Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như trên, các đô thị lớn tại Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hoá, trong đó trực tiếp giả
Trang 1LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không sao chép
Các số liệu, kết quả liên quan trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng, được thu thập và điều tra nghiêm túc, tỉ mỉ và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Nghiên cứu sinh
Phạm Hoài Chung
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện Luận án này, Nghiên cứu sinh đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi của tập thể hướng dẫn, lãnh đạo và đồng nghiệp trong Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải - Bộ Giao thông vận tải Đặc biệt, Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn: NGND.GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh và
TS Lý Huy Tuấn nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo cho Nghiên cứu sinh hoàn thành Luận án
Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Kinh tế xây dựng, Khoa Vận tải - Kinh tế, Trường Đại học Giao thông Vận tải đã giúp đỡ Nghiên cứu sinh trong quá trình hoàn thiện Luận án
Đồng thời Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Trường Đại học Giao thông Vận tải đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nghiên cứu sinh hoàn thiện Luận án
Xin cảm ơn gia đình đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian qua
Nghiên cứu sinh
Phạm Hoài Chung
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ xi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUANVỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ 18
1.1.Khái quát về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 18
1.1.1.Đô thị và đô thị hóa 18
1.1.2.Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 19
1.1.3.Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 21
1.1.4.Phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 23
1.1.5.Nguyên tắc phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 25
1.1.6.Khái niệm và phân loại đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 26
1.1.7.Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 28
1.1.8.Phân loại các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 29
1.1.9.Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 31
1.2.Đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 33
1.2.1.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 33
Trang 41.2.2.Quan hệ giữa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị với phát triển kinh tế xã hội đô thị và các loại hình giao thông khác 40
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 44 1.4.Đánh giá tác động của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường
bộ đô thị đến phát triển kinh tế- xã hội 46
1.4.1.Các tiêu chí, chỉ tiêu tác động của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đến phát triển kinh tế xã hội 46 1.4.2.Phương pháp đánh giá tác động của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đến các chỉ tiêu kinh tế xã hội 51
1.5.Kinh nghiệm quốc tế về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 54 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM 58 2.1.Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại các thành phố trực thuộc Trung ương 58
2.1.1.Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội 58 2.1.2.Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố Hồ Chí Minh 60 2.1.3.Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố Đà Nẵng 63 2.1.4.Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố Hải Phòng 65 2.1.5.Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị TP Cần Thơ 67 2.1.6.Đánh giá chung về thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại các thành phố trực thuộc trung ương 70
2.2.Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại các thành phố trực thuộc trung ương 71
2.2.1.Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại Việt Nam 71
Trang 52.2.2.Vốn đầu tư cho ngành giao thông vận tải Việt Nam 73 2.2.3.Vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại các thành phố lớn 76 2.2.4.Đánh giá mối quan hệ giữa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị và phát triển kinh tế xã hội bằng mô hình hồi quy kinh tế lượng 84
2.3.Đánh giá chung về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
đô thị 90
2.3.1.Đánh giá đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đối với ngành giao thông vận tải 90 2.3.2.Đánh giá đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại các đô thị lớn 93
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM 104 3.1.Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại các thành phố lớn 104
3.1.1.Cơ sở xây dựng phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị tại các thành phố lớn 104 3.1.2.Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố Hà Nội 106 3.1.3.Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố Hồ Chí Minh 107 3.1.4.Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố Hải Phòng 107 3.1.5.Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố Đà Nẵng 108 3.1.6.Phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị thành phố Cần Thơ 109
Trang 63.2.Xây dựng bộ chỉ tiêu và bảng điểm đánh giá mức độ đầu tư phát triển
bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 110
3.2.1.Đòi hỏi khách quan và các căn cứ xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 110
3.2.2.Nội dung Bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 113
3.2.3.Xây dựng bảng điểm đánh giá mức độ đầu tư phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 116
3.2.4.Vận dụng bảng điểm xếp hạng mức độ đầu tư phát triển bền vững giao thông đường bộ đô thị 122
3.3.Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 125
3.3.1.Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 126
3.3.2.Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 128
3.3.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 132
3.3.4.Giải pháp tăng cường chức năng giám sát đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 135
3.3.5.Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 137
3.3.6.Giải pháp phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 139
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 143
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
Trang 7GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt:
CSHT Cơ sở hạ tầng
GTĐB Giao thông đường bộ
GTĐT Giao thông đô thị
PTVT Phương tiện vận tải
TNGT Tai nạn giao thông
TPCP Trái phiếu Chính phủ
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 8Tiếng Anh:
ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á
BOT Build - Operate - Transfer Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
BTO Build - Transfer - Operate Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
IBRD International Bank for
Reconstruction and Development
Ngân hàng Kiến thiết và Phát triển quốc
tế ITS Intelligent Transport System Hệ thống giao thông thông minh
ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức
OCR Ordinary capital resources Chương trình nguồn vốn thông thường
PPP Public - Private Partner Quan hệ đối tác công tư
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại đô thị dựa vào quy mô dân số 18
Bảng 1.2 Chi tiết các hệ số tương quan 54
Bảng 2.1 Thực trạng CSHT giao thông đường bộ đô thị Tp Hồ Chí Minh 61
Bảng 2.2 Thực trạng CSHT giao thông đường bộ đô thị Tp Đà Nẵng 64
Bảng 2.3 Thực trạng CSHT giao thông đường bộ đô thị Tp Hải Phòng 66
Bảng 2.4 Thực trạng CSHT giao thông đường bộ đô thị Tp Cần Thơ 68
Bảng 2.5 Các nguồn vốn đầu tư ngành GTVT giai đoạn 2003-2015 74
Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn ngành GTVT giai đoạn 2003-2015 74
Bảng 2.7 Tổng hợp nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT giao thông đường bộ 75
Bảng 2.8 Tỷ lệ vốn đầu tư cho CSHT GTĐB đô thị so với %GDP giai đoạn 2003-2015 77
Bảng 2.9 Tỷ lệ VĐT CSHT GTĐB đô thị so với GDP của Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 2003 - 2015 79
Bảng 2.10 Tỷ lệ VĐT CSHT GTĐB đô thị so với GDP củaTp Hải Phòng giai đoạn2003 - 2015 80
Bảng 2.11 Tỷ lệ VĐT CSHT GTĐB đô thị so với GDPcủa Tp Đà Nẵng giai đoạn 2003 - 2015 81
Bảng 2.12 Tỷ lệ VĐT CSHT GTĐB đô thị so với GDPcủa Tp Cần Thơ giai đoạn 2003-2015 83
Bảng 2.13 Vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị quy đổi về năm 1994 95
Bảng 2.14 GDP của 5 thành phố quy đổi về năm 1994 95
Bảng 2.15 Tỷ lệ vốn đầu tư CSHT GTĐB đô thị so với GDP của các thành phố lớn 96 Bảng 2.16 Hệ số ICOR của 5 thành phố lớn (2003 - 2015) 97
Bảng 3.1 Kết quả phiếu phỏng vấn 116
Bảng 3.2 Đối tượng phỏng vấn của cuộc khảo sát 116
Bảng 3.3 Kết quả trả lời câu hỏi phỏng vấn số 2 117
Bảng 3.4 Kết quả trả lời câu hỏi phỏng vấn số 3 117
Bảng 3.5 Kết quả trả lời câu hỏi phỏng vấn số 4 118
Trang 10Bảng 3.6 Thang điểm tổng hợp đánh giá mức độ phát triển CSHT GTĐB đô thị
của các thành phố 122Bảng 3.7 Tổng hợp kết quả điểm đánh giá mức độ đầu tư PTBV CSHT GTĐB 124
Trang 11DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1.Các yếu tố cấu thành cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 19
Hình 1.2.Phân loại các nguồn vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị 30
Hình 1.3 Mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và phát triển kinh tế xã hội 40
Hình 1.4 Mối quan hệ giữa CSHT GTĐB đô thị và các loại hình giao thông đô thị khác 43
Hình 1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTĐB đô thị 44 Hình 1.6 Phương pháp luận của mô hình hồi quy 52
Hình 2.1 Quy hoạch xây dựng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 58
Hình 2.2 Quy hoạch mạng lưới xe buýt Hà Nội 60
Hình 2.3 Định hướng phát triển không gian đến năm 2020 thành phố Hồ Chí Minh 61
Hình 2.4 Mạng lưới xe buýt thành phố Hồ Chí Minh 62
Hình 2.5 Quy hoạch thành phố Đà Nẵng tầm nhìn đến năm 2020 63
Hình 2.6 Bản đồ thành phố Đà Nẵng 64
Hình 2.7 Quy hoạch thành phố Hải Phòng đến năm 2025 65
Hình 2.8 Bản đồ thành phố Hải Phòng 67
Hình 2.9 Quy hoạch thành phố Cần Thơ đến năm 2025 67
Hình 2.10 Bản đồ thành phố Cần Thơ 69
Hình 2.11 Bản đồ Việt Nam 70
Hình 3.1 Phát triển bền vững theo lãnh thổ 110
Hình 3.2.Căn cứ xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư phát triển bền vững CSHT GTĐB đô thị 113
Hình 3.3 Nội dung bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư phát triển bền vững CSHT GTĐB đô thị 115
Hình 3.4 Các giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 126
Hình 3.5 Mô hình hoạt động của quỹ PPP cho các dự án đầu tư phát triển 132
Trang 12Biểu đồ 2.1 Xu hướng tăng/giảm tỷ lệ vốn đầu tư CSHT GTĐB đô thị so với
GDP giai đoạn 2003 –2015 của thành phố Hà Nội 78Biểu đồ 2.2 Xu hướng tăng/giảm vốn đầu tư CSHT GTĐB đô thị so với GDP 79Biểu đồ 2.3 Xu hướng tăng/giảm vốn đầu tư CSHT GTĐB đô thị so với GDP 80Biểu đồ 2.4 Xu hướng tăng/giảm vốn đầu tư CSHT GTĐB đô thị so với GDP
giai đoạn 2003-2015 của thành phố Đà Nẵng 82Biểu đồ 2.5.Xu hướng tăng/giảm tỷ lệ vốn đầu tư CSHT GTĐB so với GDP giai
đoạn 2003-2015 của thành phố Cần Thơ 83Biểu đồ 3.1 Đánh giá mức độ đầu tư PTBV CSHT GTĐB đô thị 5 thành phố 124
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá diễn ra hết sức nhanh chóng, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây tại các thành phố (TP) lớn như Tp
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ Bước đầu hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia chính gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế; các đô thị trung tâm vùng gồm các thành phố như Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì…; các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm hành chính-chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch-dịch vụ, đầu mối giao thông và các đô thị trung tâm huyện, đô thị trung tâm cụm và các khu dân cư nông thôn, các đô thị mới
Hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta dưới 40%, theo điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam [8] đến năm 2025 tỷ lệ dân số đô thị
sẽ đạt 80% và tỷ lệ đô thị hoá sẽ đạt khoảng 40% Mục tiêu đề ra cho diện tích bình quân đầu người là 100m2/người và nếu muốn đạt tỷ lệ này, Việt Nam cần có khoảng 450.000 ha đất đô thị Nhưng hiện nay, diện tích đất đô thị chỉ có 105.000 ha, bằng 1/4 so với yêu cầu Với tốc độ phát triển và dân số đô thị như trên, các đô thị lớn tại Việt Nam sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề phức tạp phát sinh từ quá trình đô thị hoá, trong đó trực tiếp giải quyết các vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) giao thông đường bộ (GTĐB) đô thị
Trong những năm qua, các đô thị trên toàn quốc chú trọng tập trung đầu tư phát triển CSHT GTĐB theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải (GTVT) của Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh đến năm 2020, 2030, các Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội
và vùng TP Hồ Chí Minh đến năm 2025 : hoàn thành và đưa vào khai thác nhiều tuyến đường giao thông chính yếu, cầu vượt, xây dựng nhiều nút giao thông hiện đại tạo ra diện mạo mới hiện đại góp phần phát triển kinh tế xã hội (KT-XH), đồng thời giải quyết tốt nhu cầu đi lại của người dân và nhu cầu vận tải của xã hội Ngành GTVT các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vốn cho các công trình có tính lan tỏa, đảm bảo kết nối giữa các phương thức
Trang 14vận tải đô thị (đường bộ, đường sắt, hàng không ), tổ chức giao thông hợp lý tại các cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng nhằm giảm ùn tắc giao thông (UTGT) đô thị.Bên cạnh đó, ngành GTVT cũng ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước (NSNN) cho các dự án trọng điểm, các dự án hợp tác công - tư, các dự án cần vốn đối ứng ODA và kinh phí giải phóng mặt bằng đồng thời tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ đầu tư công [15] Đảm bảo VĐT cho CSHT GTĐB đô thị đạt tỷ lệ 3÷4% GDP kết hợp khuyến khích đa dạng hóa nguồn VĐT; đẩy mạnh tiến trình xã hội hoá đầu tư CSHT GTĐB nói chung, GTĐB đô thị nói riêng cũng cần được chú ý
Trong bối cảnh chung của cả nước, trong giai đoạn 2011-2015, do tác động của suy giảm kinh tế, tổng VĐT toàn xã hội ước tính chỉ đạt 5.617,9 nghìn tỷ đồng, bằng 31,2% GDP Đầu tư công trong 5 năm qua chưa khắc phục được tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, ứng trước vốn kế hoạch nhưng không cân đối được nguồn thanh toán Một số bộ, ngành địa phương có số nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, chưa
có các giải pháp khắc phục hiệu quả Trước tình hình đó, nguồn vốn bố trí cho phát triển CSHT GTĐB đô thị bị thiếu hụt trầm trọng Thêm vào đó, để đảm bảo mục tiêu giảm lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô [10] hàng loạt các công trình giao thông phải dừng, đình hoãn, giãn tiến độ… đã ảnh hưởng lớn đến việc phát triển CSHT GTĐB đô thị, gây khó khăn cho công tác bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) Khả năng bố trí nguồn lực cho phát triển CSHT GTĐB đô thị từ ngân sách nhà nước bị giảm, vốn từ các nguồn ODA, trái phiếu chính phủ (TPCP) không tăng; sức hấp dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư (NĐT) trong và ngoài nước chưa cao ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện các dự án theo quy hoạch được duyệt Do đó, việc lựa chọn và tìm giải pháp huy động vốn hiệu quả mang ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển CSHT GTĐB đô thị Việt Nam Đây là cơ sở để đảm bảo sự phát triển đô thị bền vững, theo đúng định hướng trong các chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH và lĩnh vực GTVT tại các đô thị (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) [4], [10], [14], [21], [41], [42], [45], [47], [56]…
Hiện nay có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đầu tư phát triển CSHT GTĐB, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách cụ thể về đối tượng CSHT
Trang 15GTĐB đô thị Đặc điểm của các đô thị ở nước ta là có sự khác biệt về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội… Chính vì thế, hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị có sự khác nhau giữa các đô thị Do đó, cần có những nghiên cứu sâu, toàn diện về thực trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và nghiên cứu cụ thể về tác động của việc đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị đến sự phát triển KT-XH của từng đô thị và cụ thể hơn là xét mối quan hệ giữa đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và sự tăng trưởng GDP Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá mức độ đầu
tư phát triển CSHT GTĐB đô thị dựa trên thực trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB
đô thị Trên cơ sở thực trạng đã được nghiên cứu và phân tích cần đưa ra những đánh giá chung về hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại các đô thị và tìm ra những giải pháp thiết thực về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị
Từ thực tiễn và lý luận như trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị” làm đề tài nghiên cứu của
Luận án Tiến sĩ Kinh tế
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Mục đích nghiên cứu của Luận án là nghiên cứu đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại Việt Nam thông qua viêc hệ thống hóa, hoàn thiện cơ sở lý luận về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị, đánh giá thực trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB tại một số đô thị và đưa ra giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển CSHT GTĐB đô thị
- Phân tích hiện trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị ở Việt Nam thông qua một số thành phố điển hình Xác định những tồn tại và hạn chế trong đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị
- Đề xuất mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị để đánh giá độ trễ trong đầu tư Tính toán cho 2 thành phố: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Trang 16- Xây dựng chỉ tiêu đo lường mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị thông để đánh giá mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại 5 thành phố nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp thiết thực, cụ thể để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị
- Đề xuất thành lập Quỹ đầu tư phát triển PPP để đảm bảo vốn cho hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị
3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị, nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và hoạt động vận tải; Các chỉ tiêu đo lường mức độ phát triển bền vững CSHT GTĐB đô thị
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu về lĩnh vực:
Nghiên cứu về lĩnh vực đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại 5 thành phố:
Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ
- Phạm vi nghiên cứu về không gian:
Nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại 5 đô thị lớn tiêu biểu là Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ Các thành phố này đều có CSHT GTĐB đô thị cơ bản đồng bộ, việc đánh giá phân tích các chỉ tiêu sẽ có tính chính xác cao và ổn định hơn so với các đô thị khác
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian:
Nghiên cứu tình hình đầu tư thông qua số liệu các năm từ 2003- 2015 (12 năm) và đề xuất giải pháp cho tương lai đến năm 2020
4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Ý nghĩa khoa học:
Luận án nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây, căn
cứ vào việc tìm hiểu kinh nghiệm thế giới trong việc đầu tư phát triển CSHT GTĐB
đô thị để từ đó góp phần hệ thống hóa, hoàn thiện cơ sở lý luận về đầu tư phát triển
Trang 17CSHT GTĐB đô thị Luận án xác định cụ thể các nhân tố đến hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và sự tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển KT-XH Qua đó tập trung phân tích sâu vào chỉ tiêu VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị
5 CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu cụ thể nêu trên, nội dung của Luận án phải trả lời được những câu hỏi nghiên cứu sau:
1) Mối quan hệ giữa đầu tư phát triển CSHT GTĐB và hoạt động vận tải? 2) Nguồn vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị trong giai đoạn tới nên tập trung huy động vào các nguồn nào?
3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị? 4) Xác định các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị?
5) Các giải pháp đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị là gì?
Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiên các nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả tiếp cận vấn
đề theo cả 2 hướng là diễn dịch và quy nạp
- Theo phương pháp diễn dịch: Quá trình suy ra các giả định hoặc giả thiết từ
các giả định cơ bản hoặc các giải thích mang tầm khái quát (lý thuyết) Phương pháp này sẽ được áp dụng trong việc xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư
Trang 18phát triển bền vững (PTBV) CSHT GTĐB đô thị tại các thành phố Cụ thể, dựa trên các khái niệm cơ bản về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị, các nhân tố ảnh hưởng đến sự đầu tư phát triển, các đặc trưng của sự đầu tư phát triển, tác giả đề xuất các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị
- Theo phương pháp quy nạp: Quá trình khái quát hóa (thành các giả định, giả
thiết…) từ những quan sát thực tế, những dữ liệu, thông tin về một loại sự kiện, hiện tượng nào đó Phương pháp tiếp cận này sẽ được sử dụng trong quá trình đánh giá thực trạng CSHT GTĐB đô thị tại các thành phố lớn Tác giả thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá các số liệu thực trạng CSHT GTĐB đô thị, để tổng hợp tình hình đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị 5 thành phố
Trong Luận án Tiến sỹ này tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu thảo luận chuyên gia (nghiên cứu định tính): thông
qua phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực để xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu, thu thập ý kiến của những đối tượng công tác tại cơ quan quản lý nhà nước về đầu
tư, các cơ quan nghiên cứu và các doanh nghiệp Đồng thời thông qua ý kiến chuyên gia bước đầu có những nhận định về việc làm thế nào để đầu tư phát triển CSHT GTĐB tại các đô thị ở Việt Nam để hình thành nên những đề xuất ban đầu Các chuyên gia mà tác giả tham vấn, lấy ý kiến bao gồm các chuyên gia về: chuyên gia thuộc Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn (Bộ Xây dựng); chuyên gia của các
Sở GTVT về quản lý đô thị (các Sở GTVT: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ); chuyên gia kinh tế, chuyên gia lĩnh vực quy hoạch phát triển thuộc: Viện Chiến lược và Phát triển GTVT; chuyên gia của Bộ GTVT (Vụ Kế hoạch đầu tư,
Vụ Vận tải) cho các ý kiến và các gợi ý về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và các cán bộ thực tiễn có liên quan đến quản lý lĩnh vực CSHT GTĐB đô thị
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Phương pháp này được sử dụng
để xác định thực trạng CSHT GTĐB đô thị tại các thành phố: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và mức độ ảnh hưởng của đầu tư phát triển
Trang 19CSHT GTĐB đô thị đến tăng trưởng KT-XH và GDP Phương pháp trên sẽ áp dụng song song với phương pháp thảo luận chuyên gia để có những số liệu xác thực nhất
về thực trạng của CSHT GTĐB tại các đô thị được lựa chọn nghiên cứu
Bên cạnh đó, Luận án áp dụng các công cụ toán học và phương pháp phân tích hồi quy để tính toán, phân tích và đánh giá mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐB
đô thị
Trên thực tế, đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng đây không phải là nhân tố duy nhất Còn nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH như: các phương thức giao thông khác (đường sắt, đường hàng không, đường thủy…), để có thể nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và phát triển hoạt động vận tải, tác giả dùng phương pháp giả định là sự tác động của các nhân tố khác là không thay đổi khi tính toán
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đưa ra được cái nhìn tổng quát, toàn diện về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị (quá trình thực hiện quy hoạch, quá trình đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại các đô thị trực thuộc trung ương (05 đô thị) Luận án có những đóng góp mới về mặt khoa học thực tiễn như sau:
- Luận án hệ thống hóa và làm phong phú cơ sở lý luận về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị như khái quát về phát triển CSHT GTĐB đô thị, đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị, đánh giá tác động của đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị đến phát triển KT – XH và phân tích cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và phát triển KT-XH đô thị
- Phân tích, đánh giá hiện trạng đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị tại 5 thành phố là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ; phân tích, đánh giá thực trạng VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị tại các thành phố trên
- Xây dựng được mô hình mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP với đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị, xác định độ trễ của hiệu quả đầu tư công trình GTĐB đô thị của 02 thành phố: Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh thông qua sử dụng mô hình kinh
Trang 20tế lượng; Xây dựng được bộ chỉ tiêu và bảng điểm đánh giá mức độ đầu tư phát triển bền vững CSHT GTĐB đô thị
- Đề xuất các giải pháp khả thi dựa trên cơ sở đặc điểm của các đô thị lớn tại Việt Nam nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị như: Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư phát triển CSHT GTĐB
đô thị; Giải pháp huy động VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị; Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị; Giải pháp đẩy mạnh thực hiện đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị; Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và đề xuất thành lập Quỹ đầu tư phát triển PPP cho các dự án đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị
7 KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 150 trang với 25 bảng, 06 biểu đồ, sơ đồ và 22 hình vẽ Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan các về các công trình nghiên cứu liên quan
và Kết luận - Kiến nghị, nội dung Luận án bao gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ đô thị
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô
thị ở Việt Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng giao thông đường bộ đô thị ở Việt Nam
Trang 21TỔNG QUAN
VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.1 Những công trình nghiên cứu tiêu biểu
Hiện nay tại các đô thị của Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhiều chính sách quy hoạch phát triển được đưa ra nhằm thay đổi bộ mặt của giao thông đường bộ đô thị theo hướng tích cực hơn Song song với quá trình đó, tại Việt Nam cũng đã và đang diễn ra nhiều công trình nghiên cứu thực tế
và mang lại hiệu quả lớn cho bộ mặt GTVT nói chung cũng như giao thông đường
bộ nói riêng Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các nhà khoa học, các chuyên gia về vấn đề đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị như sau:
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Bộ GTVT (Viện Chiến lược phát triển Giao thông vận tải - TDSI) thực hiện “Nghiên cứu toàn diện về phát triển bền vững hệ thống GTVT Việt Nam, Vitranss II (2010)” Trong nghiên cứu này, các chuyên gia quốc tế tiến hành hàng loạt khảo sát đo đếm, thống kê phương tiện vận tải (PTVT) thực tế đối với tất cả các phương thức GTVT tại các vùng, miền của Việt Nam, nghiên cứu các kịch bản về tốc độ phát triển kinh tế quốc gia, tính toán nhu cầu GTVT quốc gia từng giai đoạn đến năm 2030 Theo dự báo của Vitranss II, nhu cầu GTVT Việt Nam từ nay đến giai đoạn 2030 sẽ tăng mạnh Cụ thể, về lượt hành khách và tấn hàng hóa sẽ tăng 300%÷400% so với năm 2008 Về hành khách/km và tấn/km sẽ tăng trên 700%÷800% so với năm 2008 [29] Theo kết quả
dự báo, vận tải hành khách cũng như năng lực đường bộ tại các đô thị sẽ bị quá tải nếu không có các giải pháp kịp thời Trong báo cáo nghiên cứu có đánh giá đến VĐT, luồng hàng đi – đến các đô thị lớn của Việt Nam làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu phát triển đô thị bền vững Do đây là Chương trình nghiên cứu toàn diện đối với quốc gia nên không tập trung tính toán phân tích chi tiết số liệu về VĐT phát triển CSHT tại các đô thị lớn ở Việt Nam, cũng như tuyến đường do thành phố quản lý không được thống kê đầy đủ Việc phân tích mối quan hệ giữa GDP của từng thành phố với VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị cũng chưa có đánh giá cụ
Trang 22thể Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của Vitranss II là một trong những cơ sở dữ liệu khoa học xác đáng và toàn diện để xây dựng chiến lược tổng thể phát triển bền vững ngành GTVT
JICA và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội thực hiện “Chương trình phát triển đô thị tổng thể thủ đô Hà Nội – HAIDEP (2006)” nhằm phát triển hệ thống CSHT GTVT thống nhất với các quy hoạch phát triển khác, đặc biệt là quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phân bố dân cư, quy hoạch phát triển các công trình công cộng, v.v…; Đảm bảo đến năm 2020, quỹ đất dành cho giao thông, bao gồm cả giao thông tĩnh đạt mức 20 ÷ 25% diện tích đất đô thị; Tập trung phát triển GTVT công cộng nhằm đáp ứng 30% nhu cầu đi lại của người dân vào năm 2020 [57]; Xây dựng lộ trình thực hiện hợp lý cho từng năm và cho cả giai đoạn 5 năm nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách trong đầu tư phát triển GTVT Tuy nhiên, cách tính và ước lượng VĐT có nhiều điểm cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế như: thời điểm 2006 Hà Nội chưa thay đổi địa giới hành chính theo hướng sáp nhập tỉnh Hà Tây, các chỉ tiêu KT-XH và quy hoạch có liên quan (quy hoạch:
đô thị, sử dụng đất, không gian…) thay đổi, các số liệu cũng thay đổi theo nên các
số liệu trong báo cáo chỉ mang tính tham khảo Do đây là nghiên cứu tổng thể phát triển đô thị nên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phát triển vận tải hành khách công cộng, vận tải hàng hóa thông qua với VĐT cho phát triển CSHT GTĐB đô thị Hà Nội chưa được nghiên cứu
JICA và UBND Tp Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện “ Quy hoạch tổng thể và Nghiên cứu khả thi về Giao thông đô thị khu vực Tp HCM (HOUTRANS) (2004)” nhằm xây dựng Chiến lược dài hạn về giao thông đường bộ đô thị để đảm bảo khả năng đi lại và tiếp cận của người dân thông qua việc thực hiện những biện pháp và hành động cụ thể để đạt được mức dịch vụ giao thông đô thị mong đợi, với 3 mục tiêu cụ thể: i) xây dựng Quy hoạch tổng thể về hệ thống CSHT GTĐB đô thị toàn diện cho khu vực Tp Hồ Chí Minh tới năm 2010 và 2020; ii) Xây dựng Kế hoạch hành động ngắn hạn trên cơ sở Quy hoạch tổng thể đã xây dựng và tiến hành nghiên cứu khả thi đối với các dự án ưu tiên được chọn; iii) Tiến hành chuyển giao công
Trang 23nghệ về chuẩn bị cơ sở dữ liệu, lập mô hình và xây dựng quy hoạch cho Việt Nam trong quá trình tiến hành nghiên cứu [58]
Giáo trình cho những nhà hoạch định chính sách tại các thành phố đang phát triển do cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) phát hành là cẩm nang quan trọng cho việc hoạch định các chính sách phát triển giao thông đường bộ đô thị và là cơ sở phát triển bền vững CSHT GTĐB đô thị [74]: vấn đề nguồn tài chính cho phát triển GTĐT ;vấn đề hoạch định quy hoạch giao thông đường bộ đô thị; giao thông thông minh; quản lý ô nhiễm không khí trong đô thị…
Nghiên cứu của tác giả Dương Văn Chung - Viện Chiến lược và Phát triển GTVT - Bộ GTVT tại Đề tài KHCN cấp Bộ mã số 144015 năm 2014 về “Nghiên cứu cơ sở khoa học, đề xuất giải pháp huy động các nguồn lực đột phá phát triển kết cấu hạ tầng giao thông” [13] cung cấp nguồn số liệu đầy đủ về VĐT phát triển CSHT GTVT giai đoạn 2000-2012 và đề xuất được các giải pháp huy động vốn phát triển CSHT giao thông nói chung trên phạm vi toàn quốc đối với các phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không Tuy nhiên, các giải pháp này hướng trực tiếp đến lĩnh vực CSHT giao thông đường bộ đô thị nên chỉ mang tính chất tham khảo, vận dụng Trong nghiên cứu chưa thể hiện mối quan hệ giữa VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị với tốc độ tăng trưởng GDP và các chỉ tiêu khai thác vận tải HK và HH
Một số nghiên cứu khác do Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) thực hiện để xây dựng chiến lược phát triển bền vững giao thông đường bộ đô thị gắn liền với chiến lược phát triển KT-XH, phát triển hoàn thiện CSHT GTĐB đô thị và đảm bảo hợp lý quỹ đất dành cho giao thông đường bộ đô thị Nghiên cứu cũng đưa ra các chính sách thích hợp
để thu hút VĐT xây dựng CSHT giao thông, đặc biệt là CSHT phục vụ vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) và hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, bảo đảm phát triển đô thị bền vững
1.2 Những luận án có liên quan
Tính đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về phát
Trang 24triển CSHT GTĐB đô thị gắn với các chỉ tiêu phát triển KT-XH và chưa có luận án nào đưa ra bộ chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát triển GTĐT theo hướng bền vững Tuy nhiên, một số luận án nghiên cứu xem xét một số khía cạnh về vốn đầu tư phát triển CSHT ngành GTVT, chế độ đấu thầu, các chính sách thu hút vốn đầu tư liên quan đến luận án, cụ thể:
(1) Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tiếp (1999) về việc hoàn thiện chế độ đấu thầu trong xây dựng công trình giao thông đường bộ quốc gia ở Việt Nam [52] Trong đó, tác giả đưa ra các cơ sở khoa học trong quá trình đấu thầu các công trình giao thông và nguồn VĐT xây dựng công trình giao thông đường bộ đô thị Ngoài ra, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế đấu thầu các công trình giao thông đường bộ trên cơ sở xác định được chính xác các mâu thuẫn, tồn tại thực tế của công tác đấu thầu trong xây dựng công trình giao thông những năm 1999-2000 Đến nay, các số liệu tác giả sử dụng đã cũ và nhiều văn bản được cập nhật mới
(2) Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quỳnh Sang (2008) đề cập đến vấn đề
“nóng” của ngành GTVT là việc huy động VĐT và sử dụng VĐT ở khía cạnh đưa
ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp xây dựng giao thông [35] Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng là các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông và các giải pháp tập trung vào tháo gỡ, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp xây dựng giao thông (3) Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Hoàng Lan (2010) về đánh giá và phân tích các tác động khi phát triển hệ thống đường bộ với mối liên hệ tương quan là tốc độ tăng trưởng GDP của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ [26], [27] Nghiên cứu chủ yếu đánh giá các tác động đến tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chứ không đánh giá, phân tích tác động trong sự phát triển KT-XH của các đô thị lớn riêng biệt
(4) Nghiên cứu của tác giả Đặng Trung Thành (2011) về phát triển bền vững CSHT giao thông Vùng đồng bằng sông Cửu Long [38], trong đó, tác giả đề xuất các giải pháp phát triển bền vững CSHT giao thông: các cơ chế chính sách hỗ trợ, nguồn vốn cho dự án…Tuy nhiên, các giải pháp này tập trung cho một khu vực cụ
Trang 25thể, chưa phát triển sâu cho các đô thị
(5) Nghiên cứu của tác giả Đỗ Đức Tú (2012) về phát triển kết cấu hạ tầng (KCHT) giao thông Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 theo hướng hiện đại [53], trong đó, tác giả đưa ra cơ sở lý luận hiện đại về kết cấu hạ tầng, vận dụng những lý luận về KCHT và phát triển KCHT giao thông theo hướng hiện đại để phát triển vùng kinh tế Vùng đồng bằng sông Hồng Tuy vậy, phương pháp nghiên cứu chỉ tập trung vào so sánh đánh giá sự phát triển của KCHT qua các năm và phương pháp đối chuẩn Benchmarking để đánh giá mức độ hiện đại của các loại hình KCHT của Vùng nên phương pháp trên chỉ mang tính tham khảo đối với nghiên cứu về sự phát triển KCHT giao thông đô thị tại các thành phố lớn ở Việt Nam
(6) Nghiên cứu của tác giả Phan Mạnh Cường (2013) về xây dựng đơn giá tổng hợp công trình giao thông đường bộ trong điều kiện Việt Nam [16] Trong đó, tác giả làm rõ một số vấn đề tồn tại trong xây dựng đơn giá, dùng phương pháp xây dựng đơn giá tổng hợp công trình để nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT công trình giao thông bao gồm công trình GTĐB đô thị Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của tác giả chủ yếu là đơn giá tổng hợp các hệ thống đường theo cấp đường chứ không tập trung sâu vào đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị
2 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Việc phát triển CSHT GTĐB tại các đô thị được nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới từ rất lâu Đối với các nước phát triển việc nghiên cứu đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị luôn đi theo hướng phát triển bền vững [4], [8], [14], [54], [29], [60] đồng thời khai thác lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên để phát triển hệ thống CSHT GTĐB, đặc biệt là xây dựng CSHT GTĐB đô thị hợp lý [57], [58], [62]
Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển (Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Singapore….) trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả nhận thấy hầu hết đều xác định chiến lược đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị là nhân tố hỗ trợ phát triển KT-XH theo hướng phát triển bền vững, cụ thể:
- Ở Châu Âu, hầu hết các nước đều chú trọng đến công tác lập quy hoạch với
Trang 26định hướng đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị theo hướng đồng bộ, liên kết, thông suốt [70], [74] Đặc biệt, một số nước xây dựng hệ thống GTVT công cộng đường bộ thích hợp cho mọi đối tượng bao gồm cả người khuyết tật [74]
- Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển với CSHT GTVT được xây dựng hiện đại, đồng bộ từ nông thôn đến đô thị từ sau chiến tranh thế giới thứ II, đặc biệt phát triển nhất là từ thập niên 50 Nhật Bản có trên 70% diện tích là đồi núi, thường xảy ra động đất, sóng thần nên CSHT GTVT phải xây dựng kiên cố và đòi hỏi nhiều kinh phí vì phải làm nhiều cầu, nhiều hầm xuyên núi, xuyên biển, xử lý sụt trượt, nền đất yếu Công tác duy tu, sửa chữa CSHT được Nhật Bản quan tâm chú trọng đặc biệt, thực hiện bài bản để bảo đảm an toàn, bền vững trong quá trình khai thác sử dụng Hệ thống KCHT cho người khiếm thị, người khuyết tật và người cao tuổi được trang bị đầy đủ Các trạm thu phí đường bộ, bán vé tàu điện, xe buýt, bãi gửi xe… đều tự động để đảm bảo nhanh, chính xác, đồng thời giảm thiểu lao động thủ công [74]
-Hàn Quốc ban hành Luật đầu tư tư nhân với mục đích khuyến khích mạnh mẽ hơn sự tham gia của khu vực tư nhân vào các lĩnh vực xây dựng CSHT GT thông qua các biện pháp khuyến khích về thuế, phí và đổi mới quá trình lựa chọn nhà đầu
tư Luật cũng đưa ra các biện pháp khuyến khích đối với các nhà đầu tư nước ngoài như: miễn 10% thuế GTGT đối với các công trình hoàn thành, bảo lãnh Chính phủ lên tới 90% doanh thu hoạt động, thưởng cho những dự án hoàn thành sớm… Từ những năm 2011, tại Hàn Quốc, người điều khiển phương tiện có thể chạy liên tục trên đường cao tốc nhờ thu phí không dừng, trả tiền qua ví điện tử Một nửa trong
số hơn 17 triệu xe đăng ký tại Hàn Quốc có gắn GPS (Hệ thống định vị toàn cầu) có thể cập nhật xe sẽ đến địa điểm dự định trong bao nhiêu lâu, hay đi tuyến đường nào nhanh hơn Hàng triệu người dân Hàn Quốc chuyển sang sử dụng thẻ đi lại T-Money thông dụng để trả tiền xe buýt, tiền tàu điện ngầm, có thể tìm bến xe buýt và tàu điện ngầm tiếp theo, cập nhật liên tục trên bảng lịch trình bằng điện tử [80]
- Ở Singapore, Chính phủ nhận thức về tầm quan trọng của đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị và cũng lường trước được các nguy cơ, thách thức trong quá
Trang 27trình phát triển mạnh mẽ của đô thị nên xây dựng Chiến lược phát triển GTVT theo hướng chủ động đón đầu giải quyết vấn đề Hiện nay Singapore có hơn 3.453km đường, trong đó có 8 tuyến cao tốc với 153km đảm nhận 55% lưu lượng giao thông Diện tích đường bộ chiếm 21% diện tích xây dựng đô thị Các chỉ tiêu về CSHT GTĐB đô thị của Singapore cao hơn mức trung bình trên thế giới, tương đương các
đô thị lớn của các nước phát triển [80]
- Ở Bangkok (Thái Lan) chú trọng nâng cao hệ số sử dụng đất trong đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị thông qua việc đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường cao tốc trên cao, phát triển hệ thống VTHKCC Mặc dù có nhiều chính sách cải thiện và đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị nhưng tình trạng ùn tắc giao thông tại Bangkok chưa được cải thiện rõ rệt [80]
- Tại Malaysia, Chính phủ đưa ra những kết luận quan trọng về vai trò đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị trong sự phát triển của đô thị Các kết luận hầu hết cũng được các nước khác trong khu vực và thế giới ghi nhận Đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị là cần thiết CSHT sẽ được mở rộng đến các trung tâm tăng trưởng mới và những vùng kém phát triển hơn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, phù hợp với mục tiêu cân đối tổng thể sự phát triển kinh tế - xã hội [67] Việc cung cấp một hệ thống CSHT GTĐB đô thị rộng rãi hơn và hiệu quả hơn trong CSHT GTĐB đô thị ngày càng phức tạp với chất lượng ngày một nâng cao sẽ đòi hỏi những nguồn lực phức tạp Trong khi khu vực nhà nước sẽ tiếp tục huy động các nguồn ngân sách để đáp ứng những nhu cầu này thì sự tham gia mạnh mẽ hơn của khu vực tư nhân sẽ trở lên ngày càng quan trọng Để thực hiện phương châm này Chính phủ cần giải quyết những vấn đề mà khu vực tư nhân gặp phải như: Khuyến khích đầu tư, định giá, thu phí [80]
3 Những tồn tại, khoảng trống của các công trình nghiên cứu trước đây
Sự tăng trưởng của GDP quốc gia và GDP/đầu người, nâng cao mức sống của người dân làm tăng nhu cầu đi lại bằng các loại phương tiện, trong đó có bằng xe ô
tô CSHT GTĐB đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, mặc dù được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhưng trên một số tuyến quá tải, kéo theo nhu cầu
Trang 28mở rộng hoặc xây dựng mới (ngoài trên mặt đất còn đi trên cao, đi ngầm) ở Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh Nhu cầu đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị trong các năm tới
Clarck, G (2007) đã khẳng định: “Bất kỳ một quá trình sản xuất nào đều cần rất nhiều yếu tố đầu vào, những yếu tố quan trọng nhất là đất đai, lao động và vốn”
[67, trang 24, dòng 7] Việc huy động vốn trong thời gian qua nhằm đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị chưa được quan tâm đầy đủ, chỉ trông chờ vào một nguồn vốn duy nhất là ngân sách nhà nước Do đó, cần nghiên cứu các cơ chế,chính sách nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn ngoài NSNN vào đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị
Ở Việt Nam trong thời gian qua có một số nghiên cứu được triển khai liên quan tới công tác đầu tư phát triển CSHT GTĐB quốc gia nói chung cũng như GTĐB đô thị nói riêng, bao gồm các nghiên cứu do cá nhân, tổ chức trong nước thực hiện và các nghiên cứu được tài trợ từ tổ chức nước ngoài Tuy nhiên còn những tồn tại, khoảng trống của các công trình nghiên cứu này như sau:
Những tồn tại trong các công trình nghiên cứu trước đây:
- Số liệu của các nghiên cứu trước đây thay đổi, nhiều số liệu cũ, các công trình nghiên cứu khoa học trước đây sử dụng số liệu trong quá khứ và không còn phù hợp bối cảnh phát triển bây giờ Bên cạnh đó, mục tiêu phát triển đã có sự thay đổi là hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình đầu tư
- Chưa có nghiên cứu sâu, toàn diện về mối quan hệ giữa đầu tư phát triển
Trang 29CSHT GTĐB đô thị với các chỉ tiêu phát triển KT-XH của đô thị, đặc biệt là mối quan hệ tương quan giữa GDP, các chỉ tiêu tăng trưởng về vận tải hành khách, hàng hóa tại các thành phố lớn ở Việt Nam
- Một số công trình chỉ nghiên cứu về từng lĩnh vực, chuyên ngành, vùng, địa phương (ĐP) nên chưa mang tính toàn diện, có hệ thống, đầy đủ, logic
- Tác động của suy thoái, khủng hoảng kinh tế thế giới có ảnh hưởng tới đầu
tư phát triển CSHT GTĐB đô thị Việt Nam
Những khoảng trống chưa được nghiên cứu:
- Các tài liệu nghiên cứu của nước ngoài mang tính chất gợi mở, khó có tính khả thi nếu áp dụng toàn bộ vào điều kiện nước ta hoặc sao chép nguyên văn áp dụng vào đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị Việt Nam mà không có điều chỉnh, sửa đổi sẽ không phù hợp
- Việc huy động vốn trong thời gian qua nhằm đầu tư phát triển CSHT GTĐB
đô thị chưa được quan tâm đầy đủ, chỉ trông chờ vào nguồn vốn chủ yếu là NSNN, các nguồn vốn nước ngoài (FDI, ODA, …) có nhiều hạn chế Do đó, cần nghiên cứu các cơ chế chính sách để huy động tối đa nguồn vốn ngoài NSNN (đặc biệt theo hình thức PPP) để đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị phù hợp với tình hình phát triển KT-XH
- Chưa có nghiên cứu sâu, toàn diện về mối quan hệ giữa đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị với các chỉ tiêu phát triển KT-XH của đô thị
- Mục tiêu đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị hiện nay là hướng đến phát triển bền vững Tuy nhiên, chưa có các tiêu chuẩn cụ thể được đưa ra để đánh giá mức độ phát triển bền vững CSHT GTĐB đô thị tại các tỉnh vàthành phố
- Công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình thuộc CSHT GTĐB đô thị chưa được thực hiện hiệu quả, nguồn vốn cho công tác này còn hạn chế
- Chưa có những nghiên cứu chi tiết và cụ thể về đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị
Trang 30CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ
1.1 Khái quát về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
1.1.1 Đô thị và đô thị hóa
a) Đô thị
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, người dân sống và làm việc theo lối sống thành thị, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT-XH của cả nước, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện [8] Việc phân loại
đô thị có thể dựa vào quy mô dân số hay dựa vào các tiêu thức khác nhau Quy mô dân số có thể phân chia theo bảng 1.1 Ở Việt Nam đô thị được phân loại vừa căn cứ quy mô dân số vừa theo cấp quản lý
Bảng 1.1 Phân loại đô thị dựa vào quy mô dân số
đô thị từ loại III trở lên được gọi là thành phố [8]
Trang 311.1.2 Cơ sở hạ tầng giao thông đ
1.1.2.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng giao thông đ
Cơ sở hạ tầng là t
đóng vai trò nền tảng cơ b
cách bình thường [20] Đ
sinh hoạt của mọi cá nhân và các t
Cơ sở hạ tầng giao thông
- kỹ thuật của nền kinh tế
công trình phụ trợ khác ph
người dân một cách an toàn, thu
loại gồm: đường bộ, đường th
Cơ sở hạ tầng giao thông đư
hạ tầng giao thông, nó bao g
phụ trợ, các thiết bị phục v
đường bộ khác CSHT GTĐB có
khách và đi lại của ngườ
bao gồm các thành phần
bãi đỗ xe và hành lang an toàn đư
việc đi lại của người dân
Hình 1.1.Các yếu tố
ở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
ở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
ng là tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thu
ng cơ bản cho các hoạt động kinh tế, xã hội đưĐồng thời, CSHT là công cụ bổ trợ cho quá trình s
i cá nhân và các tổ chức xã hội và được xã hội thừa nh
ng giao thông là một bộ phận của tổng thể hệ thống
ế quốc dân Nó là các công trình, vật kiến trúc, thikhác phục vụ cho vận tải hàng hóa, hành khách và s
t cách an toàn, thuận tiện, nhanh chóng CSHTgiao thông
ng thủy nội địa, đường sắt, hàng không và đư
ng giao thông đường bộ, theo tác giả, là một bộ
nó bao gồm: các công trình giao thông đường bộ
c vụ cho hoạt động giao thông đường bộ và các tài s CSHT GTĐB có mục đích phục vụ cho vận tải hàng hóa, hành
ời dân được an toàn, thuận tiện, nhanh chóng
n cụ thể sau: các công trình đường bộ, cầu đư
xe và hành lang an toàn đường bộ, những công trình, thiết b
i dân và phát triển KT-XH
ố cấu thành cơ sở hạ tầng giao thông đường b
Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
thuật và kiến trúc
i được diễn ra một cho quá trình sản xuất,
a nhận
ng CSHT vật chất
n trúc, thiết bị và các
i hàng hóa, hành khách và sự đi lại của
giao thông chia làm 5 hàng không và đường biển
Trang 32Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị là hệ thống cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ được thiết lập tại các đô thị nhằm mục đích phục vụ cho việc đi lại của người dân cũng như phục vụ cho việc giao lưu kinh tế bằng đường bộ tại đô thị
đó Hệ thống CSHT GTĐB đô thị bao gồm: Mạng lưới đường trục chính của đô thị (quốc lộ, cao tốc, đường vành đai…); Hệ thống cầu, hầm giao thông phục vụ giao thông đường bộ trong đô thị; Hệ thống bến xe khách, bến xe buýt, nhà quản lý, trạm dừng nghỉ, đất hành lang ATGT đường bộ…; Hệ thống các thiết bị phục vụ hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị như: hệ thống thoát nước, chiếu sáng, hầm kỹ thuật, kè đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ…
1.1.2.2 Đặc điểm của cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
Các nghiên cứu về lý thuyết [14], [24], [74] cũng như nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng, loại hình giao thông liên tỉnh và quốc tế có nhiều điểm khác biệt so với loại hình giao thông trong đô thị CSHT GTĐB đô thị có những đặc điểm riêng phù hợp với hình thức đi lại trong đô thị:
- CSHT GTĐB đô thị không chỉ thực hiện chức năng giao thông, vận chuyển trong đô thị thuần túy mà còn thực hiện nhiều chức năng khác như: chức năng môi trường, cấp thoát nước, phân định ranh giới và chức năng cảnh quan
- Phục vụ vận chuyển hành khách là chủ yếu, trong đó yếu tố thời gian và phương tiện vận chuyển được đặt lên hàng đầu
- Mật độ mạng lưới đường bộ trong đô thị cao, số lượng các nút giao thông lớn, tốc độ luồng giao thông nhỏ Lưu lượng và mật độ giao thông cao nhưng có sự biến động lớn theo thời gian và không gian (biến động rất khác biệt giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm; theo khu vực giữa nội thị và ngoại thị)
- Quy hoạch mạng lưới đường giao thông đường bộ có mối quan hệ chặt chẽ với quy hoạch kiến trúc đô thị và quy hoạch không gian đô thị, gồm quy hoạch các công trình nổi (khu dân cư, khu công nghiệp), công trình ngầm (metro, hầm để xe) hoặc công trình trên cao (đường sắt đô thị, cao tốc trên cao)
Trang 331.1.3 Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
1.1.3.1 Khái niệm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
Phát triển CSHT GTĐB đô thị là sự biến đổi tích cực (quy mô, số lượng, chất lượng) của hệ thống CSHT GTĐB đô thị thông qua hoạt động đầu tư nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận tải đô thị, tạo động lực phát triển KT-XH đô thị
Phát triển CSHT GTĐB đô thị sẽ giúp giảm giá thành sản xuất, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong đô thị và các ngành khác phát triển, kích thích VTHKCC phát triển, thu nhập của người lao động tăng [73]
Phát triển CSHT GTĐB đô thị có nhiều hướng khác nhau:
- Phát triển về số lượng: tổng số km đường, số km đường được xây mới, số cầu mới được xây dựng, lưu lượng vận tải hàng hóa và hành khách tăng lên Trong khuôn khổ Luận án, tác giả tập trung vào phân tích mức độ phát triển của các chỉ tiêu về tổng
số km đường của đô thị và tổng vốn VĐT phát triển CSHT GTĐB đô thị
- Phát triển về chất lượng: mức độ phát triển KT-XH, công tác quản lý khai thác CSHT GTĐB đô thị, chính sách ưu đãi đầu tư, khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực Trong Luận án, tác giả tập trung nghiên cứu và đánh giá cụ thể mối liên hệ giữa sự phát triển CSHT GTĐB đô thị và sự phát triển KT-XH để lượng hóa mối quan hệ này thông qua mô hình kinh tế lượng
1.1.3.2 Nguyên tắc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
a Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị phải đồng bộ: “Đồng
bộ” trong phát triển CSHT giao thông bao gồm đồng bộ về thời gian và cả kỹ thuật, công nghệ [24]
Đồng bộ về thời gian Đặc điểm của sản phẩm xây dựng giao thông là sản
phẩm khối lượng lớn và quá trình sản xuất thường bị gián đoạn do ảnh hưởng của thời tiết, khi dự án được hoàn thành cũng phải mất một thời gian để dự án phát huy hiệu quả, đóng góp vào CSHT GTĐB đô thị (đây là biểu hiện của độ trễ trong hiệu quả đầu tư công trình GTĐB đô thị) Do vậy khi lên kế hoạch đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị cần xác định chính xác thời gian đầu tư cũng như thời gian hoàn thành công trình thích hợp, đảm bảo công trình hoàn thành đúng thời hạn, tránh lãng phí thời gian và vốn đầu tư phát sinh do dự án chậm tiến độ
Trang 34Đồng bộ về kỹ thuật và công nghệ sẽ đảm bảo chất lượng các công trình
trong CSHT GTĐB đô thị được đồng đều Ngoài ra, việc đồng bộ về kỹ thuật và công nghệ cũng sẽ giúp quá trình thi công xây dựng ổn định, chi phí bỏ ra không có
sự biến động lớn và cũng dễ dàng trong hoạt động khai thác và bảo trì [24]
b Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đi trước một bước:
Trong các loại hình giao thông tại đô thị, giao thông đường bộ đảm nhận khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa lớn nhất (trên 80%) và là phương thức vận chuyển thuận tiện với người dân nhất Chính vì vậy, phát triển CSHT giao thông cũng như phát triển CSHT GTĐB đô thị phải đi trước một bước, cần có cái nhìn đúng đắn, dài hạn thông qua Quy hoạch phát triển GTVT [4], [24], [29],[57], [58], [62], [74]
Lịch sử phát triển kinh tế của Việt Nam và các nước trên thế giới đều cho thấy quan điểm phát triển CSHT giao thông phải “đi trước một bước” là đúng và phù hợp với quy luật khách quan [4], [29]
c Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị được thực hiện trên cơ
sở chiến lược, quy hoạch dài hạn đô thị: Việc phát triển CSHT GTĐB đô thị cần
phải có tầm nhìn dài hạn, nằm trong quy hoạch phát triển giao thông đường bộ đô thị vì việc xây dựng các công trình CSHT giao thông có chi phí đầu tư lớn, có ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sản xuất của người dân, đặc biệt là những trường hợp trong diện giải phóng mặt bằng [4], [29], [57], [58] Chính vì vậy, khi đầu tư xây dựng bất kể một công trình CSHT GTĐB nào trong đô thị cần tính toán kỹ về quy hoạch vị trí, quy mô, chức năng, công nghệ sử dụng… để công trình đó khi được xây dựng xong và đưa vào sử dụng không bị lỗi thời, không bị quá tải quá nhanh và phù hợp với quy hoạch GTVT đô thị nói riêng và quy hoạch đô thị nói chung Trong những năm qua ở nước ta để đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt nhiều công trình giao thông đường bộ được xây dựng Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn vốn hoặc chưa dự báo hết được sự phát triển nhanh của nền kinh tế và tăng trưởng nhanh nhu cầu sử dụng, nhiều công trình cũng như CSHT GTĐB đô thị nhanh chóng bị quá tải, UTGT thường xuyên gây tổn thất cho xã hội [54]
Trang 35Phát triển CSHT GTĐB đô thị cần gắn với tầm nhìn Quy hoạch dài hạn đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, quản lý, lập quy hoạch và các nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định đầu tư các công trình CSHT GTĐB đô thị phải có tư duy chiến lược tầm nhìn từ 30 đến 50 năm hoặc xa hơn [4], [29], [72]
1.1.4 Phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
1.1.4.1 Khái niệm phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
Trong thời gian gần đây khái niệm phát triển bền vững trở thành mục tiêu của hầu hết các quốc gia Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện từ thập kỷ 70 của thế
kỷ trước, khi phong trào bảo vệ môi trường có một số thành tựu bước đầu Cụm từ
"phát triển bền vững" được đề cập lần đầu tiên chính thức vào năm 1987 trong báo cáo của Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển bền vững với chủ đề "Tương lai của chúng ta": "Phát triển bền vững là quá trình phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng của các thế hệ trong tương lai" [9] Ngoài các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sự phát triển bền vững của một xã hội như: GNP, GDP, dân trí, môi trường, các chỉ số về tự do thì còn một góc độ nữa cần được nhìn nhận là các góc độ phản ánh xu thế phát triển bền vững trong lĩnh vực GTVT và lĩnh vực CSHT đô thị
Phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị là sự phát
triển của CSHT GTĐB đô thị đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa, hành khách giai đoạn hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các yếu tố phát triển kinh tế, xã hội và môi trường Sự phát triển bền vững CSHT GTĐB đô thị có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức như đầu tư xây dựng mới CSHT GTĐB đô thị; nâng cấp, cải tạo CSHT GTĐB đô thị hiện có; quy hoạch CSHT GTĐB đô thị theo hướng bền vững
Nội dung cốt lõi của phát triển bền vững cơ sở hạ tầng đường bộ đô thị:
- Quá trình đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị không làm triệt tiêu cơ hội hoặc khả năng đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị của giai đoạn tiếp theo
Trang 36- Quá trình khai thác CSHT GTĐB đô thị không làm ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của trái đất và người dân
- Quá trình đầu tư khai thác CSHT GTĐB đô thị tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển bền vững trong toàn bộ đô thị
- CSHT GTĐB đô thị là một yếu tố trong toàn bộ hệ thống của đô thị, muốn phát triển bền vững thì bản thân CSHT GTĐB đô thị phải đóng một vai trò tích cực trong mối quan hệ với các hệ thống nhỏ khác để cùng phát triển bền vững Fan, S
and C Chang- Kang (2005) viết: “Để đạt được mục tiêu này cần một loạt các chính sách, cải cách thể chế và đầu tư công lớn trong hệ thống đường giao thông và các cơ
sở hạ tầng khác” [72, trang 77, dòng 3]
1.1.4.2 Đánh giá phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
PTBV hiện nay không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà trở thành mối quan tâm của toàn thế giới Rất nhiều hội nghị thượng đỉnh được tổ chức với sự tham gia của các cường quốc kinh tế trên thế giới với mục tiêu là kết hợp phát triển KT-XH với bảo vệ môi trường Việt Nam tuy là một quốc gia đang phát triển nhưng mục tiêu phát triển bền vững luôn được quan tâm trong khi xây dựng đường lối phát triển kinh tế Có nhiều văn bản được ban hành nhằm mục tiêu phát triển bền vững như Quyết định số 2157/QĐ-TTg ban hành ngày 11/11/2013 về ban hành bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013 - 2020 Tuy nhiên, hiện nay chưa bộ chỉ tiêu cụ thể để đánh giá mức độ phát triển bền vững CSHT GTĐB đô thị tại các thành phố Các thành phố nằm ở những khu vực khác nhau và có điều kiện về địa lý, tự nhiên, xã hội khác nhau, gây ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển bền vững CSHT GTĐB đô thị và cần thiết phải có các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển cụ thể tại các đô thị Các thành phố luôn đặt ra mục tiêu phát triển bền vững CSHT GTĐB đô thị nhưng hiện nay không có các chỉ tiêu để so sánh, đánh giá mức độ phát triển của từng thành phố Bên cạnh đó, nguồn VĐT cho xây dựng cơ bản hiện nay hạn chế trong khi nhu cầu VĐT cho CSHT GTĐB đô thị lại rất lớn Các cơ quan quản lý cần phải có các tiêu chí lựa chọn và
Trang 37đánh giá cụ thể về mức độ phát triển CSHT GTĐB đô thị tại từng thành phố để đưa
ra quyết định đầu tư phù hợp
Dựa vào các nhu cầu mang tính khách quan và chủ quan, tác giả nghiên cứu, xây dựng một bộ chỉ tiêu hoàn chỉnh về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường để xây dựng bảng điểm đánh giá mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị làm cơ
sở, căn cứ để so sánh và đánh giá mức độ phát triển tại từng địa phương Bộ chỉ tiêu này đánh giá mức độ đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị trên cả ba phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường Các chỉ tiêu đưa vào đánh giá đảm bảo yêu cầu về tính hợp lý, dễ xác định và có khả năng so sánh được giữa các đô thị
1.1.5 Nguyên tắc phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
Nguyên tắc phát triển bền vững CSHT GTĐB đô thị dựa trên nền tảng phát triển bền vững nói chung Nội dung cụ thể như sau:
Phát triển bền vững về kinh tế:
Phát triển về kinh tế phải đảm bảo sự phát triển ổn định, hài hòa giữa các ngành kinh tế, các chủ thể kinh tế Sự phát triển về kinh tế có vai trò quan trọng, tạo động lực cho sự phát triển các lĩnh vực khác Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện đầu
tư phát triển CSHT GTĐB đô thị, nâng cao đời sống xã hội của người dân, các hoạt động bảo vệ môi trường có thêm kinh phí để được thực hiện Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến xã hội cũng như môi trường tự nhiên, phát huy vai trò của cộng đồng trong đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị, duy trì công bằng và đảm bảo có hiệu quả
Phát triển bền vững về xã hội:
Nguyên tắc phát triển bền vững về xã hội thể hiện ở chỗ tất cả các dự án đầu
tư phát triển bền vững CSHT GTĐB đô thị phải sự bình đẳng thu nhập giữa người dân, các nhu cầu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa phải đảm bảo Ngoài ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không cao quá và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn
Trang 38 Phát triển bền vững về môi trường:
Các dự án đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị đều tác động đến môi trường
và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm nhằm bảo đảm sự trong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan Chất lượng của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế Đặc biệt cần phải được quan tâm trong hoạt động đầu tư xây dựng công trình và khai thác công trình
1.1.6 Khái niệm và phân loại đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường
bộ đô thị
1.1.6.1 Khái niệm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
Một cách chung nhất, đầu tư được hiểu là việc bỏ vốn ra để mong nhận được kết quả lớn hơn trong tương lai Vốn ở đây là biểu hiện dưới dạng tiền tệ, các loại tài sản hữu hình và tài sản vô hình, bao gồm nguồn tài chính, nguyên vật liệu, sức lao động, máy móc kỹ thuật Nói cách khác, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình và tài sản vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật
Đầu tư phát triển: là loại hình đầu tư trong đó vốn bỏ ra được dùng để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra các tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản xuất, năng lực thông qua, năng lực vận chuyển…tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển Mục đích của phát triển là phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư Kết quả đầu tư phát triển thể hiện ở sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn) và tài sản vô hình (phát minh sáng chế, bản quyền) Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội Đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị là nội dung trọng yếu của Luận án này
Trang 39Trong khuôn khổ Luận án này, tác giả đưa ra khái niệm sau đây về đầu tư phát
triển CSHT GTĐB đô thị: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị là việc bỏ ra một lượng vốn nhất định để đầu tư để xây dựng, nâng cấp, mở rộng
và duy trì hệ thống CSHT GTĐB tại các đô thị (thành phố) nhằm hình thành hệ thống CSHT GTĐB đô thị đồng bộ, hiện đại đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân và phát triển KT-XH
1.1.6.2 Phân loại hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
đô thị
a Phân loại theo nhà đầu tư:
- Nhà đầu tư là nhà nước: Nhà nước tiến hành đầu tư phát triển CSHT GTĐB
để nâng cao chất lượng CSHT, đáp ứng nhu cầu phát triển của KT-XH, nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách ngày càng gia tăng
- Nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước: Các đối tượng này bao gồm các tổ chức nước ngoài, các doanh nghiệp hoặc cá nhân có khả năng và nguyện vọng bỏ vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị
- Nhà đầu tư hỗn hợp: Theo hình thức này, cả nhà nước và các đối tượng bên ngoài sẽ cùng bỏ vốn để đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị
b Phân loại theo góc độ tái sản xuất CSHT GTĐB đô thị:
- Đầu tư mới: Theo hình thức này, CSHT GTĐB đô thị sẽ được đầu tư xây
dựng mới hoàn toàn
- Đầu tư lại: CSHT GTĐB đô thị hiện có sẽ được nâng cấp, cải tạo và mở
rộng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách ngày càng gia tăng trong khu vực đô thị
c Phân loại theo nguồn vốn: Cách phân loại này sẽ được trình bày cụ thể trong mục 1.1.8 dưới đây
d Phân loại theo kỳ kế hoạch: Đầu tư ngắn hạn: nhỏ hơn 3 năm; Đầu tư trung hạn: Từ 3÷10 năm; Đầu tư dài hạn: trên 10 năm
Trang 401.1.7 Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường
bộ đô thị
Vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị lớn, khác biệt theo từng công trình
và thời gian thu hồi vốn kéo dài Các công trình CSHT GTĐB đô thị đều có khối
lượng thi công lớn, ngoài ra chi phí giải phóng mặt bằng tại các khu vực đô thị cao đẩy tổng mức đầu tư của công trình lên Bên cạnh đó, các dự án đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị được xây dựng tại các khu vực khác nhau, thời gian thi công khác nhau, dẫn đến chi phí xây dựng cho mỗi công trình là khác nhau Với số lượng VĐT lớn như vậy, các dự án đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị phải lên
kế hoạch thu hồi vốn trong thời gian dài
Thời gian thực hiện dự án đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị dài, từ thời
điểm chuẩn bị dự án, thực hiện hiện dự án cho đến khi kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác và sử dụng
Các dự án đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị là những con đường, cây cầu,
hệ thống nhà ga, bến bãi… Những sản phẩm này có tính đơn chiếc và được sản xuất
ở nơi thực hiện giá trị sử dụng của nó Chính vì đặc điểm này nên các dự án đầu tư
phát triển CSHT GTĐB đô thị chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực xây dựng Các dự án này phải được lập dựa trên mối quan hệ với khu vực thi công, đảm bảo sự hài hòa về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật cũng như khả năng khai thác trong tương lai
Đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị mang tính hệ thống và đồng bộ Tính hệ
thống và đồng bộ thể hiện ở chỗ mọi khâu trong quá trình đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị đều có mối quan hệ mật thiết với nhau và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư Hệ thống đường này đóng vai trò là đường trục chính, liên kết các vùng, các thành phố với nhau, giúp vận chuyển hàng hóa và hành khách từ tỉnh này sang tỉnh khác
Hoạt động đầu tư phát triển CSHT GTĐB đô thị mang tính định hướng Đặc
điểm này xuất phát từ chức năng và nhiệm vụ của hệ thống CSHT GTĐB đô thị là đảm bảo khả năng thỏa mãn nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, hành khách Do