Khái niệm tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực vận hành công nghệ của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện (Nghiên cứu tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 29)

9. Kết cấu của luận văn

1.4.1.Khái niệm tiêu chí đánh giá

Theo “Đại từ điển tiếng Việt “Tiêu chí: Là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết xếp loại một sự vật, một khái niệm”[21; tr 1532].

Trong bất cứ hoạt động đánh giá nào đều phải dựa vào công cụ để đánh giá. Có thể đánh giá định lượng qua các tiêu chí về con số cụ thể; hoặc đánh giá bằng định tính. Việc đánh giá định tính phụ thuộc chủ yếu vào tính chủ quan và kinh nghiệm nhà nghề của chuyên gia hoặc của nhà quản lý.

So sánh giữa đánh giá bằng định tính và đánh giá bằng định lượng:

+ Đánh giá định lượng: Sử dụng một bảng hỏi đã chuẩn bị trước theo một cơ cấu nhất định cho mọi đối tượng nghiên cứu, cho phép suy luận thống kê từ kết quả thu được ở các mẫu tương đối nhỏ ra quần thể lớn hơn. Nó cũng cho phép đo lường và đánh giá mối liên quan giữa những biến số. Việc tiến hành điều tra triển khai khá dễ và nhanh chóng. Kết quả thu được từ các cuộc điều tra tốt có thể sử dụng để so sánh theo thời gian hoặc giữa các vùng.

+ Đánh giá định tính: Nghiên cứu thăm dò, khi chưa nắm được những khái niệm và các biến số; những vấn đề cần đo lường khá nhỏ hay đã từng được giải quyết. Khi cần thăm dò sâu, khi muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa những khía cạnh đặc biệt của hành vi với ngữ cảnh rộng hơn khi không cần thiết phải liên hệ những phát hiện với các bối cảnh xã hội, hay văn hóa rộng hơn, hay bối cảnh này đã được hiểu biết đầy đủ, cho phép các nghiên cứu viên hạn chế các sai số ngữ cảnh bằng cách sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn và tạo ra một môi trường phỏng vấn mà trong đó đối tượng cảm thấy thoải mái nhất.

Vì vậy trước khi quyết định sử dụng phương pháp nào cần phải xác định loại thông tin nào cần thiết nhất cho mục đích nghiên cứu.

1.4.2. Khung tiêu chí đánh giá năng lực vận hành công nghệ của một bệnh viện bệnh viện

Để khảo sát năng lực vận hành công nghệ của một BVĐK, tác giả sử dụng thang điểm để người trả lời xác định và khoanh vào số mà ở đó biểu thị mức độ của từng nội dung từ 0 1 2 3 4 5 6 7 (từ thấp nhất cho đến mức cao nhất).

Từ phân tích ở mục 1.2.3, tác giả sử dụng 3 nội dung đánh giá năng lực vận hành công nghệ với tư cách là 3 yếu tố nội hàm được xắp xếp theo thứ tự trong bảng đánh giá năng lực vận hành công nghệ của một bệnh viện, để đánh giá mang tính chất định tính. Theo tác giả, đây là cách đánh giá định tính có giá trị lý luận và thực tiễn được trình bày theo bảng hỏi.

Đánh giá chung về Năng lực sử dụng hay vận hành các công nghệ:

Năng lực sử dụng, vận hành công nghệ

Đánh giá (Chọn một câu trả lời)

Không

Thấp TB Cao

1. Năng lực chung của đội ngũ nhân lực KH&CN của một tổ chức y tế.

0 1 2 3 4 5 6 7

2. Năng lực sử dụng hay vận hành các thiết bị công nghệ của một tổ chức y tế.

0 1 2 3 4 5 6 7

3. Năng lực bảo trì và sửa chữa

các thiết bị công nghệ của một tổ chức y tế.

Nếu năng lực vận hành là những gì mà một tổ chức y tế hay bệnh viện đang có thì việc nâng cao năng lực vận hành công nghệ được hiểu là quá trình phấn đấu của đội ngũ nhân lực KH&CN tham gia có đầu tư, có tư duy, có hành động đánh giá thực trạng xem năng lực nào đang yếu để nâng cao lên từng bước hay vượt bậc nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

Nâng cao năng lực vận hành công nghệ được hiểu là việc tổ chức tiến hành các hoạt động đánh giá năng lực công nghệ hiện có và vận dụng các giải pháp cần thiết để phát triển các năng lực vận hành công nghệ cho phù hợp với tình hình và mục tiêu hoạt động của tổ chức hay nhu cầu cạnh tranh của tổ chức đó.

Theo quan sát, mặc dù chưa tổ chức nào đưa ra khái niệm hay quy định cụ thể về việc nâng cao năng lực vận hành công nghệ cho các bệnh viện hay tổ chức y tế. Tuy nhiên ở các văn bản khác nhau, một số bệnh viện tại Việt Nam đã có một số quy định về vận hành và đảm bảo an toàn vận hành các thiết bị phục vụ khám chữa bệnh.

*Theo phòng vật tư trang thiết bị y tế Bệnh viện Đà Nẵng: “Căn cứ kế hoạch chung của bệnh viện, phòng lập dự trù, kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa, thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong bệnh viện, trình Giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện việc cung ứng đầy đủ thiết bị y tế theo kế hoạch và dự toán được duyệt.

Tổ chức đấu thầu, mua sắm, sửa chữa và tổ chức thanh lý tài sản, thiết bị y tế theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Quản lý tốt việc giao nhận thiết bị y tế cho khoa phòng sử dụng theo quy định.

Tổ chức duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế kịp thời không để trở ngại cho hoạt động chuyên môn.

Lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các loại máy, xây dựng quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật sử dụng an toàn máy. Đối với những máy đắt tiền, kỹ thuật mới phải có người trực tiếp bảo quản và sử dụng theo quyết định của Giám đốc bệnh viện.

Phối hợp với các khoa phòng tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kỳ và đột xuất việc sử dụng và bảo quản thiết bị y tế. Hướng dẫn giám sát các khoa phòng sử dụng thiết bị y tế đúng quy định, nhằm khai thác sử dụng hết các tính năng kỹ thuật của thiết bị đã lắp đặt, bảo đảm đạt hiệu suất hoạt động cao, hiệu quả và tiết kiệm.[4; tr 1-2]

* Theo công văn số: 600/UBND-KTN ngày 27 tháng 9 năm 2013 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc triển khai thực hiện Quy chế quản lý trang, thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gắn trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị và người đứng đầu của cơ quan được giao bảo quản và sử dụng trang thiết bị y tế;

- Việc sử dụng trang, thiết bị y tế phải được cân nhắc dựa trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, tránh sử dụng bừa bãi, lãng phí;

- Tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn, quy định về cách sử dụng và quy trình kỹ thuật vận hành của các thiết bị y tế, đặc biệt là các thiết bị công nghệ cao, đắt tiền, đồng thời quan tâm sâu sắc công tác bảo trì, nhằm bảo đảm cho các thiết bị luôn được hoạt động tốt và chính xác, đồng thời kéo dài tuổi thọ;

- Người được phân công sử dụng thiết bị y tế phải được đào tạo và sử dụng thành thạo thiết bị;

- Lập nhật ký theo dõi quá trình hoạt động, bảo hành, bảo trì của một số thiết bị công nghệ cao, có giá trị lớn, trong đó cần lập hồ sơ theo dõi chất lượng từng chủng loại thiết bị tương ứng với nhà sản xuất, nhằm phát hiện những sản phẩm ưu việt, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc đầu tư mua sắm tiếp theo khi có nhu cầu;

- Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ và chất lượng của các thiết bị khi thực hiện đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế;

- Hàng năm phải lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa thiết bị y tế (trên cơ sở tuân thủ đúng khuyến cáo công tác bảo trì của nhà sản xuất);

- Định kỳ 06 tháng các đơn vị được giao bảo quản, sử dụng thiết bị y tế phải có văn bản báo cáo Sở Y tế về tình hình hoạt động của thiết bị tại đơn vị mình và Sở Y tế tổ chức kiểm tra việc bảo quản, sử dụng thiết bị y tế, nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong sử dụng thiết bị y tế;

Ngoài những nội dung nêu trên, Sở Y tế cần nghiên cứu, tham khảo các thông tin, mô hình quản lý hiệu quả thiết bị y tế của một số bệnh viện tư và các tỉnh, thành phố có xây dựng quy chế quản lý thiết bị y tế, để bổ sung vào nội dung của Quy chế quản lý trang thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Nhằm bảo đảm cho Quy chế có đầy đủ những nội dung cần thiết, phục vụ tốt công tác quản lý, đồng thời bảo đảm nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ triển khai thực hiện”[18; tr 2-3].

Kết luận chƣơng 1

Trong chương 1 Luận văn đề cập cơ sở lý thuyết về công nghệ, nhân lực KH&CN, năng lực và năng lực vận hành công nghệ, năng lực vận hành công nghệ của một bệnh viện. Các khái niệm nhân lực, nguồn nhân lực, nhân lực KH&CN nhằm thống nhất khái niệm được sử dụng để có thể phân loại, làm rõ nhân lực và nguồn nhân lực KH&CN từ đó định hướng bồi dưỡng, đào tạo, phát triển nhân lực theo nhu cầu của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh. Năng lực vận hành công nghệ trong việc tổ chức nhân sự, tổ chức hoạt động hợp lý đã được đề cập.

Đối với một tổ chức y tế như bệnh viện hay trung tâm khám chữa bệnh chuyên sử dụng các công nghệ khác nhau để cung ứng các dịch vụ y tế và chăm

sóc sức khỏe cộng đồng thì tác giả quan sát thực tế và lựa chọn 3 yếu tố chính để xác định năng lực vận hành công nghệ của một tổ chức y tế, bao gồm:

(1) Năng lực chung của đội ngũ nhân lực KH&CN của một tổ chức y tế;

(2) Năng lực sử dụng hay vận hành các thiết bị công nghệ của một tổ chức y tế; (3) Năng lực bảo trì và sửa chữa các thiết bị công nghệ của một tổ chức y tế;

Việc đưa ra các khái niệm để có thể hình dung và khái quát được nhiệm vụ, vai trò, khả năng của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện trong công tác vận hành và làm chủ công nghệ trong ngành y tế. Đây là những khái niệm đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức nhân sự, tổ chức hoạt động vận hành công nghệ, hợp lý hóa dây truyền công nghệ trong ngành y tế.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC VẬN HÀNH CÔNG NGHỆ CỦA CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN HUYỆN, TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực vận hành công nghệ của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện (Nghiên cứu tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 29)