Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
28,68 KB
Nội dung
MỞ BÀI Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả là một trong những nội dung quan trọng trong xử phạt vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính thể hiện sự răn đe, trừng phạt của pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy tắc quản lý Nhà nước thông qua việc buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần. Ngoài mục đích ngăn chặn hành vi vi phạm và răn đe, trừng phạt, các quy định này còn mang tính giáo dục đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt, góp phần nâng cao ý thức của công dân trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý Nhà nước, qua đó bảo vệ duy trì trật tự quản lý Nhà nước. Việc xây dựng các quy định pháp luật hợp lý về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả là vô cùng cấp thiết để thể hiện tính răn đe, giáo dục của pháp luật giúp công dân chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh và tự giác hơn. Vì vậy, em xin chọn đề tài: " Đánh giá tính hợp lý của các qui định hiện hành về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả". Trong quá trình làm bài, do kiến thức hạn hẹp nên vẫn còn nhiều sai sót mong được thầy, cô góp ý để bài làm được hoàn thiện hơn. NỘI DUNG 1. Vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính: 1.1 Vi phạm hành chính: Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội phạm nhưng vi phạm hành chính là hành vi gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng. 1 Để xác định rõ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạm này, đặc biệt là việc xác định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm, tạo cơ sở cần thiết để quy định, xử lí cũng như đấu tranh phòng, chống một cách có hiệu quả đối với các vi phạm hành chính, cần thiết phải đưa ra định nghĩa chính thức về vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính được định nghĩa là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật vể tổ chức quản lí Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính. 1.2 Xử phạt vi phạm hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Hiện nay, các hình thức xử phạt hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 sửa đổi 2008 và sắp tới là Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2013: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính được quy định gồm có: *Cảnh cáo: Hình thức này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Khi xử phạt cảnh cáo, người có thẩm quyền quyết định xử phạt bằng văn bản. *Phạt tiền: Các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nếu không thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo thì bị xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 sửa đổi năm 2008 quy định mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000 đồng đến 500.000.000 đồng. 2 Ngoài ra, còn có các hình thức phạt bổ xung đi kèm với các hình thức xử phạt chính nêu trên gồm: *Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. *Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong một số trường hợp cụ thể. Ngoài việc áp dụng các hình thức xử phạt hành chính thì các cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả gồm: - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; - Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; - Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện; - Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại; - Biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo quy định của Chính phủ. 2. Tính hợp lý của các quy định hiện hành về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả: 2.1 Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính: 2.1.1 Hình thức xử phạt chính: 2.1.1.1 Cảnh cáo: Điều 13 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 sửa đổi năm 2008 quy định: "Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành 3 niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản." Hình thức phạt cảnh cáo là một trong hai hình thức xử phạt chính trong xử phạt vi phạm hành chính. So với hình thức phạt tiền, cảnh cáo là hình thức xử phạt nhẹ hơn, mang ý nghĩa giáo dục nhiều hơn là trừng phạt. Tuy nhiên, cảnh cáo thể hiện thái độ răn đe nghiêm khắc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, do đó, vẫn mang tính cưỡng chế Nhà nước, gây cho người bị xử phạt những tổn hại nhất định về mặt tinh thần. Với ý nghĩa giáo dục nhiều hơn trừng phạt, cảnh cáo được áp dụng với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, hình phạt cảnh cáo lại rất ít khi được áp dụng, nếu áp dụng lại mang tính hình thức, không thể hiện sự nghiêm minh. Nói cách khác đối tượng bị xử phạt không sợ hình thức này. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do hình phạt cảnh cáo còn mang nặng tính giáo dục khác với hình phạt cảnh cáo ở mức độ nghiêm khắc của chế tài. Người bị tòa tuyên hình phạt cảnh cáo theo thủ tục tố tục hình sự được coi là án tích và bị ghi vào lý lịch tư pháp. Trong khi đó đối với hình thức xử phạt cảnh cáo hành chính thì người bị áp dụng không được coi là án tích và không bị ghi vào lý lịch tư pháp mà chỉ mang tính chất giáo dục. Hình thức xử phạt này cũng rất ít khi được áp dụng trong thực tế, dù thực tế có vi phạm nhưng các người có thẩm quyền cũng lờ đi do hình thức xử phạt không hiệu quả và vi phạm áp dụng hình thức xử phạt này là các vi phạm nhỏ. Hình thức cảnh cáo do người có thẩm quyền xử phạt quyết định tại chỗ và được thể hiện bằng văn bản. Do hình thức này thuộc trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản nên nhiều khi bị áp dụng tùy tiện không có hiệu quả giáo dục cao. Người bị xử phạt cảnh cáo hành chính sau khi có quyết định xử phạt thường không 4 chịu sự giám sát, kiểm tra của người ra quyết định xử phạt nên từ đó có thái độ xem thường dẫn đến tái phạm hoặc tuy có chấp hành nhưng với thái độ tự giác không cao. Để tăng cường sự răn đe với các hình thức xử phạt chính thường đi kèm với các hình thức xử phạt bổ sung. Tuy nhiên, trong trường hợp bị xử phạt cảnh cáo là các vi phạm nhẹ nếu áp dụng thêm các hình phạt bổ sung thì vi phạm lại phải ở mức cao. Như vậy, việc xử phạt cảnh cáo hành chính không thể đi kèm với các hình thức phạt bổ sung do sự mâu thuẫn về tính chất khiến cho việc xử phạt giảm đi hiệu quả tạo sự răn đe với đối tượng. 2.1.1.2 Phạt tiền: Phạt tiền là một trong hai hình thức xử phạt chính, được coi là hình thức phạt chủ yếu trong xử phạt vi phạm hành chính. Trong hai hình thức xử phạt, phạt tiền được áp dụng phổ biến hơn, với đa số vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước. Phạt tiền là tước bỏ của cá nhân, tổ chức vi phạm một khoản tiền nhất định để sung quỹ Nhà nước. Phạt tiền tác động trực tiếp đến vật chất, lợi ích kinh tế của cá nhân, tổ chức vi phạm, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản. Vì lý do này, hình thức xử phạt này có hiệu quả rất lớn trong việc đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính. Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi năm 2008 quy định: "Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000 đồng đến 500.000.000 đồng." Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính được quy định dựa trên sự đánh giá của Nhà nước về tính chất, mức độ xâm hại của vi phạm hành chính đối với trật tự quản lý Nhà nước, đồng thời, còn được quy định dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng hình thức phạt tiền và tính hiệu quả của nó trong đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính nhằm bảo đảm tính hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh 5 tế, xã hội. Nếu quy định mức tiền phạt cao sẽ không phù hợp với điều kiện kinh tế chung của toàn xã hội, nếu mức tiền phạt thấp sẽ không phát huy tác dụng hữu hiệu của việc phạt tiền, khiến cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thái độ "khinh nhờn" pháp luật. Theo quy định về mức tối thiểu và tối đa trong hình thức phạt tiền của Pháp lệnh xử lí VPHC 2002 sửa đổi 2008. Mức tối thiểu được cho là quá thấp so với sự phát triển của kinh tế xã hội và thu nhập của người dân hiện nay. Mức phạt như vậy phần nào đã ảnh hưởng đến tâm lí của người dân, tổ chức bất chấp vi phạm để đạt được mục đích của mình. Mức tối thiểu trong hình thức phạt tiền chưa thực sự hợp lí. Tuy cá nhân và tổ chức là hai chủ thể hoàn toàn khác nhau, cụ thể có khối lượng tài sản và thu nhập khác nhau ( thường tổ chức có thu nhập và lượng tài sản lớn hơn) nhưng trong Pháp lệnh xử phạt VPHC thì lại áp dụng chung mức phạt như nhau với cả cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Theo khoản 2,3 Điều 14 Pháp lệnh xử phạt VPHC 2002 sửa đổi 2008: 2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định như sau: a) Phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quản lý và bảo vệ các công trình giao thông; khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; lao động; đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hoá; kế toán; thống kê; tư pháp; bảo hiểm xã hội; phòng cháy, chữa cháy; b) Phạt tiền tối đa đến 40.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: giao thông đường bộ; giao thông đường thủy nội địa; văn hoá - thông tin; du lịch; phòng, chống tệ nạn xã hội; đê điều, phòng chống lụt, bão; y tế; giá; điện lực; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; thú y; giống cây trồng; giống vật nuôi; quốc phòng; dân số và trẻ em; lao động đi làm việc ở nước ngoài; dạy nghề; biên giới quốc gia; 6 c) Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: thương mại; phí, lệ phí; hải quan; an toàn và kiểm soát bức xạ; giao thông đường sắt; bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; chuyển giao công nghệ; kinh doanh bảo hiểm; quản lý vật liệu nổ công nghiệp; thể dục, thể thao; d) Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: hàng hải; hàng không dân dụng; khoa học, công nghệ; đo đạc, bản đồ; giáo dục; công nghệ thông tin; tài nguyên nước; thuế; đ) Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng; đất đai; ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; nghiên cứu, thăm dò và khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí và các loại khoáng sản khác. 3. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quản lý nhà nước chưa được quy định tại khoản 2 Điều này thì Chính phủ quy định mức phạt tiền, nhưng tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng. Trong trường hợp luật quy định mức phạt tiền tối đa khác với quy định tại Điều này thì áp dụng theo quy định của luật.” Theo khoản 2 thì mức phạt tiền tối đa được căn cứ với tùy từng lĩnh vực và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của người vi phạm trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, do đặc điểm ở nước ta là việc phát triển kinh tế không đồng đều ở nước ta, nên có sự chênh lệch lớn về đối tượng xử phạt ở các nơi khác nhau. Có nơi như vùng sâu, vùng xa thì đối với khung hình phạt này mức phạt là quá lớn không có những trường hợp không có khả năng nộp phạt. Theo khoản 3 thì tất cả các hành vi vi phạm hành chính mà không được quy định trong khoản 2 thì Chính phủ quy định mức phạt tiền tối đa là 100.000.000 đồng. Tuy nhiên với tình hình phát triển của xã hội như hiện nay, mỗi năm có rất nhiều lĩnh vực mới ra đời, đi cùng đó là các hành vi vi phạm xảy ra trong lĩnh vực, nhiều hành vi vi phạm hành chính nghiêm trọng nhưng với quy định như tại khoản 7 3 thì cũng chỉ bị xử phạt tối đa 100.000.000 đồng. Như vậy, chưa thể đạt được mục đích răn đe và quản lý, Nhà nước cần liên tục bổ sung và có mức phạt hợp lý với những vi phạm trên những lĩnh vực mới đang phát triển để có thể bảo đảm pháp luật được hoàn thiện không có kẽ hở bỏ sót bất kì vi phạm nào. Các vấn đề chưa hợp lí ở trên của Pháp lệnh xử lý VPHC 2002 sửa đổi 2008 hiện đã và đang được hoàn thiện trong Luật xử lí VPHC 2012 của Quốc hội sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Cụ thể, trong hình thức phạt tiền, • Đã tách riêng về mức tối đa và tối thiểu của cá nhân và tổ chức; • Có mức phạt cao hơn đối với khu vực trong nội thành của thành phố trực thuộc trung ương trong một số lĩnh vực; • Quy định thêm mức phạt ở một số lĩnh vực, mở rộng quy định hơn so với trước và liệt kê chi tiết, đầy đủ hơn nhiều lĩnh vực. 2.1.2 Hình thức phạt bổ sung: 2.1.2.1 Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề: Được quy định trong Điều 16 Pháp lệnh xử lí VPHC, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là hình thức phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời hạn bị tước giấy phép, chứng chỉ, cá nhân và tổ chức không được tiến hành hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ. Vì vậy, dù là một hình thức phạt bổ sung nhưng hình phạt này là một hình thức xử phạt nghiêm khắc và có hiệu quả lớn đặc biệt trong lĩnh vực liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên, để hình thức xử phạt đạt hiệu quả tối đa cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra để tránh tình trạng sau khi bị tước giấy phép, chứng chỉ các đối tượng vẫn hoạt động "chui". 2.1.2.2 Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính: Về việc tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính quy định tại Điều 17 trong Pháp lệnh xử lý VPHC; trong đó, tang vật, phương tiện liên quan trực tiếp đến việc vi phạm hành chính sẽ bị tịch thu đế sung công quỹ để loại 8 bỏ hoặc hạn chế khả năng tiếp tục thực hiện vi phạm của cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, những tài sản bị cá nhân, tổ chức chiếm đoạt, sử dụng trái phép thì sẽ không áp dụng biện pháp này mà trao trả lại cho chủ sở hữu. Quy định này đã thể hiện tính hợp lý vừa thực hiện được sự trừng phạt của pháp luật vừa thể hiện được sự công bằng đối với những chủ thể không vi phạm hành chính nhưng tài sản của họ bị chiếm đoạt để sử dụng vào mục đích vi phạm. 2.2 Các biện pháp khắc phục hậu quả: Biện pháp khắc phục hậu quả có vị trí quan trọng trong công tác xử lý vi phạm hành chính là dựa trên nguyên tắc: " mỗi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật" và tinh thần này được gắn liền với mỗi văn bản cũng như các quy định về xử phạt VPHC cụ thể. Thực tế cho thấy, trong xử phạt VPHC, bên cạnh việc sử dụng hình thức xử phạt để trừng phạt, răn đe và giáo dục thì việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả góp phần khắc phục những thiệt hại, tác động do hành vi VPHC gây ra, duy trì trật tự quản lý Nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội và thể hiện được tính cương quyết trong xử lý VPHC. Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định từ Điều 18 cho đến Điều 21 trong Pháp lệnh xử lí VPHC. Các quy định trong đã thể hiện được mục tiêu của biện pháp và thực hiên được đúng nguyên tắc về biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, các quy định còn quá ít so với thực tế thì đã xuất hiện nhiều lĩnh vực mà VPHC gây ra thiệt hại và cần phải khắc phục hậu quả. Để tránh tình trạng lỗ hồng trong pháp luật, Luật xử lí VPHC 2012 đã tách các biện pháp khắc phục hậu quả ra một mục riêng. Từ bốn hình thức khắc phục hậu quả, Luật đã tăng lên mười hình thức trong các lĩnh vực đa dạng khác nhau và có quy định rõ ràng với từng biện pháp khắc phục hậu quả. KẾT BÀI 9 Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến các quy tắc quản lý Nhà nước. Vì vậy, tăng cường công tác đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính là một nội dung rất quan trọng của hoạt động quản lý Nhà nước. Việc hoàn thiện pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả đảm bảo cho pháp luật có tính hợp lý, có hiệu quả và không bỏ sót đối tượng vi phạm. Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 sắp tới có hiệu lực đánh dấu sự ngày càng hoàn thiện của pháp luật, tuy nhiên pháp luật luôn đi sau đời sống xã hội vì vậy nên việc liên tục bổ sung pháp luật là việc cần thiết để có thể đảm bảo các quy định luôn mang tính hợp lý, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước. MỤC LỤC 10 [...]... LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Luật hành chính Vi t Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công An Nhân Dân 2 Bình luận khoa học pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, NXB Tư pháp 3 .Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 4 .Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi bố sung năm 2008 5.Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 BẢNG TỪ VI T TẮT VPHC: vi phạm hành chính 11 . các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả: 2.1 Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính: 2.1.1 Hình thức xử phạt chính: 2.1.1.1 Cảnh cáo: Điều 13 Pháp lệnh xử. BÀI Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả là một trong những nội dung quan trọng trong xử phạt vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính thể hiện. phạm hành chính. Hiện nay, các hình thức xử phạt hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 sửa đổi 2008 và sắp tới là Luật xử lý