9. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Thực trạng số lượng nhân lực KH&CN so với nhu cầu thực tế tại các
các BVĐK tuyến huyện, tỉnh Bắc Ninh
Trong phạm vi luận văn, tác giả dựa theo quan điểm của UNESCO để định nghĩa, thống kê và đánh giá đặc điểm nhân lực KH&CN. Nhân lực KH&CN của các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh là tổng số những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động KH&CN của đơn vị, như qui định và được thanh toán cho công việc của họ. Nhóm này có thể gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân viên giúp việc.
Luận văn tác giả đề cập đến năng lực vận hành công nghệ của một bệnh viện với tư cách là một tổ chức cung cấp các dịch vụ y tế cho cộng đồng. Theo định nghĩa về công nghệ tại mục 1.1 tác giả cũng đã nêu, Thực tế, với đặc thù của BVĐK tuyến huyện, về công nghệ có ở tất cả các khoa phòng của bệnh viện không chỉ riêng có ở khoa cận lâm sàng - xét nghiệm. Bởi vì ở tất cả các khoa phòng đều có công nghệ hay nói cách khác là các trang thiết bị y tế
Ví dụ:
- Khoa hồi sức cấp cứu có máy trợ hô hấp, máy sấy dụng cụ,... - Khoa sản- nhi có máy hút đờm dãi trẻ sơ sinh, máy sấy dụng cụ,... - Bộ phận hộ lý có máy gặt quần áo và hấp sấy quần áo cho bệnh nhân,… Chính vì vậy, trong luận văn tác giả thống kê toàn bộ số nhân lực KH&CN theo định nghĩa của UNESCO để thu thập số liệu cho việc đánh giá số lượng nhân lực KH&CN so với nhu cầu thực tế. Các nhân lực tại các BVĐK tuyến huyện phải đảm nhiệm những công việc đặc thù riêng, có người phụ trách những công nghệ trực tiếp khám điều trị cho người bệnh, có người phụ trách những công nghệ gián tiếp tới việc khám chữa bệnh, mặc dù công nghệ trực tiếp hay
gián tiếp khám chữa bệnh thì đều là các phương tiện phục vụ chung cho hoạt động tại BVĐK tuyến huyện.
Tính đến thời điểm 31/12/2012, tổng số nhân lực KH&CN tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh là 708 người (Trong đó bao gồm cán bộ biên chế và hợp đồng dài hạn). Cụ thể:
Tổng hợp vị trí việc làm/trình độ chuyên môn của 7 BVĐK tuyến huyện chia theo vị trí việc làm:
Vị trí việc làm/trình độ chuyên môn Số lƣợng (ngƣời)
Quản lý 19
Hành chính 71
Bác sỹ đa khoa 84
Bác sỹ Y học dân tộc 14
Bác sỹ chuyên khoa 41
Điều đưỡng đại học, cao đẳng 30
Điều dưỡng trung cấp 175
Điều dưỡng sơ cấp 1
Hộ sinh Đại học, cao đẳng 5
Hộ sinh trung cấp 49
Xét nghiệm cao đẳng 6
Xét nghiệm trung cấp 18
Trẩn đoán hình ảnh Đại học, cao đẳng 7
Trẩn đoán hình ảnh trung cấp 6
Ký thuật viên Đại học, cao đẳng 6
Kỹ thuật viên trung cấp 4
Y sỹ 56
Dược đại học, cao đẳng 9
Dược trung cấp 28
Khác 79
Nhân lực tại các BVĐK tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh theo Báo cáo số 12/BC-SYT ngày 25/1/2013 của Sở y tế tỉnh Bắc Ninh về kết quả hoạt động y tế năm 2012, các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện giai đoạn 2013 - 2015 thì: Mặc dù thiếu về số lượng nhưng phần nào cũng đã đáp ứng được yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, chính vì vậy hiệu quả điều trị tại tuyến huyện đạt cao. Đồng thời thực hiện hầu hết các chỉ tiêu chuyên môn đều đạt so với kế hoạch, chất lượng điều trị, chất lượng cận lâm sàng được nâng lên.
Số lượt người khám bệnh tại các BVĐK tuyến huyện trong năm 2012 là 798.696 lượt người, trong đó 71.825 người vào điều trị, 25.273 lượt người phải chuyển tuyến trên. Con số trên cho thấy số người đến khám tuy có cao nhưng số người điều trị tại các BVĐK tuyến huyện chỉ đạt 9% so với tổng số khám và có 3,16% số người đến khám và điều trị tại các BVĐK tuyến huyện phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Số lượng người chuyển tuyến trên là do thiếu trang thiết bị điều trị và theo phân tuyến kỹ thuật tại BVĐK tuyến huyện không xử lý được. Vì vậy, số kỹ thuật thực hiện trong phân tuyến của các đơn vị đạt trung bình 70%. Trong đó một số đơn vị thực hiện kỹ thuật trong phân tuyến đạt tỷ lệ khá như: BVĐK Quế Võ 85,8%, BVĐK Từ Sơn 80,8%, BVĐK Thuận Thành 75%.”
Tổng hợp cận lâm sàng năm 2012 các BVĐK tuyến huyện đã thực hiện: 1.021.673 lượt xét nghiệm các loại như: sinh hóa máu, nước tiểu,... Chụp Xquang cho 167.334 lượt người; Siêu âm 126.736 lượt người; Phẫu thuật 10.772 lượt người. Riêng BVĐK thị xã Từ Sơn thực hiện chụp cắt lớp cho 438 lượt người và nội soi cho 5.258 lượt người. Số lượng khám cận lâm sàng tính riêng năm 2012 là khá lớn. Mặc dù vậy một số thủ thuật các BVĐK là không đồng đều do thiếu trang thiết bị. Ví dụ như chụp cắt lớp và nội soi chỉ 1/7 đơn vị có trang thiết bị và thực hiện được, còn lại là chưa có.
Cung ứng các dịch vụ khác, các đơn vị thường xuyên cung cấp đầy đủ thuốc, hóa chất, sinh phẩm, trang thiết bị y tế thiết yếu, đảm bảo chất lượng. Cấp phát thuốc kịp thời, đầy đủ, phục vụ điều trị cho bệnh nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh giảm được thời gian chờ đợi, người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế không phải mua tự túc thuốc.
Tình hình nhân lực KH&CN của các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh được tổng hợp năm 2008 đến 2012 tại bảng thống kê sau:
Biểu 2.1: Tổng hợp số nhân lực KH&CN qua các năm 2008-2012
Tổng số nhân lực KH&CN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sau đại học 42 42 49 57 60 Đại học, cao đẳng 126 136 161 173 210
Trung học chuyên nghiệp 253 272 300 339 359
Khác 64 68 71 76 79
Tổng cộng 485 518 581 645 708
(Nguồn: Phiếu khảo sát tại 7 bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh Bắc Ninh)
Thông qua các số liệu của Bảng thống kê nhân lực KH&CN qua các năm 2008-2012 về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh Bắc Ninh có thể cho ta hình dung sơ bộ như sau:
- Về số lượng: Số cán bộ tại các BVĐK được tăng lên qua các năm. So sánh năm 2012 với năm 2008: Số lượng người có trình độ sau đại học tăng lên 18 người; trình độ đại học, cao đẳng tăng lên 84 người; trung cấp tăng lên 106 người; cán bộ khác tăng lên 15 người.
- Về chất lượng: Đội ngũ cán bộ tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện đã dần được tăng lên qua từng năm. Điều đó thể hiện sự quan tâm của ngành y tế tỉnh Bắc Ninh trong việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân ngày một tốt hơn.
Tuy nhiên, theo Quyết định số: 239/QĐ-SYT ngày 20/4/2012 của Sở y tế. về việc giao chỉ tiêu biên chế và phân bổ số lượng cán bộ cho các BVĐK tuyến huyện năm 2012 của Giám đốc Sở y tế tỉnh thì số lượng cán bộ trên còn thiếu 100 người. Do số lượng nhân lực thiếu, kéo theo số khoa phòng cũng phải ghép để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đây thực sự là một vấn đề mà ngành y tế cần phải giải quyết để thu hút số lượng nhân lực có trình độ, kỹ thuật về công tác để đáp ứng các yêu cầu chuyên môn.