0
Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam sang Nhật Bản và ngược lạ

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VN - NHẬT BẢN (Trang 33 -33 )

Bản và ngược lại

Lĩnh vực phát triển mạnh nhất trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản là ngoại thương. Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, quan hệ thương mại giữa hai nước đã không ngừng phát triển, tăng hơn 100 lần, mặc dù có những thời điểm bị giảm sút do những trở ngại về chính trị và ngoại giao.

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam -Nhật Bản những năm đầu sau khi hai nước có quan hệ buôn bán chỉ ở mức độ khiêm tốn và nhập siêu luôn nghiêng về phía Việt Nam . Kể từ khi Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu dầu thô sang Nhật Bản , Việt Nam đã có xuất siêu. Đặc biệt kễ từ năm1989, với việc thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế ,tự do hoá thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài ,quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản đã có những bước tiến mới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Sau sự tan rã của Liên xô và Đông âu, Nhật Bản đã trở thành đối tác thương mại lớn của Việt Nam ,với tỉ trọng kim ngạch XNK Việt Nam -Nhật Bản trong tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam đạt trung bình gần 20%.

Kim ngạch ngoại thương Việt Nam -Nhật Bản năm 1995-2000

Nguồn thống kê Bộ Thương mại

Quy mô buôn bán giữa hai nước kể từ năm 1992 đã tăng lên nhanh chóng. So với năm 1991, năm 1995 tổng kim ngach xuất nhập khẩu giữa hai nước đã tăng gấp ba lần từ 879 triệu USD lên 2638 triệu USD và đến năm 1997 kim ngach hai chiều giữa hai nước đã tăng lên 3,5 tỉ USD. Trong 5 năm trở lại đây, tình hình buôn bán giữa hai nước có nhiều biến động và tăng giảm thất 33

Triệ u US D

thường. Năm 1996, tổng kim ngạch hai chiều đạt trên 3 tỷ USD, tăng 20% so với năm 1995. Năm 1997, quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản tiếp tục được đẩy mạnh. Điều này thể hiển trên tổng kim ngạch đạt được trong năm là 3550 triệu USD, tăng lên 12,3% so với năm 1996. Bước sang năm 1998, buôn bán Việt-Nhật có sự suy giảm, trở về mức năm 1996. Năm 1999, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tiếp tục giảm, đạt 3106 triệu USD. So với năm 1998, chỉ số này giảm 3,8%. Năm 2000, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng mạnh, tăng 53,5% so với năm 1999 và đạt mức chưa từng có trong lịch sử buôn bán giữa hai nước.

Về tỷ trọng kim ngạch ngoại thương với Nhật Bản trong tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam có xu hướng giảm trong vài năm trở lại đây.

Kim ngạch XNK Việt Nam - Nhật Bản (triệu USD)

Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam (triệu USD)

Tỷ trọng 2638 12700 20,8 3162 18400 17,2 3550 20105 17,7 3230 20742 15,6 3106 23159 13,4 4770 29750 16,0

Nguyên nhân tỉ trọng kim ngạch XNK của Việt Nam với Nhật Bản trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam có xu hướng giảm là do trong mấy năm gần đây, Việt Nam đã kí được một số hiệp định mở rộng buôn bán sang các thị trường khác như EU, Mỹ… làm tăng khối lượng hàng hoá XNK của Việt Nam và đồng thời làm giảm tương đối lượng hàng hoá XNK của Việt Nam với Nhật Bản

Trong những năm qua, chúng ta luôn có xuất siêu sang Nhật Bản. Tuy nhiên, khi nhìn nhận, đánh giá hiện tượng này cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Thực tế cho thấy, xuất siêu ở đây không phản ánh thế mạnh trong hoạt động kinh doanh nói chung của các công ty Việt Nam. Bởi vì, chúng ta chưa

tạo ra được những nguồn hàng chủ lực có tính dài hạn mà chỉ tìm kiếm những cái có sẵn để xuất khẩu.

Sự gia tăng nhanh chóng của thương mại Việt Nam-Nhật Bản đã đóng góp rất lớn vào mức tăng trưởng kim ngạch XNK của Việt Nam. Sau đây là những phân tích cụ thể về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản.

3.1. Xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản.

3.1.1. Đặc điểm chung.

Nhìn chung, tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản có vẻ khả quan. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này có xu hướng tăng trong những năm từ 1992 đến 1997. Riêng năm 1998, do những khó khăn của nền kinh tế khu vực nói chung và khó khăn trong bản thân nền kinh tế Nhật Bản nói riêng nên xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này giảm sút nghiêm trọng. Nhưng nhìn chung, Nhật Bản vẫn là một thị trường quan trọng bậc nhất của Việt Nam, chiếm tới 30% trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài.

Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Nhật Bản

Nguồn thống kê Bộ Thương mại

Về mặt giá trị, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt mức tăng liên tục trong suốt thời gian từ năm 1991 đến năm 1997. Kim ngạch xuất khẩu năm 1997 tăng gấp 3,5 lần so với năm 1991. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ này đạt trên 22%, điều này đã phản ánh sự cố gắng của ta trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nói chung trong những ngành hướng về xuất khẩu nói riêng. Những năm cuối thế kỉ này, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản có sự biến đổi, tăng giảm thất thường. Năm 1999, chỉ tiêu này giảm mạnh và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2000. So với năm 1999, kim ngạch xuất khẩu năm 2000 tăng mạnh ( 48,3%) và đạt 2622 triệu USD. So với năm

Triệ u US D

99, các mặt hàng như dầu thô, cao su, dệt may xuất sang Nhật tăng mạnh. Điều này phản ánh sự cố gắng của ta trong đẩy mạnh phát triển kinh tế nói chung và những ngành hướng về xuất khẩu nói riêng. Nguyên nhân là do nền kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á xảy ra năm 1997 làm cho sức mua trong nước giảm dẫn tới nhu cầu về nhập khẩu cũng giảm.

(Đơn vị triệu USD)

Năm Kim ngạch XNK của Việt Nam sang Nhật Bản

Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam

Tỉ trọng (%) 1995 1761 5200 33,9 1996 2021 7256 27,9 1997 2240 8580 26,1 1998 1850 9352 19,8 1999 1786 11523 15,5 2000 2622 14450 18,1

(Số liệu thống kê Bộ thương mại)

Mặc dù, Nhật Bản có tầm quan trọng rất lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam nhưng ngược lại, đối với nhập khẩu của Nhật Bản, Việt Nam vẫn chưa phải là một thị trường có tầm quan trọng đặc biệt. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Việt Nam chiếm chưa đầy 1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản. Nguyên nhân là do hàng hoá Việt Nam chưa đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người dân Nhật. Để nhập khẩu được hàng hoá vào thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn về tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như trong chính sách ngoại thương của Nhật Bản.

Như vậy, thị trường Nhật Bản còn rất rộng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn kinh doanh. Nhu cầu của Nhật Bản về các mặt hàng của Việt Nam còn rất lớn trong khi Việt Nam lại có chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, điều này chắc chắn sẽ hứa hẹn một tương lai tốt đẹp trong việc mối quan hệ thương mại giữa hai nước.

3.1.2. Cơ cấu xuất khẩu.

Từ năm 1992 đến nay, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản có những chuyển biến theo hướng tích cực. Nếu trước đây, xuất khẩu của Việt Nam chỉ đơn thuần cung cấp nguyên nhiên liệu cho Nhật Bản như dầu thô, than đá, cà phê, thuỷ hải sản... thì giờ đây chủng loại phong phú hơn, mở rộng sang các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng và đặc biệt bao gồm cả những mặt hàng điện tử dân dụng cao cấp. Các mặt hàng qua chế biến có xu hướng tăng và giảm dần các mặt hàng chưa qua chế biến. Hiện nay các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang Nhật Bản là hải sản, hàng dệt may, giầy dép và các sản phẩm làm từ da, than đá, cao su, dầu thô, rau quả, chè, thực phẩm chế biến, đồ gốm...

Tên hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Cà phê 35,3 23,3 25,1 37,9 28,5 20,9 Cao su 6,1 3,7 5,7 2,6 3,2 5,6 Dầu thô 684,2 757,7 416,5 294,0 403 503,3 Gạo 0,1 0,2 1,1 3,6 3,2 2,5 Thuỷ hải sản 336,9 311,1 360,4 347,1 414 488 Hàng dệt may 210,5 309,5 325,0 320,9 532 691,5 Hàng dệt may hiện đang xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản với kim ngạch hàng năm trên 400 triệu USD. Tuy nhiên thị phần của Việt Nam về mặt hàng này hiện còn rất nhỏ bé so với các nước trong khu vực. Xu hướng nhập khẩu mặt hàng này tại Nhật tăng nhanh trong những năm từ 1980 đến 1990 nhưng trong vài năm trở lại đây kim ngạch nhập khẩu giảm sút do sức mua giảm. Trong tương lai, khi nền kinh tế phục hồi nhu cầu trong nước tăng lên thì triển vọng xuất khẩu của Việt Nam về mặt hàng này sẽ tăng lên.

Hải sản của Việt Nam được thị trường Nhật Bản đánh giá khá cao. Tại Nhật, hơn 80% nhu cầu về tôm phải dựa vào nhập khẩu. Việt Nam hiện là một trong những nước hàng đầu xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản . Kim

ngạch xuất khẩu hải sản vào Nhật đạt mức gần 400 triệu USD/năm và mục tiêu tăng trưởng mặt hàng này đến năm 2005 là 700 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu giàydép và sản phẩm da vào thị trường Nhật Bản còn khá khiêm tốn so với tiềm năng xuất khẩu của ngành giày da Việt Nam . Việc nhập khẩu giày da vào Nhật Bản vẫn phải chịu han ngạch về thuế quan.

Về than đá, Việt Nam là một trong bốn nước xuất khẩu hàng đầu mặt hàng này vào Nhật Bản và luôn chiếm hơn 40% thị phần nhập khẩu cuả Nhật.

Cao su của Việt Nam hiện nay không thâm nhập được nhiều vào thị trường Nhật Bản mặc dù mức thuế nhập khẩu mặt hàng này là 0%- do chủng loại cao su của Việt Nam chưa thích hợp với thị trường Nhật Bản .

Các mặt hàng rau quả, thực phẩm chế biến là những mặt hàng có khả năng thâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật Bản . Hàng năm , Nhật phải nhập khẩu hơn 3 tỷ USD rau quả nhưng Việt Nam mới chỉ bán được cho Nhật chiếm chưa đầy 0,3% thị phần. Trong những năm tới, nhu cầu của Nhật Bản về các mặt hàng rau quả vẫn không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản phải tuân thủ theo luật vệ sinh thực phẩm và phải qua các khâu kiểm tra hết sức khắt khe nên các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn nữa tớivần đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi buôn bán với Nhật.

Đồ gốm sứ cũng là mặt hàng có tiềm năng phát triển rất lớn tại thị trường Nhật Bản . Từ năm 1994 đến năm 1998, khối lượng nhập khẩu gốm của Nhật tăng 1,4 lần và sứ tăng 2,7 lần. Mặc dù vậyđồ gốm sứ của Việt Nam xuất sang Nhật còn rất ít. Các nhà xuất khẩu cuả Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến khâu tạo hình, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm và thường xuyên thay đổi mẫu mã.

3.2 Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản

Nếu so với hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản vẫn có xu hướng tăng nhưng không ổn định. Nguyên nhân là do vài năm trở lại đây cuộc khủng hoảng ở Châu á đã ảnh hưởngkhông nhỏ đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản nói chung và đến hoạt động xuất nhập khẩu của Nhật nói riêng.

Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản

(Nguồn thống kê Bộ Thương mại)

Năm 1992, tuy kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt 451 triệu USD nhưng đây là năm có tốc độ tăng cao nhất, đạt 107,8%. Như vậy, năm 1992 là năm đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ giữa hai nước cả về đầu tư cũng như quan hệ thương mại.

Trong những năm tiếp theo, giá trị hàng hoá nhập khẩu vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Từ năm 1996 trở lại đây, nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản có xu hướng giảm, biểu hiện: năm 1996, tốc độ gia tăng giá trị hàng hoá nhập khẩu là 30,2% giảm xuống còn 14,8% vào năm 1997 và chỉ đạt 5,3% vào năm1998. Năm 2000, chỉ tiêu này đạt 2148 triệu USD. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do giảm mạnh trong việc các mặt hàng linh kiện xe máy, phân bón các loại, ôtô, sắt thép các loại...Tuy vậy, tỷ trọng mậu dịch nhập khẩu từ Nhật Bản trong tổng mậu dịch chung của Việt Nam với thế giới thấp không đáng kể so với các năm khác.

Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam

Năm Kim ngạch NK của Việt Nam từ Nhật

Bản

Tổng kim ngạch NK của Việt Nam

Tỷ trọng (%) 1995 877 7500 11,7 Triệ u US D Năm

1996 1141 11144 10,2

1997 1310 11525 11,4

1998 1380 11390 12,1

1999 1320 11636 11,3

2000 2148 15300 14,0

Kim ngạch xuất khẩu của Nhật vào Việt Nam luôn chiếm tỉ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Điều này cho thấy Nhật Bản là một trong những đối tác lớn về nhập khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy về phía Nhật Bản, vị trí thị trường Việt Nam còn rất nhỏ bé so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật, chỉ đạt mức dưới 0,5% trong những năm vừa qua.

Mặc dù còn nhỏ bé song thị trường Việt Nam ngày càng có vị trí hơn trong hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản. Có thể thấy, tỉ trọng thị trường Việt Nam đã tăng 5 lần từ năm 1991 đến năm 1998. Điều này phản ánh mối quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng được củng cố và nâng cao. Trong những năm, khi nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản giảm sút cũng là lúc tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm. Vì vậy mặc dù nhập khẩu của Việt Nam nhưng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản thì tỷ trọng hàng nhập khẩu của Việt Nam vẫn thay đổi hầu như không đáng kể.

3.2.2. Cơ cấu

Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản cũng có chuyển biến tích cực với chiều hướng giảm dần xuất khẩu những mặt hàng dân dụng, giảm nhập khẩu thành phẩm, tămg dần nhập khẩu linh kiện, bán thành phẩm. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập từ Nhật Bản bao gồm linh kiện điện tử, sản phẩm sắt thép, ôtô các loại, máy xây dựng, khai thác, xe gắn máy các loại, bán thành phẩm thép và hợp kim thép, hàng dệt bông, sợi tổng hợp...Sự chuyển biến này một phần là do chính sách của Việt Nam trong việc hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng bằng việc đánh thuế cao, sử dụng giấy phép, đồng

thời một phần do tác động của việc chuyển dịch cơ sở sản xuất ra nước ngoài của Nhật Bản nên nhập khẩu linh kiện và bán linh kiện của Việt Nam tăng lên.

Những chuyển biến trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam có thể kể đến như mặt hàng xe máy, vật liệu xây dựng... Mặt hàng linh kiện điện tử vài năm gần đây tăng mạnh, tiếp đến là sản phẩm sắt thép, dầu nhẹ. Các mặt hàng giảm mạnh phải kể đến đó là mặt hàng xe gắn máy các loại.

3.3.Các hoạt động dịch vụ.

Các hoạt động dịch vụ bao gồm: dịch vụ vận tải biển, hàng không , du lịch, dịch vụ sau bán hàng , dịch vụ tài chính...

Về dịch vụ du lịch: số lượng khách Nhật Bản đi du lịch nước ngoài ngày càng có xu hướng tăng lên và như vậy thị trường gửi khách của Nhật Bản đã đang và sẽ còn có tiềm năng rất lớn. Các nước khu vực Đông Nam á rất hấp dẫn khách du lịch Nhật và có nhiều cơ hội để khai thác nếu có một chiến lược Marketing hữu hiệu. Những năm gần đây, lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam cũng có chiều hướng tăng lên. Tuy vậy khi nhìn vào con số hơn 10 triệu người Nhật Bản xuất cảnh với mục đích du lịch thuần tuý hàng năm, đồng thời so sánh lượng khách Nhật Bản đi du lịch tại các nước trong khu vực như

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI VN - NHẬT BẢN (Trang 33 -33 )

×