Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách đãi ngộ và thu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực vận hành công nghệ của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện (Nghiên cứu tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 63)

9. Kết cấu của luận văn

3.1.3.Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách đãi ngộ và thu

và thu hút nhân tài về công tác tại BVĐK tuyến huyện.

Như đã khảo sát ở chương 2, Thực trạng đội ngũ nhân lực tại các BVĐK tuyến huyện đang còn thiếu về số lượng, thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn cao; Trong khi tỉnh đã có chủ chương thu hút nhân tài về công tác tại tỉnh; chính vì vậy ngành y tế tỉnh Bắc Ninh cần tuyên truyền rộng rãi để mọi người nắm được để thu hút họ về công tác tại BVĐK tuyến huyện.

Tỉnh Bắc Ninh xác định: Đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài là một chủ trương lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của tỉnh Bắc Ninh. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng , thu hút, quản lý và sử dụng nhân tài là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân và các địa phương trong tỉnh. Quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài nhằm động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để những người có tài năng phát huy tốt nhất năng lực, trí tuệ của mình, yên tâm gắn bó với nhiệm vụ được giao, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Để khuyến khích cán bộ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời thu hút người có trình độ cao về công tác tại tỉnh, cần phải tuyên truyền tới toàn thể nhân dân Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 08/6/2012 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh thay thế quyết định 66/2008/QĐ-UBND ngày 14/5/2005, một số qui định gồm:

- Được hỗ trợ một lần sau khi có quyết định cử đi học tiền học phí, tiền tài liệu, tiền đi đường, tiền lưu trú trong quá trình đi học, số tiền là: nam: 10.000.000 đồng; nữ: 12.000.000 đồng.

- Sau khi có bằng tốt nghiệp: Được hỗ trợ một lần theo các mức sau: + Tiến sỹ: nam: 40.000.000 đồng; nữ: 45.000.000 đồng.

+ Bác sỹ chuyên khoa cấp II, dược sỹ chuyên khoa cấp II: nam: 35.000.000 đồng; nữ: 40.000.000 đồng.

+ Thạc sỹ: nam: 20.000.000 đồng; nữ: 25.000.000 đồng.

+ Bác sỹ chuyên khoa cấp I, dược sỹ chuyên khoa cấp I: nam 15.000.000 đồng; nữ: 20.000.000 đồng.

+ Những người học chuyển đổi từ bằng bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa cấp I sang bằng thạc sỹ y học, thạc sỹ dược học; từ bằng bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa cấp II sang bằng tiến sỹ y học, tiến sỹ dược học thì được hưởng số tiền chênh lệch. [16; tr 4]

Khi đã có chủ chương thì yếu tố tuyên truyền là hết sức quan trọng, cần tuyên truyền tới mọi người dân trong tỉnh, tuyên truyền tới các nhân lực có trình độ tay nghề cao tại các phòng khám tư nhân, các bệnh viện tỉnh bạn và các sinh viên đại học y khoa sắp ra trường, để họ nắm bắt chủ chương của tỉnh và từ đó tự nguyện đăng ký về địa phương làm việc.

3.2. Nâng cao năng lực hoạch định và thực thi các kế hoạch kiểm soát công nghệ sản xuất/dịch vụ.

Muốn hoạch định và thực thi kế hoạch kiểm soát công nghệ cần phải đánh giá được công nghệ.

Đánh giá công nghệ chuyển giao hay áp dụng một công nghệ. Để đạt được mục đích này, đánh giá công nghệ phải xác định được tính thích hợp của công nghệ đối với môi trường nơi áp dụng nó.

Đánh giá công nghệ để điều chỉnh và kiểm soát công nghệ. Thông qua đánh giá công nghệ để nhận biết các lợi ích của một công nghệ, trên cơ sở đó phát huy, tận dụng các lợi ích này, đồng thời tìm ra các bất lợi tiềm tàng của công nghệ để có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục.

Đánh giá công nghệ cung cấp một trong những đầu vào cho quá trình ra quyết định:

+ Xác định chiến lược công nghệ.

+ Khi quyết định chấp nhận các dự án tài trợ công nghệ của nước ngoài. + Quyết định triển khai một công nghệ mới hay mở rộng một công nghệ đang hoạt động.

+ Xác định thứ tự ưu tiên phát triển công nghệ của đơn vị trong từng giai đoạn.

Đánh giá công nghệ liên quan đến rất nhiều biến số, các biến số lại có các thứ nguyên khác nhau. Đó là vì đánh giá công nghệ đề cập đến tất cả các yếu tố môi trường xung quanh công nghệ, bao gồm: kinh tế, xã hội, văn hoá, tài nguyên, dân số, chính trị và pháp lý.

Phải xem xét tác động đến nhiều nhóm người trong xã hội. Các nhóm này có các lợi ích khác nhau, đôi khi đối lập nhau đối với một công nghệ cụ thể.

Đánh giá công nghệ liên quan đến nhiều bộ môn khoa học, vì phải đánh giá mối quan hệ với tất cả các yêu tố mà công nghệ có thể tác động tới.

Đánh giá công nghệ đòi hòi phải cân đối nhiều mục tiêu: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Đa số các công nghệ thường tồn tại tương đối dài, trong thời gian đó các yếu tố của môi trường xung quanh có thể thay đổi nên mức độ tác động của công nghệ có thể tăng, giảm hoặc đổi dấu.

Đánh giá công nghệ thường phải giải quyết tối ưu nhiều mục tiêu: tối đa các lợi ích, tối thiểu các bất lợi.

Đánh giá công nghệ mang đặc tính động bởi các tác động qua lại, các yếu tố môi trường xung quanh luôn thay đổi và bản thân công nghệ được đánh giá cũng thay đổi liên tục.

Để đáp ứng các đặc điểm nói trên, quá trình đánh giá cần tuân thủ ba nguyên tắc:toàn diện, khách quan và khoa học. Nguyên tắc toàn diện yêu cầu đề cập đến tất cả các tác động có thể có của một công nghệ đến môi trường xung quanh, nhằm cung cấp cho người ra quyết định hiểu được toàn bộ các mối tương tác giữa các khía cạnh của vấn đề được đánh giá.

Nguyên tắc khách quan đòi hỏi khi đánh giá cần đề cập đến tất cả các vấn đề mà các nhóm có lợi ích khác nhau quan tâm và cần được trả lời. Cần đề cập đến các quan điểm khác nhau đối với các vấn đề được đánh giá.

Nguyên tắc khoa học đòi hỏi khi đánh giá phải xem xét các yếu tố của bối cảnh xung quanh một công nghệ theo quan điểm động. Phải sử dụng các số liệu thích hợp sẵn có, các kết quả của đánh giá phải có căn cứ khoa học và phải sử dụng ngay được.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực vận hành công nghệ của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện (Nghiên cứu tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 63)