THÔNG TIN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tên luận án: Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt NamNgành: Quản lý xây dựngMã số ngành: 62.58.03.02Nghiên cứu sinh : Thân Thanh SơnTập thể hướng dẫn: 1 PGS.TS. Phạm Văn Vạng 2PGS.TS.Nguyễn Hồng TháiCơ sở đào tạo: Trường Đại học Giao thông Vận tải TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN(1) Hệ thống hóa góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về rủi ro và phân bổ rủi ro trong hình thức PPP phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ;(2) Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan và sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng nghiên cứu thực trạng xác định và phân bổ rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP trong bối cảnh ở Việt Nam. Luận án đã phát hiện, lựa chọn, tổng hợp và bổ sung, điều chỉnh danh mụccác yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐBtheo hình thức PPP phù hợp với điều kiện phát triển và môi trường chính trị luật pháp kinh tế xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những năm tương lai. Thể hiện cụ thể, luận án đã xác định (nhận diện) được danh mục 51 yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam. Trong đó, luận án bổ sung thêm được 6 yếu tố rủi ro phù hợp với hình thức PPP trong phát triển CSHT GTĐB trong điều kiện Việt Nam vào danh mục các yếu tố rủi ro đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây.(3) Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam với phương pháp nghiên cứu, phân tích định lượng. Luận án đã xác định được mức rủi ro của 51 yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB trong hình thức PPP ở Việt Nam, từ đó giúp Nhà nước và tư nhân tham gia trong hình thức hợp tác này nhận thức được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến kết quả của dự án.(4) Luận án đã phân bổ 51 yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB trong hình thức PPP ở Việt Nam cho (Nhà nước và tư nhân) các bên tham gia bằng phương pháp nghiên cứu định lượng phù hợp việc thực tế hiện nay và tương lai (theo nguyên tắc “rủi ro nên được quản lý bởi bên có khả năng quản lý rủi ro đó tốt nhất”).(5) Luận án đã đưa ra một số đề xuấtkiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản từ kết quả nghiên cứu nhằm phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
THÂN THANH SƠN
NGHIÊN CỨU PHÂN BỔ RỦI RO TRONG HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
Trang 2Người hướng dẫn khoa học: 1/ PGS.TS Phạm Văn Vạng
2/ PGS.TS Nguyễn Hồng Thái
Phản biện 1: ………
Phản biện 2: ………
Phản biện 3: ………
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại:
Trường Đại học Giao thông Vận tải
vào hồi …… giờ … ngày … tháng … năm 2015
Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học GTVT
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong hạ tầng kinh tế
- xã hội nói chung và cơ sở hạ tầng giao thông nói riêng cần được ưu tiên đầu tưnhằm tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế, …
- Tuy nhiên, so với khu vực và thế giới, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải(CSHT GTVT) Việt Nam còn lạc hậu, nhất là giao thông đường bộ (GTĐB), làmgiảm năng lực cạnh tranh của quốc gia Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam
đã duy trì mức đầu tư khoảng 3,1% GDP/năm cho phát triển CSHT GTVT, trong đó,đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB đạt trên 70%, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhucầu phát triển kinh tế xã hội Trong thời gian tới, Việt Nam cần tăng mức đầu tư lên3,5 đến 4,5% GDP/năm nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và tăng trưởng kinh tế Mặc
dù vậy, nguồn lực tài chính của Nhà nước mới đáp ứng được 61% Do đó, hình thứcPPP phát triển CSHT GTĐB trở thành một xu hướng tất yếu
- Các nghiên cứu về lý thuyết, cũng như nghiên cứu thực nghiệm và thực tiễncác dự án thành công, thất bại khẳng định cần thiết phải xây dựng được danh mụccác yếu tố rủi ro và phân bổ rủi ro hợp lý giữa Nhà nước và tư nhân phù hợp vớiđiều kiện chính trị-luật pháp- KTXH
- Đồng thời, ở Việt Nam hiện nay, chưa có một luận án nghiên cứu về xácđịnh và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phân bổ
rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam” để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở hệ thống cơ sở lý luận về hình thức PPP, xác định và phân bổ cácyếu tố rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB và thực trạng xác định vàphân bổ các yếu tố rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam.Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng nhằm xác địnhchính xác và đầy đủ và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hìnhthức PPP ở Việt Nam Từ đó, đưa ra một số đề xuất giúp các bên đối tác kiểm soátmột số yếu tố rủi ro cơ bản nhằm phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
+ Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố rủi
ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP
+ Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu xác định và phân bổ các
yếu tố rủi ro trong các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam
- Phạm vi thời gian: Thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu từ năm 2000 đến
2013 đối với hình thức PPP, xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự ánGTĐB theo hình thức PPP và khuyến nghị cho Việt Nam trong giai đoạn từ 2015đến 2020
Trang 44 Câu hỏi nghiên cứu.
- Các dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam có những yếu tố rủi ro nào?
- Các yếu tố rủi ro được phân bổ như thế nào cho các bên tham gia trong các
dự án GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam?
- Kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản phân bổ cho các bên trong các dự ánGTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam như thế nào?
5 Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu của luận án.
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp nghiên cứu như tổng hợp, phân tích, so sánh, luận án
sử dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng đểxác định kết quả nghiên cứu
5.2 Quy trình nghiên cứu
Hệ số tin cậy, EFA, Xác suất thống kê
EFA, Thống kê
Đề xuất kiểm soát một số yếu tố rủi ro
cơ bản (5) Đề xuất từ kết quả
nghiên cứu
Trang 5Hình 0.1: Quy trình nghiên cứu của luận án
6 Dự kiến các kết quả nghiên cứu của luận án.
- Về mặt lý luận, luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về hình thức PPP, lựachọn, bổ sung một số khái niệm trong việc xác định và phân bổ các yếu tố rủi rotrong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP Xác định (nhận diện)danh mục các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thứcPPP phù hợp với điều kiện chính trị - luật pháp – kinh tế xã hội ở Việt Nam
- Về mặt thực tiễn, luận án xác định các yếu tố rủi ro trong các dự án pháttriển CSHT GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam, từ đó, tác giả thực hiện phân bổcác yếu tố rủi ro đến các bên đối tác Trên cơ sở đó, luận án đưa ra đề xuất kiểm soátmột số yếu tố rủi ro cơ bản nhằm phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam
7 Kết cấu của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 5 chương như sau:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2 Cơ sở lý luận về rủi ro và phân bổ rủi ro trong hình thức PPP pháttriển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
Chương 3 Phân tích thực trạng rủi ro và phân bổ rủi ro trong hình thức PPPphát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam
Chương 4 Nghiên cứu xác định, phân bổ rủi ro trong các dự án giao thôngđường bộ theo hình thức PPP ở Việt Nam
Chương 5 Đề xuất kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơ bản từ kết quả nghiêncứu nhằm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam
Trang 6CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu đã làm rõ được các vấn đề về hình thức PPP trong phátCSHT GTĐB, về xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong hình thức này
1.1.1 Phân tích và đánh giá các nghiên cứu trong hình thức PPP phát triển CSHT, CSHT GTĐB
Khái niệm của hình thức PPP, các đặc trưng của hình thức PPP (ADB, 2008;Hong Kong Efficiency Unit, 2008), động cơ thúc đẩy Chính phủ và tư nhân thamgia phát triển CSHT nói chung cũng như CSHT GTĐB nói riêng trong hình thứcPPP (Cristina và Jonathan, 2007; WB, 2007), các nhân tố tác động đến thành côngcủa hình thức này (Esther và cộng sự, 2012a; Wang và cộng sự, 2000)
Đồng thời, thông qua hình thức PPP trong phát triển CSHT GTĐB ở cácquốc gia một số bài học kinh nghiệm đã được rút ra
1.1.2 Phân tích và đánh giá các nghiên cứu về rủi ro, quản lý rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT, CSHT GTĐB
Các nghiên cứu đã tập trung làm rõ khái niệm về rủi ro, tuy nhiên, không cómột khái niệm thống nhất về rủi ro Một số công trình nghiên cứu mô tả rủi ro như làcác sự kiện với những hậu quả tiêu cực và không chắc chắn (Akintoye và Malcolm,1997; ESCAP, 2011) Trong khi, một số nghiên cứu khác mô tả khái niệm này làbao gồm cả cả tiêu cực và cơ hội (Ke và Wang, 2010a; Li, 2001; Padiyar,2004), Quan niệm này đề cao vai trò của của hoạt động quản trị trong kiểm soát rủi
ro, kiểm soát rủi ro ở đây không chỉ là triệt tiêu rủi ro, giảm thiểu rủi ro, mà còn làchuyển giao yếu tố rủi ro cho bên có khả năng quản lý tốt nhất với chi phí thấp nhất.Đồng thời, với quan niệm trên có thể đo lường được mức rủi ro
Các nghiên cứu cả lý thuyết và thực nghiệm với các mục tiêu khác nhau đềuthực hiện phân loại rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thứcPPP căn cứ theo: Các giai đoạn phát triển của dự án (Padiyar, 2004) Góc độ của cácbên liên quan (Shen và cộng sự, 2006) Nguồn phát sinh rủi ro (Li và cộng sự(2005b, 2001), Ke và Wang, 2010a, 2010b; Padiyar, 2004; )
Trong phạm vi luận án, tác giả sử dụng quan niệm rủi ro bao hàm cả tiêu cực
và cơ hội và chọn cách phân loại rủi ro theo nguồn phát sinh rủi ro vì phù hợp choviệc xác định, và chuyển giao trách nhiệm cho các bên tham gia
1.1.3 Phân tích và đánh giá các nghiên cứu về xác định (nhận diện) rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT, CSHT GTĐB
Tác giả đã xem xét các tài liệu, công trình nghiên cứu về xác định (nhận diện)rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB ở các quốc gia phát triển (Cristina
và Jonathan, 2007; Li và cộng sự, 2005b; ), đang phát triển (Ke và Wang, 2010a;Mohammed và cộng sự, 2012; Sachs, 2007; Wang và cộng sự, 2000) và trên bìnhdiện chung của các quốc gia (ESCAP, 2011; Estache và cộng sự, 2007; OECD,2008), từ năm 2000 đến năm 2012, với quan niệm rủi ro đơn giản là tiêu cực, haybao gồm cả tiêu cực và cơ hội
Tổng quan các nghiên cứu cho thấy, một số yếu tố rủi ro có điểm thống nhất
Trang 7chung giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển Tuy nhiên, một số yếu tố rủi
ro chỉ xuất hiện ở các quốc gia đang phát triển và trong phạm vi ở mỗi quốc giacũng có thể xuất hiện một số yếu tố rủi ro khác nhau
Tác giả tổng hợp, lựa chọn danh mục các yếu tố rủi ro trong hình thức PPPphát triển CSHT GTĐB chung cho các quốc gia với 46 yếu tố rủi ro
1.1.4 Phân tích và đánh giá các nghiên cứu về phân bổ rủi ro trong hình thức PPP phát triển CSHT, CSHT GTĐB
Phân bổ rủi ro hiệu quả giữa Nhà nước và đối tác tư nhân là nhân tố quantrọng để đạt được thành công trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thứcPPP Điều này đã được các công trình nghiên cứu trên thế giới chứng minh
Các công trình nghiên cứu chủ yếu sử dụng PPNC định lượng với công cụbảng hỏi khảo sát sử dụng các phương pháp 50% hoặc phương pháp nửa điềuchỉnh để thực hiện phân bổ rủi ro trong các DA theo hình thức PPP (Li và cộng sự,2005b; Ke và cộng sự, 2010b; Ke và cộng sự, 2010c; Mohammed, 2012)
Kết quả phân tích cho thấy ở các quốc gia có điều kiện chính trị luật pháp kinh tế - xã hội khác nhau, đối tác tư nhân và Nhà nước trong hình thức PPP GTĐB
-sẽ đảm nhận kiểm soát các yếu tố rủi ro khác nhau
1.2 Phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
Trong phạm vi sự hiểu biết và nỗ lực tra cứu của tác giả, tính đến hiệnnay chưa có luận án tiến sĩ trong nước nghiên cứu về phân bổ rủi ro trong hìnhthức PPP phát triển CSHT GTĐB ở Việt Nam
Các nghiên cứu giới thiệu về hình thức PPP, sự cần thiết trong việc tối ưu hoáhiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công, giải bài toán thiếu vốn đầu tư (NguyễnHồng Thái, 2007; Phan Thị Bích Nguyệt, 2013; …)
Nhiều nghiên cứu cũng tập trung tìm hiểu kinh nghiệm thế giới để từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Nguyễn Thị Hồng Minh, 2011; Ủy ban Kinh
tế của Quốc hội, 2013; )
Với mục đích phát triển CSHT GTĐB Việt Nam, một số nghiên cứu đã phântích thực trạng để từ đó đưa ra một số đề xuất thúc đẩy hình thức PPP (Nguyễn
Hồng Thái, 2008; Huỳnh Thị Thúy Giang, 2010; …)
1.3 Kết quả rút ra từ các nghiên cứu trên và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
(i) Kết quả rút ra từ các nghiên cứu trên Cần nghiên cứu xác định và phân
bổ các yếu tố rủi ro cụ thể cho các bên tham gia trong hình thức PPP phát triển CSHTGTĐB ở các quốc gia có hệ thống chính trị, luật pháp, kinh tế xã hội khác nhau
(ii) Vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu
- Luận án cần tổng hợp để lựa chọn, bổ sung, điều chỉnh danh mục các yếu tốrủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP phù hợp với điềukiện phát triển và môi trường chính trị, luật pháp, kinh tế xã hội ở Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay và những năm tương lai
- Luận án cần phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHTGTĐB trong hình thức PPP ở Việt Nam cho Nhà nước và tư nhân bằng phương pháp
Trang 8nghiên cứu định lượng phù hợp việc thực tế hiện nay và tương lai (theo nguyên tắc
“rủi ro nên được quản lý bởi bên có khả năng quản lý rủi ro đó tốt nhất”)
- Luận án cần đề xuất nhóm giải pháp nhằm kiểm soát một số yếu tố rủi ro cơbản trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO VÀ PHÂN BỔ RỦI RO TRONG HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
2.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
Đầu tư phát triển CSHT GTĐB là hoạt động đầu tư nhằm xây mới, nâng cấp,cải tạo cầu, đường, các công trình trên đường, hệ thống công nghệ và trang thiết bịquản lý
2.2 Hình thức hợp tác công tư (PPP) trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
2.2.1 Khái niệm và các hình thức PPP
(i) Khái niệm: “PPP” là các mối quan hệ giữa Nhà nước và tư nhân liên quan đến quản lý, đầu tư trong lĩnh vực CSHT và các lĩnh vực dịch vụ khác thông
qua các hợp đồng được thiết lập theo các mức độ nghĩa vụ, quyền lợi và rủi ro của
hai bên đối tác (ADB, 2008).
Khái niệm hình thức PPP phát triển CSHT GTĐB theo quan niệm của tác giả
là: “Việc thực hiện các dự án GTĐB trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận về quyền, trách nhiệm và phân chia rủi ro giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, và quản lý, vận hành cung cấp dịch vụ liên quan đến các công trình CSHT GTĐB”.
vụ DB, DBM, BT,
Nhượn
g quyền khai thác cho thuê
Hợp đồng
BT, O&M,…
Hợp đồng nhượng quyền BOT, BOO, …
Tư nhân cung cấp
(Nhà nước điều chỉnh)
Hợp tác công tư
Đầu tư
truyền thống
Tư nhân hoàn toàn
Trang 92.2.2 Động cơ thúc đẩy Chính phủ và tư nhân tham gia
Thông qua các công trình nghiên cứu về hình thức PPP tác giả đã chứng minhđược động cơ thúc đẩy Nhà nước và tư nhân tham gia trong hình thức PPP phát triểnCSHT GTĐB
2.2.3 Các nhân tố tác động đến thành công của hình thức PPP
Thông qua các công trình nghiên cứu về hình thức PPP tác giả đã chứng minh
được bốn nhân tố chính: Vai trò của Chính phủ; năng lực của đối tác tư nhân; cơ cấu tài trợ cho các dự án PPP đường bộ; phân bổ các yếu tố rủi ro cho các bên tham gia trong các dự án GTĐB hình thức PPP
2.2.4 Hình thức PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của các quốc gia trên thế giới
Tác giả tiến hành nghiên cứu hình thức PPP ở các quốc gia có thị trường PPPphát triển nhất thế giới (Vương quốc Anh, Úc), của các quốc gia thành công trongphát triển hình thức PPP (Hàn Quốc), hay của các quốc gia đang phát triển (TrungQuốc, Nam Phi) Thông qua đó, các căn cứ thực tiễn và khoa học đối với hình thứcPPP phát triển CSHT GTĐB cũng được rút ra
Thứ nhất: Cam kết mạnh mẽ và nhất quán của Nhà nước;
Thứ hai: Tạo lập môi trường pháp lý đồng bộ;
Thứ ba: Thành lập được một tổ chức chuyên trách về PPP;
Thứ tư: Lựa chọn được dự án hiệu quả về tài chính và chia sẻ rủi ro phù hợp
giữa Nhà nước và đối tác tư nhân;
Thứ năm: Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển CSHT GTĐB
theo hình thức PPP trên cơ sở cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế
2.3 Rủi ro và phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư PPP phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
2.3.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại
2.3.1.1 Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm rủi ro tiếp cận theo quan điểm quản trị: Một sự kiện hoặc yếu tố là
yếu tố rủi ro, nếu xảy ra, có tác động tiêu cực hoặc cơ hội tới mục tiêu của dự án
(về thời gian, chi phí, chất lượng và lợi nhuận).
Một đặc điểm cơ bản trong việc xác định (nhận diện) rủi ro theo yếu tố là khảnăng có thể xác định được về xác suất xuất hiện và mức độ tác động (Williams,1996) Trong đó:
- Xác suất xảy ra yếu tố rủi ro là cơ hội để yếu tố rủi ro đó xảy ra tạo điều
kiện thuận lợi hoặc bất lợi cho dự án, có thể đo lường bằng cách xác định tỷ lệ về sốlần yếu tố rủi ro đó xuất hiện trong tổng số
- Mức độ tác động của yếu tố rủi ro là mức độ mà yếu tố rủi ro đó (khi xảy
ra) tác động đến kết quả của dự án
2.3.1.2 Phân loại
Tác giả phân loại rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hìnhthức PPP căn cứ theo nguồn phát sinh rủi ro và thành hai nhóm chính:
Rủi ro nội sinh là những loại rủi ro có thể được quản lý chủ động bằng cách
thay đổi hành vi (rủi ro bên trong dự án), bao gồm các loại rủi ro: Rủi ro trong phát
Trang 10triển dự án; rủi ro trong hoàn thành dự án; rủi ro trong quá trình vận hành dự án; rủi ro trong điều phối.
Rủi ro ngoại sinh là những rủi ro mà những cách chủ động như trên không
thể thực hiện được, bao gồm các loại rủi ro: Rủi ro chính trị và chính sách; rủi ro pháp luật; rủi ro kinh tế tài chính; rủi ro bất khả kháng.
2.3.2 Xác định các yếu tố rủi ro
2.3.2.1 Rủi ro trong các giai đoạn khác nhau của dự án
Nguồn: Padiyar (2004) Hình: Rủi ro trong các giai đoạn khác nhau của dự án GTĐB theo hình thức PPP
Các nhà đầu tư trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPPphải đối phó với nhiều yếu tố rủi ro ngay từ giai đoạn phát triển của dự án Ba giaiđoạn lớn trong một dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP với các yếu tốrủi ro khác nhau là giai đoạn phát triển, giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành(Padiyar, 2004) cần được quan tâm
Ngoài những yếu tố rủi ro cụ thể trong từng giai đoạn của dự án, có nhữngnhóm yếu tố rủi ro khác như: Rủi ro chính trị và chính sách; rủi ro pháp lý; rủi rokinh tế, tài chính và những rủi ro bất khả kháng; rủi ro trong tổ chức và điều phốigiữa các bên đối tác; … có thể xuất hiện theo suốt các giai đoạn của một dự án, mặc
Mức rủi ro của mỗi
yếu tố rủi ro cho một
hình thức hợp đồng
dự án PPP
=
Mức độ tác động củamỗi yếu tố rủi ro cho một hình thức hợp đồng dự án PPP
Xác suất xuất hiệncủa mỗi yếu tố rủi ro cho một hình thức hợp đồng dự án PPP
dự án
Rủi ro trong giai đoạn hoàn thành
dự án
Rủi ro trong giai đoạn vận hành
dự án
Trang 11Mức rủi ro của mỗi
yếu tố rủi ro cho toàn
bộ các hình thức hợp
đồng dự án PPP
=
Mức độ tác động củamỗi yếu tố rủi ro cho toàn bộ các hình thức hợp đồng dự án PPP
Xác suất xuất hiện củamỗi yếu tố rủi ro cho toàn bộ các hình thức hợp đồng dự án PPP
- Trên cơ sở đó ta có có thể xác định mức rủi ro bình quân của mỗi hình thức hợp đồng dự án PPP, cũng như của cả hình thức PPP
Mức rủi ro bình quân của mỗi hình thức hợp đồng dự án PPP là bình quân
mức rủi ro của các yếu tố rủi ro xuất hiện trong hình thức hợp đồng dự án
Mức rủi ro bình quân của hình thức PPP là bình quân mức rủi ro của các yếu
tố rủi ro xuất hiện trong hình thức hợp đồng dự án PPP
2.3.3 Phân bổ các yếu tố rủi ro
Phân bổ rủi ro hiệu quả giữa Nhà nước và tư nhân trong các dự án phát triểnCSHT GTĐB theo hình thức PPP là nhân tố quan trọng để đạt được thành công của
dự án và đạt được hiệu quả đầu tư trong phát triển CSHT GTĐB
- Mục tiêu của chuyển giao rủi ro: Để cải thiện chất lượng dịch vụ (Michel
Barnier, 2003); để giảm chi phí dài hạn của một dự án bằng cách phân bổ rủi ro chobên tốt nhất có thể để quản lý một cách hiệu quả nhất về chi phí (Michel Barnier,2003); chắc chắn về thời gian (Mohammed và cộng sự, 2012); tăng doanh thu vàtăng hiệu quả đầu tư thông qua hoạt động hiệu quả (Michel Barnier, 2003),(Mohammed và cộng sự, 2012)
- Nguyên tắc của chuyển giao rủi ro: Nguyên tắc cốt lõi của việc phân bổ
rủi ro trong hình thức PPP là các yếu tố rủi ro cần được xác định và sau đó phân bổcho bên có khả năng quản lý các yếu tố rủi ro đó tốt nhất
Phương pháp “nửa điều chỉnh” phân bổ rủi ro
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hìnhthức PPP sử dụng bảng hỏi khảo sát phân bổ rủi ro với thang Likert 5 mức điểm
Trong đó: Với mức 1 điểm: rủi ro được phân bổ duy nhất cho Nhà nước; với mức 2 điểm: rủi ro được phân bổ chủ yếu cho Nhà nước; với mức 3 điểm: rủi ro được chia
sẻ cho cả hai bên; với mức 4 điểm: rủi ro được phân bổ chủ yếu cho đối tác tư nhân; với mức 5 điểm: rủi ro được phân bổ duy nhất cho đối tác tư nhân.
Phân bổ các yếu tố rủi ro sử dụng phương pháp điều chỉnh cho phép điềuchỉnh ở mức 0,5 điểm Trong phương pháp nửa điều chỉnh, công thức xác định mứcphân bổ rủi ro cho mỗi bên là X U x (Công thức 2.2)
X : giá trị giới hạn trong đó rủi ro được phân bổ cho một bên chỉ định U: giá trị trung bình phân bổ rủi ro cho một bên chỉ định Với thang likert 5 điểm, U sẽ tương ứng với 1điểm, 2 điểm, , đến 5 điểm
x: phạm vi điều chỉnh mức phân bổ rủi ro Với phương pháp nửa điều chỉnh cho phép điều chỉnh ở mức 0,5 điểm, do đó: x=0,5 điểm
Theo đó, mức phân bổ rủi ro theo nguyên tắc “nửa điều chỉnh”:
- Điểm bình quân <1,5: được phân bổ duy nhất cho Nhà nước.
- Điểm bình quân 1,5 và <2,5: được phân bổ chủ yếu cho Nhà nước.
Trang 12- Điểm bình quân 2,5 và <3,5: được chia sẻ cho cả hai bên.
- Điểm bình quân 3,5 và <4,5: được phân bổ chủ yếu cho đối tác tư nhân.
- Điểm bình quân 4,5: được phân bổ duy nhất cho đối tác tư nhân
2.4 Mô hình nghiên cứu về xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP
Trên cơ sở các sử dụng quan niệm rủi ro tiêu cực hoặc cơ hội và phân loại rủi
ro dựa vào nguồn phát sinh rủi ro Mô hình nghiên cứu xác định và phân bổ 46 yếu
tố rủi ro, trong 8 loại rủi ro cho các bên đối tác trong các dự án phát triển CSHTGTĐB theo hình thức PPP được tác giả tổng hợp và đề xuất
RỦI RO TRONG HÌNH THỨC PPP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
tế, tài chính
(6 yếu
tố rủiro)
Rủi ro khách quan
(1 yếu
tố rủiro)
Rủi ro phát triển
dự án
(8 yếu
tố rủiro)
Rủi ro hoàn thành
dự án
(8 yếu
tố rủiro)
Rủi ro vận hành
(7 yếu
tố rủiro)
Rủi ro điều phối
(7 yếu
tố rủiro)
Tư nhân
Rủi ro phân bổ cho đối tác
Tư nhân
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Hình: Mô hình nghiên cứu sơ bộ về xác định và phân bổ các yếu tố rủi ro trong các dự án phát triển CSHT GTĐB theo hình thức PPP.
Trang 13CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN BỔ RỦI RO TRONG HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ
HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
3.1 Hiện trạng và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam
kỹ thuật cấp cao (cao tốc, cấp I, II) chiếm 7,51% Tỷ lệ đường đạt tiêu chuẩn kỹthuật cấp III, cấp IV cao, chiếm 77,73% (Chính phủ, 2013) Sự kết nối của giaothông vận tải đường bộ với các hệ thống giao thông khác còn thiếu, chưa đồng bộ vàcác đầu mối giao thông quy mô lớn năng lực còn hạn chế
Xếp hạng chất lượng CSHT GTĐB của Việt Nam năm 2013-2014 rất thấp ở
vị trí 102 trên 148 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, thấp hơn hầu hết cácquốc gia trong khu vực kể cả Lào và Campuchia
Bảng: So sánh chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới
Quốc gia chất lượng đường bộ Xếp hạng Quốc gia chất lượng đường bộ Xếp hạng
Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu, Diễn đàn kinh tế thế giới 2013-2014.
3.1.2 Vốn đầu tư phát triển
Tổng vốn đầu tư xây dựng GTĐB từ 2009 - 2011 đạt 163.413 tỷ đồng, bìnhquân 54.471 tỷ đồng/năm, trong khi theo quy hoạch nhu cầu vốn đầu tư GTĐB là89.500 tỷ đồng/năm [6] và chỉ đáp ứng được khoảng 61% nhu cầu
Bảng: Vốn đầu tư nâng cấp quốc lộ (không bao gồm đường Hồ Chí Minh
và Quốc lộ 1).
Đơn vị: tỷ đồng
1 Vốn đầu tư nâng cấp quốc lộ (không bao gồm đường 255.701