Phát triển nguồn nhân lực yếu tố quyết định thành công

Một phần của tài liệu Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 58)

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phát triển nguồn nhân lực yếu tố quyết định thành công

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay VN lần thứ VI, nhiệm kỳ (2010-2015) đã xác định mục tiêu tổng quát của Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay VN nhƣ sau: “Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng Lao động, tăng cƣờng đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ. Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực đảm bảo điều hành bay “An toàn-Điều hoà-Hiệu quả”. Tiếp tục đẩy mạnh chƣơng trình hiện đại hóa công nghệ, nâng cao chất lƣợng dịch vụ điều hành bay ngang tầm quốc tế. Phấn đấu giữ vững mức tăng trƣởng bình quân 3-5%. Đảm bảo đơn vị ổn định và phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời lao động”.

Trong qui hoạch phát triển tới năm 2015, Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay VN đó đặt ra mục tiêu: Điều hành an toàn và hiệu quả các vùng thông báo bay của Việt Nam. Cung ứng các dịch vụ đảm bảo hoạt động bay với chất lƣợng cao, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn khuyến cáo của ICAO. Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật và con ngƣời để sau năm 2015 từng bƣớc chuyển sang hệ thống CNS/ATM mới. Các nhiệm vụ cụ thể là:

Phát triển phù hợp chiến lước phát triển giao thông Hàng không.

Là một trong ba bộ phận cơ bản cấu thành giao thông hàng không, do vậy quy hoạch phát triển Bảo đảm hoạt động bay phải đồng bộ với sự phát triển của vận tải hàng không, các cảng hàng không sân bay. Cơ sở hạ tầng Bảo đảm hoạt động bay phải đƣợc xem nhƣ là một thành phần của hệ thống kỹ thuật hạ tầng hàng không, đồng thời với tƣ cách là một ngành cung cấp dịch vụ cho nên ngành Bảo đảm hoạt động bay phải phát triển đi trƣớc một bƣớc và phát triển phù hợp với chiến lƣợc phát triển giao thông hàng không, yêu cầu cuả nhiệm vụ an ninh quốc phòng.

Các hệ thống Bảo đảm hoạt động bay cung cấp các dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay cho các nhà khai thác bay theo một quy mô khép kín từ điểm đi đến (đối với các đƣờng bay trong nƣớc) trong suốt quá trình bay: cất cánh từ sân bay đi bay đƣờng dài, tiếp cận hạ cánh từ sân bay đến. Hệ thống Bảo đảm hoạt động bay đồng bộ, thống nhất trong cả nƣớc. Vừa là yêu cầu bắt buộc, vừa là yếu tố quyểt định đảm bảo các hoạt động bay diễn ra một cách an toàn, trật tự điều hoà và hiệu quả.

Đối với hệ thống Bảo đảm hoạt động bay đƣợc kết nối, phối hợp với các hệ thống Bảo đảm hoạt động baycủa các quốc gia láng giềng, thực hiện cung ứng dịch vụ kiểm soát không lƣu và các dịch vụ đồng bộ cho một giai đoạn bay trên các đƣờng bay quốc tế qua hai vùng thông báo bay của Việt Nam. Hoạt động bay đi đến các cảng hàng không quốc tế và các sân bay địa phƣơng không chỉ qua các nhà khai thác bay nội địa mà cả các nhà khai thác bay quốc tế.

Với các yêu cầu cơ bản này, thể hiện sự đồng bộ thống nhất của các hệ thống Bảo đảm hoạt động bay trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay phải đáp ứng các chuẩn mực quốc tế (các tiêu chuẩn khuyến cáo thực hành ICAO).

Phát triển nguồn nhân lực yếu tố quyết định thực hiện thành công chương trình phát triển từ nay đến năm 2020, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo.

Một trong những thành tựu của sự phát triển chuyên ngành trong 10 năm vừa qua nhƣ đã đƣợc phân tích và đánh giá là đã xây dựng đƣợc nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc yêu cầu về phát triển, đại đa số còn phục vụ lâu dài, đƣợc đào tạo cơ bản (đại học và sau đại học), năng lực nghiệp vụ chuyên môn khá vững vàng trong hai lĩnh vực quan trọng là không lƣu và kỹ thuật đã xuất hiện nhiều cán bộ có trình độ nghiệp vụ đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, so với lực lƣợng Bảo đảm hoạt động bay của các nƣớc trong khu vực ASEAN lực lƣợng Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam không những đông về số lƣợng, mà hơn hẳn về chất lƣợng đào tạo, có bằng cấp. Phát triển nguồn lực trong giai đoạn tới tập trung trƣớc hết vào nâng cao chất lƣợng lao động hiện nay, chủ yếu nâng cao chất lƣợng ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kỹ năng nghề nghiệp và giao dịch quan hệ, từng bƣớc tạo cho đƣợc lực lƣợng lao động có tay nghề cao, đội ngũ chuyên gia có thể tham gia vào các hoạt động liên doanh, liên kết các chƣơng trình phát triển khu vực, và hoạt động khu vực quốc tế về các lĩnh vực chuyên ngành.

Chuẩn bị nhân lực bổ xung cho các chƣơng trình dự án phát triển, cần có phƣơng án từ giai đoạn chuẩn bị nguồn từ các cơ sở đào tạo trong nƣớc, các chƣơng trình hỗ trợ học bổng…để tuyển chọn lao động đủ về số lƣợng và đáp ứng yêu cầu.

Tiếp tục nghiên cứu để xây dựng chính sách trả công đảm bảo thu nhập cho ngƣời lao động một cách hợp lý làm sao để ngƣời lao động có Bảo đảm

hoạt động bay có mức thu nhập cao hơn mức bình quân của xã hội, để đủ sức thu hút nhân tài cho một loại hình lao động có tính đặc thù của xã hội, nhƣ kiểm soát không lƣu và đối với chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp, không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, trách nhiệm xã hội rất cao. Đặc biệt lao động trong hệ thống quy trình cũng nhƣ cung ứng dịch vụ có tính quốc tế, cả về công nghệ và tiêu chuẩn dịch vụ.

Một phần của tài liệu Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)