong đó luôn hiện diện những vật thờ thiêng, lời nói thiêng, hành động thiêng trong những thời điểm thiêng… Và một khi cộng đồng làng xã đã tuân thủ nghiêm ng t các hƣơng ƣớc nhằm bảo vệ các di sản văn hóa làng, yếu tố thiêng đã là hạt nhân, vừa tạo lập cơ sở vô hình nhƣng vững chắc, vừa là chỗ dựa đắc địa (nhiều khi là duy nhất) mang lại uy lực và tính hiệu quả cho quá trình quản lý di sản văn hóa tại các làng

xã. Sự kết hợp đa chiều theo một trục tƣ tƣởng (của giai cấp thống trị nhà nƣớc)

làng xã, chính là cơ sở thực ti n quan trọng để đi đến nhận định: Trải qua bề dầy truyền thống văn hóa đƣợc các triều đại phong kiến xây đắp và duy trì, trong môi trƣờng xã hội nhân văn nhà nƣớc Đại Việt, thực tế đã tồn tại phạm trù quản lý di sản văn hóa làng trong lịch sử. Cũng nhờ đó, bằng hình thức “chỉ đạo”, cung cách quản lý gián tiếp của các tầng lớp quan lại từ triều đình đến hàng huyện, phối kết hợp ch t ch với quá trình vận hành, điều hành trực tiếp của bộ máy quan chức địa phƣơng và đ c biệt là sự tham gia đồng thuận của cộng đồng làng xã, hàng nghìn làng quê trên khắp mọi vùng miền đã bảo vệ, duy trì và khai thác đƣợc những giá trị văn hóa đa dạng, phong ph của di sản văn hóa truyền thống. Và trong quá trình tiếp nhận những áp chế về cách thức quản lý từ các thế lực thống trị, cộng đồng ngƣời dân với tƣ cách vừa là ngƣời chấp hành mọi thiết chế do Nhà nƣớc ban xuống, vừa giữ trọng trách của những chủ nhân văn hóa, trực tiếp can dự vào quá trình quản lý và khai thác giá trị di sản của quê hƣơng mình, phục vụ đời sống văn hóa đƣơng thời và truyền lại cho các thế hệ con cháu đời sau.

Về bộ máy quản lý làng xã, trƣớc đây, làng xã truyền thống của ngƣời Việt

thƣờng gồm có bộ phận chức dịch gồm những ngƣời trực tiếp điều hành các công việc

trong làng, chịu trách nhiệm trƣớc chính quyền cấp trên, là cầu nối giữa nhà nƣớc và

thôn làng. Bộ phận này mang n ng tính quan phương. Ngƣời đứng đầu chức dịch từ

thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII gọi là xã trưởng, trong thế kỷ XIX đến trƣớc năm 1945

gọi là lý trưởng [29, tr. 91]. Ngƣời gi p việc cho xã trƣởng hay lý trƣởng (thời Pháp

thuộc) gọi là ngũ hương [29, tr. 92].

Trong phạm vi của một làng (thôn), cƣ dân tập hợp lại theo nhiều hình thức tổ chức khác nhau với các chức năng, nhiệm vụ riêng. Cộng đồng cƣ dân lại kết hợp với nhau trong một chính thể đƣợc thể hiện ở các loại quan hệ là quan hệ địa vực: xóm, ngõ, quan hệ huyết thống nhƣ họ tộc, quan hệ nghề nghiệp nhƣ phƣờng hội, phƣờng nghề, quan hệ tín ngƣỡng nhƣ hội chùa, hội đền, quan hệ theo lớp tuổi nhƣ hội lão, hội đồng niên. Tuy nhiên sự phân loại các quan hệ trên chỉ mang tính tƣơng đối và khác nhau ở mỗi làng. Sự ra đời và tồn tại các quan hệ trên là do nhu cầu thực tế của

kinh tế, xã hội của cƣ dân trong cuộc sinh tồn và phát triển. Các tổ chức cộng đồng làng xã là công cụ hữu hiệu để tổ chức và bảo vệ cuộc sống của mình [29].

Nhƣ vậy, làng xã truyền thống là có tính tự quản khá rõ nét. Hoạt động tự quản của làng khá đa dạng (sinh ra lệ làng với các phong tục, tập quán của riêng mình), góp phần dựng xây, bảo vệ đất nƣớc đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa làng.

Trƣớc đây, hội đồng k mục (hay c n gọi là hào mục, k hào) gồm những ngƣời có

thế lực, uy tín với dân làng, có quyền lực cao nhất trong làng xã. Đứng đầu bộ phận

kỳ mục là tiên chỉthứ chỉ. Đây là bộ phận tự quản, tự điều hành trong làng xã.

Hội đồng kỳ mục dựa vào hƣơng ƣớc để tự quản làng xã, chỉ đạo cả những công việc của chức dịch.

Trong quá trình nghiên cứu và điền dã tại địa phƣơng, tuy không tìm đƣợc hƣơng ƣớc của làng Tiêu Thƣợng, ch ng tôi đã có hƣơng ƣớc làng Tiêu Long, đƣợc viết vào ngày 17/10/1942 làm cơ sở để nghiên cứu đối sánh vì Tiêu Long nằm sát

cạnh Tiêu Thƣợng, là làng đồng thần, đồng Phật, đồng cư, đồng đảng [49, tr.16]

nên từ hƣơng ƣớc của Tiêu Long có thể phần nào hiểu đƣợc cung cách quản lý DSVH làng Tiêu Thƣợng trƣớc đây. Hƣơng ƣớc qui định việc bầu cử hội đồng kỳ mục và bầu chánh phó, lý trƣởng. Trong hội đồng bầu 2 ngƣời làm tiên chỉ và thứ chỉ trông coi sổ sách, tiền bạc và những việc chi tiêu của làng, một thƣ ký chuyên giữ sổ thu chi. Trong hƣơng ƣớc có những qui định cụ thể về c ng tế và cắt cử ngƣời trông nom c ng tế. Hàng năm vào các dịp l tiết, dân làng sửa l bằng một con lợn độ 30-40 kg. Đến ngày l xuân (mùng 6 tháng Hai) cùng với làng Tiêu Thƣợng làm l . L vật chung nhau là một con trâu hay một con b , làm l xong chia đôi, mỗi làng một nửa đem về đình thụ lộc. Việc chi tiêu các dịp l tiết lấy từ tiền công quỹ của làng, nếu thiếu thì s phân bổ cho dân làng đóng góp.

Chúng tôi cũng đã tìm đƣợc hƣơng ƣớc cổ của thôn chợ Phù Lƣu từ thế kỷ XIX (do Nguy n Nguyên dịch từ nguyên bản tiếng Hán) [48] quy định các lệ của làng trong đó có việc đóng góp và tổ chức l hội đƣợc phân cho 4 giáp. Làng Phù Lƣu trƣớc đây hàng năm đều bầu một ngƣời cai đám vừa làm chủ tế và vừa làm các công việc hƣơng chính trong đó có việc thu chi của làng. Sau năm Tự Đức thứ 15

(1862) lệ làng Phù Lƣu có thay đổi: bỏ cai đám, hàng năm văn hội và hƣơng lão mỗi bên cử một ngƣời thay nhau làm chủ tế và hƣơng chính [48, tr.49]. C n về l vật, trong hƣơng ƣớc có ghi rõ ràng quy định cụ thể đối với từng tiết lệ trong năm, gồm nhiều thứ nhƣ: rƣợu trắng, trầu cau, xôi, gà, thủ lợn, nến, hƣơng, hoa, vàng mã. Trong hƣơng ƣớc cũng quy định rõ về tiền công quỹ của làng có đƣợc từ các khoản thu từ đồi, g , ao đầm, ruộng đất và các quán ngói, lều tranh ở chợ và khoản thu đƣợc từ chợ trâu và tiền mổ, tiền hoa lợi ở đầm hồ công [48, tr.50]. Những ai vi phạm lệ làng phải bị phạt và nộp vào công quỹ. Tất cả các khoản tiền này đều đƣợc ghi chép và quản lý c n thận.

Làng Đình Bảng, ch ng tôi không tìm đƣợc hƣơng ƣớc cổ nhƣng có thể nghiên cứu về l hội qua thần tích - thần sắc của làng [93]. Vào dịp tế l dân làng dùng xôi, gà, lợn, rƣợu làm l vật; l xong thụ lộc tại đình. Những đồ l đó là do các giáp trƣởng phải mua, tiền trích từ công quỹ, tế l xong thụ lộc tại đình. Làng cũng quy định rõ những thành phần đƣợc dự l , những ngƣời dự l phải trai khiết và kiêng có tang.

Có thể thấy, ngay từ thời phong kiến cha ông ta đã có những cách thức bảo vệ DSVH và tổ chức các sinh hoạt văn hóa rất qui củ, nề nếp. Những kinh nghiệm đó vẫn c n có giá trị đến hôm nay nhƣ việc gìn giữ tính thiêng của di tích và l hội, việc phát huy tính tự quản cộng đồng của ngƣời dân trong khuôn khổ pháp luật của nhà nƣớc (thông qua hƣơng ƣớc, lệ làng), sự minh bạch trong quản lý công quỹ của làng, phạt n ng nếu vi phạm lệ làng, …

Một phần của tài liệu Quản lý di sản văn hóa ở làng trong quá trình đô thị hóa (trường hợp thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh) (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)