MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là một bộ phận quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, là nguồn nhân lực chất lượng cao của bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Đội ngũ cán bộ này giữ vai trò quyết định trong việc hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội nói chung mà đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Sự vững mạnh của hệ thống chính trị cũng như hiệu lực, chất lượng của bộ máy hành chính nhà nước được quyết định bởi nhiều yếu tố. Nhưng xét cho đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Sự phát triển hay trì trệ của một quốc gia, một vùng, một địa phương hay một lĩnh vực, một ngành nào đó phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ chủ chốt, lực lượng lãnh đạo, quản lý của bộ máy nhà nước. Những thành tựu trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta những năm qua, trong đó có sự đóng góp lớn lao của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế với những lớp người tâm huyết, năng động, dám nghĩ, dám làm… Trong quá trình đổi mới ở nước ta, nếu xem xét từ sự phân chia hành chính với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước có sự phát triển không đều nhau do những điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị chi phối. Và tất nhiên, tỉnh, thành phố nào có lợi thế sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn. Tuy nhiên không phải cứ có điều kiện khách quan thuận lợi thì phát triển tốt. Thực tiễn công cuộc đổi mới những năm qua đã chứng minh điều đó. Không ít các tỉnh có điều kiện khách quan thuận lợi nhưng phát triển kinh tế chưa được như mong muốn, chưa khơi dậy hết tiềm năng, thế mạnh. Ngược lại, nhiều tỉnh có điều kiện khách quan rất khó khăn nhưng đã đoàn kết, thống nhất ý chí vươn lên, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, dám làm, tích cực đổi mới… để phát triển. Điều đó chứng tỏ vị trí, vai trò rất quan trọng của yếu tố chủ quan,trong đó phát huy nguồn lực con người mà trọng tâm là đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế của các tỉnh, thành phố. Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá khoa học, khách quan về đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Là cơ sở góp phần giúp cho công tác tổ chức, công tác cán bộ của Đảng và nhà nước có chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Hoà Bình là một tỉnh miền núi khó khăn với 63% là người dân tộc thiểu số. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP 10,5%/năm; xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và đặc biệt là sự đoàn kết khắc phục khó khăn, vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đóng góp vào thành tích chung ấy, có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong việc hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ và vận hành bộ máy quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu và tiềm năng phát triển của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nhìn chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh nước ta còn kém về nhiều mặt: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất đạo đức… và đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế và hiệu quả sử dụng thấp, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh… thậm chí có những mặt còn tụt hậu so với yêu cầu phát triển. Hiện nay, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình không nằm ngoài tình trạng chung của cả nước. Thậm chí, là một tỉnh miền núi nên bộc lộ những khó khăn, yếu kém, hạn chế còn ở mức cao hơn. Điều đó đang tạo nên những lực cản đối với quá trình phát triển kinh tế- chính trị- văn hoáxã hội của tỉnh. Vì vậy, vấn đề: “Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế” được chọn làm đề tài nghiên cứu luận án. Nhằm đóng góp những ý kiến nhỏ bé của mình đối với công tác tổ chức,cán bộ của tỉnh để đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Hoà bình đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế. Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế ở tỉnh Hoà Bình những năm qua. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp phù hợp để đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá và bổ sung cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt kinh tế cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế. - Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế có điều kiện tương đồng để rút ra các bài học cần thiết. - Phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình và đánh giá những ưu điểm và nhược điểm, chỉ ra nguyên nhân và các vấn đề cần tập trung giải quyết để phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh (do tỉnh quản lý) về: số lượng, chất lượng, cơ cấu, hiệu quả công tác,... với tư cách là lực lượng có vai trò quyết định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình thời kỳ hội nhập quốc tế.
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN ĐÔNG §éI NGò C¸N Bé CHñ CHèT VÒ KINH TÕ CÊP TØNH ë HßA B×NH THêI Kú HéI NHËP QUèC TÕ Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. NGUYỄN MINH QUANG PGS.TS ĐOÀN XUÂN THỦY HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận án Nguyễn Văn Đông MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở HÒA BÌNH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 6 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh 6 1.2. Tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu liên quan đến đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 22 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 39 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và các tiêu chí đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế 39 2.2. Nội dung công tac xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong thời kỳ hội nhập quốc tế 55 2.3. Kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế của một số tỉnh, thành phố trong nước 76 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở HOÀ BÌNH NHỮNG NĂM QUA 92 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh về kinh tế ở Hòa Bình 92 3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ hội nhập quốc tế 105 Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở HOÀ BÌNH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 142 4.1. Những quan điểm, phương hướng và mục tiêu đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình 142 4.2. Những giải pháp đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 151 KẾT LUẬN 168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GDP : Tổng sản phẩm nội địa Nxb : Nhà xuất bản UNDP : Chương trình phát triển Liên Hiệp quốc XHCN : Xã hội con người DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Trang Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế theo ngành kinh tế giai đoạn 2001- 2013 96 Bảng 3.2: Cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2012 97 Bảng 3.3: Hiện trạng dân số tỉnh Hòa Bình 99 Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu lao động tỉnh Hòa Bình 102 Bảng 3.5: Quy mô học sinh giai đoạn 2001-2010 103 Bảng 3.6: Cơ cấu cán bộ chủ chốt về kinh tế ở các sở, ban, ngành tỉnh HòaBình giai đoạn 2005 - 2013 107 Bảng 3.7: Cơ cấu cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2013 107 Bảng 3.8: Trình độ đào tạo của cán bộ chủ chốt về kinh tế ở các sở, ban, ngành Hòa Bình (2005 - 2013) 109 Bảng 3.9: Cơ cấu cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình trong quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ Hòa Bình nhiệm kỳ 2015 - 2020 117 Biểu 3.10: Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2007 - 2013 122 Bảng 3.11: Luân chuyển, điều động cán bộ thuộc Tỉnh ủy Hòa Bình quản lý giai đoạn 2007 - 2013 124 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu ngành theo GDP của tỉnh Hòa Bình năm 2013 97 Biểu đồ 3.2: Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình 110 Biểu đồ 3.3: Trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình 110 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là một bộ phận quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, là nguồn nhân lực chất lượng cao của bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Đội ngũ cán bộ này giữ vai trò quyết định trong việc hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội nói chung mà đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Sự vững mạnh của hệ thống chính trị cũng như hiệu lực, chất lượng của bộ máy hành chính nhà nước được quyết định bởi nhiều yếu tố. Nhưng xét cho đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Sự phát triển hay trì trệ của một quốc gia, một vùng, một địa phương hay một lĩnh vực, một ngành nào đó phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ chủ chốt, lực lượng lãnh đạo, quản lý của bộ máy nhà nước. Những thành tựu trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta những năm qua, trong đó có sự đóng góp lớn lao của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế với những lớp người tâm huyết, năng động, dám nghĩ, dám làm… Trong quá trình đổi mới ở nước ta, nếu xem xét từ sự phân chia hành chính với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước có sự phát triển không đều nhau do những điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị chi phối. Và tất nhiên, tỉnh, thành phố nào có lợi thế sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn. Tuy nhiên không phải cứ có điều kiện khách quan thuận lợi thì phát triển tốt. Thực tiễn công cuộc đổi mới những năm qua đã chứng minh điều đó. Không ít các tỉnh có điều kiện khách quan thuận lợi nhưng phát triển kinh tế chưa được như mong muốn, chưa khơi dậy hết tiềm năng, thế mạnh. Ngược lại, nhiều tỉnh có điều kiện khách quan rất khó khăn nhưng đã đoàn kết, thống nhất ý chí vươn lên, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, dám làm, tích cực đổi mới… để phát triển. Điều đó chứng tỏ vị trí, vai trò rất quan trọng của yếu tố chủ quan, 2 trong đó phát huy nguồn lực con người mà trọng tâm là đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế của các tỉnh, thành phố. Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá khoa học, khách quan về đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Là cơ sở góp phần giúp cho công tác tổ chức, công tác cán bộ của Đảng và nhà nước có chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Hoà Bình là một tỉnh miền núi khó khăn với 63% là người dân tộc thiểu số. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP 10,5%/năm; xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và đặc biệt là sự đoàn kết khắc phục khó khăn, vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đóng góp vào thành tích chung ấy, có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong việc hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ và vận hành bộ máy quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu và tiềm năng phát triển của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nhìn chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh nước ta còn kém về nhiều mặt: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất đạo đức… và đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế và hiệu quả sử dụng thấp, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh… thậm chí có những mặt còn tụt hậu so với yêu cầu phát triển. Hiện nay, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình không nằm ngoài tình trạng chung của cả nước. Thậm chí, là một tỉnh miền núi nên bộc lộ những khó khăn, yếu kém, hạn chế còn ở mức cao hơn. Điều đó đang tạo nên những lực cản đối với quá trình phát triển kinh tế- chính trị- văn hoá- xã hội của tỉnh. Vì vậy, vấn đề: “Đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình thời kỳ hội nhập quốc tế” được chọn làm đề tài nghiên cứu luận án. Nhằm đóng góp những ý kiến nhỏ bé của mình đối với công tác tổ chức, 3 cán bộ của tỉnh để đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Hoà bình đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế. Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế ở tỉnh Hoà Bình những năm qua. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp phù hợp để đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá và bổ sung cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt kinh tế cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế. - Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế có điều kiện tương đồng để rút ra các bài học cần thiết. - Phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình và đánh giá những ưu điểm và nhược điểm, chỉ ra nguyên nhân và các vấn đề cần tập trung giải quyết để phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh (do tỉnh quản lý) về: số lượng, chất lượng, cơ cấu, hiệu quả công tác, với tư cách là lực lượng có vai trò quyết định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình thời kỳ hội nhập quốc tế. 4 3.2. Phạm vi Luận án không nghiên cứu đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung mà chỉ tập trung nghiên cứu đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh Hoà Bình gồm: - Giám đốc, phó giám đốc các sở, ban, ngành, khối kinh tế. - Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, các doanh nghiệp thuộc tỉnh (Doanh nghiệp hạng II trở lên). - Chủ tịch huyện (thành phố trực thuộc tỉnh), phó chủ tịch UBND huyện (thành phố trực thuộc tỉnh) phụ trách kinh tế. Về thời gian: Giai đoạn 2000 đến nay và đề xuất giải pháp ngắn hạn đến 2020 và dài hạn đến 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu kết hợp phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích, đánh giá vấn đề. Đồng thời kết hợp các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản với tư tưởng Hồ Chí Minh xuyên suốt chủ đề nghiên cứu của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu trong luận án là kết hợp: diễn giải, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, thống kê, điều tra khảo sát, tư vấn chuyên gia, để nghiên cứu. Những phương pháp cụ thể này được áp dụng phù hợp theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của từng chương, tiết. Cụ thể: Chương 1: Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, đánh giá tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, rút ra các kết luận khoa học về kết quả đạt được, vấn đề đang nghiên cứu và vấn đề chưa được nghiên cứu. Chương 2: Luận án sử dụng phương pháp diễn giải - quy nạp, hệ thống hoá để tìm hiểu khái niệm cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh; vị trí, vai trò, đặc điểm, cơ cấu của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh; khái quát một số bài học kinh nghiệm của các địa phương gắn với nội dung luận án. 5 Chương 3: Luận án tiếp cận phương pháp duy vật lịch sử, logic quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. Luận án bám sát phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Kinh tế chính trị là trừu tượng hóa khoa học để phân tích đối tượng nghiên cứu là quan hệ sản xuất trong sự tương tác với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng để từ đó làm sáng tỏ kết quả đạt được, những mâu thuẫn, vấn đề nảy sinh trong đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình thời kỳ hội nhập quốc tế. Các phương pháp: thống kê, điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp, đối chiếu, so sánh cũng được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ của chương này. Đồng thời sử dụng sơ đồ, biểu đồ, đồ thị để minh họa kết quả nghiên cứu. Chương 4: Luận án tiếp tục sử dụng phương pháp hệ thống hoá và quy nạp, đồng thời phân tích tổng hợp để chỉ ra phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh phù hợp với những vấn đề đặt ra ở chương 3 để giải pháp có tính khả thi và đúng hướng đáp ứng yêu cầu đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh thời kỳ hội nhập quốc tế. 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về đội ngũ cán bộ về kinh tế cấp tỉnh. Nêu bật đặc điểm và các nhân tố tác động và vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. Và sự cần thiết nâng cao vai trò đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. - Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở tỉnh Hoà Bình. Chỉ ra những mặt mạnh, điểm yếu trong công tác đội ngũ này một cách khách quan, khoa học làm tiền đề xây dựng chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh trong hội nhập quốc tế. - Đề xuất phương hướng và những giai pháp vừa trước mắt, vừa lâu dài để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hoà Bình đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung gồm 04 chương, 09 tiết. [...]... LUẬN ÁN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở HÒA BÌNH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh là một bộ phận quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, giữ vai trò quyết định trong việc hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - chính... người cán bộ chủ chốt thời kỳ hội nhập quốc tế là một trong những cơ sở giúp người cán bộ chủ chốt từng bước hoàn thiện mình, góp phần đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn trong điều kiện phát triển đó Những tiêu chuẩn của người cán bộ chủ chốt trong thời kỳ hội nhập quốc tế có thể bao gồm những nội dung cơ bản sau: Một là, tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị của người cán bộ chủ chốt Người cán bộ chủ chốt. .. trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ gắn với nền kinh tế tri thức Vì vậy, công tác cán bộ, đặc biệt là công tác cán bộ với đội ngũ cán bộ chủ chốt nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế nói riêng đang đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ 1.2.2.1 Thực hiện đổi mới công tác đánh giá cán bộ Để đánh giá cán bộ. .. cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, mạnh mẽ Lãnh đạo, quản lý kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN trước xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ở nước ta hiện nay đặt người cán bộ chủ chốt vào vị trí và nhiệm vụ quan trọng, song không ít khó khăn, phức tạp Các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước đều khẳng định thời kỳ hội nhập quốc tế đòi hỏi người cán bộ chủ chốt không... cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế, tác giả đã đánh giá thực trạng, chỉ rõ ưu khuyết điểm của còng tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế Qua đó tác giả đề xuất những biện pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lí nhà nước về kinh tế 1.2 TỔNG HỢP TỪ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC... những lý luận cơ bản về năng lực của cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý kinh tế trong các doanh nghiệp quốc doanh ở Hà Nội Đây là một bộ phận của đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh, thành phố Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp có vị trí vai trò rất quan trọng trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước, góp phần nâng cao hiệu... phát triển cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam và giải pháp hoàn thiện các mô hình này 22 - Vy Văn Vũ, “Quy hoạch, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế của tỉnh Đồng Nai” [69] Tác giả trình bày cơ sở khoa học của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lí nhà nước về kinh tế của tỉnh Đồng Nai Từ các tiêu chí về đội ngũ cán bộ, công chức... nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [62] Tác phẩm đã trình bày những vấn đề lý luận và phương pháp luận về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước gồm: một số khái niệm cơ bản, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong... nói chung và trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt đủ năng lực và phẩm chất, đáp ứng yêu cầu của phát triển của đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế 1.2.2 Các vấn đề đang tiếp tục nghiên cứu Bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, Việt Nam muốn thành công trong phát triển kinh tế, giữ vững chế độ chính trị, ổn định xã hội phụ thuộc rất lớn vào... với xã hội hiện đại, vừa có đủ năng lực để lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị Phẩm chất và năng lực cần thiết đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt trong các giai đoạn cách mạng trước đây rõ ràng là không thể đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo trong giai đoạn mới Cán bộ chủ chốt trong thời kỳ hội nhập quốc tế phải là chủ . ÁN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở HÒA BÌNH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Cán bộ chủ chốt về kinh tế. tế - xã hội tác động đến đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh về kinh tế ở Hòa Bình 92 3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở tỉnh Hòa Bình trong thời kỳ hội nhập quốc tế 105 Chương. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH Ở HOÀ BÌNH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 142 4.1. Những quan điểm, phương hướng và mục tiêu đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh ở Hòa Bình 142 4.2.