Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
475,5 KB
Nội dung
TUẦN 15 Thứ hai ngày 25 tháng 11 năm 2013 TẬP ĐỌC: Tiết 29: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I. Mục tiêu: - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài. - Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. (Trả lời được các CH trong SGK). II. ĐDDH: - Bảng viết sẵn đoạn văn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi 2 HS lên bảng nối tiếp nhau đọc bài Chú Đất Nung và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). - Gọi HS giải nghĩa từ phần chú giải. - Tìm và luyện đọc câu khó: Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời / và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi ! Bay đi !” - HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự. + Đoạn 1 : Tuổi thơ của tôi vì sao sớm. + Đoạn 2 : Ban đêm nỗi khát khao của tôi. Tìm và luyện đọc câu khó - Gọi HS đọc toàn bài. - HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc, toàn bài đọc với giọng tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều. b) Tìm hiểu bài - YC HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi. Lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? + Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè như gọi thấp xuống những vì sao sớm. + Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào ? + Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và mắt. - Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn. - Lắng nghe. - Đoạn 1 cho em biết điều gì ? - Tả vẻ đẹp của cánh diều. - YC HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi. Lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào ? + Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời. + Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào ? - Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ước mơ của mình vào đó. Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống. + Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng tha thiết cầu xin “Bay đi diều ơi ! Bay đi !”. - Đoạn 2 nói lên điều gì ? - Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp. + Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ? Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ. c) Đọc diễn cảm - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài. - 2 em đọc thành tiếng, lớp theo dõi tìm giọng đọc hay. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn: Tuổi thơ của tôi… như gọi thấp xuống những vì sao sớm. - HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét về giọng đọc và ghi điểm HS. 3. Củng cố dặn dò : (3’) - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm. - Nhận xét tiết học. ****************************************** TOÁN: Tiết 71: CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. - Bài tập Bài 1, bài 2 (a), bài 3 (a). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy ghi phần ghi nhớ, BT củng cố. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) – HS1: Làm bài 1a/ 79; HS2: Làm bài 1b/ 79 - Nhận xét – ghi điểm – Nhận xét chung. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS + Phép chia 320 : 40 (trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng). - GV viết lên bảng 320 : 40. Yêu cầu HS suy nghĩ và thực hiện phép chia trên. - HS thực hiện và nêu cách tính của mình. 320 : (8 × 5) 320 : (10 × 4) 320 : (2 × 20) - GV : Các cách trên đều đúng và đưa ra cách thuận tiện 320 : (10 × 4) - HS thực hiện tính 320 : (10 × 4) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 - Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4 ? - Hai phép tính có cùng kết quả là 8. - Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32, 40 và 4 ? - Nếu cùng xóa đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32 và 4. - GV kết luận : Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xóa đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4. + Phép chia 32000 : 400 (trường hợp số chữ 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia). - GV viết lên bảng 32000 : 400. Yêu cầu HS suy nghĩ và thực hiện phép chia trên. - HS thực hiện và nêu cách tính của mình. 32000 : (80 × 5) 32000 : (100 × 4) 32000 : (2 × 200) - GV : Các cách trên đều đúng và đưa ra cách thuận tiện : 32000 : (100 × 4) 32000 : (100 × 4) = 32000 : 100 : 4 = 320 : 4 = 80 - Em có nhận xét gì về kết quả 32000 : 400 và 320 : 4 ? - Hai phép tính có cùng kết quả là 80. - Em có nhận xét gì về các chữ số của 32000 và 320, 400 và 4 ? - Nếu cùng xóa đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 thì ta được 320 và 4. - GV : Vậy để thực hiện 32000 : 400 ta chỉ việc xóa đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 để được 320 và 4 rồi thực hiện phép chia 320 : 4. - GV hỏi : Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện ntn ? - Khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 ta có thể cùng xóa đi 1,2,3 chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường. + Luyện tập thực hành * Bài 1: Bài tập YC chúng ta làm gì ? Thực hiện phép tính. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở BT. - Nhận xét và cho điểm HS. Kết quả: a) 7; 9 b) 170; 230 * Bài 2a: Bài tập YC chúng ta làm gì ? - Tìm X. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở BT. a) X × 40 = 25600 X = 25600 : 40 X = 640 * Bài 3a: - Gọi HS đọc đề bài toán. - 1 em đọc. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở BT. 3. Củng cố, dặn dò: (3’) - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm. - Nhận xét tiết học. ******************************************************** ĐẠO ĐỨC Tiết 15: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo. - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. - Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình. * Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của của thầy cô. * Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ các tình huống ở BT1. - Bảng phụ ghi các tình huống. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) - HS1: Vì sao phải biết ơn thầy giáo, cô giáo ?; HS2: Nêu một số việc làm thể hiện biết ơn thầy giáo, cô giáo ? - Nhận xét – đánh giá – Nhận xét chung. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Hoạt động 1: Bài tập 2: Làm việc cá nhân. Những việc làm nào dưới đây thể hiện làng biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo. YC HS giơ bảng màu: Màu xanh: thể hiện biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo. Màu đỏ: việc làm không biết ơn thầy giáo, cô giáo. (Câu g bỏ từ chia sẻ) * Hoạt động 2 : Thi kể chuyện. (BT3) Màu xanh: thể hiện biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo: câu a, b, d, đ, e, g Màu đỏ: việc làm không biết ơn thầy giáo, cô giáo: câu c - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - HS làm việc theo nhóm. + Lần lượt mỗi HS kể cho bạn của nhóm nghe câu chuyện mà mình sưu tầm được hoặc kỉ niệm của mình về thầy giáo, cô giáo. + Lần lượt kể cho nhóm nghe câu chuyện mình đã chuẩn bị. + Yêu cầu các nhóm chọn 1 câu chuyện hay + Chọn 1 câu chuyện hay dự thi. để thi kể chuyện. - Tổ chức làm việc cả lớp. + Các nhóm lên kể chuyện. Cử 5 HS làm + Mỗi nhóm lần lượt lên kể chuyện. ban giám khảo, phát cho mỗi thành viên ban giám khảo 3 miếng giấy đỏ-xanh-vàng để đánh giá. + Ban giám khảo đánh giá. Đỏ : rất hay Cam : hay Vàng : bình thường. + Em thích nhất câu chuyện nào ? Vì sao? + HS nhận xét, bày tỏ cảm nhận về các câu chuyện. - Kết luận : Các câu chuyện mà các em được nghe đều thể hiện bài học gì ? - Trả lời. Dù chúng ta đã học lớp khác có nhiều bạn vẫn nhớ thầy cô giáo cũ. Đối với thầy cô giáo cũ hay thầy cô giáo mới, các em phải ghi nhớ : Chúng ta luôn phải biết yêu quí, kính trọng, biết ơn thầy cô. - Lắng nghe. * Hoạt động 3 : Sắm vai xây dựng tiểu phẩm. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - HS làm việc theo nhóm. - Đưa ra các tình huống và đóng vai theo nhóm. Nhận xét tuyên dương. - Các nhóm đọc, thảo luận đưa ra tiểu phẩm và đóng vai thể hiện. * Hoạt động 4: BT5 Sưu tầm các bài hát, thơ truyện, ca dao, tục ngữ nói về công lao của các thầy, cô giáo. Làm việc cá nhân. 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung toàn bài. - Nhận xét tiết học. ************************************************** Thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2013 TOÁN Tiết 72: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. Mục tiêu: - Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). - Bài tập Bài 1, bài 2. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 71. - Nhận xét – ghi điểm – Nhận xét chung. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS + Hướng dẫn thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. a) Phép chia 672 : 21 - GV viết lên bảng 672 : 21. Yêu cầu HS thực hiện phép chia trên. - HS thực hiện. 672 : 21 = 672 : (3 × 7) = (672 : 3) : 7 - Yêu cầu HS dựa vào cách đặt tính chia cho số có một chữ số để đặt tính 672 : 21. = 224 : 7 = 32 - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp. 672 21 * 67 chia 21 được 3, viết 3 63 32 3 nhân 1 bằng 3, viết 3 42 3 nhân 2 bằng 6, viết 6 42 67 trừ 63 bằng 4, viết 4 0 * Hạ 2, được 42, 42 chia 21 được 2, viết 2 2 nhân 1 bằng 2, viết 2 2 nhân 2 bằng 4, viết 4 42 trừ 42 bằng 0, viết 0. Vậy 672 : 21 = 32 - Hỏi : Phép chia 672 : 21 là phép chia có dư hay phép chia hết ? Vì sao ? - Là phép chia hết vì có số dư bằng 0. b) Phép chia 779 : 18 - GV viết lên bảng 779 : 18. Yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp. - GV theo dõi HS làm bài, làm tương tự phần a. - HS nêu cách tính của mình. Kết quả 779 : 18 = 43 (dư 5). - Hỏi : Phép chia 779 : 18 là phép chia hết hay phép chia có dư ? - Là phép chia có số dư bằng 5. - Trong các phép chia có số dư, chúng ta phải chú ý điều gì ? - Số dư luôn nhỏ hơn số chia. c) Tập ước lượng thương. - Khi thực hiện các phép chia cho số có hai chữ số, để tính toán nhanh chúng ta cần biết cách ước lượng thương. - GV nêu cách ước lượng thương : + GV viết bảng các phép chia 75 : 23; 89 : 22; 68 : 21 + Để ước lượng thương của các phép chia được nhanh, chúng ta lấy hàng chục chia cho hàng chục + HS nhẩm để tìm thương sau đó kiểm tra lại. Ví dụ : Nhẩm 7 chia 2 được 3, vậy 75 chia 23 được 3; 23 nhân 3 bằng 69, 75 trừ 69 bằng 6, vậy thương cần tìm là 3. - HS lần lượt nêu cách nhẩm của từng phép tính trên trước lớp. - Lớp theo dõi, nhận xét. - GV viết bảng phép tính 75 : 17, yêu cầu HS nhẩm. - HS có thể nhẩm theo cách trên. 7 : 1 = 7; 7 × 17 = 119; 119 >75. - GV hướng dẫn tiếp : Khi đó, chúng ta giảm dần thương xuống còn 6,5,4 tiến - HS thử với các thương 6,5,4 và tìm ra 17 × 4 = 68; 75 - 68 = 7 vậy 4 là thương thích hành nhân và trừ nhẩm. hợp. - GV giới thiệu tiếp : Để tránh phải thử nhiều, chúng ta có thể làm tròn các số trong phép chia 75 : 17 như sau 75 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 80; 17 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 20, sau đó lấy 8 chia 2 được 4, ta tìm được thương là 4, ta nhân và trừ ngược lại. - Nguyên tắc làm tròn là ta làm tròn đến số tròn chục gần nhất, ví dụ các số 75, 76, 87, 88, 89 có hàng đơn vị lớn hơn 5 ta làm lên đến số tròn chục 80,90. Các số 41,42,53,64 có hàng đơn vị nhỏ hơn 5 ta làm tròn xuống thành 40,50,60 - Nghe hướng dẫn. - GV cho cả lớp tập ước lượng với các phép chia khác. Ví dụ 79 : 28; 81 : 19; 72 : 18 + Luyện tập thực hành * Bài 1 - Yêu cầu HS đặt tính rồi tính. - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi em thực hiện một con tính. Lớp làm bài vào vở BT. - Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. - HS nhận xét. - Chữa bài và cho điểm HS. * Bài 2 - Gọi HS đọc đề bài. - 1 em đọc. - Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở BT. Tóm tắt 15 phòng : 240 bộ 1 phòng : bộ ? Bài giải Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là : 240 : 15 = 16 (bộ) ĐS : 16 bộ. - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung toàn bài. - Nhận xét tiết học. KHOA HỌC: Tiết 29: TIẾT KIỆM NƯỚC I. Mục tiêu: - Thực hiện tiết kiệm nước. * Kĩ năng xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước * Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước * Kĩ năng bình luận về việc sử dụng nước (quan điểm khác nhau về việc tiết kiệm nước). + Nội dung tích hợp giáo dục Biến đổi khí hậu: * Tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước là bảo vệ môi trường sống của chúng ta là góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu. * Tham gia tuyên truyền về tiết kiệm nước bảo vệ nguồn nước sạch. II. ĐDDH: - Các hình minh họa SGK/60,61. III. Hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) - HS1: Nêu một số biện pháp bảo vệ nguồn nước ?; HS2: Chúng ta thực hiện bảo vệ nguồn nước như thế nào ? - Nhận xét – ghi điểm – Nhận xét chung. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1 : Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. Yêu cầu các nhóm quan sát hình. - Tiến hành thảo luận và trình bày trong nhóm. - Thảo luận và trả lời các câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. 1. Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ? H1: Vẽ một người khóa van vòi nước khi nước chảy đầy chậu. Việc đó nên làm, vì không để nước chảy lảng phí. H2: Một vòi nước chảy tràn ra ngoài, không nên làm vì gây lãng phí nước. H3: Một em bé mời người đến nhà sửa ống nước bị vỡ. Nên làm vì tránh cho tạp chất lẫn vào nước, tránh lãng phí nước. 2. Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm ? Vì sao ? - Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác có cùng nội dung bổ sung. - Nhận xét, tuyên dương các nhóm. H4: Một bạn vừa đánh răng, vừa xả nước. Không nên làm vì sẽ lãng phí nước. H5: Một bạn múc nước vào ca đánh răng. Nên làm vì tránh lãng phí nước. H6: Dùng vòi tưới lên ngọn cây, không nên làm vì tưới lên ngọn cây không cần thiết mà gây lãng phí nước. * Kết luận : Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước. - Lắng nghe. * Hoạt động 2 : Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước. - Tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. Yêu cầu HS quan sát hình 7,8 SGK/61 và trả lời câu hỏi. - Quan sát, suy nghĩ và tự do phát biểu ý kiến. 1. Em có nhận xét gì về hình b trong hai hình ? Bạn trai ngồi đợi mà không có nước vì bạn nhà bên cạnh xả nước quá to. 2. Bạn nam ở hình 7a nên làm gì ? Vì sao ? Bạn gái chờ nước chảy đầy xô xách về vì bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải. - Hỏi : Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước ? Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác, các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có giới hạn. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền cho bản thân, vừa để có nước cho nhiều người khác, vừa góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước. * Hoạt động 3 : Đóng vai mọi người trong gia đình tiết kiệm nước. Chia lớp thành 3 nhóm đóng vai đội tuyên truyền mọi người tiết kiệm nước. 3 nhóm đóng vai đội tuyên truyền mọi người tiết kiệm nước. - Nhận xét tuyên dương. * Kết luận : Chúng ta không những thực hiện tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung toàn bài. - Nhận xét tiết học. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Tiết 29: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI I. Mục tiêu: - Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2); phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3); nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa các trò chơi SGK/147. - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Gọi 2 HS lên bảng đặt câu hỏi để thể hiện thái độ : thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn - Nhận xét – ghi điểm – Nhận xét chung. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS [...]... 101 chia 43 được 2, viết 2 150 235 2 nhân 3 bằng 6, 11 trừ 6 215 bằng 5, viết 5 nhớ 1 00 2 nhân 4 bằng 8, thêm 1 bằng 9, 10 trừ 9 bằng 1, viết 1 * Hạ 0, được 150 , 150 chia 43 được 3, viết 3 3 nhân 3 bằng 9, 10 trừ 9 bằng 1, viết 1 nhớ 1 3 nhân 4 bằng 12, thêm 1 bằng 13, 15 trừ 13 bằng 2, viết 2 * Hạ 5, được 215, 215 chia 43 được 5, viết 5 5 nhân 3 bằng 15, 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1 5 nhân 4 bằng... của giáo viên Hoạt động của học sinh + Hướng dẫn thực hiện phép chia a) Phép chia 8192 : 64 - GV viết lên bảng 8192 : 64 Yêu cầu HS - 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào giấy thực hiện phép chia trên nháp - YC HS trình bày cách thực hiện 8192 64 * 81 chia 64 được 1, viết 1 64 128 1 nhân 4 bằng 4, viết 4 179 1 nhân 6 bằng 6, viết 6 128 81 trừ 64 bằng 17, viết 17 512 * Hạ 9, được 179; 179 chia 512 64 được... viết 2 0 2 nhân 4 bằng 8, viết 8 2 nhân 6 bằng 12, viết 12 179 trừ 128 bằng 51, viết 51 * Hạ 2, được 512, 512 chia 64 được 8, viết 8 8 nhân 4 bằng 32, viết 2 nhớ 3 8 nhân 6 bằng 48 , thêm 3 bằng 51, viết 51 512 trừ 512 bằng 0, viết 0 Vậy 8192 : 64 = 128 - Hỏi : Phép chia 8192 : 64 là phép chia có - Là phép chia hết dư hay phép chia hết ? b) Phép chia 11 54 : 62 - GV viết lên bảng 11 54 : 62 Yêu cầu HS... HS đặt tính rồi tính - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào giấy nháp - HS nêu cách tính của mình Kết quả 26 345 : 35 = 752 (dư 25) - Là phép chia có số dư bằng 25 - Số dư luôn nhỏ hơn số chia - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi em thực hiện một con tính Lớp làm bài vào vở BT - Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của - HS nhận xét bạn a) 42 1 ; 658 dư 44 b) 12 34 ; 1 149 dư 33 - Chữa bài và cho điểm HS 3 Củng cố... SINH HOẠT LỚP I Đánh giá tuần 15: * Nề nếp: - Thực hiện tương đối tốt nề nếp của lớp học - Sinh hoạt 15 phút đầu giờ có hiệu quả - Xếp hàng ra, vào lớp đều và thẳng - Ngồi học trong lớp còn 1 số em chưa nghiêm túc * Học tập: - Đa số các em có ý thức học tập Cần cố gắng hơn nữa trong học tập * Vệ sinh: - Trường lớp sạch sẽ,VS cá nhân tương đối sạch sẽ II Kế hoạch tuần 16: - Tiếp tục ổn... dư 33 * Bài 2b: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Tính giá trị của biểu thức - 2 HS lên bảng làm bài - Yêu cầu HS tự làm bài Lớp làm bài vào vở BT b) 46 857 + 344 4 : 28 = 46 857 + 123 = 46 980 601759 - 1988 : 14 = 601759 - 142 = 601617 - Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm - HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cùng bàn của bạn trên bảng đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau 3 Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội... 855 : 45 = 19; HS2: 9276 : 39 = 237 dư 33 - Nhận xét – ghi điểm – Nhận xét chung 2 Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng b) Tiến trình bài học: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS + Hướng dẫn thực hiện phép chia a) Phép chia 1 0150 : 43 - GV viết lên bảng 1 0150 : 43 Yêu cầu HS - 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào giấy thực hiện phép chia trên nháp 1 0150 43 * 101... 1 5 nhân 4 bằng 20, thêm 1 bằng 21, 21 trừ 21 bằng 0, viết 0 Vậy 1 0150 : 43 = 235 - Hỏi : Phép chia 1 0150 : 43 = 235 là phép - Là phép chia hết chia có dư hay phép chia hết ? b) Phép chia 26 345 : 35 - GV viết lên bảng 26 345 : 35 Yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính - GV theo dõi HS làm bài, làm tương tự phần a - Hỏi : Phép chia 26 345 : 35 là phép chia hết hay phép chia có dư ? - Trong các phép chia... trình bài học: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS + Hướng dẫn viết chính tả a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn - Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK/ 146 - 1 em đọc + Cánh diều đẹp như thế nào ? + Cánh diều mềm mại như cánh bướm + Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui + Cánh diều làm cho các bạn nhỏ hò hét, sướng như thế nào ? vui sướng đến phát dại nhìn lên trời b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các... tiếng Lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi 3) Điều gì hấp dẫn “Ngựa con” trên những + Trên những cánh đồng hoa : màu sắc cánh đồng hoa ? trắng lóa của hoa mơ, hương thơm ngạt ngào của hoa huệ, gió và nắng xôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại + Khổ thơ thứ 3 tả cảnh gì ? + Tả cảnh đẹp của đồng hoa mà “Ngựa con” vui chơi - Ghi ý chính khổ 3 - Yêu cầu HS đọc khổ 4 - 1 em đọc thành tiếng Lớp . học. ******************************************************** ĐẠO ĐỨC Tiết 15: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo. - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. - Lễ. 64 được 1, viết 1 64 128 1 nhân 4 bằng 4, viết 4 179 1 nhân 6 bằng 6, viết 6 128 81 trừ 64 bằng 17, viết 17 512 * Hạ 9, được 179; 179 chia 512 64 được 2, viết 2. 0 2 nhân 4 bằng 8, viết 8 2. 320, 40 0 và 4 ? - Nếu cùng xóa đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 40 0 thì ta được 320 và 4. - GV : Vậy để thực hiện 32000 : 40 0 ta chỉ việc xóa đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 40 0