1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020

8 963 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 710,5 KB

Nội dung

Nông nghiệp và nông thôn đã, đang và một thời gian dài nữa vẫn là một khu vực kinh tế trọng yếu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khu vực nông thôn vẫn đang từng ngày, từng giờ đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Bởi vậy, lời nhận định “Nông nghiệp nông thôn đã, đang một thời gian dài nữa vẫn là một khu vực kinh tế trọng yếu” là hoàn toàn đúng đắn. Những năm gần đây, Đảng Nhà nước đã những chính sách ưu tiên nhằm đổi mới toàn diện bộ mặt nông thôn, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa hải đảo để nhanh chóng vươn tới mục tiêu “CNH HĐH nông thôn” của cả nước. Muốn thực hiện mục tiêu trên trước hết phải phát triển CSHT GTNT mà cụ thể là CSHT GTĐB. Bởi lẽ, GTĐB là một trong những mắt xích thiết yếu góp phần thúc đẩy mạnh phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa đảm bảo phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở nông thôn. Do vậy, CSHT GTĐB phải đi trước một bước tạo tiền đề cho các lĩnh vực khác trong vùng nông thôn phát triển. Trong bối cảnh hiện nay, vùng nông thôn TD-MNPB còn trong tình trạng yếu kém toàn diện như: KT-XH nghèo nàn, lạc hậu, đời sống vật chất tinh thần ngày càng thua xa các vùng lãnh thổ khác trong cả nước, tỷ lệ đói nghèo cao nhất nước thì việc phát triển GTĐB càng quan trọng. Phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB trong điều kiện đất rộng, người thưa, dân nghèo, địa hình hiểm trở lại bị chia cắt phức tạp là một công cuộc hết sức khó khăn đòi hỏi phải một lượng vốn đầu lớn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác huy động sử dụng vốn đầu phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB còn những vấn đề bất cập như: mức vốn đầu chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, chưa chiến lược huy động vốn đầu một cách cụ thể bền vững, phân bổ vốn đầu còn dàn trải, sử dụng vốn còn thất thoát làm giảm hiệu quả vốn đầu tư. Đặc biệt, Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: Kinh tế phát triển 47A cấu vốn đầu cho xây dựng bảo dưỡng hệ thống GTĐB chưa hợp lý. Phần lớn vốn đầu tập trung cho công tác xây dựng, chưa sự chú ý đến việc duy tu, bảo dưỡng làm cho chất lượng của các công trình GTĐB ở vùng nông thôn TD-MNPB ngày càng xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại giao lưu kinh tế, văn hóa của người dân. Để giải quyết những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình đầu phát triển CSHT GTĐB nhằm nâng cao đời sống của người nông thôn vùng TD- MNPB rút ngắn khoảng cách giữa thành thị nông thôn, giữa miền núi đồng bằng cần những giải pháp đồng bộ trong đó việc huy động sử dụng vốn đầu là một trong những vấn đề cực kỳ nan giải tính cấp bách. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề này, em đã chọn đề tài: “Giải pháp huy động sử dụng vốn đầu phát triển sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 2020” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu bản chất, đặc điểm của CSHT GTĐB tác động đến quá trình phát triển KT-XH của vùng nông thôn TD-MNPB đồng thời phân tích, đánh giá tình hình huy động sử dụng vốn đầu cho CSHT GTĐB tại vùng nông thôn TD-MNPB trong giai đoạn 2000 2008. Từ đó rút ra những thành công, những hạn chế nguyên nhân của nó kết hợp với những kinh nghiệm chọn lọc của các nước trong khu vực để những giải pháp sát thực hơn cho việc huy động sử dụng vốn đầu cho CSHT GTĐB của vùng trong giai đoạn tới (2010 2020). 3. Đối tượng, phạm vi phương pháp nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các vấn đề lý luận thực tiễn về huy động sử dụng vốn đầu phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD- MNPB. Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: Kinh tế phát triển 47A • Phạm vi nghiên cứu của đề tài: đề cập đến việc huy độngsử dụng vốn đầu cho phát triển CSHT GTĐB (bao gồm đường huyện, đường xã, đường thôn bản…) vùng nông thôn TD-MNPB trong giai đoạn 2000 2008. Các kiến nghị giải pháp đề xuất được nghiên cứu áp dụng cho giai đoạn 2010 2020. • Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích theo mô hình toán, phương pháp đánh giá phương pháp tổng hợp. 4. Kết cấu của luận văn Nội dung của đề tài được kết cấu làm 3 chương: Chương I - Sự cần thiết phải đầu phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB. Chương II CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB - thực trạng huy động sử dụng vốn đầu tư. Chương III Phương hướng chung giải pháp chủ yếu để huy động sử dụng vốn đầu phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn TD-MNPB. Do còn nhiều hạn chế về trình độ thời gian nên luận văn tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy giáo để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Trong quá trình hoàn thành đề tài này em đã nhận được sự chỉ bảo hết sức chu đáo, tận tình của giáo GS.TS.VŨ THỊ NGỌC PHÙNG TS.BÙI ĐỨC CHÍNH trưởng phòng Kế hoạch Viện Khoa học Công nghệ GTVT Bộ GTVT. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: Kinh tế phát triển 47A CHƯƠNG I SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU PHÁT TRIỂN CSHT GTĐB VÙNG NÔNG THÔN TD-MNPB 1. Lý luận chung về CSHT GTĐB vùng nông thôn 1.1. Khái niệm CSHT GTĐB vùng nông thôn Hệ thống CSHT GTVT được chia thành hai bộ phận: hệ thống CSHT giao thông đô thị hệ thống CSHT GTNT. Trong đó, CSHT GTNT lại bao gồm CSHT GTĐB CSHT giao thông đường thủy. Như vậy, CSHT GTĐB vùng nông thôn là một bộ phận trong CSHT GTVT nói chung CSHT GTNT nói riêng. rất nhiều ý kiến quan điểm khác nhau về khái niệm “CSHT GTĐB vùng nông thôn”. Nhưng xét về mặt nội dung phạm vi thì chúng đều những mặt tương đồng ở mức độ nhất định. Một số chuyên gia kinh tế thuộc Viện chiến lược phát triển GTVT đã cho rằng: “GTĐB vùng nông thônsự dịch chuyển của người hàng hóa trong phạm vi huyện, xã, thôn xóm”. Nó bao gồm ba thành phần chính: mạng lưới GTĐB, phương tiện vận tải người tham gia giao thông, cụ thể là: • Mạng lưới GTĐB nông thôn bao gồm đường huyện, đường xã, đường thôn xóm, đường ra đồng ruộng, các công trình cầu cống, bến phà trên hệ thống GTĐB. • Phương tiện vận tải gồm các loại phương tiện của người dân ở địa phương sở hữu như xe máy, xe thồ, xe đạp, xe xúc vật kéo… Ngoài ra, còn các phương tiện tham gia dịch vụ vận tải quy mô nhỏ hoạt động trên các tuyến đường nông thôn. • Người tham gia giao thông chủ yếu là những người nông dân. Bên cạnh đó, còn các chủ phương tiện tham gia vận chuyển trên mạng lưới đường bộ. Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: Kinh tế phát triển 47A Như vậy, CSHT GTĐB vùng nông thôn là mạng lưới giao thông địa phương, nội vùng, đường vào các khu sản xuất nông nghiệp, nằm ngoài khu vực đô thị, ngoài các hành lang giao thông quan trọng, được thiết kế theo tiêu chuẩn lưu lượng nhỏ, tiêu chuẩn thiết kế đường nông thôn Việt Nam. Các tuyến đường GTĐB được kết nối với các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, trung tâm hành chính huyện, xã… nối liền giữa vùng này tới vùng khác tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn trong cả nước. 1.2. Phân loại GTĐB vùng nông thôn Theo quy định hiện hành của Bộ GTVT, GTĐB vùng nông thôn được phân ra thành các loại như sau: • Hệ thống đường huyện là các đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận, đường nối đường tỉnh với trung tâm hành chính của xã hoặc trung tâm cụm xã. • Hệ thống đường xã là các đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, xóm hoặc đường nối giữa các xã. • Ngoài ra, hệ thống GTĐB vùng nông thôn còn đường thôn xóm, đường ra đồng ruộng, khu trồng cây công nghiệp, khu chế xuất… Tuy nhiên, những loại đường này hiện nay chưa được phân cấp quản lý. 1.3. Đặc điểm của CSHT GTĐB vùng nông thôn CSHT GTĐB vùng nông thôn mang đầy đủ những đặc điểm của CSHT GTNT bao gồm: • Tính hệ thống, đồng bộ Mức độ phạm vi ảnh hưởng của các bộ phận trong CSHT GTĐB tới sự phát triển KT-XH của toàn bộ khu vực nông thôn là khác nhau. Tuy nhiên, chúng lại một mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động, khai thác sử dụng. Do vậy, quy hoạch tổng thể phát triển CSHT Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: Kinh tế phát triển 47A GTĐB vùng nông thôn phải phối hợp với các bộ phận khác trong một hệ thống đồng bộ. Khi đó, trong quá trình vận hành, sử dụng sẽ giảm được tối đa chi phí tăng tối đa công dụng của các công trình GTĐB. • Tính định hướng Tại sao CSHT GTĐB vùng nông thôn lại tính định hướng? Phải chăng bởi vì “Vốn đầu cao, thời gian sử dụng lâu dài, khả năng thu hồi vốn rất thấp là nguyên nhân khiến việc đầu phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn chủ yếu thuộc về nhà nước. Ngoài ra, hệ thống GTĐB phát triển còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động KT-XH, nâng cao đời sống vật chất của người dân, mở rộng giao lưu kinh tế - văn hóa giữa các vùng miền trong cả nước, nhất là xóa bỏ khoảng cách giữa thành thị nông thôn”. Vì vậy, CSHT GTĐB phải được hình thành phát triển trước một bước tạo tiền đề cho các hoạt động KT-XH khác. Sự phát triển của CSHT GTĐB vùng nông thôn về quy mô, chất lượng còn thể hiện rất rõ định hướng phát triển KT-XH của từng vùng, từng miền, từng địa phương. Điều bản khi tiến hành đầu phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn là phải thực hiện tốt chiến lược ưu tiên, tập trung xây dựng các công trình, hạng mục cần thiết trước nhằm nâng cao tính tiên phong định hướng giảm nhẹ nhu cầu huy động vốn đầu tư. • Tính địa phương, tính vùng khu vực Xây dựng phát triển CSHT GTĐB vùng nông thôn mang tính vùng địa phương rõ nét. Điều này thể hiện trong quá trình tạo lập, xây dựng cũng như tổ chức, quản lý sử dụng chúng. Do địa bàn nông thôn rộng, dân cư phân bố không đều điều kiện sản xuất nông nghiệp đa dạng, phức tạp lại sự khác biệt giữa các địa phương, các khu vực khác nhau. Xây dựng CSHT GTĐB phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa lý, địa hình, trình độ phát triển… Vì thế, trong việc phân bố hệ thống GTĐB, thiết bị, đầu sử dụng nguyên Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: Kinh tế phát triển 47A vật liệu phải đặt trong hệ thống chung của quốc gia đồng thời phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng địa phương, từng vùng lãnh thổ. • Tính xã hội tính công cộng cao Đặc trưng bản này của các công trình giao thôngnông thôn thể hiện trong xây dựng sử dụng chúng.  Trong sử dụng, hầu hết các công trình giao thông đều được sử dụng nhằm phục vụ việc đi lại, buôn bán, giao lưu của người dân với các sở kinh tế, dịch vụ. Do vậy, các công trình này thường là những công trình công cộng, phục vụ cho đại đa số người dân, không loại trừ bất kỳ ai.  Nguồn vốn xây dựng các loại công trình được huy động từ rất nhiều thành phần trong nền kinh tế trong đó sự đóng góp “sức người, sức của” của nhân dân là vô cùng quan trọng. Bởi vậy, người dân quyền tham gia giám sát từ khâu xây dựng, quản lý, vận hành bảo dưỡng các hệ thống đường nông thôn. Để việc xây dựng, quản lý sử dụng các tuyến đường nông thôn kết quả tốt cần lưu ý: - Đảm bảo hài hòa giữa nghĩa vụ trong xây dựng quyền lợi trong sử dụng đối với các tuyền đường cụ thể. Nguyên tắc bản là gắn quyền lợi nghĩa vụ. - Thực hiện tốt việc phân cấp trong xây dựng quản lý sử dụng công trình cho từng cấp chính quyền, từng đối tượng cụ thể để khuyến khích việc phát triển sử dụng hiệu quả CSHT. Mặt khác, hệ thống CSHT GTĐB vùng nông thôn nước ta còn một số đặc điểm riêng như sau: • Mạng lưới đường bộ nông thôn đa dạng, kết cấu mặt đường phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của từng vùng, từng miền, của từng địa phương. Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: Kinh tế phát triển 47A • Các công trình đường bộ nông thôn thường được xây dựng với những tiêu chuẩn thiết kế, độ bền sử dụng tuổi thọ thấp hơn so với các công trình đường thuộc hệ thống đường tỉnh quốc lộ. Cụ thể, theo TCVN 4054/85, đường bộ nông thôn thể cấp V, cấp VI; loại A (loại đường chủ yếu phục vụ cho các phương tiện giao thông giới, loại trung), loại B (loại đường phục vụ cho các phương tiện giao thông thô như xe súc vật kéo hoặc xe giới loại nhẹ); hoặc theo quy định tạm thời của Bộ GTVT 2 loại tương ứng với đường bộ nông thôn là AH (đối với địa hình đồng bằng), AH MN (đối với địa hình miền núi). Bảng 1.1 Phân loại đường bộ nông thôn theo tính chất phục vụ Tính chất phục vụ của tuyến đường Quy định loại đường áp dụng Đường từ huyện đến trung tâm xã Loại AH, AH MN , loại V Đường liên xã Loại AH, AH MN , loại V, VI, loại A Đường từ xã xuống thôn, liên thôn Loại A, hoặc B Đường ra đồng Loại B Nguồn: Bộ GTVT • Đa số là những tuyến đường chịu tải trọng khai thác không cao, dưới 10 tấn, chất lượng đường còn kém (cả về nền hệ thống cống rãng thoát nước), chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của các chủng loại phương tiện vận tải tải trọng lớn nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân. • Hầu hết là những tuyến đường do huyện, xã, thôn quản lý, lưu lượng giao thông tương đối thấp. Mặt đường chủ yếu là cấp thấp, thường gặp là mặt đường đất, cấp phối, đá dăm cũng thể là mặt đường thấm nhập nhựa, láng nhựa, láng nhũ tương hoặc bê-tông xi-măng mác thấp còn một tỷ lệ đường đất lớn. Biểu đồ 1.2 - Tỷ lệ trải mặt đường bộ nông thôn (Đường huyện đường xã) Sinh viên: Nguyễn Thu Hương Lớp: Kinh tế phát triển 47A . Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ vùng nông thôn trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020 . vùng nông thôn TD-MNPB - thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư. Chương III – Phương hướng chung và giải pháp chủ yếu để huy động và sử dụng vốn đầu tư

Ngày đăng: 22/04/2013, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w