9. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Lập kế hoạch và đề xuất phương án sửa chữa, thay thế trang thiết bị
các sự cố để thay thế, sửa chữa.
Lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các loại máy, xây dựng quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật sử dụng an toàn máy. Hồ sơ theo dõi tình trạng hoạt động của máy móc, ghi chép đầy đủ, cụ thể những lần hỏng hóc và đã sửa chữa những nội dung gì. Đối với những máy đắt tiền, kỹ thuật mới phải có người trực tiếp bảo quản và sử dụng theo quyết định của Giám đốc bệnh viện.
3.3.2. Lập kế hoạch và đề xuất phương án sửa chữa, thay thế trang thiết bị thiết bị
Căn cứ nguồn kinh phí phục vụ sửa chữa, thay thế tài sản, trang thiết bị , hàng năm phải lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa thiết bị y tế (trên cơ sở tuân thủ đúng khuyến cáo công tác bảo trì của nhà sản xuất).
Định kỳ 06 tháng các đơn vị được giao bảo quản, sử dụng thiết bị y tế phải có văn bản báo cáo Sở Y tế về tình hình hoạt động của thiết bị tại đơn vị mình và Sở Y tế tổ chức kiểm tra việc bảo quản, sử dụng thiết bị y tế, nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong sử dụng thiết bị y tế.
Căn cứ tình trạng tài sản, trang thiết bị tại các bộ phận chuyên môn, đơn vị triển khai tổng hợp và thiết lập kế hoạch sửa chữa hoặc thay thế trang thiết bị y tế.
Đề xuất khi có phát sinh hỏng: Các bộ phận chuyên môn khi có phát sinh hỏng thiết bị đột xuất có trách nhiệm: Thiết lập giấy yêu cầu sửa chữa máy thiết bị và trình ban lãnh đạo Ban quản lý phê duyệt.
Mỗi công nghệ đều có “tuổi thọ” nhất định, và muốn công nghệ hoạt động hiệu quả và được lâu bền phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng. Chính vì vậy cần phải có kế hoạch bảo trì và sửa chữa các thiết bị công nghệ.
Trong công nghiệp hiện đại ngày nay, để đảm bảo hiệu quả tối đa cho sản xuất, vấn đề bảo trì công nghiệp - bảo dưỡng công nghiệp trở nên ngày càng
quan trọng. Phương pháp hiện đại trong bảo trì máy móc không chỉ đảm bảo cho các cơ sở sản xuất có được phương tiện làm việc tối ưu, mà còn là nhân tố chính để làm giảm giá thành sản xuất.
Trong suốt những năm qua máy móc công nghiệp phát triển và không ngừng cải tiến hàng năm, các nỗ lực bảo trì, bảo dưỡng để ngăn chặn sự hao mòn, hư hỏng của máy móc và thất thoát năng lượng vẫn đang tiếp tục được tìm kiếm.
Có rất nhiều phương pháp chống hao mòn, hỏng hóc đã được đưa ra và đã có tác dụng làm giảm đáng kể lượng chi phí sửa chữa. Để giảm hao mòn cần xác định dạng hao mòn hay hư hỏng từ đó chọn phương pháp ngăn ngừa và kìm hãm
Kết luận chƣơng 3.
Trong chương 3 luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực vận hành công nghệ của các BVĐK tuyến huyện tỉnh Bắc Ninh bao gồm:
- Nâng cao năng lực chung của đội ngũ nhân lực KH&CN của các BVĐK tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh.
- Nâng cao năng lực hoạch định và thực thi các kế hoạch kiểm soát công nghệ sản xuất/ dịch vụ;
- Nâng cao năng lực hoạch định và thực thi các kế hoạch bảo trì và sửa chữa các thiết bị công nghệ;
KẾT LUẬN CHUNG
Nhiệm vụ khoa học của Luận văn mà tác giả nghiên cứu là nâng cao năng lực vận hành công nghệ của các BVĐK tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh.
Thực hiện nhiệm vụ trên, luận văn đã hoàn thành và khẳng định những nội dung cơ bản sau:
- Hoàn thiện cơ sở lý thuyết về năng lực vận hành công nghệ của tổ chức y tế.
- Nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.
- Đề xuất nâng cao năng lực vận hành công nghệ của các BVĐK tuyến huyện tỉnh Bắc Ninh, đó là:
+ Nâng cao năng lực chung của đội ngũ nhân lực KH&CN của các BVĐK tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh;
+ Nâng cao năng lực lập kế hoạch và kiểm soát chất lượng dịch vụ y tế theo các công nghệ hiện có;
+ Nâng cao năng lực thực hiện sửa chữa hỏng hóc và bảo trì thiết bị công nghệ hiện có;
Phần này đã được luận văn khảo sát và đưa ra giải pháp trong chương 3. - Luận văn khẳng định sự cần thiết khách quan của việc nghiên cứu và áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực vận hành công nghệ của các BVĐK tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh phục vụ nhân dân.
- Tỉnh Bắc Ninh với qui mô hơn một triệu dân lại nằm ở cửa ngõ phía Bắc Thành phố Hà Nội, với hai con đường quốc lộ chạy qua. Vì vậy, các BVĐK tuyến huyện tỉnh Bắc Ninh cần phải phát huy khả năng vận hành công nghệ để thu hút nhiều người bệnh đến khám và điều trị, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
KHUYẾN NGHỊ
Trong phạm vi của một nghiên cứu khoa học của luận văn cao học, tác giả đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao năng lực vận hành công nghệ của các BVĐK tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh như sau:
* Khuyến nghị đối với UBND tỉnh:
- Cần tập trung đào tạo chuyên môn sâu, đồng đều ở các vị trí, tránh để tình trạng có khoa thì thừa, khoa thì thiếu, thậm trí hiện nay các BVĐK tuyến huyện chưa đủ số khoa phòng theo qui định, mà phải ghép 2-3 khoa lại với nhau. Tạo điều kiện phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN trẻ tuổi, có năng lực, có nhiệt huyết, tiến tới thành lập lực lượng nòng cốt ở mỗi BVĐK tuyến huyện.
-Thu hút cán bộ đại học, sau đại học về công tác tại BVĐK tuyến huyện, không chỉ đơn thuần là hỗ trợ một phần kinh phí ban đầu, mà cao hơn là phải có môi trường làm việc phù hợp, nếu không sẽ lãng phí nguồn nhân lực. Vì nếu trang thiết bị công nghệ cao mà nguồn nhân lực không đáp ứng được thì rất lãng phí tiền của mua sắm công nghệ; còn nếu có được nguồn nhân lực cao nhưng không có đầy đủ trang thiết bị - công nghệ cần thiết thì điều đó là lãng phí “chất xám” - có chuyên môn cao nhưng không có đất “dụng võ”.
Ngoài ra, tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ chương của tỉnh về thu hút nhân tài về công tác tại tỉnh, từ đó đón được những nhân lực KH&CN có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu chuyên môn tại các BVĐK tuyến huyện.
* Khuyến nghị đối với các BVĐK tuyến huyện
+ Nâng cao năng lực duy tu, bảo dưỡng công nghệ. Trong đó, phải biết kết hợp giữa kết quả đào tạo trong quá trình chuyển giao công nghệ và thực tế vận hành công nghệ, nhằm sàng lọc, phát hiện, qui hoạch đào tạo sâu, bổ sung thêm
kiến thức cho các nhân lực nổi trội để có thể xây dựng qui trình duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo trì ở một chuẩn mực nào đó đối với thực tế từng công nghệ.
Lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các loại máy, xây dựng quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật sử dụng an toàn máy. Hồ sơ theo dõi tình trạng hoạt động của máy móc, ghi chép đầy đủ, cụ thể những lần hỏng hóc và đã sửa chữa những nội dung gì. Đối với những máy đắt tiền, kỹ thuật mới phải có người trực tiếp bảo quản và sử dụng theo quyết định của Giám đốc bệnh viện.
Căn cứ nguồn kinh phí phục vụ sửa chữa, thay thế tài sản, trang thiết bị , hàng năm phải lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa thiết bị y tế (trên cơ sở tuân thủ đúng khuyến cáo công tác bảo trì của nhà sản xuất).
Định kỳ 06 tháng các đơn vị được giao bảo quản, sử dụng thiết bị y tế phải có văn bản báo cáo Sở Y tế về tình hình hoạt động của thiết bị tại đơn vị mình và Sở Y tế tổ chức kiểm tra việc bảo quản, sử dụng thiết bị y tế, nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong sử dụng thiết bị y tế.
Căn cứ tình trạng tài sản, trang thiết bị tại các bộ phận chuyên môn, đơn vị triển khai tổng hợp và thiết lập kế hoạch sửa chữa/ thay thế trang thiết bị y tế.
Đề xuất khi có phát sinh hỏng: Các bộ phận chuyên môn khi có phát sinh hỏng thiết bị đột xuất có trách nhiệm: Thiết lập giấy yêu cầu sửa chữa máy thiết bị và trình ban lãnh đạo Ban quản lý phê duyệt.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ KH&CN (2003), Báo cáo khoa học và công nghệ Việt Nam 2003.
2. Bộ Y Tế (1997), Quyết định Số: 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 về việc ban hành qui chế bệnh viện.
3. Bộ y tế (2010) Quyết định số 1816/QĐ-BYT phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh”.
4. Bệnh viện Đà Nẵng: http://dananghospital.org.vn/phongbans/view/phong-vat- tu-thiet-bi-y-te.html
5. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình Khoa học luận đại cương, Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN, NXB Khoa học kỹ thuật.
6. Nguyễn Thúy Hà - đăng trên cổng thông tin điện tử, Viện nghiên cứu lập pháp:http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/ChinhSach/View_Detail.aspx?ItemI D=179
7. Hồ Ngọc Luật (tháng 7/2011) tài liệu bài giảng Thống kê hoa học và công nghệ (dùng cho các lớp sau đại học) .
8. Hoàng Đình Phi (2012), Giáo trình Quản trị Công nghệ, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội .
9. Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh (2013), Báo cáo của số 12/BC-SYT ngày 25/1/2013 về kết quả hoạt động y tế năm 2012, các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện giai đoạn 2013 - 2015.
10. Sở y tế tỉnh Bắc Ninh (2012) Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học
11. Bùi Thị Thủy (2010) Học viện kỹ thuật Quân sự: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại viện 354 Học viện kỹ thuật Quân sự .
12. Nguyễn Thu Trang (2008) Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Luận văn “Hệ thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam”-
13. Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á, Thái Bình Dương (APCTT),
phương pháp lập kế hoạch phát triển năng lực công nghệ.
14. UBND tỉnh Bắc Ninh (2005), Quyết định số 133/2005/QĐ-UB ngày 19/10/2005 về việc thành lập các Bệnh viện đa khoa huyện trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh.
15. UBND tỉnh Bắc Ninh (2005), Quyết định số 66/2008/QĐ-UBND ngày 14/5/2005 về việc quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh.
16. UBND tỉnh Bắc Ninh (2012), Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 08/6/2012 về việc quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh thay thế quyết định 66/2008/QĐ-UBND ngày 14/5/2005.
17 . UBND tỉnh Bắc Ninh (2012) Quyết định số: 239/QĐ-SYT ngày 20/4/2012 về việc giao chỉ tiêu biên chế năm 2012.
18. UBND tỉnh Đồng Tháp (2013) Công văn số: 600/UBND-KTN ngày 27 tháng 9 năm 2013 của về việc triển khai thực hiện Quy chế quản lý trang, thiết bị y tế trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp.
19. UBND tỉnh Lạng Sơn (2013), Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND, ngày 10/10/2013, Quy định về chế độ hỗ trợ, khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh Lạng Sơn.
20. Kiều Quang Vũ (2011) Luận văn thạc sỹ trường Đại học KHXNNV Hà Nội “Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyên hình”
21. Nguyễn Như Ý chủ biên - Đại từ điển tiếng Việt - NXB văn hóa thông tin 22. Wikipedia : http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87
PHỤ LỤC
Phiếu khảo sát đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực vận hành công nghệ của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện - nghiên cứu tại tỉnh Bắc Ninh”
Mong anh/chị dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi trong phiếu khảo sát sau đây để giúp cho tác giả thực hiện thành công đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực vận hành công nghệ của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện”. Mọi thông tin anh/chị cung cấp chỉ dùng trong phạm vi đề tài nghiên cứu này và chỉ được công bố chi tiết khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của anh/chị.
I. Thông tin chung:
1 Tên Đơn vị:………. 2 Địa chỉ đơn vị:……… 3 Số điện thoại và địa chỉ email của đơn vị:……….
II. Nguồn nhân lực KH&CN của đơn vị giai đoạn 2008-2012:
Năng lực chung trong luận văn tác giả đề cập được hiểu là:
+ Năng lực về cơ sở vật chất như: Nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị + Năng lực về nhân lực KH&CN: Về số lượng, chất lượng.
Trong phạm vi phiếu khảo sát, tác giả dựa theo quan điểm của UNESCO để định nghĩa, thống kê và đánh giá đặc điểm nhân lực KH&CN: Nhân lực KH&CN của các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh là tổng số những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động KH&CN của đơn vị, như qui định và được thanh toán cho công việc của họ. Nhóm này có thể gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân viên giúp việc. Vì vậy nhân lực KH&CN tại BVĐK tuyến huyện được hiểu là những người đang làm việc tại BVĐK tuyến huyện và được trả tiền lương, thiền công
1. Phân loại theo trình độ.
ĐVT : Người
Tổng số nhân lực KH&CN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Sau đại học Đại học, cao đẳng
Trung học chuyên nghiệp Khác
2. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động: Năm 2012.
ĐVT : Người Tổng số Lĩnh vực hoạt động Quản lý Văn phòng hành chính, tổ chức Khám, điều trị Chuẩn đoán cận lâm sàng, xét nghiệm Khác Trình độ sau đại học Trình độ đại học, cao đẳng Trình độ trung cấp Trình độ khác
3. Đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực KH&CN của đơn vị: Năm 2012.
ĐVT : Người Nhân lực KH&CN Tổng
số
Tự đánh giá của đơn vị
Tốt Khá Đáp ứng được Chưa đáp ứng được Cán bộ quản lý, kỹ thuật (Trình độ sau Đại học) Cán bộ quản lý, kỹ thuật (Trình độ Đại học, Cao đẳng) Cán bộ quản lý, kỹ thuật (Trình độ THCN) Nhân lực khác
4. Đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực KH&CN mới tuyển dụng phục vụ đổi mới công nghệ giai đoạn từ 2008-2012.
ĐVT : Người Nhân lực KH&CN
(Mới tuyển dụng giai đoạn 2008-2012) Tổng số
Tự đánh giá của đơn vị Tốt Đáp ứng được Chưa đáp ứng được Cán bộ quản lý, kỹ thuật (Trình độ sau Đại học) Cán bộ quản lý, kỹ thuật (Trình độ Đại học, Cao đẳng) Cán bộ quản lý, kỹ thuật (Trình độ THCN) Nhân lực khác
5. Công tác đào tạo nguồn nhân lực KH&CN của đơn vị giai đoạn 2008- 2012. ĐVT : Người Tổng số đào tạo nâng cao Tổng số đào tạo lại
Hình thức đào tạo lại Gửi đi đào
tạo lại
Đào tạo tại chỗ Cán bộ quản lý, kỹ thuật (Trình độ sau Đại học) Cán bộ quản lý, kỹ thuật (Trình độ Đại học, Cao đẳng) Cán bộ quản lý, kỹ thuật (Trình độ THCN) Nhân lực khác
6. Đánh giá chất lƣợng công tác đào tạo lại nguồn nhân lực KH&CN của đơn vị.
ĐVT : Người Nhân lực KH&CN
(Đào tạo lại giai đoạn 2008- 2012)
Tổng số
Tự đánh giá của đơn vị Tốt Đáp ứng được Chưa đáp ứng được Cán bộ quản lý, kỹ thuật (Trình độ sau Đại học) Cán bộ quản lý, kỹ thuật (Trình độ Đại học, Cao đẳng) Cán bộ quản lý, kỹ thuật (Trình độ THCN) Nhân lực khác
7. Các khoa phòng hiện có của đơn vị: thời điểm 31/12/2012.
TT Tên khoa/ phòng Số lượng
cán bộ
Ghi chú I Các khoa/phòng chức năng:
III. Đánh giá chung về Năng lực sử dụng hay vận hành các công nghệ.