9. Kết cấu của luận văn
2.4. Năng lực sửa chữa và bảo trì thiết bị công nghệ của các BVĐK tuyến huyện tạ
tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh.
Về trang thiết bị theo Quyết định 437/QĐ-BYT, các bệnh viện huyện mới đạt khoảng 45% danh mục. Do trang thiết bị, máy móc hiện đại để phục vụ chuyên môn vẫn còn thiếu rất nhiều như vậy, nên việc hỗ trợ chẩn đoán và điều trị tại tuyến huyện gặp rất nhiều khó khăn.
Mặt khác, theo báo cáo của các BVĐK thì một số máy móc hay bị hỏng hóc và có sự cố như: Máy phân tích máu, máy X - quang, sinh hóa nước tiểu, máy điện tim,...
Sở y tế có chủ trương dành tỷ lệ ngân sách Nhà nước thích đáng để đầu tư mua sắm những trang thiết bị chuyên môn thiết yếu và một số trang thiết bị hiện đại chuyên sâu. Tranh thủ các nguồn viện trợ, ODA, NGO để đầu tư mới hoặc nâng cấp trang thiết bị, dụng cụ y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh và dự phòng.
Tăng cường bộ phận quản lý trang thiết bị của Sở; đào tạo, tuyển dụng cán bộ chuyên ngành trang thiết bị y tế tại các đơn vị trong ngành. Định kỳ tổ chức kiểm tra, kiểm chuẩn các trang thiết bị.
Thành lập xưởng sửa chữa trang thiết bị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh có chức năng sửa chữa trang thiết bị cho Bệnh viện và các đơn vị trong ngành; huấn luyện sử dụng cho cán bộ, bảo dưỡng trang thiết bị tại các đơn vị.
Nghị định 43/CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng và các BVĐK tuyến huyện nói chung được quyền tự chủ về tài chính, nhân sự,... phát huy quyền chủ động trong quản lý, sử dụng hiệu quả kinh phí, tài sản - trang thiết bị công nghệ, sử dụng có hiệu quả kinh phí và các trang thiết bị y tế gắn với cải cách hành chính, huy động và khai thác nguồn thu, tăng thu để đầu tư phát triển.
Chính sách tài chính cho duy tu bảo dưỡng công nghệ tại các BVĐK tuyến huyện được chia làm hai dạng:
- Dạng 1: Được hỗ trợ kinh phí từ vốn ngân sách cấp từ Sở y tế cho các BVĐK tuyến huyện thực hiện duy tu, bảo dưỡng. Nguồn này chủ yếu tập trung cho sửa chữa lớn.
- Dạng 2: Thực hiện từ quỹ phát triển sự nghiệp của các BVĐK tuyến huyện. Theo qui định tại Thông tư số: 63/2007/TT-BTC ngày 15 tháng 06 năm 2007 của Bộ tài Chính Hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước, giám đốc BVĐK tuyến huyện được chủ động trong việc mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng công nghệ từ nguồn quỹ phát triển sự nghiệp. Nhờ sự chủ động này nên các BVĐK tuyến huyện đã kịp thời thay thế, sửa chữa công nghệ phục vụ cho các hoạt động chuyên môn của đơn vị.
Hàng năm các BVĐK đều xây dựng kế hoạch dự trù kinh phí cho việc duy tu bảo dưỡng công nghệ hiện có. Việc xây dựng kế hoạch này vừa tạo sự chủ động cho các đơn vị trong việc dự trù kế hoạch mua sắm, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, duy tu bảo dưỡng trụ sở làm việc ... vừa có thể kiểm tra, đánh giá nhu cầu thực tế so với đề xuất của các đơn vị.
Thông qua việc xây dựng và kiểm tra kế hoạch, dự trù kế hoạch cho các đơn vị đã góp phần nhanh chóng xử lý các sự cố hỏng hóc trong quá trình vận hành công nghệ.
Ngoài ý nghĩa trên, việc xây dựng kế hoạch năm một cách khoa học cũng góp phần quan trọng nâng cao năng lực duy tu bảo dưỡng dây chuyền, thiết bị công nghệ, từng bước làm chủ công nghệ hiện có tại các BVĐK tuyến huyện.
Kết luận chƣơng 2.
Trên cơ sở nghiên cứu báo cáo tổng hợp và phân tích kết quả khảo sát tại 7 BVĐK tuyến huyện tỉnh Bắc Ninh để phục vụ luận văn, tác giả đưa ra một số kết luận sau:
1. Nguồn nhân lực tại các BVĐK tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh còn thiếu về số lượng, cơ cấu nhân lực chưa hợp lý. Số biên chế hiện có tại các BVĐK tuyến huyện thấp, trình độ chuyên sâu sau đại học còn ít. Việc triển khai kỹ thuật chẩn đoán và điều trị một số loại bệnh còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn nhân lực cũng như các công nghệ mới. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa kịp thời, tuyển dụng mới hàng năm còn khá khiêm tốn, dẫn đến thiếu đội ngũ cán bộ kế cận.
2. Về trang thiết bị các BVĐK tuyến huyện mới đạt khoảng 45% danh mục. Do trang thiết bị, máy móc hiện đại để phục vụ chuyên môn vẫn còn thiếu rất nhiều như vậy, nên việc hỗ trợ chẩn đoán và điều trị tại tuyến huyện gặp rất nhiều khó khăn. Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày một tăng, sự đáp ứng của các BVĐK còn giới hạn, bác sĩ làm việc quá tải, có nhiều thời điểm thiếu giường bệnh. Vấn đề đang tồn tại ở các BVĐK tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh là thiếu cơ sở hạ tầng để mở rộng phát triển các chuyên khoa sâu, chức năng chẩn đoán chưa đầy đủ cho các bệnh cơ bản, các nguyên nhân bệnh, thiếu rất nhiều trang thiết bị y tế cần thết để triển khai kỹ thuật, nên tỷ lệ chuyển tuyến còn cao.
3. Mặc dù tỉnh đã đầu tư công nghệ, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, các BVĐK tuyến huyện còn gặp nhiều khó
khăn về cơ sở vật chất. Tâm lý người bệnh không muốn khám chữa bệnh tại tuyến huyện mà muốn đi lên tuyến cao hơn vẫn còn. Cơ cấu tổ chức các khoa phòng còn lồng ghép, chắp vá do nhân lực thiếu. Công tác qui hoạch chưa được chú trọng. Hệ thống y tế chậm đổi mới, chưa thích ứng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như hiện nay. Thiếu các điều kiện để triển khai các hoạt động, đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao; thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ y tế.
Nhìn chung, năng lực vận hành công nghệ của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh hiện nay đang ở mức trung bình và thấp do: Khó khăn trong việc huy động nhân lực KH&CN của bệnh viện đa khoa tuyến huyện trong việc vận hành công nghệ do hạn chế về số lượng nhân lực có trình độ và kỹ năng.
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC VẬN HÀNH CÔNG NGHỆ CỦA CÁC BVĐK TUYẾN HUYỆN, TỈNH BẮC NINH