1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh lào cai

105 2.9K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • a. Tạo việc làm cho thanh niên ở Singapore

  • b. Tạo việc làm cho thanh niên ở Trung Quốc

  • c. Tạo việc làm cho thanh niên ở Nhật Bản

Nội dung

1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nhiều năm qua lao động thất nghiệp và thiếu việc làm ở Việt Nam có tỷ lệ tương đối cao, nhất là lao động thanh niên thuộc thành phần DTTS. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó tình trạng không có việc làm ở khu vực thành thị là 4,43% và nông thôn là 2,27% [1]. Điều đáng nói là hơn 1/2 tỷ lệ thất nghiệp này nằm chủ yếu ở độ tuổi thanh niên và chủ yếu là thanh niên DTTS. Báo cáo điều tra của SAVY II, hơn 80% thanh niên nông thôn thất nghiệp, khoảng 2/3 con số này nằm ở khu vực miền núi và tập trung chủ yếu ở thanh niên dân tộc tiểu số [2]. Bên cạnh đó tình trạng thất nghiệp thì số lượng đáng kể thanh niên DTTS đang phải thực hiện các công việc có năng suất thấp, dễ bị tổn thương và những công việc phi chính thức được trả công thấp do trình độ lao động thấp. Theo số liệu SAVY II, có hơn ¼ thanh niên Việt Nam từng phải làm việc kiếm sống trong thời gian đi học phổ thông dưới 18 tuổi, trong đó 73% hiện là lao động chưa qua đào tạo, và 72% hiện đang làm những công việc không có kỹ năng. Thực trạng là vậy, nhưng giải quyết việc làm cho thanh niên DTTS là một “bài toán khó” đòi hỏi các cấp, các ngành phải cùng vào cuộc để tháo gỡ khó khăn. Rất nhiều thanh niên DTTS mong muốn có nghề để nâng cao thu nhập. Họ dễ dàng chấp nhận “ly hương lập nghiệp”, tuy vậy, khi di dời đến thành phố kiếm việc làm lại gặp rất nhiều khó khăn do hạn chế về trình độ, kỹ năng, khả năng tiếp thu nắm bắt, chất lượng công việc cũng như chế độ lương bổng… Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên DTTS đã và đang rất được Nhà nước ta và các địa phương trú trọng quan tâm. Những năm qua đã có nhiều chủ 1 trương, chính sách nhằm tạo việc làm cho lao động và lao động nông thôn, nhất là lao động trong độ tuổi thanh niên DTTS như: Đào tạo nghề cho thanh niên, phát triển làng nghề, phát triển sản xuất các mặt hàng đặc sản, đầu tư vào giáo dục thông qua các chương trình như: Nghị định số 19-2005/NĐ-CP; Trung ương Đoàn đã có Chương trình phối hợp số 101/CTPH; Chỉ thị số 06/2005/ CT- TTg; của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số: 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn do trình độ lao động thấp thì khả năng tiếp cận việc làm, nguồn thông tin không có nhiều cũng là những rào cản không nhỏ đối với lao động DTTS. Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới phía Tây Bắc của Việt Nam. Là tỉnh có quy mô dân số gần 60 vạn người với số người trong độ tuổi lao động là 37 vạn người (chiếm 61,67%). Lao động nông thôn của tỉnh Lào Cai hiện nay là 72% trong đó DTTS chiếm 64,1%. Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn chỉ đạt 82,2% năm 2010 [1]. Lào Cai có tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn và thành thị rất cao. Theo tính toán của Bộ LĐTBXH bình quân mỗi năm Lào Cai có khoảng 2.660 người không có việc làm và phần lớn tập trung vào lứa tuổi thanh niên chủ yếu là thanh niên DTTS. Trong những năm qua Lào Cai cũng đã có rất nhiều chương trình/dự án tạo việc làm cho thanh niên, một số gắn với chương trình 135, 30a một số khác là chủ trương của tỉnh như: Chỉ thị số 36/CT-TU, Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ, và nhiều hoạt động khác của tỉnh, sở LĐTB-XH và tỉnh đoàn nhưng kết quả chưa cao. Vậy: Giải pháp đang thực hiện đã đúng và đầy đủ chưa? Nguyên nhân tại sao tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên DTTS ở tỉnh vẫn cao? “Thanh niên DTTS đang thất nghiệp do thiếu việc làm thật sự hay do thiếu tay nghề? Giải quyết việc làm nên giải quyết tại chỗ hay nhất định phải ly hương lập nghiệp?” Để làm rõ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên DTTS tỉnh Lào Cai”. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng giải pháp tạo việc làm cho thanh niên DTTS trong tỉnh Lào Cao, từ đó đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên DTTS trong tỉnh Lào Cai. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận giải pháp tạo việc làm cho thanh niên DTTS. - Thực trạng giải pháp tạo việc làm cho thanh niên DTTS trong tỉnh Lào Cai. - Một số giải pháp để tạo việc làm cho thanh niên DTTS trong tỉnh Lào Cai. 1.3 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu để tạo việc làm cho thanh niên DTTS trong tỉnh Lào Cao. Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ lao động lứa tuổi thanh niên (từ 16 đến 30 tuổi) ở khu vực dân tộc thiểu số tại tỉnh Lào Cai. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu * Nội dung: Trong phạm vi đề tài chúng tôi chủ yếu nghiên cứu thực trạng việc làm và tạo việc làm cho lao động trong lứa tuổi thanh niên DTTS ở tỉnh Lào Cai, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp về tạo việc làm cho thanh niên DTTS ở tỉnh Lào Cai. * Không gian: Đề tài được thực hiện tại tỉnh Lào Cai. * Thời gian: Nguồn số liệu phục vụ đề tài được thu thập giai đoạn 2010 – 2012. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn thanh niên, mạng lưới tạo việc làm, các cơ quan năm 2013. 3 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niên về tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số 2.1.1.1. Khái niệm về việc làm và tạo việc làm a. Khái niệm về việc làm Nói đến việc làm là nói đến vai trò của con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Để đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống, người lao động phải thông qua hoạt động sản xuất, chính là người lao động có việc làm. Tuy vậy khái niệm về việc làm lại có sự khác nhau, tuỳ vào từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Trước đây trong chế độ quan liêu bao cấp, ở nước ta thì việc làm được xem là những hoạt động lao động trong các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã và các đơn vị kinh tế tập thể. Tức là người lao động phải nằm trong biên chế nhà nước thì mới được xem là người có việc làm. Tuy nhiên khi nước ta chuyển đổi cơ chế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết và định hướng của Nhà nước thì quan niệm việc làm có thay đổi cho phù hợp hơn với cơ chế mới. Ngày nay Nhà nước ta quy định rất rõ về việc làm trong bộ luật Lao động là: "Việc làm là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động". Vậy, theo quan niệm mới này thì tất cả các hoạt động lao động trong mọi thành phần kinh tế, không bị pháp luật cấm và tạo ra thu nhập từ hoạt động đó được coi là việc làm. Khái niệm trên nói chung là khá bao quát nhưng chúng ta cũng thấy rõ những hạn chế cơ bản. Hạn chế thứ nhất: Hoạt động nội trợ không được coi là việc làm, trong khi đó hoạt động nội trợ tạo ra các lợi ích phi vật chất và gián 4 tiếp tạo ra lợi ích vật chất không nhỏ. Hạn chế thứ hai: khó có thể so sánh tỷ lệ người có việc làm ở các quốc gia với nhau vì quan niệm về việc làm giữa các quốc gia có thể khác nhau phụ thuộc vào luật pháp, phong tục tập quán… Ví dụ, đánh bạc ở Việt Nam bị cấm nhưng Thái Lan, Mỹ lại coi là một nghề thậm chí rất phát triển. Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì khái niệm việc làm chỉ đề cấp đến trong mối quan hệ với lực lượng lao động. Vì vậy, “việc làm được coi là hoạt động có ích mà không bị pháp luật ngăn cấm có thu nhập bằng tiền (hoặc bằng hiện vật)”. Theo quan niệm của Mác: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghê…) để sử dụng sức lao động đó. Theo quan niệm của Mác thì bất cứ tình huống nào xảy ra gây nên trạng thái mất cân bằng giữa sức lao động và điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động đó đều có thể dẫn tới việc thiếu việc làm hay mất việc làm. Như vậy, việc làm là việc người lao động sử dụng các điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghê…) để sử dụng sức lao động tạo ra sản phẩm vật chất hoặc phi vật chất. Phân loại việc làm: Có nhiều cách nhìn nhận và phân loại việc làm như việc làm bán thời gian, việc làm đầy đủ, việc làm hiệu quả, việc làm chính, việc làm phụ… nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi phân loại theo cơ cấu ngành kinh tế với 3 nhóm việc làm tương ứng với 3 khu vực kinh tế Khu vực I: việc làm trong nhóm ngành nông nghiệp và lâm nghiệp Khu vực II: việc làm trong nhóm ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác mỏ, năng lượng Khu vực III: Việc làm trong nhóm ngành dịch vụ b. Khái niệm về tạo việc làm Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất; 5 số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế - xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động. Ba yếu tố này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác. 2.1.1.2. Khái niệm về thanh niên, thanh niên dân tộc thiểu số - Khái niệm thanh niên Thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách. Tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá mà người ta đưa ra định nghĩa khác nhau về thanh niên: Liên hợp quốc định nghĩa thanh niên là nhóm tuổi từ 15 đến 24 tuổi (Theo chương trình sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục vị thành niên – thanh niên của khối Liên minh Châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), chủ yếu dựa trên cơ sở phân biệt các đặc điểm về tâm sinh lý và hoàn cảnh xã hội so với các nhóm lứa tuổi khác. Nhưng trong công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em lại xác định trẻ em đến dưới tuổi 18 tuổi. Ở Việ t Nam, có một thời gian khá dài, tuổi thanh niên được hiểu gần như đồng nhất với tuổi đoàn viên (từ 15 – 28 tuổi). Ngày nay do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phát triển, thời gian học tập, đào tạo cơ bản của tuổi trẻ dài thêm, cùng với nhiều đặc điểm khác chúng ta cho thanh niên là những người trong độ tuổi 16 đến 30. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ tuổi đoàn viên và tuổi thanh niên. Theo điều lệ Đoàn thì Đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, bao gồm những thanh niên ưu tú trong độ tuổi từ 15 – 30 tuổi. Hết tuổi đoàn viên theo quy định, người đoàn viên đó vẫn có thể tự nguyện tiếp tục sinh hoạt trong tổ chức Đoàn hoặc tham gia vào Hội liên hiệp thanh niên và các hoạt động khác của Đoànvà phong trào thanh niên đến 35 tuổi. Khi nói đến khái niệm thanh niên là nói tới tuổi trẻ, độ tuổi chín chắn để gánh vác việc nước việc nhà, nên phải gắn liền với “năng lực hành vi”. Trong pháp luật dân sự, có khái nệm “người thành niên” và “chưa thành niên”: theo quy định tại điều 20, bộ luật Dân sự, người từ đủ 18 tuổi trở lên là 6 người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên. Đây là sự phân biệt cơ bản nhất về độ tuổi thành niên hay chưa thành niên mà pháp luật quy định. Trong Bộ luật hình sự tại điều 68 cho phép xác định người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên. Nhìn từ góc độ tổng quát, hiến pháp dành đủ một chương về “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Theo đó một người, một người chỉ có trọn vẹn quyền công dân khi họ đủ 21 tuổi trở lên (điều 54 Hiến pháp quy định về quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp). Suốt nửa thế kỷ giáo dục, tổ chức, rèn luyện các thế hệ thanh niên nước ta thành lớp người kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp vẻ vang của Đảng, dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã đưa ra nhiều khái niệm thanh niên mang tính xã hội, nhân văn sâu sắc. + Bác dạy: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”. Bác giải thích khái niệm đó trên cơ sở khẳng định: “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” và thanh niên phải “Tham gia ý kiến vào công việc của chính phủ, chiến đấu giữ lấy nền độc lập và tự rèn luyện ngay từ bây giờ để sau này lên thay những thủ lĩnh mà gánh vác việc trọng đại của nước nhà”. + Bác dạy: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Bác chỉ ra thanh niên là thời kỳ đẹp nhất, sống động nhất như mùa xuân trăm hoa đua nở, tràn đầy nhựa sống, mùa xuân của những cánh én ngang dọc bầu trời. Đó là hình ảnh nói lên sức trẻ có thể đào núi và lấp biển mà cả xã hội và dân tộc luôn kỳ vọng, tin yêu. + Bác dạy: “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách thế hệ thanh niên tương lai”. Đây là một khái niệm về vai trò và vị trí của thanh niên, về một quy luật của quá trình “bàn giao thế hệ”. Từ khái niệm thanh niên này Bác muốn nhắc nhở, căn 7 dặn một điều mà trước khi đi xa Người đã ghi lại trong bản di chúc thiêng liêng. Điều ấy vô cùng quan trọng quyết định vận mệnh của dân tộc, vận mệnh của giai cấp công nhân, của Đảng. Do có sự khác nhau về độ tuổi xác định năng lực hành vi dân sự, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và quyền ứng cử vào cơ quan quyền lực các cấp, nên việc xác định độ tuổi được coi là thanh niên rất khác nhau. Theo GS- TS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng : Thanh niên chỉ nên nằm trong độ tuổi từ 16 – 25, vì theo ông, tuổi từ 25 trở lên nhiều thanh niên đã là cử nhân, kỹ sư, cũng có thể là các doanh nghiệp. Còn từ 30 tuổi trở đi có người đã là tiến sĩ, vụ trưởng, chủ tịch xã, những cán bộ chính trị, … Theo Bác sĩ – chuyên viên tư vấn sức khoẻ Nguyễn Ngọc Năm (Trung tâm Tư vấn Tình yêu – Hôn nhân – gia đình) cho rằng, “khung” tuổi thanh niên thích hợp nhất là từ 15 đến 25 (đối với nữ) và từ 17 đến 30 (đối với nam). Vì theo ông tại Việt Nam, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tính từ 15 tuổi, đây cũng là tuổi thể chất ở các bạn nữ phát triển tương đối hoàn chỉnh và tâm sinh lý cũng phát triển mạnh. Tuy nhiên, các bạn nam đến độ tuổi 17 mới có thể “theo kịp” sự phát triển về tâm sinh lý như các bạn nữ. Trong các độ tuổi đó, phụ nữ cũng như nam giới có được sự tập trung cao nhất về sức khoẻ, sức trẻ, dám nghĩ dám làm; có ý chí, khát vọng, hoài bão vươn lên mạnh mẽ và có điều kiện thể hiện ý chí, khát vọng đó qua việc học hành, lao động, sáng tạo đồng thời cũng là thời gian có những bước chuẩn bị tốt nhất để xây dựng gia đình, duy trì nòi giống.[2;11]. Từ những bất đồng về quan điểm trên, nước CHXHCN Việt Nam đã đưa ra Luật thanh niên, trong điều 1 của bộ luật đã khẳng địng rằng: “Thanh niên là công dân Việt Nam đủ từ 16 đến 30 tuổi”. Tóm lại, hiện nay thanh niên Việt Nam là những người đủ từ 16 tuổi đến 30 tuổi, vì đây là giai đoạn thanh niên hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, đạo đức, và cũng trong giai đoạn này thanh niên đã đủ chín chắn để gánh vác việc nước và việc nhà, là 8 công dân có trách nhiệm đối với những hành động của chính mình. Thanh niên được xem là lực lượng xung kích trong tất cả mặt trận bảo vệ và phát triển đất nước vì tính năng nổ của lứa tuổi này. Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. - Khái niệm thanh niên dân tộc thiểu số Như trên đã định nghĩa về thanh niên nói chung: Thanh niên là một nhóm xã hội nhân khẩu đặc thù bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội; có mối quan hệ gắn bó mật thiết với tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; là lực lượng xã hội to lớn đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển trong tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Từ đó, chúng ta có thể hiểu: TNDTTS là một nhóm người có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của cộng đồng các dân tộc thiểu số, lao động hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương cùng với sự phát triển của đất nước. Như vậy, tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số là: Quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội nhất định để kết hợp với thể chất, tâm lý, trí tuệ của TNDTTS (là một nhóm người có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi) một cách hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương cùng với sự phát triển của đất nước. 2.1.2. Vai trò tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội. Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thân mình, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời 9 sống của cá nhân. Tạo việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cá nhân, thực tế cho thấy những người không có việc làm thường tập trung vào những vùng nhất định (vùng đông dân cư khó khăn về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, ), vào những nhóm người nhất định (lao động không có trình độ tay nghề, trình độ văn hoá thấp, ). Do đó, tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số là một thách thức không nhỏ đối với những người làm chính sách. Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội, vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặt khác nó tác động tiêu cực. Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó được duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội, không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ…Ngược lại khi nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm cho người lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách con người. Con người có nhu cầu lao động ngoài việc đảm bảo nhu cầu đời sống còn đảm bảo các nhu cầu về phát triển và tự hoàn thiện, vì vậy trong nhiều trường hợp khi không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến lòng tự tin của con người, sự xa lánh cộng đồng và là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội. Ngoài ra khi không có vệc làm trong xã hội sẽ tạo ra các hố ngăn cách giàu nghèo là nguyên nhân nảy sinh ra các mâu thuẫn và nó ảnh hưởng đến tình hình chính trị. 2.1.3. Đặc điểm của tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số - Nguồn lao động thanh niên dân tộc thiểu số có số lượng dồi dào, nhưng chất lượng thấp. Không những vậy, sự biến động nguồn lao động thanh niên DTTS theo hướng rút bớt những lao động có trình độ cao, lao động có sức khỏe ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn làm cho chất lượng lao động thanh niên DTTS, nhất là nông nghiệp luôn thấp hơn những ngành và lĩnh vực khác. Tình trạng “lão hóa” và “nữ hóa” đang là xu thế báo 10 [...]... phương Việc tạo việc làm cần giải quyết được hai vấn đề: a Thanh niên dân tộc thiểu số thuộc dân tộc nào? Làm nghề gì? Từ kết quả phân tích về đặc điểm tạo việc làm cho thanh niên DTTS cho thấy, hiện nay thanh niên DTTS tham gia vào lực lượng lao động sớm, tuy nhiên trình độ thấp Mặt khác, tỷ lệ lao động di cư là thanh niên có trình độ, sức khỏe càng làm cho chất lượng lực lượng lao động thanh niên dân tộc. .. bên cạnh việc đào tạo nghề nâng cao trình độ chuyên môn cần kết hợp với việc đào tạo kiến thức xã hội, văn hóa… 2.1.4 Nội dung nghiên cứu tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số 2.1.4.1 Thực trạng việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số Tạo nghề cho thanh niên DTTS là một hoạt động cần thiết, khi mà lực lượng lao động có tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp, cơ hội việc tìm kiếm việc làm hạn... có thể vận dụng vào giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số huyện Quế Phong nói riêng và cho tỉnh Nghệ An nói chung là: - Tập trung công tác dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số - Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, dịch vụ giới thiệu việc làm trong và ngoài nước một cách bài bản, hiệu quả - Sử dụng tốt quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số - Cần có cơ chế,... và hiệu quả đào tạo nghề 2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số Có rất nhiều những nhân tố khác nhau tác động đến vấn đề việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số Song ở phạm vi đề tài tôi chỉ xin đề cập đến những nhân tố nào có sự tác động mạnh mẽ, mang tính chất quyết định đến việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số Dựa trên cơ sở đó có một số nhân tố sau: 2.1.5.1... trí việc làm cho lao động thanh niên dân tộc thiểu số - Tốc độ tăng dân số ở khu vực dân tộc thiểu số có xu hướng giảm Giảm tốc độ tăng dân số ở khu vực dân tộc thiểu số đồng nghĩa với việc giảm quy mô lao động Nguyên nhân là do giảm sự gia tăng tự nhiên, tốc độ chuyển dịch lao động xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch ngày càng lớn gây khó khăn cho việc bố trí việc làm tại chỗ - Lao động dân. .. nghiệp, khu du lịch qua đó tạo điều kiện bố trí con em đồng bào dân tộc thiểu số vào làm việc, để giúp họ có thu nhập ổn định 2.2.3.2 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số của huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam Phước Sơn là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam Huyện có 15 thành phần dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó tộc thiêu số chiếm trên 70% dân số (ngườiBh'noong chiếm... của mình - Ngoài ra một số mô hình tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số như trồng trọt, chăn nuôi, đan lát cũng được huyện Hòa Vang chú trọng thực hiện Từ kinh nghiệm của huyện Hòa Vang, khi giải quyết bài toán về việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số, các địa phương cần chú trọng giải pháp dạy nghề lưu động, đào tạo ngắn hạn miễn phí theo phương thức “cầm tay chỉ việc Tập trung vào các... khoảng 38.230 người trong độ tuổi thanh niên, trong đó thanh niên dân tộc thiểu số chỉ khoảng 350 người Tuy lực lượng TNDTTS chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng số thanh niên toàn huyện nhưng trong những năm qua công tác giải giải quyết việc làm cho TNDTTS đã được UBND huyện và các ban ngành hết sức quan tâm: - Nhằm từng bước tạo công ăn, việc làm cho thanh niên người dân tộc Cơtu, UBND xã Hòa Bắc, huyện... vậy, tạo việc làm cho lao động thanh niên DTTS cần chú tới việc nâng cao chất lượng lao động có tính thường xuyên và chú ý tới hướng phát triển lâu dài và cơ bản của nguồn nhân lực - Mức sống, điều kiện sống và làm việc của thanh niên dân tộc thiểu số còn thấp, thanh niên dân tộc thiểu số chậm được tiếp cận thông tin, ít được giao lưu học hỏi do không có phương tiện, do đi lại khó khăn,… Bởi vậy, đã làm. .. dịch vụ việc làm, chợ lao động… Mỗi cơ quan có ảnh hưởng khác nhau trong việc tạo việc làm cho lao động thanh niên DTTS, cụ thể: - Hệ thống Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm: Với chức năng là dạy nghề và giới thiệu việc làm mạng lưới các Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm góp phần chắp nối việc làm cho người lao động thông 16 qua việc đào tạo, định hướng đào tạo; tư vấn việc làm, nghề . DÂN TỘC THIỂU SỐ 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niên về tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số 2.1.1.1. Khái niệm về việc làm và tạo việc làm a. Khái niệm về việc làm Nói đến việc làm. một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên DTTS trong tỉnh Lào Cai. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận giải pháp tạo việc làm cho thanh niên DTTS. - Thực trạng giải pháp. thanh niên DTTS. - Thực trạng giải pháp tạo việc làm cho thanh niên DTTS trong tỉnh Lào Cai. - Một số giải pháp để tạo việc làm cho thanh niên DTTS trong tỉnh Lào Cai. 1.3 Đối tượng và phạm vị nghiên

Ngày đăng: 10/02/2015, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w