Với những kiến thức về lý luận và thực tế có được, tôi muốnđưa ra một số ý kiến đề xuất dưới góc độ cá nhân nhằm phát triển hơn nữamối quan hê kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Nhật
Trang 1Lời nói đầu
Trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, cùng với sự chuyển đổi sang nền kinh
tế thị trường hoạt động ngoại thương của Việt Nam với Nhật Bản đã có nhiềuđóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế của đấtnước Nhật Bản ngày càng trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam tronghoạt động buôn bán cũng như các hoạt động khác như đầu tư, cung cấp tíndụng cho Việt Nam
Bên cạnh những kết quả khả quan đạt được, trong quan hệ giữa ViệtNam với Nhật Bản còn một số hạn chế cần được khắc phục và loại bỏ nhằmphát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước và đưa mối quan hệ này lên tầmcao mới Việc nghiên cứu những thành tựu đã đạt được và những mặt còn tồntại trong mối quan hệ với Nhật Bản là rất cần thiết, đòi hỏi nhiều thời gian,công sức mới có thể đưa ra được những đánh giá chính xác để từ đó đề ranhững giải pháp hữu hiệu nhất xây dựng mối quan hệ này ngày càng tốt đẹphơn
Qua một thời gian thực tập tại Viện nghiên cứu thương mại - BộThương mại, tôi được tiếp xúc với nhiều kiến thức thực tế về hoạt độngthương mại trong và ngoài nước ta và thấy rằng đề tài nghiên cứu về NhậtBản cũng như mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hiện tại và tương lai là mộtmảng đề tài lớn Với những kiến thức về lý luận và thực tế có được, tôi muốnđưa ra một số ý kiến đề xuất dưới góc độ cá nhân nhằm phát triển hơn nữamối quan hê kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản, đưa đất nước
ta ngày càng tiến sâu vào quá trình hội nhập và phát triển Với đề tài “Những giải pháp phát triển quan hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Nhật Bản”,
định hướng nội dung nghiên cứu gồm:
-Sự cần thiết phát triển quan hệ của Việt Nam với các nước và với NhậtBản
Trang 2-Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian qua
-Mục tiêu, phương hướng phát triển quan hệ kinh tế - thương mại ViệtNam - Nhật Bản trong thời gian tới
-Một số giải pháp phát triển kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản
Cụ thể nội dung gồm:
Chương I: Thương mại quốc tế và sự cần thiết phát triển quan hệ với Nhật
Bản
Chương II: Phân tích thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam
-Nhật Bản trong những năm qua
Chương III: Những giải pháp phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt
Nam - Nhật Bản trong thời gian tới
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo PGS.TS Hoàng MinhĐường đã trực tiếp hướng dẫn tôi, các thầy cô giáo cùng các bác, các anh chịtrong Ban nghiên cứu chiến lược phát triển thương mại - Viện nghiên cứuthương mại đã giúp tôi hoàn thành tốt Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Trang 31.Sự cần thiết của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa giữa các nước thông quabuôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa Thương mại quốc tế là lĩnh vực quantrọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc
tế, phát triển kinh tế, làm giàu cho đất nước Thương mại quốc tế có tính chấtsống còn vì lí do cơ bản là ngoại thương mở rộng khả năng sản xuất và tiêudùng của mỗi quốc gia Thương mại quốc tế cho phép một nước tiêu dùng tất
cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giớicủa khả năng sản xuất trong nước khi thực hiện chế độ tự cung tự cấp, khôngbuôn bán ra thị trường nước ngoài
Thương mại quốc tế ngày càng trở nên quan trọng đối với tất cả các quốcgia trên thế giới Mục đích của kinh doanh nói chung là nhằm đạt lợi nhuậntối đa Vì vậy các quốc gia, các doanh nghiệp cần mở rộng kinh doanh để thunhiều lợi nhuận Khi nhu cầu của con người về các sản phẩm, dịch vụ ngàycàng cao, phong phú về thể loại thì dẫn đến cầu về hàng hoá ngày càng tăng.Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp,các quốc gia mở rộng khả năng sản xuất,kinh doanh của mình Tuy nhiên không một quốc gia nào có thể đáp ứng đượctất cả nhu cầu của thị trường trong nước bởi quy luật khan hiếm các nguồn lực
và sự phân bổ các nguồn lực không đồng đều mà các quốc gia gặp phải NhậtBản, quốc gia này không được ưu đãi về nguồn tài nguyên thiên nhiên nênthương mại quốc tế đã giúp họ có được nguồn tài nguuyên mà họ cần.Thương mại quốc tế đã giúp họ có được nguồn tài nguyên mà họ cần Thươngmại quốc tế giúp con người tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu
mã đẹp, chủng loại phong phú, giá cả phải chăng Mỹ là nước có nền công
Trang 4nghiệp phát triển, mặt hàng ôtô xuất khẩu hàng năm chiếm tỉ trọng lớn trongtổng kim ngạch xuất khẩu nhưng hàng năm Mỹ vẫn nhập khẩu một lượng lớnôtô của Nhật, bởi vì mặt hàng này có khả năng đáp ứng cao nhu cầu sử dụngcủa người dân như giá rẻ, tính năng ưu việt Bên cạnh đó, thương mại quốc
tế còn giúp cho các nước kém phát triển, với công nghiệp còn lạc hậu đượctiêu dùng các sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao, hiện đại mà nước đó chưasản xuất được
Thương mại quốc tế làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành nghề, cơcấu vật chất của sản phẩm Trước đây khi nền kinh tế của các quốc gia chưaphát triển, nền sản xuất còn khép kín theo chế độ tự cấp tự túc thì hầu hết cácnước đều sản xuất những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của conngười như lương thực, thực phẩm Khi xuất hiện trao đổi, các quốc gia có lợithế hơn trong sản xuất thì sản xuất nhiều hơn mức tiêu dùng trong nước đểđổi lấy các sản phẩm khác như may mặc, hàng công nghiệp Những năm gầnđây, khi khoa học kĩ thuật đặc biệt là công nghệ trở thành yếu tố đi đầu củalực lượng sản xuất thì người ta quan tâm nhiều hơn đến việc chế tạo nhữngsản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao, giảm càng nhiều càng tốt yếu tố vật chấtcủa sản phẩm Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu gay gắt như hiện nay,các sản phẩm như vậy mới có khả năng thu hút khách hàng và bán được hàngngày càng nhiều hơn
Thực tế đã chứng minh rằng, không một quốc gia nào xây dựng được nềnkinh tế hoàn chỉnh mang tính tự cấp tự túc Bởi vì, muốn làm được điều nàyđòi hỏi phải mất nhiều thời gian, tốn kém về vật chất mà trong bối cảnh nềnkinh tế thế giới hiện nay, chi phí cơ hội để làm được điều đó còn lớn hơnnhiều so với việc mở cửa nền kinh tế, liên kết, hợp tác với tất cả các nước đểcùng nhau phát triển kinh tế Đối với các quốc gia còn kém phát triển về kinh
tế, nghèo nàn, lạc hậu về công nghệ thì thương mại quốc tế đem đến cho họ
cơ hội hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu Hầu hết cácquốc gia này đều thiếu vốn, kĩ thuật, thị trường và khả năng quản lí, vì vậy
Trang 5cần phải có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi trong các lĩnh vực như thuhút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, sử dụng có hiệu quả các khoản vốnvay
2 Nguồn gốc của thương mại quốc tế
Có thể nói nhu cầu trao đổi xuất hiện từ thời cổ đại, nhưng chỉ từ khi rađời nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa mới dẫn đến sự phá vỡ tính chấtđóng kín của từng đơn vị kinh tế trong từng quốc gia và của từng nước
Tiền đề xuất hiện sư trao đổi chính là phân công lao động xã hội Sự tiến
bộ khoa học kĩ thuật, phạm vi chuyên môn hoá ngày càng tăng, số lượng sảnphẩm, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu con người ngày càng dồi dào thì sự phụthuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng lên
Theo quan điểm của chủ nghĩa trọng thương thì mỗi nước muốn đạt được
sự thịnh vượng phải gia tăng khối lượng tiền tệ, muốn có của cải, các nướcphải phát triển buôn bán với nước ngoài
Thương mại quốc tế còn bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên củacác nước Sự khác nhau về điều kiện sản xuất sẽ dẫn đến sự trao đổi giữa cácnước với nhau về những mặt hàng như dầu lửa, lương thực
Theo lí thuyết lợi thế so sánh của nhà kinh tế học người Anh, DavidRicaRdo, cho rằng nếu mỗi nước chuyên môn hoá vào các sản phẩm mà nước
đó có hiệu quả sản xuất so sánh thì thương mại sẽ có lợi cho cả hai bên
Nguồn gốc của thương mại quốc tế còn do sự chênh lệch giữa các nước vềchi phí cơ hội của hàng hoá tạo ra
Sự khác nhau về sở thích và mức cầu cũng là một nguyên nhân để dẫn đếnbuôn bán Ngày nay, do những tiến bộ của khoa học kĩ thuật làm cho lượngsản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều, qui mô sản xuất tăng, cơ cấu đa dạng,cung gặp cầu dẫn đến có sự trao đổi
Như vậy, có nhiều lí do làm xuất hiện sự buôn bán giữa các quốc gia.Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, xu hướng toàn cầu hoá đang đưa
Trang 6các nước ngày càng quan hệ chặt chẽ với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội
3 Khu vực hoá, toàn cầu hoá- mối quan hệ kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay
Trong số các xu hướng mang tính toàn cầu nổi lên trong mấy thập niên gầnđây, xu hướng toàn cầu hoá đang trở thành một đặc trưng phổ biến của sựphát triển thế giới, nó bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Toàn cầu hoá kinh tế là hệ quả của những biến đổi trong lĩnh vực công nghệtruyền thông và thông tin và chính ba nhân tố kĩ thuật, thông tin và tiền vốnlưu chuyển xuyên quốc gia đã trở thành các động lực thúc đẩy quá trình toàncầu hoá Với nền kinh tế toàn cầu hoá, việc tổ chức sản xuất và khai thác thịtrường trong phạm vi một nước đã nhanh chóng chuyển sang tổ chức sản xuất
và khai thác thị trường trên phạm vi thế giới và do vậy, sự phát triển kinh tếcủa bất kì nước nào đều vượt ra khỏi biên giới quốc gia
Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu đã được dự đoán từ lâu Về logic, xuhướng này bắt nguồn từ bản chất của hệ thống kinh tế thị trường là hệ thống
“mở” không bị giới hạn bởi các đường biên giới quốc gia Đây là kết quả củaquá trình phân công lao động quốc tế được đẩy nhanh trong mấy thập niêngần đây Phân công lao động quốc tế đã đạt tới trình độ không chỉ chuyênmôn hoá sản phẩm hoàn chỉnh mà là chuyên môn hoá chi tiết sản phẩm chotừng quốc gia Trên cơ sở đó xuất hiện hình thái quan hệ hợp tác, ràng buộc
và phụ thuộc lẫn nhau trong phân công lao động giữa các nước Hiện nay sảnxuất của một nước phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của một nước khác, bất
kể nước đó là phát triển hay kém phát triển và không còn tình trạng chỉ cónước nhỏ, nước kém phát triển phụ thuộc một chiều, phụ thuộc tuyệt đối vàocác nước lớn, nước phát triển mà đã xuất hiện và gia tăng xu hướng ngược lại:nước lớn, nước phát triển cũng phụ thuộc vào nước nhỏ, lạc hậu
Trang 7Về thị trường hàng hoá, từ năm 1950 đến nay, trong khi GDP của toànthế giới chỉ tăng 5 lần thì khối lượng thương mại quốc tế tăng 16 lần Sự khácbiệt về tốc độ này bộc lộ xu thế gia tăng nhanh chóng hơn các mối liên kếtkinh tế giữa các nước so với mức tăng tiềm lực sản xuất Các quốc gia mởrộng nhanh chóng quan hệ kinh tế quốc tế, xích lại gần nhau hơn về kinh tế,
và do đó phụ thuộc vào nhau nhiều hơn làm cho quan hệ kinh tế quốc tế trởnên tự do hơn, bình đẳng hơn
Một bộ phận quan trọng khác của hệ thống thị trường thế giới là thịtrường tài chính cũngphát triển nhanh chóng Thậm chí, trình độ toàn cầu hoácủa thị trường tài chính đạt mức cao hơn nhiều so với thị trường sản phẩm.Hàng ngày, lượng tiền tệ lưu chuyển trên thị trường tài chính thế giới cao gấp
30 lần khối lượng hàng hoá lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu Trong khi mậudịch quốc tế của giai đoạn 1990- 1997 chỉ tăng 5%/năm thì dòng vốn tư nhânlưu chuyển tăng 30%/năm Điều này chỉ ra rằng toàn cầu hoá hệ thống tàichính đang là mũi nhọn của xu hướng toàn cầu hoá nói chung, đồng thời chothấy các nước trên thế giới phụ thuộc rất chặt chẽ với nhau về tài chính
Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới thông tin toàn cầu tạo ra một sốchuyển biến quan trọng, kết nối tất cả các quốc gia, các vùng địa lí trên tráiđất vào một hệ thống, đồng thời làm đẩy nhanh tốc độ vận động của các qúatrình kinh tế- xã hội- chính trị- quân sự- văn hoá toàn cầu Như vậy mạng lướithông tin là một khâu của xu hướng toàn cầu hoá, đồng thời đóng vai trò làcông cụ, là phương thức đẩy nhanh xu hướng đó
Những năm 1996- 1997 là điểm khởi đầu của những nỗ lực toàn cầunhằm thử nghiệm và khởi động một số quan hệ hợp tác phù hợp với xu thếthời đại Xu hướng tự do hoá thương mại và đầu tư được thúc đẩy bởi sự giatăng mạnh mẽ các hoạt động của các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực hiện
có cũng như đang hình thành Các khối, tổ chức kinh tế ngày càng đóng vaitrò quan trọng trong các cuộc thương lượng, sắp xếp và giải quyết các vấn đềkhu vực và quốc tế trong việc thúc đẩy tự do hoá và giao lưu kinh tế toàn cầu
Trang 8Bất kì nước nào muốn phát triển được trong tương lai đều phải tìm cách trởthành thành viên của ít nhất một tổ chức kiểu như vậy Quá trình toàn cầu hoá
đã dẫn tới việc hình thành các khối kinh tế- mậu dịch khu vực Đây là xuhướng vừa thuận chiều vừa ngược chiều với quá trình toàn cầu hoá Là thuậnchiều theo nghĩa khu vực hoá là một bước, một khâu đệm trong lộ trình gianhập vào hệ thống toàn cầu của mỗi nước Là ngược chiều ở chỗ trong khuônkhổ xu hướng toàn cầu, với các qui tắc mở cửa, tự do hoá và quan hệ bìnhđẳng giữa các nước thì khu vực hoá lại có nghĩa là phân chia thế giới theomảng, khối tạo ra sự phân biệt đối xử mang tính khu vực trong cuộc cạnhtranh không ngang bằng về thể chế giữa nhóm nước trong khu vực với cácnước và nhóm nước ngoài khu vực Nhưng dẫu sao khu vực hoá cũng đang làmột xu thế tất yếu, thậm chí là xu thế nổi bật trong giai đoạn hiện nay
Đối với nước ta, với bước chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, xuhướng này tác động mạnh, có ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện đến tất cả các khíacạnh của đời sống kinh tế -chính trị- xã hội Hiện nay, càng tiến sâu vào quátrình hội nhập quốc tế, chúng ta càng cảm nhận rõ hơn những mặt tích cựccũng như tiêu cực của quá trình này Nhưng nổi bật lên trên hết là nhữngthách thức to lớn và gay gắt mà xu hướng này đặt ra Những ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, những vấn đề về cạnh tranh phải đối mặtkhi gia nhập AFTA hay các thách thức Việt Nam gặp phải khi tham gia các tổchức quốc tế khác: APEC, WTO đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu một cáchtoàn diện, triệt để những cơ hội và thách thức mà vấn đề toàn cầu hoá đặt ra
để thiết kế đường lối và hoạch định chiến lược phát triển của đất nước trongthời gian tới
II Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, sự cần thiết phát triển quan hệkinh tế,thương mại Việt Nam-Nhật Bản
1.Một số đặc điểm về đất nước Nhật Bản.
1.1Đất nước Nhật Bản
Trang 9Quần đảo Nhật Bản nằm ở phía Tây Bắc lòng chảo Thái Bình Dương, baogồm hơn 3300 đảo với tổng diện tích là 378000 km2 Nhật Bản là một nướcnghèo tài nguyên nhưng lại giàu phong cảnh.
Về vị trí địa lí, Nhật Bản nằm ngay trên “vành đai lửa” Thái Bình Dươngnên điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như núi lửa, động đất, sóng thần là nhữnghiểm hoạ mà người dân Nhật luôn phải gánh chịu Biển cả đóng một vai tròquan trọng trong đời sống cũng như cho nền kinh tế Nhật Nhật Bản có nhữngbãi cá tự nhiên giàu trữ lượng nhất trên thế giới nên ngành công nghiệp đánhhải sản cũng rất phát triển Bên cạnh đó, biển còn đóng vai trò quan trọngtrong hoạt động giao thông vận tải, giao lưu thương mại trong nước cũng nhưquốc tế
Nhật Bản có rất ít tài nguyên, khoáng sản Mặc dù Nhật Bản có một số mỏthan nhưng chất lượng không tốt và chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu trongnước Hầu hết các nguyên nhiên liệu chiến lược cần cho công nghiệp hiện đại
và cuộc sống hàng ngày đều phải nhập từ các nước
1.2 Con người Nhật Bản
Theo số liệu năm 1999 Nhật Bản có 126,7 triệu dân, đứng thứ 7 trên thếgiới Nhưng với diện tích tương đối nhỏ, mật độ dân số của Nhật Bản là 335người/ 1km2 Dân cư Nhật Bản có độ thuần nhất rất cao và phân bố khôngđều Điều kiện tự nhiên buộc họ phải tập trung ở những vùng đất chật hẹp nhưcác vùng đồng bằng ven biển, các lưu vực sông
1.3 Về văn hoá, tôn giáo và phong tục tập quán của người dân Nhật Bản
Đặc điểm nổi bật của văn hoá Nhật Bản là sự tồn tại song song của các yếu
tố truyền thống và hiện đại Trước đây, tư tưởng của người Nhật Bản chịunhiều ảnh hưởng của Khổng giáo nhưng sau phục hưng Minh Trị, các tưtưởng phương Tây đã được du nhập và hiện nay để lại dấu ấn sâu sắc trongkiến trúc nhà ở, thói quen ăn uống kiểu châu Âu Một nét khác về văn hoá
Trang 10Nhật Bản được thể hiện trong cách nghĩ và làm việc tập thể Họ thường gạt bỏcái tôi, đề cao cái chung, tìm sự hoà hợp giữa cá nhân và cộng đồng Về mặttôn giáo, ở Nhật Bản có nhiều tôn giáo khác nhau Có thể thấy Nhật Bản vàViệt Nam có nhiều nét tương đồng, cùng chịu ảnh hưởng của văn hoá TrungQuốc, thể hiện ở tư tưởng Khổng giáo và Phật giáo Đây là một trong nhữngđiều kiện thuận lợi trong quan hệ giữa hai nước không chỉ về mặt văn hoá màcòn về mặt kinh tế, chính trị.
1.4 Khái quát tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản
Bắt đầu từ năm 710, Nhật Bản bước vào giai đoạn phong kiến chủ nghĩa.Trong thời kì này, kinh tế Nhật Bản chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp trồnglúa, về cơ bản người ta dễ dàng cho rằng đó là nền kinh tế tự cấp tự túc, hoạtđộng trao đổi chủ yếu là hàng đổi hàng, ít dùng tiền tệ Trên thực tế, do cónền chính trị ổn định nên vào giai đoạn cuối của thời kì phong kiến chủ nghĩa,Nhật Bản đã có một nền kinh tế hàng hoá phát triển tương đối rộng khắp, làmlung lay những nền tảng của chế độ phong kiến Khi Nhật Bản chuyển sanggiai đoạn cải cách Minh Trị, chính quyền Minh Trị đã thực hiện nhiều cuộccải cách sâu rộng trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội nhằm haimục tiêu chiến lược: hiện đại hoá quân sự và phát triển kinh tế Thời gian này,Nhật Bản có chủ trương học tập kinh nghiệm, tiếp thu các thành tựu củaphương Tây và nhờ vậy đã đạt được cả hai mục tiêu chiến lược của mình.Kinh tế thời kì này phát triển nhanh chóng, thu nhập quốc dân tăng 3 lần từnăm 1890 đến 1912 Đến cuối thời Minh Trị, những khó khăn ban đầu củaquá trình công nghiệp hoá đã được khắc phục Tuy đã đạt được nhiều thànhtựu đáng kể trong giai đoạn 1868- 1911 nhưng nền kinh tế Nhật Bản chỉ thực
sự cất cánh kể từ giai đoạn 1912- 1936 Đây là giai đoạn nền kinh tế Nhật Bảnchuyển mạnh từ nền kinh tế nông - công nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp
tư bản, nông nghiệp chỉ giữ vai trò hỗ trợ cho quá trình công nghiệp hoá Sauchiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản hoàn toàn kiệt quệ do thiếu
Trang 11nguyên - nhiên liệu cơ bản phục vụ cho công nghiệp Mặt khác Nhật Bản lànước thua trận nên phải bồi thường chiến tranh cho các nước đồng minh.Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành nhiều cải cách, thủ tiêu độc quyền, dân chủhoá lao động và ban hành chính sách về tài chính tiền tệ nhằm khắc phụctình trạng thất nghiệp( 20%), siêu lạm phát (8000%) Cùng với tác động tíchcực của các yếu tố bên ngoài, đến năm 1951, về cơ bản Nhật Bản đã phục hồiđược mức sản xuất trước chiến tranh và có thể tự quyết định chính sách kinh
tế cuả mình Giai đoạn 1952- 1973 là thời kì tăng trưởng thần kì của nềnkinh tế Nhật Bản, và đến năm 1968 Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tếlớn thứ hai sau Mỹ
Tuy nhiên nền kinh tế Nhật Bản vẫn mang tính chất không ổn định do phụthuộc gần như hoàn toàn vào nguồn nguyên nhiên liệu nước ngoài Từ năm
1974, sự thần kì của nền kinh tế Nhật Bản đã thực sự chấm dứt GDP thời kìnày biến động thất thường và thấp hơn hẳn những kì trước Nguyên nhân sâu
xa của tình trạng này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng củathế giới thời kì 1973- 1975 Chính phủ Nhật Bản lại một lần nữa tiến hành cảicách, mở rộng nhu cầu trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợpvới nền kinh tế thế giới và những biện pháp này đã tỏ ra có hiệu quả Nềnkinh tế Nhật Bản đã chuyển từ cơ cấu tăng trưởng chủ yếu dựa vào thị trườngnước ngoài sang cơ cấu tăng trưởng chủ yếu do nhu cầu nội địa thúc đẩy, từ
đó khắc phục được những ảnh hưởng tiêu cực do đồng Yên lên giá gây ra.Tuy nhiên từ năm 1992 cho đến nay, Nhật Bản luôn chìm sâu vào khủnghoảng trì trệ Tăng trưởng kinh tế trung bình thời 1992-1995 đạt 1,4% Đếnnăm 1996, tình hình phát triển kinh tế có khả quan hơn và đạt mức 3,6%.Năm 1997 tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm mạnh, thậm chí đạt mức tăngtrưởng âm - 0,7% và giảm xuống mức - 1,8% năm 1998 Năm 1999, chỉ tiêunày của Nhật Bản là 0,5% và năm 2000 là 1,2%.Vài năm trở lại đây, nền kinh
tế Nhật mặc dù chưa lấy lại được vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của
Trang 12các nước trong khu vực nhưng phần nào có dấu hiệu phục hồi và đang dầnkhắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra gần đây.Khi đề cập đến nền kinh tế Nhật Bản, yếu tố công nghệ không thể khôngđược nói đến bởi vì công nghệ là thế mạnh và làm nên sức cạnh tranh của cácsản phẩm Nhật trên trường quốc tế Một số ngành công nghiệp của Nhật nhưsản xuất ôtô, sản xuất thép và tự động hoá công nghiệp được coi là đứng đầuthế giới Nhưng về các lĩnh vực khác như vũ trụ, năng lượng, viễn thông,công nghệ bảo vệ môi trường thì Nhật Bản còn kém xa các nước như Mỹ,Nga
Vấn đề đặt ra đối với kinh tế Nhật Bản là phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế
để thích ứng kịp thời với những biến đổi to lớn của tình hình thế giới cũngnhư trong nuớc, xứng đáng với vai trò cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giớisau Mỹ
1.5.Ngoại thương của Nhật Bản
Do những hạn chế về các điều kiện tự nhiên, Nhật Bản không đủ tàinguyên để đáp ứng nhu cầu trong nước, vì vậy trong lịch sử kinh tế Nhật Bản,ngoại thương đóng vai trò cực kì quan trọng, là động lực thúc đẩy nền kinh tếphát triển Trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hoá, việc xuất khẩunhững sản phẩm công nghiệp nhẹ như hàng dệt, may mặc đã là tiền đề choviệc nhập khẩu những mặt hàng máy móc, công nghệ phục vụ cho côngnghiệp hoá Trong thời gian sau đó, việc nhập khẩu nguyên nhiên liệu thô đểtiến hành gia công trong nước sau đó tái xuất khẩu là chính sách đúng đắn vàmang lại thành công to lớn cho kinh tế Nhật Tuy nhiên, sau khi gặp nhiềukhó khăn bắt nguồn từ tác động của các cuộc khủng hoảng nguyên nhiên liệu,chính sách ngoại thương của Nhật Bản đã có nhiều thay đổi Một mặt, NhậtBản tiến hành đa phương hoá nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu, mở rộng địabàn xuất khẩu, tránh tập trung xuất khẩu vào một số nước, một số khu vực, đadạng hoá mặt hàng xuất khẩu giảm tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào một số
Trang 13mặt hàng Những biện pháp này đã giúp Nhật Bản giảm bớt được tác độngcủa yếu tố bên ngoài Mặt khác, Nhật Bản vẫn tiếp tục bảo hộ nền sản xuấttrong nước bằng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nghiêm ngặt Vàonhững năm gần đây, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm doảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực,ngoại thương của Nhật cũng rơi vào tình trạng trì trệ Nhìn chung xuất khẩugiảm sút ở hầu hết tất cả các mặt hàng Nhập khẩu của Nhật Bản cũng suygiảm nghiêm trọng Hầu hết nhập khẩu của Nhật từ các thị trường đều giảm,trong đó giảm mạnh nhất từ khu vực các nước ASEAN, các nước NICs Châu
á Đối với các mặt hàng nhập khẩu, dầu thô luôn là mặt hàng chiếm tỉ trọnglớn trong kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh 36%
2.Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam những năm qua
Quá trình phát triển và mở rộng thương mại quốc tế của Việt Nam gắn liềnvới cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc thời kì trước đây vàgắn liền với công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế đi lên theo định hướng xãhội chủ nghĩa trong mấy chục năm trở lại đây
2.1 Kinh tế Việt Nam trước cách mạng tháng 8-1945.
Thời kì này, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế nông nghiệp tự cấp,
tự túc, lại thường xuyên bị nạn ngoại xâm nên không thể có sự phân công laođộng xã hội cao trong nông nghiệp để thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển mộtcách mạnh mẽ
Sản xuất hàng hoá mang tính chất giản đơn, trong khi thị trường chật hẹp.Trong nhiều thế kỷ, tình hình kinh tế trong nước ở trạng thái khan hiếm sảnphẩm Quan hệ buôn bán của Việt Nam thời kỳ phong kiến chủ yếu là vớiTrung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha Hàng hoá bán ra bao gồmnông lâm hải sản quý hiếm có sẵn trong tự nhiên như ngà voi, nấm hương ,
Trang 14hàng thủ công như lụa, đồ mỹ nghệ Hàng hoá buôn bán với các nước khôngphải do công nghiệp sản xuất ra mà chỉ là những sản phẩm thủ công, phụthuộc vào người mua đặt hàng Thời kì này, hàng hoá mua vào chia làm baloại: để thoả mãn tiêu dùng xa hoa của vua quan phong kiến như lụa là, gấmvóc hổ phách , để gìn giữ xã tắc như vũ khí , để phục vụ tiêu dùng trongnhân dân như gương lược, thuốc men
Nhìn chung, tính chất của thương mại quốc tế thời kì này không có cơ sởkinh tế bên trong thúc đẩy, hoạt động thương mại quốc tế hầu như chỉ mangtính bị động
Sang thời kỳ Pháp thuộc, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam làmột thuộc địa kém phát triển nhất trong các thuộc địa ở châu á của Pháp.Trước chiến tranh thế giới thứ hai, lúc mà Việt Nam đạt mức phát triển caonhất dưới thời Pháp thuộc, nền kinh tế nước ta vẫn là một nền kinh tế nôngnghiệp lạc hậu, canh tác theo kĩ thuật cổ truyền Còn công nghiệp tập trungvào khai thác tài nguyên thiên nhiên ( chủ yếu là ngành khai khoáng); côngnghiệp chế biến nhỏ bé, tập trung vào những ngành sử dụng nhiều lao động vànguyên liệu tại chỗ hoặc những ngành đầu tư ít vốn, thu nhiều lợi nhuận, thuhồi vốn nhanh Với nền kinh tế như vậy, thương mại quốc tế kém phát triển cả
về quy mô, chủng loại mặt hàng và thị trường Xuất khẩu chủ yếu của nước tathời kỳ này là nông sản và khoáng sản với 3 mặt hàng chủ yếu là gạo, cao su
và than đá Nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng và một số nguyên liệu nhưxăng dầu, bông vải Máy móc thiết bị cũng có nhập nhưng chiếm tỷ lệ thấp, từ1,4% đến 8,8%
2.2 Kinh tế Việt Nam từ 1946 đến 1986.
Sau khi giành được độc lập, chính quyền non trẻ của chúng ta gặp phải rấtnhiều khó khăn về tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế chính trị, xã hội.Cùng một lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ lớn: vừa cải tạo và xây dựng kinh
tế, phát triển văn hoá vừa phải tiến hành chiến tranh chống Mỹ cứu nước, xây
Trang 15dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh độc lập dân tộc ở miền Nam Chúng ta cóchủ trương mở rộng và phát triển thương mại quốc tế phục vụ công cuộc khôiphục kinh tế miền Bắc, xây dựng hậu phương vững mạnh cho đấu tranh giảiphóng miền Nam Với phương châm không ngừng củng cố và phát triển quan
hệ kinh tế với nước ngoài, năm 1955, Việt Nam đã ký với Liên Xô, TrungQuốc và các nước XHCN khác các hiệp định về viện trợ hàng hoá và kỹ thuậtgiúp Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh Đặc điểm cơ bản của hoạtđộng ngoại thương thời kì này là xuất nhập khẩu tăng chậm, xuất siêu lớn, cơcấu hàng xuất khẩu phản ánh trình độ phát triển kinh tế lạc hậu và không ổnđịnh
Vào những năm giữa thập kỷ 80, nước ta rơi vào cuộc khủng hoảngnghiêm trọng, lạm phát ba con số, đời sống của nhân dân rất khó khăn Bêncạnh đó, Mỹ và các nước có thái độ thù địch thực hiện chính sách bao vây,cấm vận, ngừng viện trợ và đầu tư kể cả các khoản đã cam kết với chính phủViệt Nam
2.3 Kinh tế Việt Nam từ 1986 đến nay.
Trước những biến đổi của tình hình thế giới và những khó khăn trongnước, năm 1986, nước ta đã có bước chuyển đổi cơ bản, từ chỗ đóng cửa nềnkinh tế sang mở cửa nền kinh tế Cho đến nay, chúng ta đã gặt hái đượcnhững kết quả đáng mừng Về chính sách thương mại quốc tế được thể hiệnqua những nội dung sau:
-Đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu
-Mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá thị trường
-Đổi mới cơ chế quản lí và chính sách xuất nhập khẩu theo hướng mởrộng quyền tiếp xúc với bên ngoài, quyền hoạt động xuất nhập khẩu cho cácngành, các địa phương, các doanh nghiệp, xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp,chuyển hoạt động thương mại quốc tế sang hạch toán
Trang 16Thị trường xuất nhập khẩu có sự chuyển biến mới Xuất khẩu thời kỳ nàytăng nhanh, cơ cấu xuất khẩu có sự thay đổi, cán cân mậu dịch được cải thiệndần Đến năm 1995, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 6 lần so với năm 1986.Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã làm cho bộ mặt đất nước thay đổinhiều Cơ cấu kinh tế chuyển đổi dần theo hướng ngày càng hợp lý, tỷ trọngngành nông nghiệp trong GDP giảm dần trong khi tỷ trọng ngành dịch vụngành càng tăng Đến năm 2000, lao động dịch vụ đóng góp trên 45% vàoGDP
3 Quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản
Nước ta và một số nước khác đã có lúc xem xét vấn đề độc lập kinh tế vàxây dựng một nền kinh tế hoàn chỉnh mang tính tự cấp tự tuc để tránh sự lệthuộc vào bên ngoài Có thể nói, việc mở rộng thương mại quốc tế và các mốiquan hệ kinh tế đối ngoại khác là vận dụng một trong những bài học kinhnghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn của nước ta trong những năm qua Trongbáo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội lần thứ VInhấn mạnh: Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng,
đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nammuốn là bạn với tất cả các nước, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.Đến Đại hội VII, Đảng tiếp tục khẳng định tính đúng đắn trong hướng đi củamình và nhấn mạnh: chúng ta chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi vớitất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xã hội trên cơ sở các nguyêntắc tồn tại hoà bình
Bối cảnh nền kinh tế thế giới và những những xu hướng phát triển chungcủa nó có ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ giữa các quốc gia nói chung và giữaViệt Nam với Nhật Bản nói riêng Nền kinh tế thế giới hiện nay đang ngàycàng gắn bó chặt chẽ giữa các nước với nhau thông qua việc trao đổi hànghoá, dịch vụ và di chuyển vốn giữa các quốc gia Xu hướng toàn cầu hoá thểhiện đặc biệt rõ nét trong trường hợp Nhật Bản Các công ty đa quốc gia của
Trang 17Nhật đang chiếm ưu thế trong việc mở rộng, phân bố các chi nhánh ở khắpnơi trên thế giới Trong xu hướng toàn cầu hoá như vậy, nhiều quốc gia đangphát triển trong đó có Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhờ tác dụng củađầu tư trực tiếp nước ngoài và mở rộng xuất khẩu.
Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng9/ 1973 Giữa kinh tế và ngoại giao có mối quan hệ bổ sung, tạo điều kiện chonhau cùng phát triển: kinh tế mạnh tạo thêm thế cho ngoại giao, còn ngoạigiao tốt giúp phát triển kinh tế hiệu quả hơn Chính các điều kiện trên đã giúpcho nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nước ta hội nhập sâu
và rộng hơn trên trường quốc tế
Tiền đề cho mối quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản chính là ở đường lối,chính sách của hai nước cũng như xu hướng chung của nền kinh tế thế giới.Bên cạnh đó, những lợi ích mà hai bên đã, đang và sẽ đạt được là động lựcthúc đẩy hai nước phát triển hơn nữa mối quan hệ này
4 Sự cần thiết phát triển quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Nhật Bản
Với điều kiện địa lí tự nhiên thuận lợi, cộng với sự tương đồng về văn hoá,phong tục giữa hai dân tộc, Việt Nam và Nhật Bản có nhiều thuận lợi để pháttriển mối quan hệ kinh tế-thương mại ngày càng tốt đẹp hơn, mang lại nhiềulợi ích hơn nữa cho cả hai bên Nhận thức được điều này, trong những nămqua quan hệ giữa hai nước đã được thiết lập và mang lại những thành côngđáng kể cho cả hai bên
Trước hết, đối với Việt Nam,việc phát triển quan hệ kinh tế-thương mại sẽđem lại nhiều thuận lợi Trong lĩnh vực ngoại thương, Nhật Bản có một thịtrường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm của Việt Nam như: dầu thô, hàngdệt may, than, cà phê nhờ đó tích luỹ được một nguồn ngoại tệ đáng kể chođất nước, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước Mặt khác, thông quanhập khẩu, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam sẽ được thoả mãn vớinhững hàng hoá có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp, nhiều tíng năng, tác dụng
Trang 18do Nhật Bản sản xuất Đây cũng là một động lực để nâng cao khả năng cạnhtranh của các doanh nghiệp trong nước với hàng hoá nhập khẩu từ Nhật Bản.Hơn nữa khi tham gia vào quan hệ ngoại thương với Nhật, Việt Nam có thểnhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại từ một nước có công nghệ tiên tiến nhưNhật Bản, để từ đó đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, nâng cao năng suất lao động cho nền kinh tế nói chung Trong lĩnh vựcđầu tư, do có xu hướng di chuyển sản xuất ra nước ngoài, Nhật Bản đang làmột trong những nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam Thông qua hoạt động đầu
tư, Việt Nam đã thu hút được một nguồn vốn lớn cũng như tiếp thu đượcnhững công nghệ mới, kinh nghiệm quản lí tiên tiến của Nhật Bản Với luồngvốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ cải thiện phần nào tìnhtrạng thiếu vốn, thiếu công nghệ mà các nước đang phát triển trong đó có ViệtNam đang gặp phải Bên cạnh đó, với công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, việckhai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trở nên có hiệu quả hơn, tiết kiệmnguồn tài nguyên cho đất nước
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại với Nhật Bản, Việt Nam còn nhận đượcnhững khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) rất lớn Đây là hoạt độngviện trợ mang tính chất chính phủ, là sự giúp đỡ của chính phủ Nhật Bản đốivới công cuộc khiến thiết, phát triển đất nước của Việt Nam Hoạt động nàyđược chính phủ Nhật Bản tiến hành từ khá lâu và đóng một vai trò quan trọngtrong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam cho tới nay Thông qua ODA,Nhật Bản đã hỗ trợ cho Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội vốnlạc hậu và hư hỏng nghiêm trọng, với các dự án xây dựng và tu sửa đường sá,cầu cống, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, khai thác nguồn nănglượng làm thay đổi bộ mặt của đất nước, đồng thời làm tăng sức hấp dẫn đốivới các nhà đầu tư nước ngoài
Trong quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Nhật Bản, không chỉ manglại nhiều thuận lợi cho Việt Nam mà về phía Nhật cũng có nhiều lợi ích, gópphần đạt được mục tiêu kinh tế-chính trị của mình Về mặt kinh tế, Việt Nam
Trang 19là một thị trường rộng lớn của các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là các mặthàng như đồ điện tử, xe máy, ôtô Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyêndồi dào nên sẽ là nơi cung cấp ổn định các mặt hàng nguyên nhiên liệu nhưdầu mỏ, than đá, khí đốt , những nguyên nhiên liệu thiết yếu nhưng NhậtBản rất khan hiếm Mặt khác, cùng với sự gia tăng đầu tư sang Việt Nam, mộtthị trường lao động rẻ, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng tiết kiệm được chiphí sản xuất, cạnh tranh tốt hơn trong xuất khẩu, gia tăng hiệu quả của nềnsản xuất nói chung Ngoài những lợi ích về kinh tế, Nhật Bản còn đạt đượcnhững mục tiêu chính trị của mình thông qua việc cung cấp ODA cho ViệtNam nói riêng và cho các nước Châu á nói chung Qua đó Nhật Bản muốn cómột vai trò quan trọng hơn, một tiếng nói có trọng hơn đối với nền chính trịtrong khu vực cho tương xứng với tầm vóc kinh tế của mình Trên thực tế,mục tiêu này đã dần đạt được.
III Thuận lợi và khó khăn trong việc mở rộng quan hệ kinh tế -thương mại Việt Nam - Nhật Bản
1 Những thuận lợi đối với Việt Nam.
Quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản là mối quan hệ tất yếu không chỉ do
xu hướng chung của toàn thế giới mà còn do nội lực kinh tế của mỗi nước.Nhật Bản là nước ít tài nguyên nhưng giàu về công nghệ trong khi đó ViệtNam là nước có nguồn tài nguyên phong phú nhưng chậm phát triển Vì vậymối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản sẽ bổ sung phần nào những gì mà hai bêncần có Việt Nam khi mở rộng quan hệ với Nhật Bản thể hiện ở những mặt lợisau đây:
-Việt Nam quan hệ với một nước có tiềm lực kinh tế mạnh về tài chính ,uytín trên thị trường quốc tế
Trang 20-Việt Nam tiếp cận được với quốc gia có công nghệ hiện đại Điều này sẽgiúp Việt Nam tận dụng lợi thế của các nước đi sau về công nghệ thông quachuyển giao công nghệ, “đi tắt đón đường” về công nghệ hiện đại.
-Việt Nam kàm quen, học hỏi được những kinh nghiệm quản lý tiên tiếncủa Nhật Bản Nhật Bản là nước có số lượng lớn các tập đoàn kinh doanhthành công trên thị trường của nhiều nước Thông qua hỗ trợ đào tạo củachính phủ Nhật Bản, các cuộc tiếp xúc với các chuyên gia hay thông qua cáchình thức liên doanh liên kết với Nhật Bản, Việt Nam sẽ học hỏi được kinhnghiệm quản lý tiên tiến mà ở Việt Nam hiện cón đang thiếu
-Nhật Bản có thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng để các doanh nghiệpViệt Nam kinh doanh Trong nhiều năm nay, trong quan hệ thương mại,chúng ta luôn xuất siêu sang thị trường Nhật Bản nhưng vẫn được chính phủchấp nhận và khuyến khích
2 Những khó khăn Việt Nam gặp phải.
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, Việt Nam còn gặp phải rất nhiều khókhăn khi quan hệ với Nhật Bản
-Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển cao, đời sống người dân caovào loại nhất thế giới Mặt khác Nhật Bản lại là nước công nghệ ứng dụnghiện đại nên sản phẩm sản xuất ra có mức chuẩn hoá rất cao Ngược lại, ViệtNam mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của quá trình xây dựng nền kinh tế vữngmạnh Do đó các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản thườnggặp khó khăn về vấn đề chất lượng Để cải tiến được chất lượng hàng hoá nhưmức chuẩn hoá của người Nhật đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian và vốn đểđầu tư cho công nghệ Đây là vấn đề không dễ gì giải quyết được ngay
-Việt Nam gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh trong kinh doanh xuấtnhập khẩu với Nhật Bản Đối tác làm ăn của Nhật Bản gồm nhiều nước làcường quốc kinh tế như Mỹ, Trung Quốc Việt Nam chỉ là một bạn hàng rất
Trang 21nhỏ bé của Nhật Bản, lượng hàng hoá Nhật Bản nhập khẩu từ Việt Namchiếm chưa đầy 1% dung lượng thị trường
-Mặc dù vậy, Nhật Bản lại là đối tác lớn nhất của Việt Nam trong hoạtđộng buôn bán Điều này thể hiện vị thế của Việt Nam trong mối quan hệ này
là rất nhỏ bé
Có thể nói, mối quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Nhật Bản có tầmquan trọng rất lớn cho phát triển kinh tế của cả hai nước, nó làm nền tảng chonhững mối quan hệ chính trị, văn hoá, xã hội giữa hai nước, hai dân tộc.Thông qua hợp tác kinh tế, thương mại, hai nước Việt Nam và Nhật Bản đềuđạt được những lợi ích riêng cũng như những lợi ích chung cho một thế giớihoà bình và phát triển Vì vậy, việc nghiên cứu chi tiết thực trạng cũng nhưtriển vọng của mối quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Nhật Bản là rất cầnthiết, để trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm phát triển hơn nữa mốiquan hệ này góp phần vào việc đề ra những chiến lược đúng đắn, phục vụ chomục tiêu đổi mới của Việt Nam
Chương II
Phân tích thực trạng quan hệ kinh tế -thương mại Việt Nam-Nhật Bản
trong những năm qua
I.Điểm lại quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam Nhật Bản
1.Trước năm 1987
Từ cuối chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ của Nhật Bản và Việt Nam
đã trải qua những bước thăng trầm do những thay đổi của tình hình tại bánđảo Đông Dương Đến giữa những năm 1970, các nhà lãnh đạo trong chínhphủ và giới kinh doanh Nhật đã biểu thị một phần nào đó sự quan tâm, nhiệttình đối với Việt Nam Nhưng đến năm 1979, quan hệ chính thức giữa hainước lại rơi vào bế tắc và hạ xuống mức thấp nhất bởi những sự kiện ở bánđảo Đông Dương
Trang 22Quan hệ giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản thời kì từ sau chiến tranh thếgiới thứ hai đến trước năm 1987 có thể chia làm hai giai đoạn: trước và saukhi Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật
1.1Thời kì trước năm 1973.
Tháng 9-1951, Nhật Bản đã kí hiệp định hoà bình với 48 quốc gia, trong
số đó có chính phủ Bảo Đại do Pháp bảo trợ nhưng không có đại diện nào từchính phủ của Việt Nam dân chủ cộng hoà Vào thời điểm này, Nhật Bản đãbình thường hoá quan hệ với chính phủ Bảo Đại và chỉ có những mối quan hệkhông chính thức với Bắc Việt Nam Đây là sự khởi đầu chính sách của NhậtBản đối với Việt Nam và kéo dài đến năm 1973 Ban đầu, buôn bán giữa NhậtBản với Việt Nam phải thực hiện gián tiếp thông qua trung gian và đến năm
1958, chính phủ Nhật mới cho phép buôn bán trực tiếp Bất chấp sự do dự haycản trở của chính phủ Nhật và sức ép của Mỹ, những quan hệ thương mại củaNhật với Bắc Việt Nam vẫn được duy trì chủ yếu nhờ vào những cố gắng củachính phủ Việt Nam và của các công ty tư nhân Nhật Bản thuộc hội mậu dịchViệt-Nhật Tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nước có xu hướng tăng vào đầunhững năm 1960 do Việt Nam bắt đầu kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ nhất.Giữa những năm 1960, việc Mỹ ném bom miền Bắc đã làm giảm phần lớnlượng hàng hoá buôn bán giữa hai nước Từ 1968 đến 1972, tổng kim ngạchngoại thương giữa hai nước tăng giảm thất thường do mỹ tiếp tục bắn phámiền bắc vào những năm 1970, 1972 Tuy nhiên, thương mại giữa hai nướccòn khiêm tốn cả về giá trị và qui mô
1.2 Thời kì từ năm 1973 đến năm 1987.
Việc kí kết hiệp định hoà bình Paris vào tháng giêng năm 1973 đã mở ramột thời kì mới trong chính sách của Nhật đối với các nước Đông Nam á,trong đó có Việt Nam Vào thời điểm nay, quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và
Mỹ về vấn đề Đông Dương đã không còn tồn tại, cùng với xu thế chuyển sang
Trang 23đối thoại của các nước trên thế giới và trong khu vực, Nhật Bản chuyển sangbình thường hoá quan hệ với một số nước ở Châu á và Việt Nam Nhật coicác nước Châu á có tầm quan trọng hơn trong chính sách ngoại giao và thừanhận rằng, ASEAN sẽ là một tổ chức có vai trò quan trọng trong việc khuyếnkhích hợp tác khu vực.
Ngày 21/ 9/1973 dã đánh dấu việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao chínhthức giữa Việt Nam và Nhật Bản Quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triểnmột cách đáng kể trong thời kì 1973-1975 Sau một năm gián đoạn, tháng 4/
1973, Nhật Bản lại tiếp tục nhập khẩu than Hòn Gai Việt Nam không chỉquan tâm đến hàng hoá mà cả công nghệ của Nhật Cùng với triển vọng pháttriển về thương mại, nhu cầu trao đổi khoa học kĩ thuật giữa Nhật Bản và ViệtNam cũng tăng lên Năm 1976, nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật đã đứng thứhai sau Liên Xô trong số các nước xuất khẩu vào Việt Nam Trong thời gian
từ 1976 đến 1978, giữa hai nước đã kí đước những hợp đồng có giá trị lớn vềcác khoản cho vay của Nhật, hợp đồng nhập khẩu thép, mua máy kéo, động
cơ thuyền và những mặt hàng khác của Việt Nam Đây là thời kì đầy hứa hẹn
và lạc quan về các quan hệ thương mại và kinh tế giữa Nhật Bản và ViệtNam
Đến những năm 1978-1980, do những bất đồng trong việc giải quyết cácvấn đề ở Đông Dương và của số nước trên thế giới đã ảnh hưởng đến quan hệngoại giao cũng như chính trị, kinh tế, thương mại giữa hai nước Tình hìnhbuôn bán gặp một số cản trở nên giảm mạnh cả về giá trị lẫn cơ cấu Kimngạch ngoại thương từ năm 1979 đến năm 1982 liên tục giảm từ 166 triệuUSD năm 1979 xuống còn 128 triệu USD năm 1982
Vào những năm cuối của giai đoạn này, mặc dù hai nước vẫn chưa đạtđược sự nhất trí trong lĩnh vực chính trị nhưng quan hệ buôn bán có dấu hiệukhả quan hơn và bắt đàu tăng trở lại Các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hainước thời kì này bao gồm lương thực, nhiên liệu, nguyên liệu,sản phẩm công
Trang 24nghiệp nhẹ, máy móc, hàng hoá đã chế biến với tổng kim ngạch năm 1985 là
216 triệu USD và tăng lên 272 triệu USD vào năm 1986
Như vậy có thể thấy, trước năm 1987 quan hệ thương mại giữa hai nướcvẫn được duy trì nhưng không ổn định và còn ở mức độ thấp Việt Nam đã cốthuyết phục các nước trong đó có Nhật Bản áp dụng nguyên tắc tách các vấn
đề chính trị ra khỏi các vấn đề kinh tế nhưng không được các nước chấpthuận Vì vậy những bất ổn về chính trị là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sựkhông ổn định trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Nhật Bản Thời kìnày, Việt Nam thường bị thiếu hụt trong cán cân thương mại với Nhật (trừ hainăm 1973 và 1974) bởi vì, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản máy móc, thiết
bị, thực phẩm, nhiên liệu, quần áo, quặng phi kim loại, hoá chất và các sảnphẩm hợp kim trong khi đó chỉ xuất khẩu sang Nhật các sản phẩm nôngnghiệp với giá trị còn nhỏ bé, chất lượng chưa cao
2 Thời kì từ 1987 đến nay
Quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản trong thập kỷ 90 đã có sự gia tăng cả
về lượng cũng như về chất Nhật Bản đã trở thành nhà cung cấp ODA và làbạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam, đồng thời là một trong ba nhàđầu tư hàng đầu ở Việt Nam Có được sự chuyển biến trên là do tác động tổnghợp của nhiều nhân tố, trong đó phải kể đến các nhân tố như sự chuyển đổinền kinh tế của Việt Nam từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa; sự chuyển hướng trong chính sách kinh
tế đối ngoại của Nhật Bản, ngày càng xem trọng khu vực Đông Nam á -nơicung cấp nguyên nhiên vật liệu và là thị trường gần gũi của Nhật Bản; sự tácđộng của bối cảnh quốc tế, trong đó nổi bật là xu thế toàn cầu hoá Có thể nóitrước cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á, quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản ngày càng được mở rộng Sau cuộc khủng hoảng này, quan hệ kinh
tế Việt Nam-Nhật Bản đã có biểu hiện chững lại, thậm chí suy giảm trong một
Trang 25số chỉ tiêu Điều này sẽ được phản ánh cụ thể trong phần phân tích thực trạngquan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Nhật Bản.
iI Phân tích thực trạng quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam- NhậtBản
1 Đầu tư và chuyển giao công nghệ.
Đầu tư nước ngoài là một trong những hình thức quan trọng trong quan hệkinh tế đối ngoại giữa các quốc gia nói chung và trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản nói riêng Do điều kiện kinh tế, khu vực tư nhân của Việt Nam chưa
đủ tiềm lực để đầu tư sang thị trường Nhật Bản, vì vậy, chúng ta chỉ đề cậpđến quan hệ đầu tư một chiều, từ Nhật Bản sang Việt Nam
Trong quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, đầu tư trực tiếp ( FDI) từ Nhậtsang Việt Nam được bắt đầu từ năm 1989 So với các đối tác khác, Nhật Bản
là người đầu tư sau vào Việt Nam Tuy vậy mức đầu tư của Nhật qua các nămđều tăng và luôn đứng vào nhóm các quốc gia có lượng vốn đầu tư lớn nhất ởViệt Nam
Đặc điểm chung
Nhờ thực hiện đường lối đổi mới với chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạnghoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế trên tinh thần muốn làm bạn với tất cả cácnước nên trong những năm qua, Việt Nam đã tranh thủ được các nguồn lực từ bênngoài phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, trong đó nguồn đầu
tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản đã đóng góp đáng kể vào việc xây dựng cơ
sở hạ tầng, xây dựng các ngành công nghiệp của Việt Nam
Do tình hình kinh tế suy thoái sau một thời gian dài tăng trưởng nhanh,nền kinh tế Nhật Bản đã vấp phải rất nhiều khó khăn trong việc tiếp tục duytrì và ổn định Điều này đã phần nào tác động đến tình hình đầu tư ra nướcngoài của Nhật Bản nói chung Mặc dù có những khó khăn về nguồn vốn huyđộng cho đầu tư và sản xuất nhưng trong giai đoạn 1991-1997, nhưng trong
Trang 26tiến trình đầu tư vào Việt Nam, lượng vốn và qui mô của các dự án vẫn ngàymột tăng lên Thế nhưng, nhìn chung đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam vẫnchưa tương xứng với sức mạnh tài chính của Nhật Bản và nhu cầu phát triểnkinh tế của cả hai quốc gia Nó không chỉ thấp về tổng số vốn đầu tư mà cònnhỏ bé cả về số lượng dự án.
Chẳng hạn, giai đoạn1991-1994, đầu tư nước ngoài của Nhật Bản vào ViệtNam chỉ chiếm 5% so với tổng vốn FDI vào Việt Nam Các dự án đầu tư thời
kì này mang tính chất thăm dò, khảo sát trong các ngành cơ khí, chế biến thựcphẩm và khách sạn Nguyên nhân chính là Nhật Bản vẫn còn trong giai đoạnxem xét và thăm dò thị trường Việt Nam, đa số các dự án có vốn đầu tư nhỏnhưng lại sử dụng nhiều lao động Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư NhậtBản quan tâm rất nhiều đến nguồn lao động rẻ và sẵn có của Việt Nam
Tháng 1/1992, một đoàn điều tra hợp tác kinh tế của chính phủ Nhật đãđược cử sang Việt Nam để góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế nói chung vàđầu tư nói riêng Mặt khác, những thành tựu của công cuộc đổi mới ở ViệtNam trong những năm trước đó đã tạo thêm niềm tin cho các nhà đầu tư NhậtBản
Tính đến giữa năm 1992, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam với tổng số
dự án là 24 và tổng số vốn khoảng 160 triệu USD Trong giai đoạn
1992-1994, đã có rất nhiều công ty của Nhật đăng kí xây dựng các nhà máy lọc dầu
ở khu vực phía Nam, dẫn đầu là công ty Teikoku Năm 1994, Nhật Bản đứnghàng thứ 5 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam với 69 dự án và tổng sốvốn là 695,1 triệu USD Có thể nói, bắt đầu từ năm 1994, đầu tư vào khu vựcsản xuất vật chất, nhất là lĩnh vực công nghiệp ngày càng gia tăng, chiếm 2/3tổng số vốn đầu tư Cơ cấu đầu tư được điều chỉnh theo hướng ngày càng hợp
lí, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạtầng cơ sở và các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ chốt
Theo tinh thần mở rộng hơn nữa qui mô và số lượng các dự án đầu tư vàoViệt Nam, tháng 1/ 1995, một phái đoàn gồm 50 nhà đầu tư Nhật Bản đã đến
Trang 27Việt Nam tìm hiểu, khảo sát các cơ hội tăng cường đầu tư ở Việt Nam Đếncuối năm 1995, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 127 dự án với tổng số vốnđầu tư 2.153,693 triệu USD, đứng thứ 3 sau Đài Loan (3.244,796 triệuUSD)
và Hồng Kông (2.197,903 triệu USD)
Nhìn chung, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam có xu hướng tăng nhưngchậm và không ổn định Điều này được thể hiện trong bảng dưới đây
Tính
đến năm
Số dự án được cấp giấy phép
Tổng số vốn đầu tư(triệu USD)
(Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu Nhật Bản)
Đến giai đoạn từ 1997 đến cuối năm 2000, do ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng tài chính, tiền tệ, tình hình kinh tế Nhật Bản ngày càng lâm vào trì trệ,đặc biệt là ở khu vực tài chính Trong những tháng đầu năm 1998, tốc độ vàqui mô đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam có chiều hướng suy giảm So vớicác năm trước, số các dự án đầu tư giảm Cho đến năm 1997, Nhật có 215 dự
án (đứng thứ 2) với tổng số vốn 3,5 tỷ USD (đứng thứ 3) Bước sang năm
1998 Nhật chỉ có 17 dự án (đứng thứ 4) với số vốn 177,5 triệu USD
Nhìn chung việc thực hiện các dự án đầu tư ở Việt Nam vẫn diễn ra khátốt, tỉ lệ dự án bị rút giấy phép thấp (trên 7% dự án và trên 4% vốn đầu tư) Sở
dĩ năm 1998 khối lượng vốn đầu tư của Nhật Bản vẫn đổ vào Việt Nam là docác dự án dài hạn vẫn đang trong thời gian hoạt động và đương nhiên NhậtBản vẫn phải tiếp tục theo đuổi các dự án đó đến cùng
Trang 28 Lĩnh vực đầu tư.
Lĩnh vực đầu tư tư của Nhật Bản vào Việt Nam rất đa dạng, nhièu nhất làvào các ngành công nghiệp chế tạo Nhật Bản đầu tư vào các ngành côngnghiệp chế tạo chứ không phải là các ngành chế biến bởi vì Nhật Bản đã chú
ý đến chuyển giao công nghệ kết hợp với khai thác nguồn lao động dồi dào ởViệt Nam để sản xuất các mặt hàng có giá trị có thể cạnh tranh được với hànghoá các nước tỏng khu vực Có thể kể ra như: các ngành lắp ráp điện tử, ôtô,
xe máy, dệt may Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đã chú ý đầu tư vào các dự ánchế biến lâm, thuỷ sản, trồng và chế biến rau quả cùng các hạng mục đầu tưvào các ngành như dầu khí, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu chế xuất, giaothông, bưu điện, giáo dục, ytế, văn hoá Qui mô và cơ cấu đầu tư này phảnánh rõ nét chiến lược kinh tế đối ngoại của Nhật Bản , đặc biệt là trong lĩnhvực thương mại và đầu tư.Thứ nhất, việc đầu tư vào Việt Nam là chiến lược
mở rộng thị trường của các doanh nghiệp Nhật Bản Việt Nam là thị trườngđang lên, rất thích hợp cho các nhà đầu tư Nhật Bản trong các sản phẩm như
xe máy, hàng điện tử dân dụng, vật liệu xây dựng Hơn nữa, để đối phó vớihàng rào thuế quan và phi thuế quan mang tính chất bảo hộ của Việt Nam đốivới những mặt hàng này, đầu tư là một công cụ hữu hiệu Thứ hai, với chiếnlược chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài để tận dụng lợi thế về nhân công rẻ,Việt Nam dường như đã trở thành “ phân xưởng gia công” của Nhật Bản, đặcbiệt là trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, đồ điện tử dân dụng Nhữngmặt hàng nàykhi được sản xuất ở Việt Nam giá thành hạ hơn so với tại NhậtBản nên có thể cạnh tranh tốt hơn ở các thị trường EU, Mỹ, các nước NICschâu á hoặc có thể được tái nhập trở lại Nhật Bản
Nhật Bản đã dần tập trung lượng vốn khá lớn đầu tư vào Việt Nam, các tậpđoàn kinh tế lớn của Nhật Bản đã có mặt ở Việt Nam với các dự án đầu tư cóqui mô lớn như Sony,Mitsubishi , Toyota, Honda Trong số các tập đoàn lớnnày phải kể đến tập đoàn Mitsubishi với dự án xây dựng nhà máy xi măng
Trang 29Nghi Sơn với số lượng vốn 347 triệu USD, tập đoàn Toyota với dự án xâydựng nhà máy Toyota ở Mê Linh, Vĩnh Phúc.
Một số dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam ( Đơn vị triệu USD )
Tên dự án Địa phương Mặt hàng sản xuất Vốn đầu tư
Fujutsu Việt Nam Đồng Nai Linh kiện điện tử-máy tính 198,8
Hình thức đầu tư
Hiện nay Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam chủ yếu dưới ba hình thức, trong
đó hình thức liên doanh chiếm 1/2 tổng số dự án và khoảng 2/3 vốn đầu tư.Hình thức này phổ biến trong lĩnh vực chế biến nông-lâm sản, trong côngnghiệp nhẹ và dịch vụ Hình thức thứ hai là loại hình doanh nghiệp 100% vốncủa Nhật với lĩnh vực chủ yếu là sản xuất hàng tiêu dùng Hình thức nàychiếm tới 40% dự án Do Việt Nam có những chính sách công bằng giữa cácliên doanh với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hơn nữa tình hình chínhtrị và môi trường đầu tư ở Việt Nam những năm gần đây có thể tăng ổn định
và phát triển nên hình thức đầu tư bằng các doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài của Nhật Bản tăng lên Đây là hình thức có hiệu quả và đang được cácdoanh nghiệp của Nhật chú ý đến Hình thức thứ ba là hợp đồng kinh doanh,chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư khai thác tài nguyên và bưu chính viễn thông
Quy mô và cơ cấu đầu tư
Phần lớn các dự án đầu tư của Nhật Bản có qui mô vừa và nhỏ, 55% số dự
án có vốn đầu tư dưới 5 triệu USD, 19,5% có vốn đầu tư từ 5 đến 10 triệu và25,5% có vốn đầu tư hơn 10 triệu USD Vốn bình quân của một dự án đầu tưcủa Nhật Bản là 13,2 triệu USD trong khi đó, mức bình quân chung của các
dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cao hơn nhiều Điều này là không
Trang 30tương xứng với các nhà đầu tư Nhật Bản, thể hiện sự dè dặt của họ đối với thịtrường Việt Nam
Về mặt cơ cấu, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam phần nhiều tập trungvào lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn.Riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm 64% tổng vốn FDI của Nhật
FDI của Nhật Bản theo ngành ở Việt Nam (tính đến hết năm 2000)
Ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư
(triệu USD)
Vốn thực hiện( triệu USD)
Cơ cấu lãnh thổ đầu tư
Thời kì đầu, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam tập trung chủ yếu ở cáctỉnh phía Nam, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu chế xuấttại thành phố Hồ Chí Minh và các dự án khai thác đầu khí ở Vũng Tàu Đếnnay, hầu hết các tỉnh, thành phố đều đã có rải rác các dự án đầu tư nước ngoàicủa Nhật Bản Các tỉnh phía Bắc tập trung được 205 tổng số các dự án vàchiếm khoảng 40% trong tổng số vốn Đồng Nai là địa phương đứng đầu về
tỷ trọng FDI của Nhật : 22% với 27 dự án, Hà Nội giữ vị trí thứ 2 : chiếm21% với 57 dự án Thành phố Hồ Chí Minh tuy có nhiều dự án nhất, 106 dự
án nhưng chỉ đứng thứ 3 về lượng vốn với 19% (tính đến hết năm 1999)
Trang 31Việt Nam vẫn đang tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, tạo điềukiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản làm ăn lâu dài và ổn định ở ViệtNam Việt Nam mong muốn chính phủ Nhật Bản tăng cường bảo hiểm đầu tư
và khuyến khích các công ty Nhật mở rộng qui mô đầu tư, nhất là trong cáclĩnh vực khai thác tài nguyên, đóng tàu, luyện thép, hoá dầu, vật liệu xâydựng Chúng ta mong muốn phía Nhật Bản tăng cường đầu tư cho ngànhnông nghiệp và phát triển nông thôn và nâng cao hơn nữa tới lĩnh vực chuyểngiao công nghệ
2 Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam.
Ngoài lĩnh vực đầu tư, sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản cònđược thể hiện ở lĩnh vực viện trợ phát triển chính thức( ODA) của Nhật Bảncho Việt Nam
Từ cuối những năm 80 Việt Nam tiến hành đổi mới kinh tế theo hướng mởcửa, thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá nhằm hoànhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Thêm vào đó, những năm gần đây,thế giới đã chứng kiến sự phát triển sôi động của khu vực châu á- Thái BìnhDương, trong đó có các nước ASEAN.Nhằm phát huy ảnh hưởng rộng lớnhơn, Nhật Bản đã không ngừng tăng cường viện trợ cho các nước trong khuvực và Việt Nam Giai đoạn 1975- 1978, Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam chủyếu là hàng hoá; giai đoạn 1978-1992, Nhật Bản ngừng viện trợ ODA choViệt Nam ( chỉ viện trợ nhân đạo); giai đoạn 1992 đến nay, Nhật Bản đã khôiphục và không ngừng tăng mức viện trợ cho Việt Nam Năm 1992, Việt Nam
là một trong 10 nước đứng đầu danh sách nhận ODA song phương của NhậtBản với số vốn là 281,24 triệu USD Đến năm 1993 mặc dù Việt Nam khôngcòn là một trong 10 nước nhận ODA lớn nhất của Nhật Bản nhưng vẫn tiếptục xếp thứ 9 trong số các nước nhận viện trợ không hoàn lại lớn nhất củaNhật Bản với số tiền 6,72 tỉ Yên Năm1994, Việt Nam đứng thứ 12 trong sốcác nước nhận viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản với số tiền 58,76 triệu
Trang 32USD Nhật Bản còn viện trợ hợp tác kĩ thuật cho Việt Nam trị giá 26,46 triệuUSD Trong năm 1995, Việt Nam và Nhật Bản đã kí kết hiệp định tín dụng trịgiá 58 tỉ Yên cho 8 dự án của Việt Nam bao gồm: các dự án xây dựng nhàmáy nhiệt điện và thuỷ điện, cải thiện hệ thống cấp nước Bên cạnh đó, hainước cũng đã kí một hiệp định viện trợ văn hoá để trang bị các phòng họctiếng Nhật của đại học ngoại thương, đồng thời, Nhật Bản cam kết viện trợkhông hoàn lại 3 tỉ Yên để hỗ trợ cho công cuộc cải cách ở Việt Nam Ngày27/7/1996, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức của Bộ trưởng ngoại giaoNhật Bản, phía Nhật Bản cam kết viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 3557
tỉ Yên cho các dự án xây dựng cầu nông thôn và miền núi phía bắc và 45,1triệu Yên viện trợ văn hoá nhằm cung cấp thiết bị nghe nhìn, dạy tiếng Nhậtcho trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội Năm 1997, Việt Nam vẫn là nướcnhận ODA lớn thứ 6 của Nhật Bản với số tiền là 232,48 triệu USD, sau TrungQuốc, Inđônêxia, ấn độ, Thái Lan và Philipin
Có thể kể đến một số lĩnh vực được chính phủ Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ choViệt Nam như: phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triểnnông thôn, phát triển giáo dục và ytế và bảo vệ môi trường
Phần viện trợ khoông hoàn lại chủ yếu tập trung vào các dự án tăng cườngtrang thiết bị và cơ sở vật chất cho lĩnh vực ytế, giáo dục, công nghiệp, cấpthoát nước, phát triển nông thôn, hỗ trợ ngân sách, nghiên cứu phát triển, đàotạo cán bộ, cử chuyên gia
Phần vay tín dụng ưu đãi được dành cho các dự án phát triển cơ sở hạtầng, trong đó phần quan trọng cho các dự án phát triển điện lực với tổng số1727,26 triệu USD Riêng 3 dự án lớn là Hàm Thuận-Dami với 486,81 triệuUSD, Phú Mỹ I với 488,06 triệu USD và Phả Lại II với 643,16 triệu USD,còn giao thông vận tải là 1307,32 triệu USD, nông nghiệp là 97,76 triệu USD,giáo dục là 96,04 triệu USD
Trong tương lai, theo thảo luận giữa hai chính phủ nguồn vốn ODA củaNhật tiếp tục dành ưu tiên cho phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế
Trang 33và cải tạo mạng lưới giao thông và điện, phát triển nông nghiệp và nông thôn,chú ý đến giáo dục -ytế-môi trường.
3 Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam sang Nhật Bản và ngược lại
Lĩnh vực phát triển mạnh nhất trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam vàNhật Bản là ngoại thương Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đếnnay, quan hệ thương mại giữa hai nước đã không ngừng phát triển, tăng hơn
100 lần, mặc dù có những thời điểm bị giảm sút do những trở ngại về chính trị
và ngoại giao
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam -Nhật Bản những năm đầu sau khihai nước có quan hệ buôn bán chỉ ở mức độ khiêm tốn và nhập siêu luônnghiêng về phía Việt Nam Kể từ khi Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu dầuthô sang Nhật Bản , Việt Nam đã có xuất siêu Đặc biệt kễ từ năm1989, vớiviệc thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế ,tự do hoá thương mại và thuhút đầu tư nước ngoài ,quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản đã có nhữngbước tiến mới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Sau sự tan rã của Liên xô vàĐông âu, Nhật Bản đã trở thành đối tác thương mại lớn của Việt Nam ,với tỉtrọng kim ngạch XNK Việt Nam -Nhật Bản trong tổng kim ngạch ngoạithương của Việt Nam đạt trung bình gần 20%
Kim ngạch ngoại thương Việt Nam -Nhật Bản năm 1995-2000
Trang 341995 1996 1997 1998 1999 2000 0
Nguồn thống kê Bộ Thương mại
Quy mô buôn bán giữa hai nước kể từ năm 1992 đã tăng lên nhanh chóng
So với năm 1991, năm 1995 tổng kim ngach xuất nhập khẩu giữa hai nước đãtăng gấp ba lần từ 879 triệu USD lên 2638 triệu USD và đến năm 1997 kimngach hai chiều giữa hai nước đã tăng lên 3,5 tỉ USD Trong 5 năm trở lạiđây, tình hình buôn bán giữa hai nước có nhiều biến động và tăng giảm thấtthường Năm 1996, tổng kim ngạch hai chiều đạt trên 3 tỷ USD, tăng 20% sovới năm 1995 Năm 1997, quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản tiếp tụcđược đẩy mạnh Điều này thể hiển trên tổng kim ngạch đạt được trong năm là
3550 triệu USD, tăng lên 12,3% so với năm 1996 Bước sang năm 1998, buônbán Việt-Nhật có sự suy giảm, trở về mức năm 1996 Năm 1999, kim ngạchxuất nhập khẩu giữa hai nước tiếp tục giảm, đạt 3106 triệu USD So với năm
1998, chỉ số này giảm 3,8% Năm 2000, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hainước tăng mạnh, tăng 53,5% so với năm 1999 và đạt mức chưa từng có tronglịch sử buôn bán giữa hai nước
Về tỷ trọng kim ngạch ngoại thương với Nhật Bản trong tổng kim ngạchngoại thương của Việt Nam có xu hướng giảm trong vài năm trở lại đây
Trang 35Kim ngạch XNK Việt Nam
-Nhật Bản (triệu USD)
Tổng kim ngạch XNK củaViệt Nam (triệu USD)
Trong những năm qua, chúng ta luôn có xuất siêu sang Nhật Bản Tuynhiên, khi nhìn nhận, đánh giá hiện tượng này cũng có nhiều ý kiến khácnhau Thực tế cho thấy, xuất siêu ở đây không phản ánh thế mạnh trong hoạtđộng kinh doanh nói chung của các công ty Việt Nam Bởi vì, chúng ta chưatạo ra được những nguồn hàng chủ lực có tính dài hạn mà chỉ tìm kiếm nhữngcái có sẵn để xuất khẩu
Sự gia tăng nhanh chóng của thương mại Việt Nam-Nhật Bản đã đónggóp rất lớn vào mức tăng trưởng kim ngạch XNK của Việt Nam Sau đây lànhững phân tích cụ thể về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với NhậtBản
3.1 Xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản.
3.1.1 Đặc điểm chung
Nhìn chung, tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản có
vẻ khả quan Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này có xu hướng tăng trongnhững năm từ 1992 đến 1997 Riêng năm 1998, do những khó khăn của nền