1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tài liệu ôn thi tuyển công chức 2014 lĩnh vực lâm nghiệp -kiểm lâm

40 5,2K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 249 KB

Nội dung

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 bổ sung trách nhiệm của Bộ Tàinguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi n

Trang 1

HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CCHC

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT 2014

NỘI DUNG ÔN TẬP THI TUYỂN CCHC NĂM 2014

MÔN: NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH NGÀNH: NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

LĨNH VỰC: LÂM NGHIỆP, KIỂM LÂM

I TÀI LIỆU ÔN TẬP:

1 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH 11 ngày 03 tháng 12 năm2004

2 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ

về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

3 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 về tổ chứcquản lý hệ thống rừng đặc dụng

4 Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 về tổ chức vàhoạt động của kiểm lâm

5 Nghị định số 157/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chínhphủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triểnrừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

II ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP:

Câu 1: Phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng chỉ điều chỉnh các quan hệ về quản lý, bảo vệ,phát triển rừng, sử dụng rừng, đã bao gồm cả việc khai thác rừng, còn các quan

hệ về đất đai do Luật Đất đai điều chỉnh; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm

2004 cũng quy định cụ thể hơn quyền và nghĩa vụ của chủ rừng (Chương V, từĐiều 59 đến Điều 78)

Câu 2 Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.

Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện trên cơ sở hệthống pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và hoàn thiện hệ thống cơ quanquản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường phân cấp cho UBNDcác cấp và cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp ở địa phương

Điều 8 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 quy định rõ hệ thống cơquan quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng từ Trung ương đến địaphương:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủthực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm

vi cả nước

Trang 2

- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônthực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương theo thẩm quyền

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 bổ sung trách nhiệm của Bộ Tàinguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, cơ quan ngang

Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiệnquản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong việc bảo vệ và phát triểnrừng; quy định ở những xã, phường, thị trấn có rừng có cán bộ lâm nghiệp.Theo quy định trên cho thấy, so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991,Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo

vệ và phát triển rừng không chỉ thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, UBND các cấp mà trách nhiệm đó còn có Bộ Tài nguyên vàMôi trường và các Bộ, cơ quan khác có liên quan như quy định tại khoản 3,Điều 6 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004

Câu 3 Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng.

Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, là bộ phận quan trọng của môi trườngsinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sốngnhân dân và sự sống còn của dân tộc "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù" Nếurừng bị huỷ hoại sẽ gây ra những thiên tai lớn như lũ quét, trượt đất Do vậy,việc bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền vững vềkinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kếhoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chếquản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định

- Bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân Các hoạt động bảo vệ và phát triểnrừng phải đảm bảo nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và pháttriển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợpchặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng vớibảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngưnghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biếnlâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng

- Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất và rừng phải tuântheo các quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đất đai và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hộihoá nghề rừng

- Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng, giữa lợi ích kinh tế củachủ rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn thiên

Trang 3

nhiên, giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài; có chính sách khuyến khích các

tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm chongười làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng

- Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng rừngtheo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định khác của phápluật, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác

Câu 4 Hiểu thế nào là rừng và phát triển?

Trả lời: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vậtrừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ,tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tánrừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sảnxuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng

Độ che phủ của tán rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng,được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng chebóng và diện tích đất rừng

Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôixúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biệnpháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinhhọc, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác củarừng

Câu 5 Rừng được phân thành mấy loại, gồm những loại nào?

Trả lời: Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại sauđây:

- Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phầnbảo vệ môi trường, bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắngió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển và rừng phòng hộ bảo vệmôi trường

- Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệsinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo

vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kếthợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: vườn quốc gia; khu bảotồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khubảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh vàkhu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

- Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sảnngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: rừng sảnxuất là rừng tự nhiên; rừng sản xuất là rừng trồng và rừng giống gồm rừng trồng

và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận

Câu 6: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nào là chủ rừng?

Trang 4

Trả lời: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991 không quy định rõ ai là chủrừng Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 quy định cụ thể các đối tượngsau đây là chủ rừng:

- Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng được Nhà nước giaorừng, giao đất để phát triển rừng

- Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuêđất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừngsản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển nhượngrừng sản xuất là rừng trồng

- Hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giaođất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền

sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng rừng,nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

- Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triểnrừng

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề vềlâm nghiệp được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nướcgiao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuêrừng, cho thuê đất để phát triển rừng

Qua quy định trên cho thấy, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nếu thuê lại rừng củachủ rừng khác để kinh doanh cảnh quan du lịch thì những đối tượng đó khôngphải là chủ rừng

Câu 7: Nhà nước có quyền gì đối với rừng?

Trả lời: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991 chỉ quy định nhà nước thốngnhất quản lý rừng, chưa quy định rõ nhà nước có quyền gì đối với rừng TuyHiến pháp quy định: "Đất đai, rừng núi thuộc sở hữu toàn dân" nhưng rừng có

2 loại: một loại là rừng tự nhiên là rừng được tạo hoá bởi thiên nhiên, rừng nàythuộc sở hữu toàn dân Trong trường hợp Nhà nước giao đất cho tổ chức kinh tế,

hộ gia đình, cá nhân phát triển bằng vốn đầu tư của họ thì rừng đó thuộc sở hữucủa người đầu tư, trừ động vật hoang dã xuất hiện trong rừng đó Nghĩa là khôngphải tất cả rừng đều thuộc sở hữu toàn dân

Nhà nước có các quyền sau đây đối với rừng:

- Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng đượcphát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữurừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoangdã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng

- Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với rừng quy định trên, cụ thể nhưsau: Quyết định mục đích sử dụng rừng thông qua việc phê duyệt, quyết địnhquy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; quy định về hạn mức giao rừng

Trang 5

và thời hạn sử dụng rừng; quyết định giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chophép chuyển mục đích sử dụng rừng; định giá rừng.

- Nhà nước thực hiện điều tiết các nguồn lợi từ rừng thông qua các chính sáchtài chính như sau: Thu tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng; Thu thuế chuyển quyền

sử dụng rừng, chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

- Nhà nước trao quyền sử dụng rừng cho chủ rừng thông qua hình thức giaorừng; cho thuê rừng; công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sảnxuất là rừng trồng; quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng

Câu 8: Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng gồm những nội dung gì?

Trả lời: Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng gồm những nội dung sauđây:

- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và pháttriển rừng

- Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kếhoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương

- Tổ chức điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ vàtrên thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn

- Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất đểphát triển rừng

- Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng

- Lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để phát triển rừng; tổ chứcđăng ký, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụngrừng

- Cấp, thu hồi các loại giấy phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ và pháttriển rừng

- Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, quan hệhợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng

- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng

- Giải quyết tranh chấp về rừng

Câu 9 Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp.

Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp được tổ chức thống nhất

từ trung ương đến cấp huyện, gồm có:

1 Cơ quan thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp ở Trungương là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2 Cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước chuyênngành về lâm nghiệp là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 6

3 Cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước chuyênngành về lâm nghiệp là phòng chức năng được phân công về nông nghiệp vàphát triển nông thôn (tại Nghị định này gọi là phòng chức năng) và Hạt kiểmlâm.

4 Cấp xã (nơi có rừng), có cán bộ lâm nghiệp chuyên trách giúp Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ và phát triểnrừng

5 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụhướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của cơ quan quản lý nhà nướcchuyên ngành về lâm nghiệp ở địa phương

6 Chính phủ có quy định riêng về chức năng, nhiệm vụ của Kiểm lâm

Câu 10: Cơ quan nào thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng?

Trả lời: Cơ quan thực hiện việc quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủthực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước

- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các Bộ, cơquan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệmphối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhànước về bảo vệ và phát triển rừng

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ

và phát triển rừng tại địa phương theo thẩm quyền

Câu 11: Việc bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở những nguyên tắc nào?

Trả lời: Việc bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở những nguyên tắc sau đây:

- Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh

tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo

vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo Quy chế quản lýrừng do Thủ tướng Chính phủ quy định

- Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bềnvững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệuquả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinhphục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâmnghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn vớiphát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng

- Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải tuântheo các quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đất đai và các quy

Trang 7

định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hộihoá nghề rừng.

- Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế củachủ rừngvới lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợiích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếubằng nghề rừng

- Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng rừngtheo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định khác của phápluật, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác

Câu 12: Nhà nước có chính sách gì trong việc bảo vệ và phát triển rừng?

Trả lời: Việc bảo vệ và phát triển rừng là một công việc rất vất vả và khó khăn,

vì đất để trồng rừng thuộc những địa hình không bằng phẳng, phải bỏ chi phí vàcông sức khá nhiều Để khuyến khích đẩy nhanh việc phủ xanh đất trống đồi núitrọc Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 có nhiều chính sách đối với việcbảo vệ và phát triển rừng Cụ thể như sau:

- Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền,đồng bộ với các chính sách kinh tế - xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đờisống nhân dân miền núi

- Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừngphòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, độngvật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoahọc, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và pháttriển rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kêrừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừngchuyên ngành; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụchữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng

tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; có chính sách

hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính sáchkhuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triểnrừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng

ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệuphục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất đểtrồng rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chínhsách đối với tổ chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn,thời gian vay phù hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng

- Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích tổ chức,

hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệpchế biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản

- Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động sảnxuất lâm nghiệp

Trang 8

Câu 13: Để bảo đảm cho việc bảo vệ và phát triển rừng, người bảo vệ và phát triển rừng lấy nguồn tài chính từ đâu?

Trả lời: Để bảo đảm cho việc bảo vệ và phát triển rừng, người bảo vệ và pháttriển rừng lấy tài chính từ các nguồn sau:

Câu 14: Để bảo vệ và phát triển rừng được tốt, pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào?

Trả lời: Thực tế cho thấy, rừng bị tàn phá rất nhiều, tình trạng cháy rừng hàngnăm thường xảy ra Do rừng bị tàn phá, nhiều vùng ở nước ta đã xảy ra lũ quét,lụt bão, gây thiệt hại về người và của rất lớn Trước tình hình đó, để bảo vệ vàphát triển rừng được tốt, pháp luật nghiêm cấm những hành vi sau đây:

- Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép

- Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép

- Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng

- Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng

- Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng

- Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng

- Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép

- Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp

- Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuấtkhẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và pháttriển rừng

- Chăn thả gia sức trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng,trong rừng mới trồng, rừng non

- Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồngốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tàinguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiêncủa rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng;mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng

Trang 9

- Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho thuê,thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sảnxuất là rừng trồng trái pháp luật.

- Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng

- Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng

Câu 15: Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng dựa trên nguyên tắc nào?

Trả lời: Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là công tác quan trọngtrong việc quản lý về rừng Để phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng dựa trên những nguyêntắc sau đây:

- Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát rừng phải phù hợp với chiến lược, quyhoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng, an ninh; chiếnlược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước vàtừng địa phương Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của các cấp phảiđảm bảo tính thống nhất, đồng bộ

- Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải đồng bộ với việclập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Trong trường hợp phải chuyển đổi đất córừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác thì phải có kế hoạch trồng rừng mới

để bảo đảm sự phát triển rừng bền vững ở từng địa phương và trong phạm vi cảnước

- Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm khai thác, sửdụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng,bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; đồng thời bảo đảm xâydựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả và tínhkhả thi, chất lượng của quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

- Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm dân chủ,công khai

- Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và pháttriển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định

- Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được lập và được cơ quannhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định trong năm cuối kỳ quy hoạch, kếhoạch trước đó

Câu 16: Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cần căn cứ vào cơ sở nào?

Trả lời: Rừng gắn liền với đất đai, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừngcũng trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốcphòng Do vậy, lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng dựa vào các căn cứ sauđây:

- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, anninh, chiến lược phát triển lâm nghiệp;

Trang 10

- Quy hoạch sử dụng đất của cả nước và của từng địa phương;

- Kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước;

- Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, khả năng tài chính;

- Hiện trạng, dự báo nhu cầu và khả năng sử dụng rừng, đất để trồng rừng của tổchức, hộ gia đình, cá nhân

Lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây:

- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt:

- Kế hoạch sử dụng đất;

- Kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước;

- Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế -xã hôi, khả năng tài chính;

- Nhu cầu và khả năng sử dụng rừng, đất để trồng rừng của tổ chức, hộ gia đình,

cá nhân

Câu 17: Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng gồm những nội dung gì?

Trả lời: Nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm:

- Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xãhội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng;

- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước, dựbáo các nhu cầu về rừng và lâm sản;

- Xác định phương hướng, mục tiêu bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng trong kỳquy hoạch;

- Xác định diện tích và sự phân bố các loại rừng trong kỳ quy hoạch;

- Xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại rừng

- Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

- Dự báo hiệu quả của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Nội dung kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm:

- Phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước;

- Xác định nhu cầu về diện tích các loại rừng và các sản phẩm, dịch vụ lâmnghiệp;

- Xác định các giải pháp, chương trình, dự án thực hiện kế hoạch bảo vệ và pháttriển rừng;

- Triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm năm đến từng năm

Câu 18: Kỳ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là bao nhiêu năm?

Trả lời: Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, kỳ quy hoạch, kế hoạchbảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với kỳ quy hoạch, chiến lược phát triển

Trang 11

kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước và của từng địa phương Kỳquy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là mười năm Kỳ kế hoạch bảo vệ và pháttriển rừng là năm năm và được cụ thể hoá thành kế hoạch bảo vệ và phát triểnrừng hàng năm.

Câu 19: Cơ quan nào có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng?

Trả lời: Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các

cơ quan được quy định như sau:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch,

kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việclập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương

- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiệnviệc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương

- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kếhoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương theo sự hướng dẫn của Uỷ bannhân dân cấp trên trực tiếp

Câu 20: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quyết định xác lập các khu rừng?

+ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt quy hoạchbảo vệ và phát triển rừng của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh;

+ Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt quyhoạch bảo vệ và phát triển rừng của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

- Thẩm quyền phê duyệt quyết định kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được quyđịnh như sau:

+ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cả nước do

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình;

+ Uỷ ban nhân dân các cấp lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp mìnhtrình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định

- Thầm quyền xác định xác lập các khu rừng được quy định như sau:

Trang 12

+ Thủ tướng Chính phủ quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, rừng đặcdụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc liên tỉnh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn trình;

+ Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định xác lập cáckhu phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất ở địa phương theo quy hoạch bảo

vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt

Câu 21: Trường hợp nào được điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, xác lập các khu rừng?

+ Khi có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấptrên trực tiếp mà sự điều chỉnh đó ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch bảo vệ vàphát triển rừng;

+ Do yêu cầu cấp bách để thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội, quốcphòng, an ninh

- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ vàphát triển rừng nào thì có quyền điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó

- Nội dung điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một phần nội dungcủa quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Nội dung điều chỉnh kế hoạch bảo vệ

và phát triển là một phần nội dung của kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định xác lập khu rừng nào thì cóquyền điều chỉnh việc xác lập khu rừng đó

Câu 22: Trong thời gian bao lâu thì phải công bố quy hoạch, kế hoạch bảo

vệ và phát triển rừng?

Trả lời: Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền phê duyệt, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phảiđược công bố công khai theo các quy định sau đây:

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kếhoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương

- Việc công bố công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân được thực hiện trong suốtthời gian của kỳ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực

Câu 23: Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ

và phát triển rừng?

Trả lời: Trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừngcủa các cơ quan:

Trang 13

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quyhoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước; kiểm tra, đánh giá việcthực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ

và phát triển rừng của địa phương, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch,

kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các cấp dưới trực tiếp

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch,

kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương

- Diện tích rừng, đất để phát triển rừng ghi trong quy hoạch, kế hoạch bảo vệ vàphát triển rừng của địa phương đã được công bố phải thu hồi mà Nhà nước chưathực hiện việc thu hồi thì chủ rừng được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã đượcxác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.Trường hợp chủ rừng không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước thu hồirừng, đất để trồng rừng và bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.Trường hợp sau ba năm không thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đóthì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phải huỷ bỏ kế hoạch, điều chỉnhquy hoạch và công bố công khai

- Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Bảo vệ và Pháttriển rừng năm 2004 định kỳ ba năm một lần phải kiểm tra, đánh giá kết quảthực hiện quy hoạch; hàng năm phải kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạchbảo vệ và phát triển rừng ở các cấp

Câu 24: Việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng dựa trên những nguyên tắc nào?

Trả lời: Việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụngrừng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừngphải đúng thẩm quyền

- Việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừngphải đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sửdụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thời hạn, hạn mức giao rừng, cho thuê rừng phải phù hợp với thời hạn, hạnmức giao đất, cho thuê đất theo qui định của pháp luật về đất đai

Câu 25: Việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng dựa trên những căn cứ nào?

Trả lời: Việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải dựatrên ba căn cứ sau đây:

- Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt, quyết định

- Quỹ rừng, quỹ đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất đặc dụng;

Trang 14

- Nhu cầu, khả năng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thể hiện trong dự án đầu

tư hoặc đơn xin giao đất, giao rừng, thuê đất, thuê rừng, chuyển mục đích sửdụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng

Câu 26: Trường hợp nào Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng?

Trả lời:

- Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng đối với các Banquản lý rừng đặc dụng, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ,đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụngtheo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, quyết định

- Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với các Banquản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình,

cá nhân đang sinh sống tại đó để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộtheo quy hoạch, kế hoạch được duyệt, quyết định phù hợp với việc giao đất rừngphòng hộ theo quy định của Luật Đất đai

- Việc giao rừng sản xuất được quy định như sau: Nhà nước giao rừng sản xuất

là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng không thu tiền sử dụng rừng đốivới hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó trực tiếp lao động lâm nghiệp phùhợp với việc giao đất để phát triển rừng sản xuất theo qui định của Luật Đất đai,

tổ chức kinh tế sản xuất giống cây rừng; đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng rừngsản xuất kết hợp với quốc phòng, an ninh; Ban quản lý rừng phòng hộ trongtrường hợp có rừng sản xuất xen kẽ trong rừng phòng hộ đã giao cho Ban quảnlý

Câu 27: Trường hợp nào Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng?

Trả lời: Nhà nước giao rừng sản xuất tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng cóthu tiền sử dụng rừng đối với các tổ chức kinh tế

Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng đối vớingười Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để thực hiện dự ánđầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư

Câu 28: Trường hợp nào thì tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng?

Trả lời: Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, Nhà nước cho thuê đất đốivới tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trả tiền hàng năm Đất và rừng gắn liềnvới nhau cho nên Nhà nước cho thuê rừng trả tiền hàng năm

- Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ trả tiền hàng năm để bảo vệ

và phát triển rừng kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinhdoanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường

- Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan trảtiền hàng năm để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉdưỡng, du lịch sinh thái - môi trường

- Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước thuê rừng sảnxuất trả tiền hàng năm để sản xuất lâm nghiệp, kết hợp sản xuất lâm nghiệp -

Trang 15

nông nghiệp ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái môi trường.

Nhà nước cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nướcngoài thuê rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền một lần cho cả thời gian thuêhoặc trả tiền hàng năm để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy địnhcủa pháp luật về đầu tư, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngưnghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường

Câu 29: Trường hợp nào thì Nhà nước thu hồi rừng?

Trả lời: Nhà nước thu hồi rừng trong những trường hợp sau đây:

- Nhà nước sử dụng rừng và đất để phát triển rừng vào mục đích quốc phòng, anninh, lợi ích quốc gia

- Nhà nước có nhu cầu sử dụng rừng và đất để phát triển rừng cho lợi ích côngcộng, phát triển kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt

- Tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giaorừng có thu tiền sử dụng rừng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc chothuê rừng trả tiền hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặckhông còn nhu cầu sử dụng rừng

- Sau hai mươi bốn tháng liền kể từ ngày được giao, được thuê đất để phát triểnrừng mà chủ rừng không tiến hành các hoạt động phát triển rừng theo kế hoạch,phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

- Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụđối với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về việcbảo vệ và phát triển rừng

- Rừng được giao, cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đốitượng

- Chủ là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật

Câu 30: Khi Nhà nước thu hồi rừng Nhà nước bồi thường như thế nào?

Trả lời: Khi Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần rừng thì chủ rừng được bồithường thành quả lao động, kết quả đầu tư, tài sản bị thu hồi, trừ các trường hợpquy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004

Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng được thực hiện bằng các hình thứcgiao rừng, cho thuê rừng khác có cùng mục đích sử dụng; giao đất để trồng rừngmới; bồi thường bằng hiện vật hoặc bằng tiền tại thời điểm có quyết định thu hồirừng

Trang 16

Trong trường hợp Nhà nước thu hồi rừng của chủ rừng trực tiếp sản xuất theoquy định để sử dụng rừng và đất để phát triển rừng vào mục đích quốc phòng, anninh, lợi ích quốc gia hoặc Nhà nước có nhu cầu sử dụng rừng và đất để pháttriển rừng cho lợi ích công cộng, phát triển kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch đãđược phê duyệt mà không có rừng để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thìngoài việc được bồi thường bằng hiện vật hoặc bằng tiền, người bị thu hồi rừngcòn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề.

Câu 31: Trường hợp nào khi Nhà nước thu hồi rừng, người có rừng bị thu hồi không được bồi thường?

Trả lời: Những trường hợp sau đây không được bồi thường khi Nhà nước thuhồi rừng:

- Trường hợp sau mười hai tháng liền kể từ ngày được giao, được thuê rừngphòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất để bảo vệ và phát triển rừng mà chủrừng không tiến hành các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng; sau hai mươi bốntháng liền kể từ ngày được giao, được thuê đất để phát triển rừng mà chủ rừngkhông tiến hành các hoạt động phát triển rừng theo kế hoạch, phương án đãđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chủ rừng sử dụng rừng khôngđúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước hoặc vi phạmnghiêm trọng quy định của pháp luật về việc bảo vệ và phát triển rừng; rừngđược giao, cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng; chủ là

cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật

- Rừng được Nhà nước giao, cho thuê mà phần vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngânsách Nhà nước gồm tiền sử dụng rừng, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụngrừng, tiền nhận chuyển nhượng quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; tiềnđầu tư ban đầu để bảo vệ và phát triển rừng

Câu 32: Trường hợp nào được chuyển mục đích sử dụng rừng?

Trả lời: Cùng với sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việcchuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng là cần thiết và không thể tránh khỏi.Tuy nhiên, để tránh tình trạng sử dụng rừng tuỳ tiện làm ảnh hưởng đến môitrường sinh thái Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 quy định rất chặt chẽviệc chuyển mục đích sử dụng rừng như sau:

- Việc chuyển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất sang mục đích sửdụng khác và việc chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừngkhác phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã đượcphê duyệt và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Thủtướng Chính phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phầnkhu rừng do Thủ tướng Chính phủ xác lập; Chủ Tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộhoặc một phần khu rừng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương xác lập

- Việc chuyển rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác phải dựa trên tiêu chí

và điều kiện chuyển đổi do Chính phủ quy định

Trang 17

Câu 33: Cơ quan nào có thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng.

Trả lời:

- Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng được quy định như sau:+ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giao rừng,cho thuê rừng đối với tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nướcngoài; cho thuê rừng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài

+ Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giaorừng, cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân

+ Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền giao, cho thuê rừng nào thì có quyền thu hồirừng đó

- Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng được quy định như sau:

+ Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc mộtphần khu rừng do Thủ tướng Chính phủ xác lập;

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết địnhchuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác lập

Câu 34: Việc thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được quy định như thế nào?

Trả lời: Việc thống kê từng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừngđược quy định như sau:

- Việc thống kê rừng được thực hiện hàng năm và được công bố vào quí I củanăm tiếp theo

- Việc kiểm kê rừng được thực hiện năm năm một lần và được công bố vào quí

II của năm tiếp theo

- Việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được thực hiện thường xuyên;

- Đơn vị thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng là xã,phường, thị trấn

Câu 35: Trách nhiệm thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được quy định như thế nào?

Trả lời: Trách nhiệm thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyênrừng được quy định như sau:

- Chủ rừng có trách nhiệm thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tàinguyên rừng theo hướng dẫn và chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên ngành vềlâm nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với chủ rừng là tổ chứctrong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoàiđầu tư vào Việt Nam; theo hướng dẫn và chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyênngành về lâm nghiệp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với chủ rừng

là hộ gia đình, cá nhân trong nước;

Trang 18

- Chủ rừng có trách nhiệm kê khai số liệu thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễnbiến tài nguyên rừng theo biểu mẫu quy định với Uỷ ban nhân dân xã, phườngthị trấn;

- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kê khai số liệu thống kêrừng, kiểm kê rừng đối với những diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê domình trực tiếp quản lý;

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việcthống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;

- Uỷ ban nhân cấp dưới có trách nhiệm báo cáo kết quả thống kê rừng, kiểm kêrừng, diễn biến tài nguyên rừng lên Uỷ ban nhân dân cấp trên; Uỷ ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kết quả thống kê rừng, kiểm kêrừng, diễn biến tài nguyên rừng lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên

và Môi trường kiểm tra, tổng hợp kết quả thống kê rừng hàng năm, kiểm kêrừng năm năm;

- Chính phủ định kỳ báo cáo Quốc hội về hiện trạng và diễn biến tài nguyênrừng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên vàMôi trường, Cơ quan thống kê trung ương quy định nội dung, biểu mẫu vàhướng dẫn phương pháp thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tàinguyên rừng

Câu 36: Toàn dân có trách nhiệm bảo vệ rừng như thế nào?

Trả lời: Rừng là tài nguyên quý giá cần phải được bảo vệ Việc bảo vệ rừng làtrách nhiệm của toàn dân, cụ thể như sau:

Cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân cótrách nhiệm bảo vệ rừng, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ rừngtheo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, pháp luật về phòng cháy,chữa cháy, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và cácquy định khác của pháp luật có liên quan

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong rừng, ven rừng có trách nhiệmthực hiện các quy định về bảo vệ rừng; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước

có thẩm quyền hoặc chủ rừng về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và hành vi viphạm quyết định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động về nhân lực,phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng

Câu 37: Chủ rừng có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ rừng?

Trả lời: Chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ rừng của mình; xây dựng và thực hiệnphương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng, chống chặt phá rừng,phòng, chống săn, bắt, bẫy động vật rừng trái phép; phòng cháy, chữa cháyrừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và Pháttriển rừng, pháp luật về đất đai, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, pháp luật

về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác củapháp luật có liên quan

Trang 19

Chủ rừng không thực hiện các quy định trên mà để mất rừng được Nhà nướcgiao, cho thuê thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Câu 38: Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ rừng?

Trả lời: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 quy định trách nhiệm của Uỷban nhân dân các cấp trong việc bảo vệ rừng như sau:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm;

+ Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về quản lý, bảo vệ rừng trong phạm

+ Chỉ đạo việc tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng, huy động và phối hợp các lựclượng để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng trên địa bàn;

+ Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trênđịa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theoquy định của pháp luật

- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm:+ Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước

về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng trong phạm vi địa phương mình;

+ Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ

- Uỷ ban nhân dân, xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:

+ Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước

về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng trong phạm vi địa phương mình;

+ Chỉ đạo các thôn, bản và đơn vị tương đương xây dựng và thực hiện quy ước,bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật;

+ Phối hợp với các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, tổ chức lực lượngquần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn; phát hiện và ngăn chặn kịp thời nhữnghành vi xâm phạm, huỷ hoại rừng;

Trang 20

+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, hướng dẫn nhân dânthực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động các lượng chữacháy rừng trên địa bàn;

+ Trình Uỷ ban nhân dân cấp trên đưa rừng vào sử dụng đối với những diện tíchrừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê;

+ Hướng dẫn nhân dân thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng,sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp, làm nương rẫy, địnhcanh, thâm canh, luân canh, chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ vàphát triển rừng đã được phê duyệt;

+ Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừngđối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn; xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định củapháp luật

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp trên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra phá rừng, cháyrừng ở địa phương

Câu 39: Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ rừng?

Trả lời: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 quy định trách nhiệm của các

bộ, cơ quan ngang bộ trong việc bảo vệ rừng như sau:

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp vớicác bộ, cơ quan ngang bộ chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương bảo đảm việc thực hiện các quy định về bảo vệ rừng theo quy địnhcủa Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng; xâydựng lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng

- Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiệnviệc phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy,chữa cháy và quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; đấu tranh phòng,chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng

- Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thựchiện công tác bảo vệ rừng tại các vùng biên giới, hải đảo và vùng xung yếu vềquốc phòng, an ninh; huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng, cứu hộ, cứunạn; tham gia đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ

và phát triển rừng

- Bộ Văn hoá -Thông tin có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ rừng trong các khu rừng đặc dụng cóliên quan đến di sản văn hoá

Ngày đăng: 06/01/2015, 20:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w